Theo bài viết
CEO Công ty Propzy Việt Nam, John Le cho biết: "Khác biệt lớn nhất so với bất động sản nhiều nước phát triển là tại thị trường Việt Nam tồn tại văn hóa nhà mặt tiền và giá trị tài sản này ngày càng lớn, bền vững theo thời gian".
"Làn sóng săn tìm nhà mặt phố để 'chọn mặt gửi vàng' có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới vì tầng lớp trung lưu mới nổi tại các đô thị lớn của Việt Nam đang phát triển nhanh và người giàu mới theo đó cũng tăng lên", ông John Le dự báo
====================
Vậy thực tế như thế nào?
Có nhiều người tính xa rằng các thành phố mà cấm xe máy, không cho đỗ xe lung tung nữa thì nhà mặt tiền ngồi đó mà ngắm nhau, việc cấm xe máy có thể khó và trong một tương lai vài ba năm nhưng cấm để xe máy trên vỉa hè thì có thể làm được ngay và thế thì nhà mặt phố tèo luôn.
Rồi vài năm nữa tuyến xe điện hoàn thành thì nhà mặt phố giảm giá thôi. Vì người dân dễ dàng đến các trung tâm thương mại. Còn người bán thì vào trung tâm thương mại bán, chi phí nhiều khi còn rẻ hơn thuê nhà phố.
Người thì quan điểm
- Thói quen đi bộ của người Việt Nam đã biến mất
- Giấc mơ giao thông công cộng có hiệu quả ở VN sẽ thành hiện thực vào năm 2999, nên tạm ngừng hy vọng hão huyền vào mấy cái tàu điện bánh sắt ngầm hay nổi.
và đặc biệt là ở các đô thị phát triển trên thế giới kinh doanh nhà mặt phố vẫn thịnh hành, dù không lấy diện tích công cộng là vỉa hè để để xe máy như mình, nhưng vẫn chiếm dụng vỉa hè (đương nhiên có đóng thuế cho nhà nước).
Và đặc biết là do hành vi tiêu dùng của Tây khác với Việt Nam, nên không phải mặt tiền nào của Tây cũng có thể kinh doanh được, dẫn đến việc có những con đường rộng đủ để 4 xe ô-tô đi dàn hàng ngang và vỉa hè rộng 4-5m nhưng chẳng có mấy shop hay hàng quán buôn bán và không cho thuê được. Hiện tượng này tính ra cũng tương đồng với Việt Nam khi mua đất ở những dự án có mặt tiền nội bộ, vì rõ ràng đường xá trước nhà cũng rộng rãi đấy nhưng không kinh doanh được thì giá cho thuê cũng không cao. Ví dụ như khu City Land ở Gò Vấp, chủ yếu là ở và làm văn phòng gia đình.
Nhưng với những khu buôn bán sầm uất, có thể kinh doanh được thì mặt tiền lại rất có giá, Việt cũng thế, mà Tây cũng thế, sợ là giá của những vị trí này lại còn cao hơn ở Việt Nam. Và do đặc điểm sinh hoạt của người Việt, cũng như xe máy còn đóng vai trò chủ đạo, thì hầu hết những mảnh đất mặt tiền đều có thể kinh doanh được, vì vậy dễ cho thuê giá cao và giá giao dịch mua bán cũng rất mắc. Muốn đợi đến cái ngày giá nhà mặt tiền giảm xuống thì không biết đến bao giờ.
Làm nghiêm hay không làm nghiêm chuyện đậu xe vỉa hè thì chuyện người ta cần mặt tiền kinh doanh vẫn chẳng thể thay đổi được, cùng lắm là lùi vào thêm vài mét để làm chỗ đậu xe, hoặc dành hẳn tầng trệt để làm chỗ đậu xe. Các trung tâm thương mại, người dân làm gì và mua gì ở đó? Cùng lắm là cuối tuần vào đi dạo, thỉnh thoảng mua những món mắc tiền, hoặc ăn ở Food Court. Nhưng phần lớn những ngày còn lại trong tuần vẫn ghé mua sắm ngoài đường, ăn uống ngoài đường, cà phê ngoài đường ... Các Trung tâm thương mại mà muốn thay thế hết đất mặt tiền thì gần như là chuyện không tưởng.
Nỗi rủi ro tiềm ẩn của nhà mặt tiền trong tương lai có thể có:
- Nhà mặt tiền bây giờ, sợ nhất là bị cầu vượt chạy ngang trước mặt, còn mấy cái khác không lo. Muốn tránh cầu vượt thì mua xa xa mấy cái ngã 3, ngã 4 là ổn. Nhưng có một chuyện khác cũng có thể làm giá nhà mặt tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là đánh thuế thu nhập và thuế bất động sản thật nặng. Đánh thuế cao thì BĐS không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, và như vậy sẽ khó mua bán và cho thuê, tự nhiên nhà mặt tiền xuống giá. Nhưng muốn như vậy thì phải làm được chuyện minh bạch thu nhập, kiểm soát được nguồn thu của người dân. Chứ có đánh thuế nhưng người chủ chỉ đồng ý ký cái hợp đồng 20 triệu, trong khi giá thuê thật lên đến 80 triệu, mà người thuê vẫn có thể lấy 60 triệu ở đâu đó bù vào thì cũng không có tác dụng mấy. Mà điều này, các anh thử nghĩ xem bao giờ VN làm được?
- Bên Châu Âu, ngoài việc đóng thuế rất cao, gần 50% từ thu nhập, mà còn phải đóng thuế BĐS cũng cao không kém, và bị ràng buộc rất nhiều thứ trong việc cho thuê nhà. Ví dụ: không được đuổi hay cắt điện nước của người thuê ra khỏi nhà trong mùa Đông và trong lúc toà án đang phân xử; sau 3 tháng không đóng tiền nhà mới được kiện; sẽ có Hiệp Hội bảo vệ người thuê nhà cho luật sư ra cãi free dùm người thuê, và quá trình kiện tụng này kéo dài đến 6 tháng là bình thường. Cho nên từ lúc người thuê không trả tiền nhà cho đến lúc đuổi được nó ra khỏi nhà mà hơn 1 năm là bình thường. Chưa kể là nhà mà bị hư, dột thì phải cho người sửa ngay; người thuê mà có em bé thì lại càng được ưu tiên, không sửa cho nhanh là đền tiền chết luôn. Việt Nam mà làm được thế này, thì chỉ có mấy cái mặt tiền cực kỳ đắc địa, tiền thuê cả trăm triệu đổ lên mới đáng cho thuê, chứ nếu không thì quá tội.
Người giàu Sài Gòn săn nhà mặt phố làm kênh trú ẩn an toàn
Người giàu Sài Gòn săn nhà mặt phố làm kênh trú ẩn an toàn - VnExpress Kinh Doanh
Anh Phúc (39 tuổi) là giám đốc công ty thực phẩm, vừa rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng nhiều năm mua căn nhà phố mặt tiền 18 tỷ đồng ở đường Trần Quang Khải, quận 1, TP HCM, bất chấp giá thuê khiêm tốn so với lãi suất dài hạn.
vnexpress.net
CEO Công ty Propzy Việt Nam, John Le cho biết: "Khác biệt lớn nhất so với bất động sản nhiều nước phát triển là tại thị trường Việt Nam tồn tại văn hóa nhà mặt tiền và giá trị tài sản này ngày càng lớn, bền vững theo thời gian".
"Làn sóng săn tìm nhà mặt phố để 'chọn mặt gửi vàng' có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới vì tầng lớp trung lưu mới nổi tại các đô thị lớn của Việt Nam đang phát triển nhanh và người giàu mới theo đó cũng tăng lên", ông John Le dự báo
====================
Vậy thực tế như thế nào?
Có nhiều người tính xa rằng các thành phố mà cấm xe máy, không cho đỗ xe lung tung nữa thì nhà mặt tiền ngồi đó mà ngắm nhau, việc cấm xe máy có thể khó và trong một tương lai vài ba năm nhưng cấm để xe máy trên vỉa hè thì có thể làm được ngay và thế thì nhà mặt phố tèo luôn.
Rồi vài năm nữa tuyến xe điện hoàn thành thì nhà mặt phố giảm giá thôi. Vì người dân dễ dàng đến các trung tâm thương mại. Còn người bán thì vào trung tâm thương mại bán, chi phí nhiều khi còn rẻ hơn thuê nhà phố.
Người thì quan điểm
- Thói quen đi bộ của người Việt Nam đã biến mất
- Giấc mơ giao thông công cộng có hiệu quả ở VN sẽ thành hiện thực vào năm 2999, nên tạm ngừng hy vọng hão huyền vào mấy cái tàu điện bánh sắt ngầm hay nổi.
và đặc biệt là ở các đô thị phát triển trên thế giới kinh doanh nhà mặt phố vẫn thịnh hành, dù không lấy diện tích công cộng là vỉa hè để để xe máy như mình, nhưng vẫn chiếm dụng vỉa hè (đương nhiên có đóng thuế cho nhà nước).
Và đặc biết là do hành vi tiêu dùng của Tây khác với Việt Nam, nên không phải mặt tiền nào của Tây cũng có thể kinh doanh được, dẫn đến việc có những con đường rộng đủ để 4 xe ô-tô đi dàn hàng ngang và vỉa hè rộng 4-5m nhưng chẳng có mấy shop hay hàng quán buôn bán và không cho thuê được. Hiện tượng này tính ra cũng tương đồng với Việt Nam khi mua đất ở những dự án có mặt tiền nội bộ, vì rõ ràng đường xá trước nhà cũng rộng rãi đấy nhưng không kinh doanh được thì giá cho thuê cũng không cao. Ví dụ như khu City Land ở Gò Vấp, chủ yếu là ở và làm văn phòng gia đình.
Nhưng với những khu buôn bán sầm uất, có thể kinh doanh được thì mặt tiền lại rất có giá, Việt cũng thế, mà Tây cũng thế, sợ là giá của những vị trí này lại còn cao hơn ở Việt Nam. Và do đặc điểm sinh hoạt của người Việt, cũng như xe máy còn đóng vai trò chủ đạo, thì hầu hết những mảnh đất mặt tiền đều có thể kinh doanh được, vì vậy dễ cho thuê giá cao và giá giao dịch mua bán cũng rất mắc. Muốn đợi đến cái ngày giá nhà mặt tiền giảm xuống thì không biết đến bao giờ.
Làm nghiêm hay không làm nghiêm chuyện đậu xe vỉa hè thì chuyện người ta cần mặt tiền kinh doanh vẫn chẳng thể thay đổi được, cùng lắm là lùi vào thêm vài mét để làm chỗ đậu xe, hoặc dành hẳn tầng trệt để làm chỗ đậu xe. Các trung tâm thương mại, người dân làm gì và mua gì ở đó? Cùng lắm là cuối tuần vào đi dạo, thỉnh thoảng mua những món mắc tiền, hoặc ăn ở Food Court. Nhưng phần lớn những ngày còn lại trong tuần vẫn ghé mua sắm ngoài đường, ăn uống ngoài đường, cà phê ngoài đường ... Các Trung tâm thương mại mà muốn thay thế hết đất mặt tiền thì gần như là chuyện không tưởng.
Nỗi rủi ro tiềm ẩn của nhà mặt tiền trong tương lai có thể có:
- Nhà mặt tiền bây giờ, sợ nhất là bị cầu vượt chạy ngang trước mặt, còn mấy cái khác không lo. Muốn tránh cầu vượt thì mua xa xa mấy cái ngã 3, ngã 4 là ổn. Nhưng có một chuyện khác cũng có thể làm giá nhà mặt tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là đánh thuế thu nhập và thuế bất động sản thật nặng. Đánh thuế cao thì BĐS không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, và như vậy sẽ khó mua bán và cho thuê, tự nhiên nhà mặt tiền xuống giá. Nhưng muốn như vậy thì phải làm được chuyện minh bạch thu nhập, kiểm soát được nguồn thu của người dân. Chứ có đánh thuế nhưng người chủ chỉ đồng ý ký cái hợp đồng 20 triệu, trong khi giá thuê thật lên đến 80 triệu, mà người thuê vẫn có thể lấy 60 triệu ở đâu đó bù vào thì cũng không có tác dụng mấy. Mà điều này, các anh thử nghĩ xem bao giờ VN làm được?
- Bên Châu Âu, ngoài việc đóng thuế rất cao, gần 50% từ thu nhập, mà còn phải đóng thuế BĐS cũng cao không kém, và bị ràng buộc rất nhiều thứ trong việc cho thuê nhà. Ví dụ: không được đuổi hay cắt điện nước của người thuê ra khỏi nhà trong mùa Đông và trong lúc toà án đang phân xử; sau 3 tháng không đóng tiền nhà mới được kiện; sẽ có Hiệp Hội bảo vệ người thuê nhà cho luật sư ra cãi free dùm người thuê, và quá trình kiện tụng này kéo dài đến 6 tháng là bình thường. Cho nên từ lúc người thuê không trả tiền nhà cho đến lúc đuổi được nó ra khỏi nhà mà hơn 1 năm là bình thường. Chưa kể là nhà mà bị hư, dột thì phải cho người sửa ngay; người thuê mà có em bé thì lại càng được ưu tiên, không sửa cho nhanh là đền tiền chết luôn. Việt Nam mà làm được thế này, thì chỉ có mấy cái mặt tiền cực kỳ đắc địa, tiền thuê cả trăm triệu đổ lên mới đáng cho thuê, chứ nếu không thì quá tội.