Những công nghệ xử lý nước thải phổ biến và tiên tiến hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, các cơ quan quản lý ngày càng vào cuộc siết chặt. Chính vì lý do đó việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải là một phương pháp tối ưu và cấp bách. Qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng và triển khai đại trà xulynuocthai liệt kê một số công nghệ xử lý nước thải hiện đại như sau:

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

cong-nghe-xu-ly-mbbr.jpg


Bể MBBR​

Giá thể sinh học dính bám lơ lửng. Được hiểu là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh với các giá thể dính bám lơ lửng. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp với các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Trên bề mặt các giá thể các vi sinh vật bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Tại lớp gần ngoài cùng thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải.

Lớp bùn ngoài cùng là chủng vi sinh vật hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Khi sử dụng công nghệ xử lý MBBR sẽ làm tăng hiệu quả xử lý BOD, COD gấp 1.5 – 2 lần sao với bể sinh học hiếu khí bình thường. Đặc biệt là khả năng xử lý Nito cao – điều mà các bể sinh học hiếu khí thông thường không có được.

Tuy công nghệ MBBR đem lại hiệu quả xử lý rất cao nhưng trong thực tế các công ty Môi trường thường sử dụng các loại giá thể kém chất lượng, không đem lại hiệu quả như mong đợi mà lại đẩy giá thành xây dựng hệ thống xử lý nên cao. Các loại giá thể kém chất lượng trên thị trường hiện nay là:

gia-the-K3-300x242.png

Giá thể vi sinh K3

gia-the-vi-sinh--300x177.png


Giá thể vi sinh vỏ trứng​

Ưu điểm công nghệ xử lý MBBR
  • Diện tích công trình nhỏ.
  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
  • Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác.
  • Quá trình vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lủng , vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
  • Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng : diện tích xây dựng MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và nước thải công nghiệp.
  • Dễ dàng vận hành.
  • Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao , do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.

Công nghệ xử lý AAO (Thường được gọi là công nghệ A2O)

cong-nghe-xu-ly-aao.jpg

Được phát triển vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Công nghệ xử lý AAO ngày càng được hoàn thiện về kỹ thuật và quy trình công nghệ. Ngày càng nhiều các công trình xử lý ứng dụng công nghệ AAO để xử lý các loại nước thải khác nhau bao gồm:
  • Xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Xử lý nước thải thủy sản.
  • Xử lý nước thải bệnh viện.
  • Xử lý nước thải thực phẩm.
Công nghệ xử lý nước thải AAO được ứng dụng cho các loại nước thải có tỷ lệ BOD/COD > 0.5, hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Công nghệ AAO có khả năng xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nito, photpho) cao. Với đặc điểm vận hành ổn định, dễ dàng công nghệ AAO hứa hẹn là một công nghệ xử lý nước thải ưu việt cho Việt Nam hiện nay. Tham khảo thêm các bài nghiên cứu khoa học về công nghệ AAO:

Công nghệ xử lý AAO có một nhược điểm là quá trình khởi động hệ thống rất lâu do bể sinh học kỵ khí cần thời gian khởi động lâu. Để biết thêm về vi sinh kỵ khí

Ưu điểm công nghệ xử AAO:
  • Chi phí vận hành thấp, trình độ tự động hóa cao.
  • Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm.
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất ta có thể nối, lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom-test-mau-nuoc-thai.png
Đây là một công nghệ xử lý đơn giản được ứng dụng hầu hết đối với các loại nước thải công nghiệp và nước thải có độ màu cao hiện nay bao gồm nước thải dệt nhuộm và nước thải mực in.

Sở dĩ xulynuocthai đưa công nghệ xử lý trên là một trong 4 công nghệ xử lý tiên tiến nhất (mặc dù đã hình thành lâu) bởi vì khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ này. Mặc dù vấn đề cần phải xử lý hóa lý trước sinh học (trừ xử lý bậc cao) nhưng có rất nhiều hệ thống xử slý nước thải đã xây dựng vẫn sử dụng quá trình sử lý sinh học trước hóa lý. Nguyên nhân là do có nhiều công ty chưa có kinh ngiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải áp dụng không đúng quá trình xử lý trên nên hiệu quả xử lý thấp. Để xác định được loại hóa chất phù hợp với loại nước thải nào đó thì cần phải test thử mẫu trước khi ứng dụng vào thực tế.


Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR

Công nghệ MBR: Membrane Bio-Reactor: được hiểu là bể lọc màng sinh học. Là sự phát triển vượt bậc của các nhà khoa học nghiên cứu về màng lọc trong thế kỷ XXI. Công nghệ trên sử dụng 1 màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường nhưng bể lọc màng MBR không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng. Quá trình loại bỏ bùn vi sinh khỏi nước được thực hiện bằng màng lọc. Màng lọc với kích thước rất nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh, cặn lơ lửng và các vi sinh vât gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR ngày càng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý nước thải. Tuy nhiên do giá thành màng lọc khá cao dẫn tới sự hạn chế của công nghệ trên đối với các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn. Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR ngày càng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý nước thải. Tuy nhiên do giá thành màng lọc khá cao dẫn tới sự hạn chế của công nghệ trên đối với các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR:
  • Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải
  • Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh loại bỏ tất cả vi sinh vật có kích thước cực nhỏ như: Coliform, E-Coli
  • Kích thước của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR nhỏ hơn công nghệ truyền thống
  • Hệ thống xử lý nước thải tăng hiệu quả sinh học 10 – 30%
  • Thời gian lưu nước của hệ thống xử lý nước thải ngắn
  • Thời gian lưu bùn trong hệ thống xử lý nước thải dài\
  • Bùn hoạt tính tăng 2 đến 3 lần trong hệ thống xử lý nước bằng màng MBR
  • Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử lý nước thải
  • Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống

Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR ( Sequencing batch reactor ) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, Được giới thiệu là Giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao

Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-sbr.jpg


Quy trình của bể SBR​

Các ưu điểm của quy trình xử lý của công nghệ SBR:
  • Kết cấu đơn giản và bền hơn.
  • Hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người.
  • Thiết kế chắc chắn.
  • Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.
  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao.
  • Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành.
  • Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao.
  • Ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng.Tính linh động trong quá trình xử lý.
  • Các điều kiện yếm khí trong giai đoạn nạp nước thải và khuấy trộn sẽ giúp thực hiện quá trình khử
  • nitrate và phân giải photpho.
  • Trong giai đoạn sục khí sẽ thực hiện quá trình nitrate hóa và quá trình hấp thụ photpho vào sinh khối.
  • Quá trình xử lý photpho trong bể SBR phụ thuộc nhiều vào lượng chất hữu cơ đầu vào và lượng nitrate
  • có trong bùn được giữ lại từ chu trình làm việc trước đó.
  • Các quá trình nitrate hóa, khử nitrate và xử lý photpho đều có liên quan chặt chẽ đến tải lượng hữu cơ
  • thấp đối với hệ thống SBR.
  • Nếu hàm lượng chất hữu cơ đầu vào tương đối ổn định, thì tải lượng hữu cơ sẽ phụ thuộc lớn vào hàm lượng bùn trong bể phản ứng.
Trên đây là một số công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay, rất mong được thảo luận với mọi người. Quý công ty nào có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến nhất với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với chúng tôi.
 
  • Like
Reactions: ngonhubu
Đánh dấu phát
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT sinh hoạt chuẩn A - MBRX
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT sinh hoạt SmartB
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT chăn nuôi
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT dệt nhuộm
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT nuôi trồng thủy sản
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT tinh bột
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT nhiễm xăng dầu
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT công nghiệp hữu cơ BioPM
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT ngành công nghiệp khác
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT bằng màng vi sinh MBR
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT bia
  • arr_project.png
    Bùn hoạt tính (CAS)
  • arr_project.png
    Giá thể di động (MBBR)
  • arr_project.png
    Kỵ khí - Thiếu khí - Hiếu khí (AAO)
  • arr_project.png
    Xử lý theo mẻ (SBR)
  • arr_project.png
    Phương pháp xử lý cơ-hóa học
  • arr_project.png
    Hệ thống XLNT ngành giấy
  • arr_project.png
    Hệ thống xử lý nước thải lò mổ
 
  • Haha
Reactions: henhoxaydung
Ý anh ngonhubu nói xulynuocthai vi phạm bản quyền ?

Công nghệ xử lý nước thải MBBR thì nội dung tương tự Giá thể di động (MBBR)



Công nghệ xử lý AAO
thì tương tự nội dung Kỵ khí - Thiếu khí - Hiếu khí (AAO)


Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR thì nội dung tương tự Xử lý theo mẻ (SBR)


Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR tương tự nội dung Hệ thống XLNT bằng màng vi sinh MBR


Còn cái Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học thì tán loạn chưởng

itd_3d_ani_w100_smiles_007.gif
 
  • Haha
Reactions: ngonhubu
Có các trùm xử lý nước thải ở đây, giải ngố giúp 2 cái công nghệ hao tổn giấy bút thời gian vừa qua: Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật BảnCông nghệ Redoxy-3C thì bản chất được xếp vào mâm nào nhỉ ?


Rồi cũng phải dùng đến giải pháp công trình


Kế hoạch gần đây nhất được thực hiện giữa tháng 5/2019 với dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên một đoạn sông khoảng 300 m. Sau gần 6 tháng, đơn vị tổ chức thí điểm công bố đạt được sáu mục tiêu: xử lý mùi hôi thối; phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông; bảo tồn hệ sinh thái... Nhưng lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng việc thí điểm chưa thành công.
 
Có ACE nào am hiểu vụ lùm xùm này không ?


Thắng thầu bằng công nghệ sinh học, trúng thầu đổi sang công nghệ MBBR

Gói thầu XL-02 được Ban Quản lý đầu tư dự án Vệ sinh môi trường TPHCM phê duyệt. Đây là kết quả lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2019 với đơn vị trúng thầu là liên danh Acciona Agua S.A.U (Tây Ban Nha) và Vinci Construction Grands projects (Pháp). Khi đó, đơn vị trúng thầu đề xuất công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) cho nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Tuy nhiên, đến nay những tranh cãi trong công tác đấu thầu vẫn chưa dứt. Bởi khi nộp hồ sơ xét thầu, liên danh Acciona - Vinci đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để vượt qua vòng sơ tuyển. Nhưng trong quá trình dự thầu, liên danh này lại đề xuất thay đổi sang công nghệ xử lý nước thải MBBR.

Theo liên danh nhà thầu SUEZ - POSCO (đơn vị bỏ thầu giá 215 triệu USD), việc TPHCM chọn công nghệ MBBR là không phù hợp với điều kiện khí hậu và nước thải đối với việc xử lý nước thải tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Công nghệ này cũng chưa được áp dụng trên thế giới đối với những nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn hơn hoặc bằng 240.000 m3/ngày đêm như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Việc TP cho phép bổ sung công nghệ MBBR để cho nhà thầu Acciona - Vinci trúng thầu với lựa chọn công nghệ này là không đúng nguyên tắc mời thầu.

"Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng điều đáng lo ngại nhất của dự án này là việc lựa chọn công nghệ xử lý bùn. Trong hồ sơ mời thầu tháng 6/2017 (phần 1, mục 3 trang 36) chỉ có 3 công nghệ và các biến thể của 3 công nghệ này được chấp nhận gồm: CAS (bùn hoạt tính truyền thống); SBR (phản ứng sinh học theo mẻ); BF (lọc sinh học). Ba công nghệ này được hiểu là đã được thiết kế trước, được đánh giá và chứng minh là khả thi về mặt kỹ thuật. Việc công nghệ MBBR không phù hợp với hồ sơ mời thầu ban đầu mà vẫn được trúng thầu cần phải được xem lại" - đại diện nhà thầu SUEZ – POSCO phản ánh.

Về việc này, Bộ Xây dựng vừa có ý kiến phản hồi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM. Theo đó, Bộ Xây dựng cho biết việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là thuộc thẩm quyền của UBND TP. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lưu ý chủ đầu tư và nhà thầu khi lựa chọn công nghệ áp dụng cho dự án cần tuân thủ luật pháp.


Theo tài liệu mà PV Thanh Niên có được, khi nộp hồ sơ, Acciona - Vinci đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để vượt qua vòng sơ tuyển. Nhưng trong quá trình dự thầu, liên danh này lại đề xuất thay đổi sang công nghệ MBBR. Theo Suez - Posco, việc Acciona - Vinci chọn công nghệ MBBR thay vì công nghệ CAR (bùn hoạt tính truyền thống), SBR (phản ứng sinh học theo mẻ) và BF (lọc sinh học) là không tuân thủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu.




 
Về việc Thắng thầu bằng công nghệ sinh học, trúng thầu đổi sang công nghệ MBBR, không có HSMT trong tay, hóng theo truyền thông sẽ không biết được bản chất của vấn đề, một nửa chiếc bánh mì khác với thông tin chỉ một chiều. Về bản chân công nghệ thì MBBR , Aerotank, MBR ...thì cũng vậy thôi . đều là xử lý sinh học, chỉ khác nhau cách vận hành và thu hồi bùn vi sinh thôi.

Trên bình diện chung ít khi chủ công trình áp đặt công nghệ xử lý lên các nhà thầu mà áp tiêu chí về nước thải, thiết bị , định mức chi phí vận hành ... việc áp đặt kiểu như đo bò làm chuồng chỉ phổ biến với đấu thầu các công trình vốn ngân sách, ví dụ như Tây Ninh yêu cầu có kinh nghiệm về mương thoát nước sinh hoạt lộ thiên, kinh nghiệm về cống/ống thoát nước sinh hoạt ngầm không được chấp thuận, nôm na là chỉ định thầu công khai trên trang đấu thầu muasamcong. Ở đây là vốn WB, phải tuân theo thủ tục mua sắm của WB nên cá nhân HoaUrbanEng cho rằng không có khuất tất.

Các công nghệ MBBR, Aerotank, MBR .. thực tế là na ná nhau, ai có mặt bằng rộng thì oxy hóa chất hữu cơ, ai nhiều tiền mà mặt bằng nhỏ thì chơi giá thể vi sinh .... đều là giảm % ô nhiễm thôi, không có gì đặc biệt cả. Một người am hiểu hiểu công nghệ có thể biến MBBR thành công nghệ khác chỉ thông qua cách vận hành, dĩ nhiên, hiệu suất không bằng nguyên bản ban đầu vì thiết bị chỉ đáp ứng 70% tương thích công nghệ ... đơn giản MBBR là Aerotank được cải tiến, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí. Hay đơn giản hơn ta có thể hiểu bể MBBR= bể AEROTANK bổ sung thêm giá thể vi sinh .

cong-nghe-mbbr.jpg


.... ai có nhu cầu tìm hiểu thì có thể đọc thêm ở đây




hoặc tải sách về nghiên cứu


Với việc bổ sung thêm giá thể, chúng ta đã tăng cường điện tích bề mặt bám dính cho vi sinh (vi sinh sống sẽ bám vào bề mặt của giá thể để hoạt động tăng sinh và phát triển). Do đó, Công nghệ MBBR tiết kiệm được diện tích bể (với cùng một thể tích nước thì lượng vi sinh có được sẽ nhiều hơn so với bể aerotank thông thường) và hiệu quả xử lý cao hơn. Hiện đại thì hại điện, lại phải có phần mềm tính toán giá thể MBBR.

Giá thể vi sinh MBBR có hình dạng tròn, phía trong có cấu tạo giống tổ ong, bề mặt có nhiều nếp nhăn gấp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt. MBBR được viết tắt từ cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, nói một cách dễ hiểu là quá trình xử lý nhân tạo do con người điều khiển trong đó dùng một loại đệm bằng nhựa làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp hài hòa hai trong một của bể sinh học hiếu khí aerotank truyền thống và lọc sinh học dính bám

Gia-the-di-dong-mbbr.jpg
1,281,29.jpg.pagespeed.ce.8P2fmj4rZw.jpg

 
  • Like
Reactions: HoangHaCDC
Công nghệ xử lý nước thải khá là nhạy cảm, ở HCMC có nước thải Suối Nhum quá lình sình về công nghệ





Sau khi ký kết hợp đồng xong, bắt tay triển khai thì lên lấy mẫu nước về test, lên phương án công nghệ, khảo sát mặt bằng cấp cho trạm xong, không đủ quỹ đất thì về chỉnh sửa công nghệ cho đủ chỗ ... và luẩn quẩn đến giờ.

Chưa nói là dự án này còn lùm sùm khá nhiều về tiêu cực phí, nhưng chuyện đó dành cho bên công an, chúng ta chỉ nên bàn về kỹ thuật trên diễn đàn.
 
Việc đọc và tìm hiểu Water and Waste Water Engineering như HoaUrbanEng đề cập thì cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi, việc HCMC chọn công nghệ MBBR có vẻ phiêu lưu,

Về công nghệ, theo liên danh này, nội dung hồ sơ mời thầu tháng 6/2017 (phần 1 mục III trang 36) chỉ có 3 công nghệ được chấp nhận áp dụng cho công trình này gồm: CAS (bùn hoạt tính truyền thống); SBR (phản ứng sinh học theo mẻ); BF (lọc sinh học).

Trong hồ sơ dự thầu liên danh ACCIONA – VINCI đã sử dụng công nghệ MBBR nhưng vẫn được Ban quản lý dự án lựa chọn và giải thích rằng "vì MBBR thuộc nhóm công nghệ CAS nên MBBR là công nghệ được cho phép".

Tuy nhiên, việc tuyên bố này là không chính xác bởi theo các nghiên cứu của các chuyên gia độc lập trên thế giới thì công nghệ MBBR không thuộc nhóm công nghệ CAS. Ngoài ra, so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, công nghệ MBBR là công nghệ không được chấp nhận trong hồ sơ mời thầu.

Công nghệ MBBR không có công thức cụ thể sẵn vì mỗi nhà máy xử lý nước thải, theo công nghệ này phụ thuộc vào vật liệu, điều kiện thời tiết khí hậu, phương tiện được sử dụng. Trong trường hợp khác nếu công nghệ này được chấp nhận thì phải có nhà máy xử lý có công suất tương tự và đã hoạt động trong 3 năm.

Cũng theo phản ánh, thực tế liên danh ACCIONA – VINCI chưa từng xây dựng và quản lý nhà máy tương tự như yêu cầu của hồ sơ là nhà máy có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng 240.000m3/ngày/đêm.

Các nguồn tham chiếu về MBBR hiện tại trên thế giới chỉ có ở Virginia & Rhode Island, Mỹ và đó là các nguồn tham chiếu của VEOLIA. Những nguồn tham chiếu này không đáp ứng được yêu cầu về kích thước tương tự hoặc với tiêu chuẩn xử lý tương tự.

Bên cạnh đó, Liên danh SUEZ – POSCO cho biết thêm hiện có vấn đề về xung đột lợi ích với ACCIONA, một thành viên của liên danh ACCIONA – VINCI. Việc ACCIONA sử dụng công nghệ MBBR của VEOLIA được biết đến rộng rãi trong ngành. OTV, một thành viên của liên danh OTV-Daelim là công ty con của VEOLIA.



Bên cạnh đó, TP.HCM đã phản hồi kiến nghị cho rằng công nghệ MBBR của Liên danh Acciona - Vinci không đạt theo yêu cầu của HSMT, vì không phải là một trong ba công nghệ CAS (bùn hoạt tính truyền thống), SBR (phản ứng sinh học theo mẻ) và BF (lọc sinh học) hoặc là biến thể của một trong ba công nghệ vừa nêu. Theo đó, sau khi tham vấn các cơ quan chuyên môn và chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nước thải, TP.HCM đã khẳng định, công nghệ MBBR của Liên danh Acciona - Vinci đề xuất trong HSDT là biến thể của các công nghệ nêu trong HSMT.


Bộ chuyên ngành cũng nước đôi

Bộ Xây dựng, công nghệ MBBR kết hợp giữa dây chuyền xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống với các giá thể sinh học nhằm tăng hiệu suất phản ứng tại các bể phản ứng trong quá trình xử lý. Do đó, chủ đầu tư và nhà thầu cần nghiên cứu, đánh giá và báo cáo UBND TPHCM để xem xét, quyết định lựa chọn công nghệ áp dụng bảo đảm phù hợp với điều kiện của TP nhằm tối ưu hóa quá trình xử lý.


Hãy đọc đến bài báo này thì sẽ hiểu vấn đề hơn

Lựa chọn loại giá thể MBBR phù hợp với các thông số đặc trưng (diện tích bề mặt, hình dạng, kích thước, độ xốp, khối lượng riêng, độ thấm nước) ..... Giá thể đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của bể phản ứng MBBR.


Thực tế thì nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thương đau với cái MBBR này vì cái giá thể, vận hành chỉ tốt trong vài tháng đầu nước ra rất đẹp, bông bùn cũng rất đẹp ... sau đó thì bùn vi sinh chết hết không dưỡng được ... đủ thứ lỗi do vận hành (khặc khặc khặc ...) từ dinh dưỡng, oxy hòa tan, tách mỡ ở đầu vào, vi sinh vật ngoại lai ăn ăn bùn vi sinh, túm váy là phải trả giá một thời gian rất dài để có kinh nghiệm dưỡng bùn vi sinh quá khó ... giờ "Thực tế liên danh ACCIONA – VINCI chưa từng xây dựng và quản lý nhà máy tương tự như yêu cầu của hồ sơ là nhà máy có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng 240.000m3/ngày/đêm. Các nguồn tham chiếu về MBBR hiện tại trên thế giới chỉ có ở Virginia & Rhode Island, Mỹ và đó là các nguồn tham chiếu của VEOLIA. Những nguồn tham chiếu này không đáp ứng được yêu cầu về kích thước tương tự hoặc với tiêu chuẩn xử lý tương tự. "

quá liều lĩnh, chợt nhớ cái kích ống ngầm của nhà thầu Trung Quốc


Rất ngạc nhiên là ko có ADI SystemsInc., Biothane Corporation và Paques - hàng đầu về Anaerobic Waste-water Treatment Systems với công nghệ Biothane UASB và EGSB, ADI hybrid bioreactor, BioPaQ UASB, PAQ IC
 
Hóng hớt rằng cái MBBR dở khóc dở người lắm nhé, các công ty đang triển khai MBBR tại Việt Nam phần lớn là hàng sao chép không bản quyền nhé , đừng có dở hơi mà bập vào.