Mua bán bất động sản - tổng hợp rủi ro từ phía người mua

bravia

Member
16/10/15
229
11
Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn, khó phát hiện nhất đối với người mua, chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm.

Đầu tiên là phải kiểm tra tư cách người bán, cần tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất. Bên bán phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính) cho bên mua. Trong các giấy tờ này, bản vẽ khu đất, căn nhà được thể hiện cụ thể, là cơ sở để bên mua so sánh với hiện trạng thực tế.

Thứ hai, kiểm tra thân nhân xem bên bán có đủ điều kiện bán hay không (có chính chủ hay không). Ví dụ: miếng đất đứng tên một người hay nhiều người, đã từng thay đổi chủ ra sao, người ủy quyền có hợp pháp không...

Thứ ba, kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan đến nhà đất tại văn phòng đăng ký quận. Quy trình này nhằm xem xét tài sản có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, khiếu nại trước đó hay không.

Thứ tư, kiểm tra quy hoạch xem nhà đất có nằm trong diện bị giải tỏa, phóng hẻm, mở rộng lộ giới hay thuộc nhóm đất dự phòng hay không... tại UBND phường, quận.​


Rủi ro tiếp theo là chuyện đặt cọc. Thỏa thuận đặt cọc nhà đất được coi là bước đi cụ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong rất nhiều thỏa thuận giữa người mua và người bán của một giao dịch bất động sản. Việc đưa ra một thỏa thuận đặt cọc chặt chẽ là rất cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của cả 2 bên vì đôi khi, chỉ vì một chút bất cẩn có thể sẽ mang lại rất nhiều rắc rối trong quá trình mua bán nhà đất. Nếu thỏa thuận đặt cọc nhà đất không đủ chặt chẽ thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường. Tuy nhiên phần đông các bên liên quan đều không nhận thức được việc này, 9 yếu tố căn bản cần lưu ý khi tiến hành đặt cọc nhà đất:
Thoả thuận giá bán một cách rõ ràng.

Thoả thuận phương thức thanh toán cụ thể.

Cam kết về tiến độ thanh toán và bàn giao nhà .

Nêu rõ trách nhiệm về thuế, phí và lệ phí càng chi tiết càng tốt.

Thỏa thuận giá bán trên hợp đồng công chứng.

Tính chính danh của người giao dịch hợp đồng cần được nêu rõ.

Thỏa thuận về vật tư trang thiết bị.

Thỏa thuận về việc thanh toán các dịch vụ: điện nước, điện thoại...

Thỏa thuận thời gian, địa điểm sẽ công chứng.​

Trên thực tế, không phải mọi giao dịch đều diễn ra thuận lợi. Có những trường hợp người mua phải vay ngân hàng, người bán đã nhận cọc rồi tiến hành lấy cọc để đi giao dịch một tài sản khác. Do đó, nếu chỉ vô tình một khâu bị đình trệ có thể dẫn đến treo lại toàn bộ cả quy trình giao dịch mua bán. Nhiều người nói tại sao không thuê luật sư, chi phí chỉ chừng chục chai, giao cho họ làm, thế là xong. Mua nhà tiền tỷ mà tiếc chục chai thì gặp rủi ro ráng chịu. Rồi cũng như xây nhà, tiếc tiền thuê kiến trúc sư vẽ cho đàng hoàng, rồi kỹ sư kết cấu tính cho chắc chắn, điện nước vẽ cho đàng hoàng để có cơ sở sửa chữa nhà sau này .... Nhưng ai rảnh vào trang web của tòa án tối cao xem các án lệ trong đó rồi sẽ hiễu, rằng có thể nói là rất nhiều rất nhiều vụ bên mua phí tiền thuê luật sư.

Với nhà thế chấp ngân hàng, bao nhiêu vụ bên mua đặt cọc (có công chứng) để bên bán lấy tiền giải chấp ngân hàng lấy sổ ra đi công chứng mua bán, tất nhiên là bên mua cầm sổ, nhưng sau đó bên mua không chịu đi công chứng mua bán, bên mua cứ cầm sổ, bên bán nhà mình cứ ở ....

Và có mấy vụ mua nhà thế chấp ngân hàng khi nhà trước đây được nằm trong diện phát mãi do bên bán hết khả năng chi trả, ngân hàng khởi kiện, toà án ra quyết định bán nhà trả nợ, sau bao nhiêu lần đấu giá không được (lý do không thành thì chuyện dài nhiều tập), nên bỏ lại cho ngân hàng và bên bán tự xử, bên mua nhảy vào nộp tiền giải chấp xong, bên bán không chịu đi công chứng, kiện nhau ra tòa:
Toà phán sơ thẩm:​
- Không công nhận hành vi mua bán tại thời điểm công chứng tại bank thì sổ này đang bị thế chấp vi phạm vào Điểm c Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai "Điều kiện được phép mua bán là đất không bị thế chấp".
- Do tại thời điểm này chưa công chứng nên không công nhận việc bên mua đòi nhà.
- Chủ nhà phải trả lại tiền cho bên mua do hợp đồng vô hiệu, bên mua có quyền đòi phạt do bên kia vi phạm thoả thuận​
Toà phúc thẩm
- Y án
- bổ sung tính thêm tiền phạt​
Ai muốn tham khảo, mời mình ly cafe mình đưa giấy tờ cho xem, không nói chi tiết được, vì là chuyện của người quen​

Rồi tiếp theo lúc ký thoả thuận với nhau giữa các bên, bên bán chơi cái chữ ký đểu ( chính bên bán ký, nhưng bên bán cố tình nguệch ngoặc nhưng mấy ai để ý), đến khi tranh chấp chìa thoả thuận ra thì bên bán bảo không phải chữ ký, bên mua cắn trái ớt luôn, xác nhận 10 chữ ký thì đúng là không phải.

Nghĩa là trăm sự tréo ngoe từ người bán, khi người bán rắp tâm sắp xếp bày trò từ đầu. Mình sẽ nói cụ thể về vấn đề thuê luật sư phí tiền sau, hoặc sẽ mở thớt riêng ... vì nói chung khá nhạy cảm, do luật và thi hành luật hiện nay đang có nhiều vấn đề khó nói lắm, nói chung mua bán tài sản giá trị lớn ở thời điểm nay thì ..... HÊN XUI. Gặp người trở chứng thì chưa biết ai NGU, ai KHÔN.

Đi ăn cơm cái đã ... gõ tiếp sau
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
À trước khi đi ăn cơm trưa ... và cũng có thể bị dí bất tử, không chém gió được tiếp, tạm viết thêm vài dòng là nếu không am hiểu và cũng như phòng chống rủi ro, dịch vụ mua bán bảo đảm qua ngân hàng là rất an toàn, khi đó mua nhà thế chấp tại ngân hàng còn an toàn hơn nhà không thế chấp. Chi tiết ra bank mà hỏi. Tạm tổng kết như sau:

1 - Mua nhà qua ngân hàng: Ký mua bán, bỏ tiền vào bank, khi nào có sổ, giải ngân. Cái này tuyệt đối an toàn. Có điều bên bán chịu hay không thôi

2 - Mua nhà đang cắm bank: Ký mua bán công chứng, kèm luôn cái điều khoản huỷ hợp đồng công chứng nếu không thanh toán. Bỏ tiền vào ngân hàng nhưng chưa tất toán nợ, yêu cầu bên bán bàn giao nhà trước. Sau khi nhận bàn giao nhà thì tất toán nợ, đồng thời ký công chứng, công chứng sau thanh toán đến 90 - 95 %. Sau khi có sổ thanh toán nốt.

3 - Mua nhà đang bị bank phát mãi: Lúc này nhà đang bị THA kê biên để phát mãi, cho nên tất cả các giấy tờ mua bán là vô giá trị về mặt pháp luật. Tuy nhiên do luật Dân sự ưu tiên cao nhất là sự thoả thuận của các bên, cho nên nếu bên bán không trở quẻ thì vô tư. Lúc trở quẻ thì biết rùi nha.​

Sợ bộ chuyện mua nhà cầm bank ( chưa xếp vào diện nợ quá hạn , tức vẫn đang trả lãi + vốn đều đặn nhé). Trước hết phải xem dư nợ bank còn bao nhiêu , < 70 % giá sẽ mua thì ok tiến hành được:

- Trước tiên , bảo bên bán lên bank đang thế chấp xin công văn xác nhận có tài sản đang thế chấp tại bank và đồng ý để bên vay tiến hành bán nhà.

- Bước hai , cầm công văn lên công chứng đặt cọc ký giữa bên bán và bên mua . Đặt cọc sao cho đủ để bên bán giải chấp. Ký công chứng đặt cọc xong, bên mua ôm tiền đi cùng bên bán lên bank giải chấp và cầm luôn giấy tờ bản chính nhà.

- Bước ba, hai bên kéo nhau ra công chứng huỷ hợp đồng đặt cọc và ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và ký luôn giấy uỷ quyền giải chấp , đăng bộ , nộp thuế thay bên bán, lúc này bên bán trả thêm tiền cho bên mua ( chứ không thì bên bán nó không chịu à).

- Tiếp theo ôm giấy tờ lên văn phòng đăng ký đất đai nộp vào chờ thông báo nộp thuế, nộp thuế thì gọi bên bán lên nộp và tất toán . Giấy hẹn ởvăn phòng đăng ký đất đai tất nhiên bên bán giữ và quay lại đó lấy sổ.

Tạm nhiêu đó đã nhé
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Mình ít tiền mua nhà để ở chứ không bán buôn, hóng các anh chị nhiều tiền chia sẻ, rủi ro người mua có vẻ nhiều nhỉ

Ngoài rủi ro người bán không chịu đi công chứng, nhưng công chứng rồi cũng chưa xong, được một anh cộm cán nói rằng khi ra được công chứng cũng chỉ là một thủ tục thôi, chỉ đến khi nào sổ đỏ ra được tên cho người mua thì mới chính thức là thuộc quyền sở hữu của người mua. Ai không tin khi đi ký công chứng, thử hỏi công chứng viên xem, họ có dám đảm bảo sau khi nộp lên VPDK thì sẽ 100% ra tên được cho người mua, để biết công chứng viên họ sẽ trả lời như thế nào .... và cam đoan cũng ngọng .... vì
clear.png
còn một khâu rất quan trọng là VPDK họ có chấp nhận đăng bộ không kìa. Thậm chí khi nộp hồ sơ xong, có biên nhận thì vẫn chưa xong, đến ngày hẹn trả thì VPD chìa cái thông báo trả hồ sơ ra là nổ đom đóm, mà chuyện chìa thông báo trả hồ sơ này thì cả tỉ trường hợp rồi.

Mấy cái rủi ro kiểu như công chứng xong - giao tiền rồi nhưng người bán không chịu sang tên hay abc gì đó,... thì có thể xảy đến với bất kỳ bất động sản nào, từ bất động sản không thế chấp đến thế chấp hay đang phát mãi.

Để tránh tình trạng ra sổ đứng tên người mua không được, nên nhờ dịch vụ ngân hàng, người mua sẽ yêu cầu sau khi ra tên (nghĩa là đăng bộ xong xuôi) thì người bán mới được sử dụng tiền, và yêu cầu người bán làm cái xác nhận với ngân hàng là trong x ngày gì đó mà ra tên không được thì ngân hàng sẽ tự động thu từ tài khoản người bán (đang bị phong tỏa) hoàn trả lại cho ngân hàng/người mua.

Tất nhiên ngân hàng phải được sự đồng ý của người bán bằng văn bản/hoặc thỏa thuận 03 bên giữa người mua, người bán và bank, thì ngân hàng mới được phong tỏa và tự động trích tài khoản người bán trả lại trong trường hợp giao dịch không thành công.

Một số ngân hàng làm dịch vụ trung gian thanh toán trên cở sở thỏa thuận 03 bên như nói ở trên, nếu ngân hàng không làm thì còn một cách nữa giành cho cho những người mua nhà để ở như mình, cách này thì tốn kém hơn, nhưng được cái người mua không phải làm gì cả, ngân hàng làm tất.
- Dùng tiền vay ngân hàng để mua, tài sản thế chấp chính là căn nhà hình thành từ vốn vay => cái này ngân hàng chịu hay không là do quan hệ của người mua nhưng đa phần ngân hàng sẽ chấp nhận.
- Còn lại thủ tục thế nào, người mua không cần quan tâm, phức tạp tí nhưng ngân hàng họ sẽ làm tất vì họ bảo vệ tiền của họ (cho người mua vay) => sau khi ra tên người mua và người mua thế chấp xong xuôi với bank => người mua không thích vay nữa thì trả nợ bank rồi lấy nhà ra cho an toàn tử tế đỡ phức tạp. (có phạt trả nợ trước hạn hay không / phạt nhiều hay tượng trưng thì cũng là do quan hệ của người mua với bank)

Vấn đề là người bán có chấp nhận không thôi .... đây lại là chuyện khác
 
7/4/17
126
5
Thấy hiện nay trên nhiều diễn đàn hay MXH khác đang kêu gào mọi người hãy cảnh giác với hai công ty Kim Phát và Việt Hưng Phát. Thủ đoạn là bán đất Quận 9, Bình Dương nhưng chở ra tít Trảng Bom, Đồng Nai hoặc Long Thành. Hợp đồng nhiều điều khoản bất lợi cho người mua .. Mình gom các trích đoạn có giá trị pháp lý trên báo chí đưa về đây


Tamnhin.net.vn Hàng chục nhân viên của Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Phát (Q.10, TP.HCM) đã tìm đủ mọi cách lôi kéo khách hàng đặt cọc và ký vào những hợp đồng mua bán đã được soạn sẵn. Sau khi ký kết hợp đồng xong, công ty này tìm cách loại bỏ khách hàng để lấy toàn bộ số tiền trong hợp đồng.


Đầu tiên là dụ dỗ đất giá rẻ hấp dẫn để con mồi tự mang xác đến nộp
Chị Mai Thị Diệu (ngụ Q.8) trình bày: "Vào ngày 7/1/2017, tôi được một nhân viên tên Tính của Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát (249 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM) điện thoại và nói hiện phía công ty có dự án đất nền tại Q.2. Nhân viên này khẳng định giá đất cực rẻ và chỉ cách Khu đô thị Sala, cầu Cát Lái chỉ 3 km.
Tin vào những lời giới thiệu của nhân viên này, tôi đã đồng ý đi xem đất. Nhân viên tên Tính nói rằng ngày 8/1/2017 tôi đến Thảo Cầm Viên (Q.1) để được Công ty Việt Hưng Phát đưa đi xem dự án siêu lợi nhuận này. Đúng ngày đó, tôi đến thì các nhân viên tại đây mang trang phục của Công ty Kim Phát. Họ bảo với chúng tôi rằng Kim Phát hay Việt Hưng Phát chỉ là một nên mọi người đừng lo lắng.

Chúng tôi lên xe và các nhân viên này đã làm đủ trò để kéo dài thời gian, họ nói rằng đất ở Q.2 hiện giờ đã hết và rất đắt. Sau đó, các nhân viên này mời mọi người xuống xem đất tại Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Các nhân viên tư vấn cho biết đây là dự án khu đô thị mơi Phước An. Công ty Kim Phát là chủ đầu tư dự án này. Tại đây, hàng chục người của Kim Phát ào ào giả bộ mua bán sôi nổi (tạo thị trường ảo) khiến tôi lu mờ và chấp nhận đặt tiền cọc mua đất nền.
Khi con mồi dính bẫy thì đủ cách lừa bằng các thủ tục pháp lý, ví dụ lừa
Hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất


Muốn dụ dỗ thì phải có thuốc kích thích
Để lừa những khách hàng, các nhân viên Công ty Kim Phát đã dùng chiêu dụ "tặng vàng" cho khách hàng. Những ai đồng ý đặt cọc mua đất đều được tặng từ 1 đến 3 chỉ vàng 9999 và rút thăm nhiều phần quà có giá trị khác. Ngoài ra để kích thích lòng tham của nhiều người, nhân viên Công ty Kim Phát còn cho biết có cơ hội rút thăm trúng ô tô, xe máy giá trị hàng trăm triệu đồng.

Các công ty môi giới bất động sản "lừa" khách hàng ra sao?
Một số thủ đoạn lừa đảo của các công ty môi giới hiện nay.

Thứ nhất là, đổi tên dự án. Dự án tên A, nhưng các công ty môi giới đổi thành dự án B.

Thứ hai, đổi tên chủ đầu tư. Các công ty môi giời sau khi nhận phân phối dự án của các chủ đầu tư, họ liền thay tên, đổi họ thành dự án của chính mình. Mục đích việc này nhằm che giấu, làm khách hàng không tìm ra ai là chủ đầu tư. Chính vì thế họ dễ dàng tự nhận mình là chủ đầu tư để lừa khách hàng.

Thứ ba, thay đổi quy hoạch 1/500, vẽ thêm tiện ích khiến nhiều người tưởng ngon ăn nên nhảy vào mua.

Thứ tư, các công ty môi giới này nâng giá bán, có khi lên 40-50% so với giá thực tế chủ đầu tư đưa ra để hưởng chênh lệch.

Thứ năm, khi kí hợp đồng thì trang trí đẹp để dễ lừa. Khi người dân có khiếu kiện thì công ty môi giới cho vài người "giang hồ" hù dọa khiến người dân sợ.

Thứ sáu, gài khách hàng bằng chim mồi. Các chim mồi này đi cùng khách hàng và chủ động "vẽ các tiện ích", họ giả bộ kí hợp đồng trước để "gài bẫy" người dân.

Thứ bảy, kỹ xảo soạn thảo hợp đồng. Người dân không đọc và hiểu hợp đồng nên cứ tưởng vi phạm hợp đồng là mất hết toàn bộ tiền đã đóng, điều đó là sai. Theo Luật thương mại thì khi vi phạm hợp đồng thì bị phạt không quá 8% giá trị hợp đồng.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Chưa biết sự tình như thế nào nhưng báo Thương Hiệu & Công Luận có vẻ đeo đuổi vụ này khá dài hơi

DN Kim Phát lợi dụng tín nhiệm, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Bài 1: Khách hàng tố cáo
TH&CL – Hàng loạt khách hàng gửi đơn khiếu kiện, tố cáo Công ty CP Địa ốc Kim Phát (Công ty Kim Phát) dùng mọi thủ đoạn để lừa đảo và chiếm đoạt tiền đến nhiều cơ quan chức năng.

Bài 2: Khách hàng tố cáo Công ty Kim Phát những gì?
TH&CL – Tư vấn không đúng sự thật, đưa ra các điều kiện bất lợi cho khách hàng... Tự nhận là chủ đầu tư ép buộc khách hàng ký hợp đồng, chiếm đoạt và thu tiền mua bán bất động sản chồng chéo, không minh bạch.

Bài 3: Nguy cơ mất tiền, mất luôn cả đất
TH&CL – Đó là trường hợp chị M.T.D (phường 15, quận 8, TP. HCM), đã tích góp và vay mượn ngân hàng để mua lô đất nhằm có chỗ an cư; nhưng đã bị Công ty Kim Phát với các hành vi kinh doanh gian dối, chiếm đoạt số tiền đặt cọc hơn 400 triệu đồng.

Bài 4: Bán một lô đất cho hai khách hàng?
TH&CL – Nhận tiền cọc lô đất của chị L.T.N.T (phường 14, quận 10, TP. HCM), nhưng Công ty Kim Phát vẫn bán lô đất đó cho một khách hàng khác!

Bài 5: Gài “cò”, tự nhận mình là chủ đầu tư
TH&CL – Cho rằng Công ty Kim Phát tư vấn không đúng với mục đích mua đất xây nhà trọ, chị C.B.L. (phường 6, Mỹ Tho, Tiền Giang) yêu cầu công ty chấm dứt hợp đồng và trả lại khoản tiền trị giá 50% lô đất đã đóng. Thế nhưng, kể từ ngày đóng tiền, đến nay chị chỉ nhận được những lời hứa hẹn.

Bài 6: Thêm khách hàng tố cáo Kim Phát: Bao giờ mới bị xử lý?
THCL - Thương Hiệu & Công Luận đã đưa ra “ánh sáng” hàng loạt vụ việc, phản ánh tới độc giả về những sai phạm có dấu hiệu lừa đảo nghiêm trọng của Công ty CP Địa ốc Kim Phát. Nhưng nay, vẫn có thêm khách hàng tố cáo DN này.

Bài 7: Đe dọa, ép khách hàng ký hợp đồng
THCL - “Quá tức tối với kiểu xử ép, chúng tôi ra về thì ông Nguyễn Công Cường nói: Hai chị chưa về được đâu, ở lại đó. Các chị có muốn sống yên ổn không? Tôi tha cho mấy chị lần này, còn lên đòi tiền nữa là tôi không để yên đâu”

Bài 8- Vụ DN Kim Phát : Tách hợp đồng, hợp thức hóa số tiền chiếm đoạt của khách hàng
THCL - Công ty Kim Phát đã tách hợp đồng thành 2 bản là hợp đồng tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trị giá 76 triệu đồng và “hợp đồng của chủ đầu tư” nhằm hợp thức hóa số tiền chiếm đoạt của khách hàng.

Bài 9 – Vụ DN Kim Phát: Chủ đầu tư “đá” trách nhiệm cho công ty môi giới!
THCL - Có rất đông khách hàng tìm đến các chủ đầu tư để tố cáo đơn vị môi giới là Công ty CP Địa ốc Kim Phát, đã lợi dụng tín nhiệm, chiếm dụng tiền của khách hàng. Song dường như, các chủ đầu tư dự án tỏ ra thờ ơ trước những thiệt hại của khách hàng.

Bài 10 – Vụ DN Kim Phát: Lại thêm đơn thư tố cáo Công ty CP Địa ốc Kim Phát có dấu hiệu lừa đảo khác
THCL - Sau khi Thương hiệu & Công luận đăng loạt bài phản ánh về những sai phạm có dấu hiệu lừa đảo khách hàng của Công ty CP Địa ốc Kim Phát (Công ty Kim Phát), liên tiếp trong những ngày qua, có thêm nhiều người phản ảnh - tố cáo doanh nghiệp này.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Bài 11: Công ty Kim Phát chiếm dụng tiền - Khách hàng khởi kiện

THCL - Sau nhiều lần yêu cầu Công ty Kim Phát hoàn trả lại tiền không thành, anh Nguyễn Xuân Lợi (quận Gò Vấp, TP. HCM) quyết định khởi kiện công ty này ra Tòa án Nhân dân quận 10.

Bài 12 - Vụ DN Kim Phát: Công ty CP Địa ốc Kim Phát đã trả lại tiền cho khách hàng?

THCL - Sau khi Thương hiệu & Công luận đưa ra hàng loạt các bài viết, phản ánh tới quý vị độc giả cả nước rất nhiều “câu chuyện” khác nhau, nhưng cùng chung một… kịch bản! Từ những lá đơn “kêu cứu” của người dân, trên hành trình họ đi tìm công lý, “vạch trần” những sai phạm mà Công ty CP Địa ốc Kim Phát đã gây ra? Nhưng cho tới nay… vẫn có rất nhiều khách hàng mới, tố cáo DN này! Điều đáng nói, có người khẳng định là đã nhận lại tất cả số tiền đặt cọc từ phía Công ty CP Địa ốc Kim Phát, trong khi theo “bản hợp đồng” mà phía Kim Phát đưa ra, khách hàng đã nộp là… không thể đòi được!?

Bài 13: Nghi vấn lừa đảo, chiếm dụng tiền khách hàng
Hiện có trên Google cache - nhưng trên thuonghieucongluan.com.vn không còn nên không copy về

Bài 14 – Vụ DN Kim Phát: Chủ đầu tư ngỡ ngàng khi khách hàng đến... “đòi” đất

THCL - Ngay cả Công ty CP Đầu tư Đại Phúc cũng mới chỉ là khách hàng của Công ty CP Địa ốc Thăng Long mà thôi... Vì vậy, việc chuyển nhượng những gì được gọi là “quyền sử dụng đất” của công ty này cho khách hàng mà không thông qua Công ty Địa ốc Thăng Long Thăng Long có thể coi là vi phạm pháp luật...

DN Kim Phát (TP. HCM) - Bài 15: Thách thức pháp luật?

THCL - Không riêng báo Thương hiệu và Công luận, rất nhiều tờ báo đã đưa ra những vụ việc, được kiểm chứng bởi hàng trăm nạn nhân, về những việc làm có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ phía Công ty CP Địa ốc Kim Phát. Nhưng công ty Kim Phát còn quay ra “tố” ngược lại cơ quan báo chí, với những lời lẽ xúc phạm, mang tính chất đe dọa.

Vụ DN Kim Phát - Bài 16: Xử phạt chủ đầu tư Lê Hương Sơn
THCL - Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt hành chính 105 triệu đồng đối với chủ đầu tư - Công ty TNHH Lê Hương Sơn (số 7D, đường Trần Công An, Tổ 8, KP 6, phường Trung Dũng, TP. Biên Hoà, Đồng Nai), do ông Lê Đình Tài, đại diện theo pháp luật, liên quan đến dự án tại xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom, Đồng Nai).

....
Hóng các chuyên gia
 
7/4/17
126
5
Báo tuoitre.vn đưa tin công an Đồng Nai vào cuộc rồi
Điều tra 2 công ty môi giới nhà đất lừa khách hàng
10/07/2017 19:59 GMT+7
TTO - Ngày 10-7, Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đang điều tra việc Công ty cổ phần địa ốc Kim Phát và Công ty Việt Hưng Phát bị tố cáo có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, phân lô, bán đất nền.

Nhưng có vẻ phải chia buồn với những người có mục đích duy nhất: đòi tiền khi chuyển trả khoản tiền tư vấn. Nên giờ chỉ có đâm đơn ra toà rồi ngồi cầu may thôi.

Phải nói mở màn cái cao ốc dưới chân cầu vuợt ngã ba Cát Lái - Xa lộ Hà Nội khi thuê người sắp hàng tạo không khí mua bán, nâng tầm lên đè nhau giành giật chuyện đặt cọc cho khách hàng .... giờ chuyển sang đưa khách hàng ký hợp đồng tư vấn ... quá là sáng tạo.
 
7/4/17
90
7
Chuyện công ty Công ty cổ phần địa ốc Kim Phát và Công ty Việt Hưng Phát theo mình không nên đưa vào thớt này ... vì đơn giản NGU thì chết chứ BỆNH TẬT gì? Giống như cơn sốt đất ở Đồng Nai hiện nay đó ... nhưng cũng có người biết nhưng xác định Rủi Ro Cao Thì Lợi Nhuận Lớn

Thớt này chỉ nên cung cấp những thông tin cho những người cần mua bán hay đầu tư ngay tình, tạm thời thì mình chưa có thông tin gì mới, cung cấp link một số bài viết để mọi người tham khảo:
- Những rủi ro cần biết trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà đất : Không kiểm tra kỹ tính pháp lý của dự án, Những “kẽ hở” trong hợp đồng, Cam kết “mập mờ” của chủ đầu tư, Giá dịch vụ còn chung chung, Dự án chưa có ngân hàng bảo lãnh ...
- Tiêu chí quan trọng để mua chung cư trả góp an toàn: Khả năng tài chính, vị trí dự án, chủ đầu tư uy tín... là một vài lưu ý quan trọng bạn cần tham khảo trước khi mua chung cư trả góp.
- 6 điều phải nắm rõ trước khi mua nhà : Mua nhà là chuyện cả đời nên hết sức quan trọng. Ngôi nhà của bạn không nhất thiết phải to, phải đẹp nhưng phải đảm bảo 6 điều này để bạn không bao giờ hối hận về quyết định mua nhà của mình.
- 8 câu hỏi quan trọng bạn nhất định phải biết khi mua nhà lần đầu: Bạn đã có được khoản tiền lớn để mua căn hộ đầu tiên của chính mình, nhưng chưa có kinh nghiệm. Đừng vội vã, hãy trả lời 8 câu hỏi sau đây để có được lựa chọn
- Để tránh rủi ro, hãy lưu ý điều này khi mua bất động sản
Nếu bạn không nắm bắt được một số quy luật vận động của thị trường bất động sản, việc “tiền mất tật mang” không phải là chuyện hiếm.
Hiện nay, sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tại thị trường bất động sản ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM chủ yếu xoay quanh phân khúc chung cư thương mại và nhà đất thổ cư. Cùng với bề dày kinh nghiệm và hiểu biết gia tăng, không còn chuyện các “thượng đế” có nhu cầu thực lao vào “canh bạc” góp vốn – chờ tiến độ thi công. Thay vào đó, người mua (để ở hoặc đầu tư chuyên nghiệp) có xu hướng tin dùng các bất động sản đã có chứng nhận sở hữu, hoặc chí ít cũng phải có hợp đồng mua bán (đối với dự án).
....
Có một thực tế rằng khi mua nhà dự án, những lời giới thiệu về dự án, khả năng tìm hiểu dự án hoặc thông tin về dự án mà người mua nắm được chủ yếu chỉ xoay quanh sự cung cấp từ đơn vị môi giới, trung gian hoặc là bộ phận kinh doanh của dự án đó. Mà đa phần những thông tin đó chỉ chứa đựng được phần nổi của dự án, tức là những điều thuận lợi như vị trí mặt bằng, tiện ích khi sử dụng... Khách hàng sẽ dễ bị cuốn vào các lời giới thiệu mà bỏ qua tính pháp lý đầy đủ của một dự án nhà ở.

Điều này thấy rõ trong các trường hợp mua nhà, chỉ biết nhiều về giá, vị trí, dịch vụ mà không biết được về quyền sử dụng đất, các giấy phép đầu tư đã được phê duyệt. Nhà đầu tư không cung cấp vấn đề này, và người mua nhà cũng không hỏi hoặc không có điều kiện tiếp cận.​


Mời mọi người đọc

Loại trừ những người thích Rủi Ro Mạo Hiểm để có Lợi Nhuận Cao chém gió nhé
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Đồng ý với hoangdungnguyen
Bổ sung cho clip về vấn nạn sổ đỏ giả - với vấn nạn này giờ mua bán nhà qua ngân hàng là chắc ăn nhất


BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG LÀM SỔ ĐỎ GIẢ !!!!
Chỉ cần cung cấp bản photo, trong một thời gian rất ngắn chưa đến 1 ngày các đối tượng đã có thể dễ dàng làm ngay một sổ đỏ giả y hệt sổ thật mà mắt thường rất khó có thể phát hiện ra. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại bởi nếu những cuốn đỏ giả như thế này được đưa ra giao dịch sẽ gây ra những hệ luỵ hết sức phức tạp cho xã hội.
Đã có không ít vụ lừa đảo liên quan đến việc sử dụng sổ đỏ giả với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Bằng phương thức làm giả cả giấy tờ tuỳ thân, các đối tượng có thể qua mặt được các văn phòng công chứng, dùng sổ đỏ giả để bán cho người dân. Thậm chí các đối tượng còn tìm cách tiếp cận chủ nhà để tráo lấy sổ đỏ thật rồi bán, cầm cố nhà mà chủ nhà không hề biết.

Nhất là các bác chủ đất/nhà.
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Cảm ơn tamxuanpham nhá ... chắc giờ phải làm là (đối với chủ sổ):
1. Photo sẵn sổ đỏ lúc chưa đổi chủ, sau đó chỉ gửi môi giới bản photo lúc chưa đăng bộ.
2. Toàn bộ hình gửi qua mạng đều bôi đen phần thông tin thay đổi, số GCN, etc.

Như vậy lúc ra công chứng thì công chứng viên check thông tin lịch sử giao dịch sẽ chặn được ngay.
 
Dạo này tình trạng "có dấu hiệu lừa đảo" căn hộ sở hữu 50 năm rộ lên, nhà nhà đua đòi đi lướt mà không quan tâm rủi ro gì cả nhỉ ... sao không thấy ai lên tiếng cảnh báo những thông tin như thế này nhỉ

 
Kinh doanh BĐS mà chống đối chính quyền thì trước sau gì cũng bị đập chết thôi, những khách hàng lỡ đã đâm lao thì phải theo lao vì sợ vỡ dây chuyền thì mất trắng.

Đầu tư BĐS thời nay mà nghe ba cái cụm từ xin cam kết, xin hứa, xin thề......là vứt, không tin được......cứ tiền trao thì cháo gà phải múc liền, nghe hứa hẹn thì còn chẳng còn nước cháo mà húp.

Lại biến BĐS, người mua nhà biểu tình vì mua đất không được xây nhà, chủ đầu tư bán đất trái phép nên không được cấp sổ ....

huQ4gnK.jpg

omjCMFN.jpg




rqgpfrL.jpg


ViO3ix5.jpg


Ở Đại Thanh thì mua đất xong nhiều nhà bán lại đến người cần ở xây thì mới bị cấm, giờ hỏi chính quyền mới biết. dự án mới chỉ được chấp thuận địa điểm nghiên cứu quy hoạch, vậy mà bán được vì muôn thuở người mua vẫn sử dụng tư duy từ thời bao cấp, tranh mua tranh bán cứ như tiền nó sắp thành giấy đến nơi rồi nên bị lùa gà.

OIzyPsP.jpg


Tại sao không chịu mua bán BĐS đã có giấy tờ pháp lý hoàn chỉnh ?
 
Rủi ro từ phía người mua rõ ràng là người cuối cầu nắm chắc phần thua, nhưng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp biết vào đúng lúc ra đúng lúc thì không thể gọi là rủi ro (dĩ nhiên đã chuyền bom cho người khác rồi). Cơ bản là dân đầu tư nên cứ có lãi thì bán thì mua. Cơ bản thì phần lớn những nhà đầu tư nhảy vào các dự án như của anh Thản điếu cày đều trúng lớn, chủ đầu tư cần tiền góp vốn mà nhà đầu tư thấy có lãi thì nhảy vào. Những người mua kế tiếp cũng phải biết cân nhắc khi mua bán BĐS chưa có pháp lý hoàn chỉnh dựa trên tâm niệm "hàng thơm thì làm gì đến tay mình". Ngay cả các dự án của VinGroup cũng đâu có sổ đỏ khi bắt đầu khởi phát các giao dịch mua bán đâu.
 
BQT nên gom chủ đề

vào đây luôn.
 
Mình hóng ứng dụng này từ bài viết sau
TP.HCM xây dựng ứng dụng tra cứu tiến độ dự án bất động sản


trước đây mình đánh giá cao
Người Sài Gòn có thể tra cứu quy hoạch trên điện thoại di động - theo đó, thông tin quy hoạch TP.HCM sẽ được cập nhật tại địa chỉ

https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn.

Trên điện thoại, người dùng máy có hệ điều hành Android và iOS có thể tìm ứng dụng "Thông tin quy hoạch TP.HCM" trong Google Play hoặc Apps store để tải về máy.

Các tỉnh thành đều triển khai như vậy, người mua sẽ bớt rủi ro hơn
 
Bất kỳ hình thức mua bán Bất Động Sản mà không có Hợp Đồng Mua Bán Bất Động Sản và được công chứng, kể cả mua bán Bất Động Sản hình thành trong tương lai - à mà món hình thành trong tương lai thì phải yêu cầu pháp lý thật chắc

Vừa rồi bên Nhơn Trạch, khối người ở Hà Nội bay vào dính chấu Swanbay với Swanpark với lời hứa dụ khị di dời ngày ký Hợp Đồng Mua Bán hẹn lần hẹn lựa, tại HCMC thì Novaland cũng đầu têu trò này, thanh toán tiền 95% vẫn chưa có hợp đồng mua bán, chủ đầu tư gian lận thì rủi ro rất lớn cho người mua.

Còn chuyện Alibaba và 1000 tên cướp là chuyện đa cấp BĐS - kẻ cuối cầu bao giờ cũng chết.
 
  • Like
Reactions: HongChuong

HongChuong

Thành viên cơ bản
20/6/19
6
0
Hà Nội
uland.com.vn
Rủi ro dạo này từ các Hợp Đồng Góp Vốn (Hợp Tác Kinh Doanh) rất cao, dính vào vấn đề
- CĐT nhận tiền góp vốn, nhưng không làm gì, nhưng
- Người mua chậm góp vốn theo hợp đồng thì bị phạt và có thể bị kiện ra Tòa (với lý do tranh chấp hợp đồng góp vốn) ... ra Tòa, Tòa tuyên bố vô hiệu (do có phân chia đất nền hoặc căn hộ), thế là CĐT được sử dụng tiền góp không phải trả lãi.

Rất nhiều dự án bị rồi . Tất nhiên thì ai cũng biết Hợp Đồng Góp Vốn là lách luật, vì nếu Hợp Đồng Mua Bán thì CĐT sẽ có tiến độ xây dựng nhà để bàn giao cho người mua. Dĩ nhiên thì:
- Nếu mua đầu tư nhằm bán lại thì tùy khả năng nắm trend, ra vào kịp thời vẫn thắng (chuyền bom cho người khác)
- Nếu mua mà xây ngay được để ở thì cũng nên mua, vì thường loại đất này có giá rẻ có khi rẻ bằng 1/2 giá thị trường. Số tiền chênh đó thừa sức cất cái nhà đẹp, một khi đã cất cái nhà để ở hay kinh doanh thì chẳng sợ nữa.

Một điều đặc biệt nữa, ngoài trò lừa đảo biến hóa đất nông nghiệp , mèo chó chó mèo như Alibaba, rất nhiều dự án được giao cho 1 công ty, công ty đó sang qua sang lại hai ba lần cho đến thằng cuối cùng thì lại ký hợp tác tá lả với cả chục công ty khác, hợp đồng thì câu chữ móc qua ngoặc lại, đến khi tung hệ chủ dự án lại bảo "là hợp đồng môi giới kinh doanh bất động sản chứ không phải là quan hệ góp vốn", lắt léo cho đến khi Tòa tuyên chấm dứt Hợp đồng do hợp đồng vô hiệu.
 

tuanhanghai

Thành viên cơ bản
1/8/19
1
0
Dạo này truyền thông lại trên bản tin tài chính lại rộ lên vụ sổ đỏ giả
Bó tay kiểu này luôn
luadao1-2303-1564671757.jpg


Nhóm Bách khai thường lên mạng tìm thông tin chủ bất động sản rao bán đăng kèm giấy tờ photo. Chúng sẽ làm giả toàn bộ những giấy tờ này, CMND, hộ khẩu của chủ đất nhưng dán hình Bách vào. Tiếp đó, Bách đứng ra rao bán với giá rẻ, dụ nhiều người mua đặt cọc rồi chiếm đoạt.
 
Nhiều người bán và người mua ngại tìm đến bên thứ ba vì không muốn mất tiền “hoa hồng”. Tuy nhiên, rất ít khách hàng có thể tự hoàn tất giao dịch mua – bán vì đây là cả một quá trình đòi hỏi kinh nghiệm, các thủ tục pháp lý, giấy tờ… rất phức tạp. Nếu quá trình mua bán có bên thứ ba tham dự thì quá tuyệt vời.

Tuy nhiên bên thứ ba luôn là an toàn chỉ có lợi cho bên mua, thuyết phục được bên bán đồng ý là rất khó vì mất quá nhiều thời gian. Mặt khác tâm lý mua BĐS ở Việt Nam giống như mua thuốc lắc và bên mua là con nghiện đang cần thuốc để phê. Vì biết chắc mua xong sẽ được phê ngay ( có lời, câu cửa miệng mới mua 2 tỷ sáng hôm sau có thằng đòi mua lại 3 tỷ ), thế thì phải xuống tiền ngay. Thời gian đâu mà qua bên thứ ba.

Nếu có được bên thứ ba như thế này thì tuyệt vời, họ làm các thủ tục, thường là ngân hàng hoặc sàn, cái khó là các bên mua bán phải đồng ý về các điều kiện khi giao dịch
  • Giữ toàn bộ hồ sơ gốc (sổ hồng, hợp đồng,...)
  • Giữ toàn bộ tiền
===> chỉ thanh toán theo từng bước tương ứng với việc hoàn thành các khoản mục trong hợp đồng​
  • Cho nhân viên đi hỗ trợ các thủ tục, bao gồm đưa đi xem giấy tờ pháp lý, quy hoạch, xây dựng trên quận, dưới phường
Trước đây có ACBR làm rất hay, an tâm ngủ ngon 100%, giờ tìm không ra bên thứ ba như ACBR.


Hầu hết bên thứ ba bây giờ đa phần chỉ chờ lấy tiền môi giới rồi là lặn luôn.
 
Bây giờ phong trào đấu tranh trong đô thị gần như đã lan đến hang cùng ngõ hẻm

nova01.jpg


Báo chí giờ cứ trả tiền là đăng bài - Lực hấp dẫn từ triển lãm BĐS Novaland Expo tháng 12.2019


Nhưng đâu ai biết rằng sale update hình expo hoành tráng ghê nhưng... đội quân áo đồng phục lại đông hơn khách hàng...

nova02.jpg

Nova04.jpg


Lại mang con Ác Quạ ra lùa - đâu ai biết nếu thanh tra cái Long Hưng này thì còn thối hơn cả cái Thủ Thiêm

nova03.jpg





 

batdongsan

Thành viên cơ bản
28/1/16
18
4
Chuyện rủi ro nhận tiền xong bùng chạy không xây, không làm sổ đỏ, hoặc hợp đồng thuê có 50 năm mà bảo là sở hữu lâu dài thì nhiều lắm, nhưng dạo này vẫn còn người tin vào mấy hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng đặt cọc khi mua bán BĐS
80860638_2513455725606906_1002210719938117632_o.jpg
 

PhamHuyVi

Thành viên cơ bản
15/1/20
4
3
33
Hà Nội
Về thị trường BĐS dự án TP.HCM thì sang năm 2020 sẽ có quá nhiều rủi ro cho người mua, một mặt giá cả BĐS đã tăng phi mã kể cả nhà phố và đất nền, các dự án thì hiện nay giá tăng quá cao rồi, nhưng mặt rủi ro lớn nhất là pháp lý BĐS dự án ở TP.HCM rất tệ hại, chỉ cần tham khảo các dự án điển hình 2019 như Aio của Hoa Lâm; Sunshine City và Sunshine Diamond của sunshine; Laimian City của HDTC; và đặc biệt là các dự án của Novaland .... các dự án đều ký hợp đồng đảm bảo (hợp đồng góp vốn) đều đóng tiền vài năm hoặc một năm mới có Hợp đồng mua bán để ký (nhưng chưa chắc chắn có HĐMB hay không nữa).
 

vachngantoky

Thành viên cơ bản
10/12/19
11
1
33
toky.vn
Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn, khó phát hiện nhất đối với người mua, chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm.

Đầu tiên là phải kiểm tra tư cách người bán, cần tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất. Bên bán phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính) cho bên mua. Trong các giấy tờ này, bản vẽ khu đất, căn nhà được thể hiện cụ thể, là cơ sở để bên mua so sánh với hiện trạng thực tế.​
Thứ hai, kiểm tra thân nhân xem bên bán có đủ điều kiện bán hay không (có chính chủ hay không). Ví dụ: miếng đất đứng tên một người hay nhiều người, đã từng thay đổi chủ ra sao, người ủy quyền có hợp pháp không...​
Thứ ba, kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan đến nhà đất tại văn phòng đăng ký quận. Quy trình này nhằm xem xét tài sản có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, khiếu nại trước đó hay không.​
Thứ tư, kiểm tra quy hoạch xem nhà đất có nằm trong diện bị giải tỏa, phóng hẻm, mở rộng lộ giới hay thuộc nhóm đất dự phòng hay không... tại UBND phường, quận.​


Rủi ro tiếp theo là chuyện đặt cọc. Thỏa thuận đặt cọc nhà đất được coi là bước đi cụ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong rất nhiều thỏa thuận giữa người mua và người bán của một giao dịch bất động sản. Việc đưa ra một thỏa thuận đặt cọc chặt chẽ là rất cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của cả 2 bên vì đôi khi, chỉ vì một chút bất cẩn có thể sẽ mang lại rất nhiều rắc rối trong quá trình mua bán nhà đất. Nếu thỏa thuận đặt cọc nhà đất không đủ chặt chẽ thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường. Tuy nhiên phần đông các bên liên quan đều không nhận thức được việc này, 9 yếu tố căn bản cần lưu ý khi tiến hành đặt cọc nhà đất:
Thoả thuận giá bán một cách rõ ràng.​
Thoả thuận phương thức thanh toán cụ thể.​
Cam kết về tiến độ thanh toán và bàn giao nhà .​
Nêu rõ trách nhiệm về thuế, phí và lệ phí càng chi tiết càng tốt.​
Thỏa thuận giá bán trên hợp đồng công chứng.​
Tính chính danh của người giao dịch hợp đồng cần được nêu rõ.​
Thỏa thuận về vật tư trang thiết bị.​
Thỏa thuận về việc thanh toán các dịch vụ: điện nước, điện thoại...​
Thỏa thuận thời gian, địa điểm sẽ công chứng.​

Trên thực tế, không phải mọi giao dịch đều diễn ra thuận lợi. Có những trường hợp người mua phải vay ngân hàng, người bán đã nhận cọc rồi tiến hành lấy cọc để đi giao dịch một tài sản khác. Do đó, nếu chỉ vô tình một khâu bị đình trệ có thể dẫn đến treo lại toàn bộ cả quy trình giao dịch mua bán. Nhiều người nói tại sao không thuê luật sư, chi phí chỉ chừng chục chai, giao cho họ làm, thế là xong. Mua nhà tiền tỷ mà tiếc chục chai thì gặp rủi ro ráng chịu. Rồi cũng như xây nhà, tiếc tiền thuê kiến trúc sư vẽ cho đàng hoàng, rồi kỹ sư kết cấu tính cho chắc chắn, điện nước vẽ cho đàng hoàng để có cơ sở sửa chữa nhà sau này .... Nhưng ai rảnh vào trang web của tòa án tối cao xem các án lệ trong đó rồi sẽ hiễu, rằng có thể nói là rất nhiều rất nhiều vụ bên mua phí tiền thuê luật sư.

Với nhà thế chấp ngân hàng, bao nhiêu vụ bên mua đặt cọc (có công chứng) để bên bán lấy tiền giải chấp ngân hàng lấy sổ ra đi công chứng mua bán, tất nhiên là bên mua cầm sổ, nhưng sau đó bên mua không chịu đi công chứng mua bán, bên mua cứ cầm sổ, bên bán nhà mình cứ ở ....

Và có mấy vụ mua nhà thế chấp ngân hàng khi nhà trước đây được nằm trong diện phát mãi do bên bán hết khả năng chi trả, ngân hàng khởi kiện, toà án ra quyết định bán nhà trả nợ, sau bao nhiêu lần đấu giá không được (lý do không thành thì chuyện dài nhiều tập), nên bỏ lại cho ngân hàng và bên bán tự xử, bên mua nhảy vào nộp tiền giải chấp xong, bên bán không chịu đi công chứng, kiện nhau ra tòa:
Toà phán sơ thẩm:​

- Không công nhận hành vi mua bán tại thời điểm công chứng tại bank thì sổ này đang bị thế chấp vi phạm vào Điểm c Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai "Điều kiện được phép mua bán là đất không bị thế chấp".​
- Do tại thời điểm này chưa công chứng nên không công nhận việc bên mua đòi nhà.​
- Chủ nhà phải trả lại tiền cho bên mua do hợp đồng vô hiệu, bên mua có quyền đòi phạt do bên kia vi phạm thoả thuận​

Toà phúc thẩm​
- Y án​
- bổ sung tính thêm tiền phạt​

Ai muốn tham khảo, mời mình ly cafe mình đưa giấy tờ cho xem, không nói chi tiết được, vì là chuyện của người quen​

Rồi tiếp theo lúc ký thoả thuận với nhau giữa các bên, bên bán chơi cái chữ ký đểu ( chính bên bán ký, nhưng bên bán cố tình nguệch ngoặc nhưng mấy ai để ý), đến khi tranh chấp chìa thoả thuận ra thì bên bán bảo không phải chữ ký, bên mua cắn trái ớt luôn, xác nhận 10 chữ ký thì đúng là không phải.

Nghĩa là trăm sự tréo ngoe từ người bán, khi người bán rắp tâm sắp xếp bày trò từ đầu. Mình sẽ nói cụ thể về vấn đề thuê luật sư phí tiền sau, hoặc sẽ mở thớt riêng ... vì nói chung khá nhạy cảm, do luật và thi hành luật hiện nay đang có nhiều vấn đề khó nói lắm, nói chung mua bán tài sản giá trị lớn ở thời điểm nay thì ..... HÊN XUI. Gặp người trở chứng thì chưa biết ai NGU, ai KHÔN.

Đi ăn cơm cái đã ... gõ tiếp sau
Cảm ơn đã chia sẻ thông tin mà tôi đang cần.