Muốn tìm hiểu các công nghệ xử lý nước hiện đại và tiên tiến thời điểm hiện nay

chauhocvan

Thành viên cơ bản
Qua các bài báo nhận thấy
1. Chê công nghệ nhà máy nước mặt sông Đà là cổ lỗ, từ hàng chục năm về trước


2. Khen công nghệ nhà máy nước mặt sông Đuống hiện đại nhất Đông Nam Á:


Nhìn sơ qua dây chuyền công nghệ, nhận thấy cả 2 nhà máy có công đoạn xử lý chính y hệt nhau, cụ thể là:

(1)- Hồ sơ lắng ==> (2) - Keo tụ, tạo bông ==> (3) - Lắng bông keo (lamella) ==> (4) Lọc ==> (5) - Khử trùng Clo ==> (6) bơm tiêu thụ

Nghe nói ở sông Đuống có cái Nano - không biết là ở công đoạn nào, đoán là sục Nano ở bể chứa cuối cùng? Có khi nào giống sục khí Nano xuống sông Tô Lịch của JVE không nhỉ ?
 

vattudiennuoc

Thành viên cơ bản
5/7/18
5
0
Không rõ ý chủ thớt đang muốn tìm hiểu về công nghệ lọc của nhà máy Sông Đuống hay là đang thắc mắc về giá nước

1. Nếu về giá nước, hãy tìm hiểu một nhà máy tư nhân chết ngắc rồi đây


Thời đó, người dân Cần Giờ xài nước ngọt được chở bằng xà lan từ nội thành ra, giá nước đến Cần Giờ là 27.600đồng/m3. Để ổn định giá cho người dân, mỗi năm TP HCM phải bù lỗ khoảng 50 tỉ đồng.

Năm 2005, UBND TP kêu gọi tư nhân chung tay với chính quyền cung cấp nước sạch cho huyện Cần Giờ nhằm giảm gánh nặng bù lỗ.

Theo lời kêu gọi trên và hiểu nỗi khổ thiếu nước sinh hoạt của dân Cần Giờ. Ca sĩ Đông Đào thuyết phục chồng (việt kiều Mỹ) về VN đầu tư nhà máy lọc nước lợ thành nước ngọt. Với thương hiệu của mình, chị Đông Đào sẽ dễ dàng thành công trong các lĩnh vực kinh doanh khác, tại sao chị lại chọn lĩnh vực đầy khó khăn này?

Chị kể: Thời còn trong đoàn ca nhạc của QK7 Chị thường về Cần Giờ để phục vụ bà con, bản thân chị và đoàn gặp rất nhiều khó khăn khi Cần Giờ thiếu nước sinh hoạt, không có nước tắm rửa, thậm chí không đủ nước để tẩy trang, thấy cảnh bà con phải đi vài km mới gánh được 1 đôi (40lit) nên Chị quyết tâm mang nước ngọt về, giảm sự cơ cực cho bà con và gánh nặng bù lỗ của TP HCM. Bà con Cần Giờ biết chị là người mang nước về cho bà con nên trìu mến đặt cho chị biệt danh: Cô Ba Nước Ngọt.

Dự án khởi công và được TP HCM cam kết các phương án để hoàn vốn như sau:

1/ 2007-2011 đáp ứng 5.000m3/ngày.

2/ 2012-2016: 10.000m3/ngày

3/ Từ 2017 trở đi: 20.000m3/ngày

Nhà máy lọc nước đã hoàn thành đúng tiến độ và sẽ cũng cấp nước ngọt cho bà con huyện đảo vào 2008 với giá 12.000đồng/m3 => tiết kiệm cho ngân sách TP 15.600đồng/m3.



Nhưng tìm hiểu sẽ hiểu bản chất

Trong một báo cáo lên UBND thành phố của Sở Giao thông vận tải vào giữa tháng 6/2012, ông Trần Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng nhu cầu dùng nước của toàn huyện Cần Giờ hiện nay khoảng 7.000 - 10.000 m3/ngày. Tuy nhiên, khả năng cung cấp nước cho Cần Giờ hiện đã vượt xa nhu cầu, khoảng 5.000 m3/ngày của Công ty Đặng Đoàn Nguyễn và 40.000 m3/ngày của Sawaco.

Ông Kỷ còn cho biết giá nước từ nguồn nhà máy của Công ty Đặng Đoàn Nguyễn hiện nay là khoảng 18.500 đồng/m3 và đang trình UBND thành phố tăng lên từ 30.700 đồng đến 36.000 đồng/m3.

Do vậy, đại diện các sở ngành, huyện Cần Giờ thống nhất kết thúc hoạt động nhà máy nước Đặng Đoàn Nguyễn bằng cách thành phố mua lại nhà máy này



Rõ ràng là giá thành lọc nước không đơn giản, nhất là hiện nay nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm nặng.

Tư nhân đầu tư vào cung cấp nước mà không có cam kết trước thì ngân hàng nào dám cho vay, như đã nói trên cái "chết" của công ty Đặng Đoàn Nguyễn đã gương tày liếp cho chị Liên

2. Công nghệ lọc nước nano, bản chất nó là cái vật liệu lọc có các lỗ nhỏ cỡ phần tỷ mét, tạo nên các màng lọc siêu nhỏ, qua đó hầu hết các loại cặn được lọc tối đa .


2/MÀNG LỌC NANO (0.01 - 0.001 micron)
Màng lọc nano (Nanofiltration – NF) Màng lọc nano có kích thước lỗ rỗng khoảng 0,001μm, hoạt động dưới áp suất thông thường từ 100 – 600 psi; là màng trung gian giữa 2 hình thức lọc màng là RO và UF. Nó có thể lọc được các phân tử muối hoá trị thấp và các chất khoáng ; được ứng dụng trọng lọc cặn các protein, gelatin, công nghệ chế biến nước hoa quả, phân ly chất rắn hoà tan trong dung dịch và sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Màng Nano được sử dụng để tách dòng chất lỏng hoặc các phân tử có trong dòng.Về cơ bản, màng NF không cho hiệu quả cao như màng lọc thẩm thấu ngược màng (R.O), nhưng không tốn nhiều năng lượng như màng R.O, màng Nano có khả năng giữ các phân tử đường , muối kim loại hóa trị II, vi khuẩn, proteins,….


Bể lọc nhanh trọng lực gồm 2 lớp vật liệu lọc có chức năng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn, các chất bẩn để đạt chỉ tiêu độ đục ≤ 0.5 NTU, cho phép kiểm soát và hấp phụ các thành phần hữu cơ; giảm mùi, đảm bảo nước sau lọc đạt đủ các yêu cầu về chất lượng.


Nếu màng RO như nhà máy nước lợ Cần Giờ thì tốt hơn, nhưng giá sẽ cao hơn.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Theo trend thì ta thử bàn về công nghệ nhà máy nước được khè là hiện đại nhất Đông Nam Á thử xem nào ?

1. Địa điểm và tổng mặt bằng


203436baoxaydung_2.jpg


nguồn


gửi mọi người bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy nước

như vậy về cơ bản là trên tổng mặt bằng không có gì đặc biệt cả,

Về địa điểm nếu xét về nguồn nước thì nguồn nước thì Sông Đà (hay hồ Dầu Tiếng - nhà máy nước kênh Đông Củ Chi) đập chết nhà máy nước sông Đuống (hoặc lấy từ sông Đồng Nai hay Sài Gòn ở phía Nam) luôn vì nguồn nước của nó đã được sơ lắng trên chứa rồi. Tuy nhiên, điểm lấy nước dạng hồ mở không được bảo vệ, xung quanh vẫn có canh tác nên có thể bị nhiễm hóa chất BVTV rồi phân gia súc... và cả hoạt động phá hoại như chúng ta đã biết. Ngược lại, nhà máy Đuống có chất lượng nước thô thấp hơn - chủ yếu là phù sa lơ lửng nhiều hơn; nhưng Đuống làm hồ sơ lắng trong khuôn viên và và được bảo vệ nên rủi ro ô nhiễm nguồn nước hoặc bị phá hoại sẽ khó hơn.


2. Công nghệ, nhìn xem nào

QT2_1891.jpg


3995867-53457-1-9ubaba7hxhwrsjy8mmq2.jpg


Nguồn



Dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch Nhà máy đang áp dụng, bao gồm:
  • Bơm nước thô: Thu nước thô từ sông Đuống và bơm tới bể tiếp nhận của Nhà máy (nếu TSS cho phép) hoặc hồ sơ lắng (nếu TSS lớn hơn thiết kế của Nhà máy);
  • Bơm dâng nước sơ lắng: Lắng lượng TSS dư thừa từ nước sông và bơm nước tới bể tiếp nhận của Nhà máy;
  • Bể tiếp nhận: Tiếp nhận nước thô và tạo ra các dòng chảy tầng cho việc xử lý nước;
  • Đo lưu lượng Parshall Flume: Đo dòng chảy để cung cấp dòng chảy tầng để xử lý. Clo hóa sơ bộ nước thô để hạn chế việc phát sinh tảo và oxy hóa ion sắt, mangan, sau đó dùng phèn nhôm để tạo keo;
  • Ổn định hóa học Bổ sung Polimer là chất tạo bông để các bông cặn cực nhỏ kết tụ với nhau và tăng kích thước trong quá trình trộn chậm và kéo dài;
  • Tạo bông - Keo Tụ - Lắng Lamella Loại bỏ các hạt lơ lửng và hạt keo trong nước; Sử dụng các lamella loại ống tổ ong đặt góc nghiêng tối ưu nhất
  • Bể lọc Lọc nước qua tầng cát và than để loại bỏ TSS dư sau lắng và đảm bảo độ tinh khiết sau lắng;
  • Xử lý bùn: Sử dụng Polime để tách nước khỏi bùn lắng, đưa nước qua các bể cô đặc bùn để lắng bùn loãng và tạo ra bùn cô đặc. Sau đó sử dụng thiết bị ly tâm tách bùn và chất lỏng để tạo bánh bùn khô;
  • Châm clo; Bổ sung dung dịch clo cho nước sau lọc để khử trùng và duy trì hàm lượng clo dư cho nước;
  • Lưu trữ và phân phối nước sạch Lưu trữ nước sạch từ Nhà máy nước và bơm nước vào đường ống truyền tải, mạng lưới phân phối theo yêu cầu của khách hàng.
như vậy thì cũng sơ lắng, cũng trộn hóa chất, cũng lắng lamel, cũng lọc cát rồi khử trùng bằng khí clo - chấm hết. Tuy nhiên, Nhà máy nước Sông Đuống hơn được cái là đưa được vào nhiều khâu tự động hóa nên sẽ kiểm soát chất lượng tốt hơn nghĩa là ổn định hơn, không có cái mẹ gì gọi là công nghệ 4.0 hay G7 như bọn lều báo rêu rao




khoe Đuống có trang bị hệ thống xử lý bùn, cụ thể là cô đặc và ép bùn như hình dưới:
3995879-53457-4-gz-fodyf_fqjgcnlnzez.jpg


nhưng thực tế thì vẫn lộ ra sân phơi bùn như hình dưới ====> máy móc thiết bị xử lý bùn kia chỉ để làm màu, bình thường ta cũng cứ sân phơi ta chơi cho rẻ chăng
3995882-53457-5-ssk2tp5os_rxl0uzdqtj.jpg


Khoe công nghệ hiện đại nhất Đông Nam thì phải xem lại là sau khi đoạn lắng lamel chỉ sử dụng vật liệu lọc là than Antharacite , trong lúc các công nghệ bây giờ là dùng lọc MF và UF rồi mới khử trùng. Ai cũng thừa biết là kích thước thì lọc UF nó loại bỏ được chất bẩn (không tan) có kích thước tới 0,01 Micromet trong khi lọc cát hoặc than Anthracite chỉ lọc được đến các hạt có kích thước 1 Micromet - đây chính là lý do khi chúng ta lắp máy lọc RO tại gia thì mấy cái lõi lọc MF 5 Micro mà 1 Micro nó hay bị đen hoặc vàng đấy .... tiện cho mọi người so sánh

3995992-53457-untitled-k_0avvmphlr21cwtdf4p.jpg


Công nghệ uống nước được tại vòi phải là công trình thu -> hồ sơ lắng -> Oxy hóa mạnh (ví dụ Ozone) -> hóa chất keo tụ -> Lắng Lamel -> Lọc MF -> Lọc UF -> Lọc than hoạt tính (dự phòng, bình thường Bypass) -> khử trùng

dẫn đến có quyền nghi ngờ cái hình này quá
3h5a4866-14_44_24_267.jpg



Nguồn
http://www.dangcongsan.vn/thoi-su/ha-noi-khanh-thanh-nha-may-nuoc-sach-lon-nhat-mien-bac-501373.html

Nhưng nói đi nói lại, nếu uống được tại vòi thì chắc không có cái giá bán buôn 10.246 đồng/m3 .... chắc phải cỡ 30.000/m3 như nhà máy nước lợ của chị ca lẻ Đông Đào
 
  • Like
Reactions: XayDungNganThong

DienNuocCatTuong

Thành viên cơ bản
13/3/19
1
1
Mình không có ý kiến gì về công nghệ của nhà máy nước sông Đuống, mình chỉ làm rõ cho ACE hiểu than Anthracite thực chất là than đá, than cám ... giá còn rẻ hơn cát thạch anh, do có cấu trúc rỗng nên thường được sử dụng để lọc nước giếng, nước phèn, và đặc biệt được ứng dụng trong trạm xử lý nước sạch với công suất lớn. Sở dĩ than anthracite được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy lọc nước bởi hàm lượng carbon trong than rất cao nên than có khả năng chịu được hóa chất và ổn định trong môi trường axit và bazơ.
than-antraxit-la-gi-1.jpg


Gần như lõi lọc giếng khoan nào cũng phải sử dụng

than-antraxit-la-gi-2.jpg


Nôm na là than cám chọn lọc, ra Quảng Ninh sàng loại than theo ý mình, hạt than hình que chứ không phải hình cầu, độ lỗ hổng rất lớn, lọc nhanh thì đầu vào đầu ra như nhau nên phải khống chế tốc độ lọc. Dùng than này sau vài lần sục rửa nó kém hiệu quả hơn cát vì không dùng dòng nước rửa mạnh được, nó trôi hết, dùng khí và nước cũng không hiệu quả vì bùn bám vào khe kẽ khó tẩy ra được, thổi mạnh quá thì vỡ hạt.

tham khảo thêm từ đây


 
  • Like
Reactions: XayDungNganThong
ACE nào cần trao đổi về công nghệ lọc nước có thể liên hệ với chúng tôi, đôi khi đơn giản chỉ là như thế này thôi

b36a316efa1f11554876b4fd16854fe3_w508.jpg


Ví dụ cho một nhà máy nước công suất 20.000m3/ ngày đêm
  • Diện tích chân máy: 8m x 10m
  • Tổng giá thiết bị 2.000.000 USD
  • >Khấu hao mỗi năm: 175.000 USD (20 năm, 6%)
  • Chi phí vận hành 125.000 USD
  • Tổng chi phí hàng năm: 300.000 USD
  • Chi phí cho mỗi m3 nước siêu sạch sẽ là 300.000 USD/ (20.000m3/ngày x 365 ngày)
Như vậy, chỉ tốn 0.04 USD (740 VND) cho mỗi m3 nước
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Có thể tham khảo thêm

 
ACE nào hào hứng ủng hộ người trẻ khởi nghiệp nè - Công nghệ lọc nước siêu hấp thụ (CDI) xử lý nước đa ô nhiễm, nhiễm mặn cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

Mô tả
Công nghệ lọc nước siêu hấp thu:
- Nước an toàn:
+ Lọc sạch chất lơ lửng (> 1 µm)
+ Hấp thu tốt các chất độc (100%): thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng, chất oxi hóa gây ung thư …
+ Trung tính hóa pH
+ Loại 100% vi khuẩn
- Lưu giữ hơn 50% các dưỡng chất cần thiết: Na, K, Li và 1 phần Ca, Mg, Fe, Si, P …
- Vị ngon


c01.PNG

c02.PNG


Các điểm nổi bật:

c03.PNG

So sánh với công nghệ RO

c04.PNG


So sánh chi phí
c05.PNG


Đã đăng ký sáng chế và kiểm định:

c06.PNG


Thiết kế lắp đặt: lọc nước máy cho sinh hoạt và uống trực tiếp

c07.PNG



Các ứng dụng công nghệ CDI ở Việt Nam
1.Sản xuất lõi lọc nước công nghệ CDI (lõi CDI) thay thế lõi lọc RO
a)Hiện nay các sản phẩm máy lọc nước uống trên thị trường như Sunhouse, Karofi, Kangaroo,… đang sử dụng lõi lọc bằng công nghệ RO (lõi RO)

b)Các lõi lọc RO có một số mặt hạn chế: Một là lãng phí nước, với lượng nước thải trên 50%, có khi lên tới 70%; thứ hai là công nghệ lọc này cùng với lọc chất độc thì cũng lọc hết các khoáng chất có lợi trong nước như Na, K, Mg, Fe,…và thứ ba là máy lọc nước sử dụng lõi RO đang sử dụng rất nhiều lõi lọc gây sự bất tiện trong sử dụng và ảnh hưởng tới môi trường vì thải loại nhiều lõi lọc (sau khi hết hạn) ra môi trường.

c)Những hạn chế của lõi lọc RO trong các máy lọc nước uống được khắc phục một cách hiệu quả bởi các lõi lọc CDI, do đó công nghệ CDI có tiềm năng rất lớn để thay thế công nghệ RO trong các máy lọc nước uống gia đình. Lõi lọc CDI thay thế lõi RO sẽ giúp cho các máy lọc nước lọc chất độc, giữ khoáng chất tự nhiên có lợi trong nước, tiết kiệm nước và tiện lợi khi sử dụng

2.Sản xuất máy lọc nước đầu nguồn cho gia đình và các tòa nhà
a)Nước trong gia đình hay trong các tòa nhà nếu không được lọc từ đầu nguồn thì sẽ còn một lượng lớn Clo ( (chất độc trong nước dùng để diệt khuẩn), các chất hòa tan có hại cho sức khỏe như Chì, Asen, Cadimi... (chất độc), các vi khuẩn (gây hại), ngoài ra nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, các dung môi công nghiệp ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người.

b)Tác hại của các thành phần có trong nước kể trên là: Thứ nhất, nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn uống trực tiếp và do tiếp xúc với da khi tắm rửa; thứ hai, các chất trong nước dễ làm cho thiết bị và vật dụng trong nhà tiếp xúc với nước dễ hư hỏng và thứ ba là Clo dư trong nước làm cho nước uống và thức ăn mất vị ngon, món ăn mất đi màu sắc bắt mắt .

c)Sử dụng công nghệ CDI để sản xuất ra các thiết bị lọc nước đầu nguồn dùng cho căn hộ hay tòa nhà giúp tạo ra nước sạch, an toàn, có tác dụng tốt cho da và tóc khỏe, đẹp hơn; kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị vật dụng gia đình, tạo ra các món ăn ngon hơn và sự tiện lợi khi sử dụng nước.

d)Công nghệ CDI chứng minh được tiềm năng to lớn trong lĩnh vực lọc nước cho căn hộ, cho tòa nhà, cho khách sạn, cho trường học và bệnh viện v.v.

3.Xử lý nước nhiễm mặn
a)Việt Nam có một bờ biển trải dài hàng ngàn km, cùng với đó là sự xâm nhập mặn dọc theo vùng duyên hải đặc biệt là ở Miền Tây Nam bộ

b)Nước nhiễm mặn có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Ngoài ra nước nhiễm mặn còn ăn mòn làm cho thiết bị và vật dụng gia đình tiếp xúc với nước dễ hư hỏng.

c)Công nghệ lọc nước CDI ở Vietdream có thể lọc nước nhiếm mặn với nồng độ lên tới 3000 PPM, và tỉ lệ thu hồi nước ngọt lên tới 90%

d)Công nghệ lọc nước CDI ở Vietdream có thể tạo ra các sản phẩm lọc nước lợ cho gia đình hoặc ứng dụng triển khai các hệ thống lọc nước lợ công suất lớn tích hợp vào các nhà máy nước để sử dụng khi nước bị nhiếm mặn.

4.Thực hiện các dự án nước xã hội
a)Công nghệ lọc nước CDI Vietdream với các ưu điểm nổi trội và giá thành thấp có thể ứng dụng cho các dự án nước xã hội như tạo ra các Kios nước miễn phí tại các khu vực công cộng đông người qua lại hoặc tạo ra các Kios bán nước vỉa hè với giá rẻ cho những người thu nhập thấp, khách vãng lai đi đường


  • HÌNH THỨC HỢP TÁC

(Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)
Tìm nhà hợp tác đầu tư để phát triển công nghệ và tìm khách hàng

Liên hệ: Đỗ Hữu Quyết
Địa chỉ: 14 Đường Lò Lu, Trường Thạnh, Quận 9, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0987479117
Email: quyetdohuu@yahoo.com
Tên đơn vị: Công Ty TNHH Công Nghệ Vietdream

Đọc thêm thông tin

 

DuyVuDT

Thành viên cơ bản
Có giải pháp nào cho hạn mặn miền Tây không ACE ? Đồng trơ trọi, khô khốc cây héo hon, dân thì thiếu nước ngọt. Ở đây đồng bào mình phải chạy cơm từng bữa đã khổ rồi thêm phải chạy nước từng giờ còn khổ hơn nữa.
 
Có giải pháp nào cho hạn mặn miền Tây không ACE ? Đồng trơ trọi, khô khốc cây héo hon, dân thì thiếu nước ngọt. Ở đây đồng bào mình phải chạy cơm từng bữa đã khổ rồi thêm phải chạy nước từng giờ còn khổ hơn nữa.
Hãy tìm đến các chuyên gia, đừng theo ăn theo phong trào từ thiện trên Facebook mà gây thảm họa cho bà con. Tiền mua thiết bị đúng chuẩn thì tốt nhất đem cho bà con mua nước về sử dụng.

Nếu có thật nhiều tiền thì tìm một cơ sở đang kinh doanh sản xuất nước, đề nghị góp vốn đầu tư một hệ thống đúng nghĩa, sử dụng lâu dài, có người bảo dưỡng, chứ hóng hớt theo mấy tay quảng cáo phét lác dùng lọc RO cho nước thường thì chỉ chịu được độ mặn dưới 5g/l và chịu được 1-2 tháng, gặp độ mặn như báo đài đưa tin hiện nay thì chịu được 2 tuần là may.

Bạn mình làm bên ngành lọc nước nói thẳng rằng 99,99% nhà sáng chế đang nổi lềnh bềnh trên media về vụ lọc mặn này còn chưa biết cách chọn bơm phù hợp với màng lọc nước biển nhưng vẫn rất tự tin "dựng" máy bán cho nhân dân, chưa nói đến vật liệu và thiết bị chịu được mặn, ngay cả cách chống nghẹt màng lọc cũng chưa biết làm như thế nào thì bà con sử dụng được 1 tuần là quăng máy.

Cũng lưu ý là trường hợp bất khả kháng và có nhiều tiền thì có thể dùng máy lọc nước biển, nhưng chỉ cần lọc muối là đủ để sử dụng, đừng nghe bọn lừa đảo phải kèm thêm máy này máy nọ vì rất đơn giản là muối hoà tan mà nó còn lọc được thì còn thứ gì có hại cho cơ thể nữa.

Cũng xin lưu ý lần nữa là các nhà máy lọc nước mặn trên thế giới hầu hết nước ngọt là sản phẩm phụ, chứ không phải là sản phẩm chính.
 
  • Like
Reactions: MoLang

MoLang

Chiềng làng chiềng nước
Thành viên BQT
20/4/13
144
37
Cảm ơn ThemKy, đã mượn nội dung của ThemKy để đăng lên Facebook ... giàu như đại gia Dũng Lò Vôi cũng đang làm từ thiện bằng cách chở nước ngọt nơi khác về cấp cho bà con, mấy tay ẩm ương cứ ào ào làm từ thiện nhưng không hiểu cứ đi làm từ thiện như thiêu thân, trang bị máy cho bà con nhưng có biết giá thành lọc nước đắt hơn cả mua nước nơi khác về. Chưa nói sản phẩm sau lọc nếu không biết xử lý còn gây hại cho môi trường
 

linhdannguyen

Thành viên cơ bản
6/11/14
34
8
Nước ngọt cho Trường Sa, cho nhà giàn … đều chủ yếu dựa vào nguồn vận chuyển từ đất liền ra.

Phiếm tí cho vui, khi cần nước ngọt người đi biển họ có phương pháp tạo nước ngọt để uống rất đơn giản ... dùng ánh nắng mặt trời để nước bay hơi đọng vào màng nilon hoặc kính

Còn về hệ thống lọc nước thì hãy kết nối các đơn vị đủ tiềm lực tại địa phươn để lắp đặt và vận hành

nuocman01.jpg


nuocman02.jpg


nuocman03.jpg
 
Việc làm thiện nguyện tốt nhất hiện nay là góp tiền để



ACE nào nếu có nhu cầu thiện nguyện một hệ thống chuyên nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi, sẵn sàng đồng hành cùng mọi người.

LeNguyenCo cũng trăn trở vụ này nhiều năm rồi, cũng đã được kết nối với nhiều đoàn từ thiện, nhưng hầu hết đều bế tắc đi vào ngõ cụt không đi cùng nhau được, do hầu hết đều muốn ngon bổ rẻ để có thể trang bị được nhiều nơi, tuy nhiên phải nói thật là rất khó. Mọi người thấy trên truyền thông đại gia Dũng Lò Vôi tuy sở hữu một công ty xử lý nước, nhưng vẫn phải mua nước ngọt cho bà con.

Bản chất thì giải pháp công nghệ thì không có gì, nhưng cần phải có nhiều tiền:
- Phải có địa điểm cố định tại địa phương, phải có nguồn nhân lực ổn định và đủ năng lực vận hành hệ thống lâu dài. Đặc biệt cần có giải pháp tránh xung đột lợi ích với các đơn vị cấp nước tại địa phương.
- Phải tài trợ một quỹ tiền mặt để phục vụ duy tu bảo dưỡng hệ thống đợi mùa hạn các năm sau
 

KhacThanhLe

Thành viên cơ bản
Có bài viết khá hay xin chia sẻ

https://www.facebook.com/le.a.tuan.969/

Nhiều bạn hỏi tôi cách làm thiết bị chưng cất nước mặn thành nước ngọt ở quy mô gia đình từ 3-4 người, rẻ tiền, không dùng điện hay than củi, dễ quản lý và vận hành.

Tôi xin giới thiệu một kiểu chưng cất nước mặn (hình vẽ) dùng ánh sáng mặt trời tự nhiên tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến không khí nóng lên trong lồng kính, nước mặn bốc hơi, để lại muối và và các tạp chất hoà tan. Hơi nước ngưng tụ trên thành kính và gom lại đưa ra ngoài. Với các thiết bị này, khi đặt giữa trời vào mùa khô, từ tháng 2 - tháng 4, mỗi ngày có thể chưng cất được cỡ 8 - 10 lít nước hoàn toàn sạch.

Kiểu này đã thử nghiệm ở Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng năm 2011. Cạnh mỗi bề hộp hình vuông là 1,5 m, kính đặt nghiêng hình bánh ú. Mái nghiêng của kính từ 30 - 45 độ. Đáy bằng bê-tông hay kim loại. Giá thiết bị khoảng 6,6 triệu đồng.

Nên nhớ: không có thiết bị nào là tối hảo, như vừa ra nhiều sản phẩm nhất, vừa rẻ nhất, vừa đơn giản nhất và bền chắc nhất. Được trong thời điểm này nhưng có thể không đạt ở thời điểm khác.



90350228_10159072463044179_4443913897082093568_n.jpg


FB_IMG_1584589322741.jpg


89910680_10159072472439179_5491842121524576256_o.jpg


89496964_10159072472544179_3524589659340406784_o.jpg


89931969_10159072472499179_8960626776866816000_o.jpg



Từ bài viết trên, chỉ cần thêm thiết bị lọc đơn giản là có thể có nước dùng cho ăn uống.
 
  • Like
Reactions: NhungBui