Nghị định 100/2019 làm đảo lộn các hình thức giao tiếp truyền thống của những người làm nghề xây dựng và bất động sản

Luật số 44/2019/QH14 Phòng, chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông,

.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.


.
Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

.
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.

3. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã dược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:
a) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;
b) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.

Bồi tiếp cái Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lại căn cứ và Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Luật Giao thông đường bộ 2008 (đã sửa đổi theo điều khoản 1 điều 35 nói trên) thực sự là cú sốc từ xe đạp, xe máy, ô tô gì - cứ điều khiển là cấm uống rượu - nếu uống có mức phạt rất cao kèm theo tước quyền tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

.
Đối với người điều khiển xe đạp:
Phạt tiền 80.000-100.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở.
Phạt tiền 200.000-300.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 400.000-600.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Đối với xe máy:
Phạt tiền 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46/2016/NĐ-CP chưa quy định).
Phạt tiền 4-5 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Phạt tiền 3-5 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Đối với ôtô:
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

Như vậy thì thông thường với người khỏe mạnh có cơ chế chuyển hóa bình thường, cần 1 tiếng đồng hồ để gan dung nạp và chuyển háo hết 1 đơn vị cồn tương đương 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5% hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Sau đó, cơ thể cần thêm 1-2 tiếng nữa để chuyển hóa hoàn toàn 1 đơn vị cồn. Do vậy, nếu một người khỏa mạnh uống 1 lon bia 330ml hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40% thì cơ thể cần trung bình 2-3 tiếng để chuyển hóa hoàn toàn nồng độ cồn và mới có thể lái xe, đồng nghĩa nhập môi là hết quyền lái xe.

Các loại hình từ ma chay, cưới xin, đồng đội, đồng hương, đồng niên, tổng kết quý, tổng kết cuối năm ... thì có thể rủ vợ hay bạn gái đi cùng để chở về, hoặc ít nhất cũng chủ động đi Grab hay xe ôm tới tham dự. Tuy nhiên trong các hoạt động giao lưu bất chợt khác, xem như bó tay.
 
Tuy nhiên trong các hoạt động giao lưu bất chợt khác, xem như bó tay.
Như vậy giờ chỉ đến nhậu những quán nào sẽ bố trí nhân viên hoặc các tài xế xe ôm công nghệ đưa khách đã sử dụng rượu, bia về tận nhà hay kết nối ... tóm lại là phải có bãi giữ xe cho khách.

Tuy nhiên các chủ quán không thể đưa xe máy hoặc phương tiện về cùng được, khi khách xỉn quắc cần câu rồi, chủ quán cũng không dám phó thác nguyên xe và người đang say mềm cho một chú lái xe công nghệ ất ở nào đó thì mai ra bờ sông nhận người về nhé, có chuyện chủ quán cũng liên quan. Nếu là nhân viên (tài xế) của quán cũng siêu khó luôn, vì khách đã sử dụng rượu bia cũng khá phức tạp, đặc biệt khi khách đi ô tô mà quán bố trí tài xế đưa khách về, nếu xảy ra sự cố va quẹt hay mất tài sản thì rất dễ xảy ra xích mích hay hơn thế nữa.

Trước đây hình như cũng đã có dịch vụ tài xế đưa người say và phương tiện về nhà, nhưng thất bại vì tài xế lái xe bị va quẹt và khách kêu mất đồ , đây là một trong những lí do mà dịch vụ này thất bại sẽ thất bại tại Việt Nam, rất khó giải được bài toán này vì tài xế Việt Nam thì cô hồn các đảng chiếm tỉ lệ hơi nhiều, không thể nào kiểm soát được.
 
  • Like
Reactions: KienTranRealtor
Quán nhậu làm thêm phòng để khách ngủ lại và giữ xe thì khả thi hơn là bố trí lái xe đưa khách cùng với phương tiện.Hiên có một số App đang hoạt động lĩnh vực này, nhưng chắc chắn là thất bại, vì bố con thằng nào dám giao sinh mạng mình cho mấy cái App

Điển hình đầu tiên là App BUTL


Truy cập web “BẠN UỐNG TÔI LÁI” thấy treo TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 2017 là biết sắp ngủm

Còn cái CÔNG TY TNHH TÀI XẾ CỦA BẠN có cái App TXCB - TÀI XẾ CỦA BẠN là huơ lạ hoắc, bố con thằng nào dám giao.

Đúng là mấy tay IT lập trình mấy cái Apps này bị Hoang Tưởng Công Nghệ - không quỹ đầu tư nào đưa tiền để đốt đâu. Chỉ cần có cơ hội 3 ăn 7 thua thì Grab hay GoViet bay vào đốt tiền rồi. Nhớ không nhầm thì Uber trước đã làm nhưng rồi chạy mất dép, Grab không ngu đến mức đâm đầu vào.

Làm mấy cái này thì phải tổ chức đội ngũ tài xế rồi rải card visit như mất lò massage - nhưng cũng chỉ là đốt tiền thôi - không thể thành công được - vì không thể vận hành được.
 
Thế này căng quá, Tết này về quê không uống thì bị chê trách, uống thì phập phồng quá, dưới quê lấy đầu ra tài xế công nghệ, và tết nhất thì xe ôm cũng không ai chạy , chẳng lẽ


Chắc phải đi bộ để nhậu thôi, chứ biết mình uống rượu bia có người giả vờ đụng để ăn vạ, đòi nhiêu tiền cũng phải đưa
 
  • Wow
Reactions: KienTranRealtor
Ở Thủ Đô, Sài Gòn quán nhậu vắng như chùa Bà Đanh, ở quê cũng vậy mọi người ơi - các quán ăn nhậu chắc phải đóng cửa bớt thôi, không biết thu ngân sách có giảm không, vì dạo này ngành ăn uống cá kiếm khá

5. Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động, nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm. Hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (năm 2018 tăng 8,4%), trong đó quý IV/2019 ước tính đạt 1.287,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với quý trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7% so với năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5%.

 

QuangCaoDaiPhat

Thành viên cơ bản
Đang hy vọng vào Dịch vụ lái xe hộ những người “trúng lời nguyền” say xỉn chớm nở tại Việt Nam, liệu có trở thành ngành công nghiệp tỷ USD như Hàn Quốc, Trung Quốc? thì bên dưới bài báo

Như trong bất kỳ ngành công nghiệp phát triển nhanh khác, lỗ hổng trong mô hình kinh doanh là không thể tránh khỏi, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của khách hàng.

Tại Trung Quốc đã từng xuất hiện xu hướng một số tài xế đã đăng ký cho phép người khác sử dụng giấy phép của họ. Và nếu bạn rời khỏi quán bar, nhà hàng trong tình trạng say xỉn rồi giao chiếc xe của mình cho một người có hồ sơ, tiền án tội phạm, không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra.
itd_3d_ani_w100_smiles_024.gif
 
  • Wow
Reactions: KienTranRealtor
Hóa đơn ăn nhậu sẽ giảm, sẽ không còn chuyện thôi ăn em mình đi làm vài ngụm giải khát nữa. Trước đây "ăn nhậu" trở thành văn hóa giao tiếp, đi đâu cũng thấy ăn nhậu, từ thành thị đến thôn quê, từ thanh niên cho đến người già, từ nghèo cho đến giàu, từ vỉa hè cho đến các khu vui chơi giải trí cũng có hò hét "Dzô! Dzô! Dzô!".

Trước đây bia bọt như chiếc cầu nối trong quan hệ kinh doanh, rất nhiều người phải tham gia vào chuyện ăn nhậu cũng vì tính cộng đồng, tạo mối quan hệ, xã giao. Không biết nhậu rất khó để có bạn, có công việc tốt, kinh doanh thuận chèo mát mái. Chuyện gì cũng đều phải dính dáng đến bia rượu. Sau các cuộc họp hay gặp mặt, luôn là tổ chức một bữa tiệc thân mật với bia rượu tràn trề. Muốn có các giao dịch trót lọt thì phải biết uống bia để làm vui lòng đối tác, nhân viên làm nghề xây dựng và bất động sản không biết ăn nhậu sẽ là một điều tệ hại.

Không phủ nhận tầm quan trọng của men rượu, nó làm người ta phấn khích và gần gũi nhau hơn, nhưng văn hóa "ăn nhậu" ngày càng thái quá, hở cứ ép "nhấp môi" thôi một chút rượu bia trong bữa tiệc, thứ văn hóa ấy phải thay đổi, nên đến lúc ăn nhậu vẫn ăn nhậu, nhưng tiết chế chỉ dành khi cần thiết và thân thiết. Việc xử phạt mạnh hành vi uống rượu bia và tham gia giao thông là cú hích đầu tiên để thay đổi "văn hóa nhậu". Giao dịch công việc với nhau không còn lấy khả năng "ăn nhậu" làm thước đo nữa.
 
Không nhiều quốc gia trên thế giới có cách giải quyết mọi chuyện đơn giản và ôn hòa như người Việt mình: đi ăn và uống. Rất đơn giản. Nó đã thành nét văn hóa bởi vì nhậu đã trở thành một thứ quen thuộc đối với mỗi người dân Việt. Vợ biết cuối tuần chồng về trễ là vì đi nhậu cùng công ty. Con gái biết ba thứ 6 về muộn là sẽ mang ra ly nước chanh để cha giải rượu. Thằng bạn cuối tuần gọi hỏi “Mày đang làm gì” là biết chắc rằng 110% là rủ đi nhậu.

Nên khó thay đổi lắm, đàn ông mà không có bia rượu thì rất ít có quan hệ tốt, nhậu đã thành nét văn hóa của người Việt như "miếng trầu làm đầu câu chuyện" là chuyện luôn phải có và luôn là thủ tục nghiễm nhiên. Chỉ dẹp bỏ được thành phần nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả thôi.
 
  • Haha
Reactions: VanRealtor
Tùy thôi, những người lâu lâu mới ăn nhậu thì phản ứng ầm ĩ, những người ăn nhậu thường xuyên vẫn lặng lẽ ráp kèo. Các quán ăn nhà hàng lớn khách vẫn đông bình thường.

Ở Hàn ở Nhật vẫn ăn nhậu xả cửa thôi mà, sau giờ làm việc họ bù khú kéo đến 2-3 tăng là bình thường, nhưng ai xác định nhậu mà nếu lái xe là mướn tài xế, chi phí thuê tầm 300-500k chỉ bằng 1/4 ngày lương của nhân viên tập sự bên đó, còn đứa ai dùng phương tiện công cộng (tàu điện ngầm hoạt động tận nửa đêm) thì có vài chục ngàn, không đáng để tính toán.

Vấn đề ở Việt Nam chỉ là phương tiện đi lại thôi, nếu không thì xác định chỗ ngủ, rồi cũng quen thôi, nên hãy xác định rằng dân xây dựng và bất động sản không biết ăn nhậu thì đừng theo nghề, kiếm nghề khác mà làm.