Nhà mặt phố có thực sự là kênh trú ẩn an toàn

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Theo bài viết
Người giàu Sài Gòn săn nhà mặt phố làm kênh trú ẩn an toàn


CEO Công ty Propzy Việt Nam, John Le cho biết: "Khác biệt lớn nhất so với bất động sản nhiều nước phát triển là tại thị trường Việt Nam tồn tại văn hóa nhà mặt tiền và giá trị tài sản này ngày càng lớn, bền vững theo thời gian".

"Làn sóng săn tìm nhà mặt phố để 'chọn mặt gửi vàng' có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới vì tầng lớp trung lưu mới nổi tại các đô thị lớn của Việt Nam đang phát triển nhanh và người giàu mới theo đó cũng tăng lên", ông John Le dự báo

====================
Vậy thực tế như thế nào?

Có nhiều người tính xa rằng các thành phố mà cấm xe máy, không cho đỗ xe lung tung nữa thì nhà mặt tiền ngồi đó mà ngắm nhau, việc cấm xe máy có thể khó và trong một tương lai vài ba năm nhưng cấm để xe máy trên vỉa hè thì có thể làm được ngay và thế thì nhà mặt phố tèo luôn.

Rồi vài năm nữa tuyến xe điện hoàn thành thì nhà mặt phố giảm giá thôi. Vì người dân dễ dàng đến các trung tâm thương mại. Còn người bán thì vào trung tâm thương mại bán, chi phí nhiều khi còn rẻ hơn thuê nhà phố.

Người thì quan điểm

- Thói quen đi bộ của người Việt Nam đã biến mất

- Giấc mơ giao thông công cộng có hiệu quả ở VN sẽ thành hiện thực vào năm 2999, nên tạm ngừng hy vọng hão huyền vào mấy cái tàu điện bánh sắt ngầm hay nổi.
và đặc biệt là ở các đô thị phát triển trên thế giới kinh doanh nhà mặt phố vẫn thịnh hành, dù không lấy diện tích công cộng là vỉa hè để để xe máy như mình, nhưng vẫn chiếm dụng vỉa hè (đương nhiên có đóng thuế cho nhà nước).

Và đặc biết là do hành vi tiêu dùng của Tây khác với Việt Nam, nên không phải mặt tiền nào của Tây cũng có thể kinh doanh được, dẫn đến việc có những con đường rộng đủ để 4 xe ô-tô đi dàn hàng ngang và vỉa hè rộng 4-5m nhưng chẳng có mấy shop hay hàng quán buôn bán và không cho thuê được. Hiện tượng này tính ra cũng tương đồng với Việt Nam khi mua đất ở những dự án có mặt tiền nội bộ, vì rõ ràng đường xá trước nhà cũng rộng rãi đấy nhưng không kinh doanh được thì giá cho thuê cũng không cao. Ví dụ như khu City Land ở Gò Vấp, chủ yếu là ở và làm văn phòng gia đình.

Nhưng với những khu buôn bán sầm uất, có thể kinh doanh được thì mặt tiền lại rất có giá, Việt cũng thế, mà Tây cũng thế, sợ là giá của những vị trí này lại còn cao hơn ở Việt Nam. Và do đặc điểm sinh hoạt của người Việt, cũng như xe máy còn đóng vai trò chủ đạo, thì hầu hết những mảnh đất mặt tiền đều có thể kinh doanh được, vì vậy dễ cho thuê giá cao và giá giao dịch mua bán cũng rất mắc. Muốn đợi đến cái ngày giá nhà mặt tiền giảm xuống thì không biết đến bao giờ.

Làm nghiêm hay không làm nghiêm chuyện đậu xe vỉa hè thì chuyện người ta cần mặt tiền kinh doanh vẫn chẳng thể thay đổi được, cùng lắm là lùi vào thêm vài mét để làm chỗ đậu xe, hoặc dành hẳn tầng trệt để làm chỗ đậu xe. Các trung tâm thương mại, người dân làm gì và mua gì ở đó? Cùng lắm là cuối tuần vào đi dạo, thỉnh thoảng mua những món mắc tiền, hoặc ăn ở Food Court. Nhưng phần lớn những ngày còn lại trong tuần vẫn ghé mua sắm ngoài đường, ăn uống ngoài đường, cà phê ngoài đường ... Các Trung tâm thương mại mà muốn thay thế hết đất mặt tiền thì gần như là chuyện không tưởng.

Nỗi rủi ro tiềm ẩn của nhà mặt tiền trong tương lai có thể có:

- Nhà mặt tiền bây giờ, sợ nhất là bị cầu vượt chạy ngang trước mặt, còn mấy cái khác không lo. Muốn tránh cầu vượt thì mua xa xa mấy cái ngã 3, ngã 4 là ổn. Nhưng có một chuyện khác cũng có thể làm giá nhà mặt tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là đánh thuế thu nhập và thuế bất động sản thật nặng. Đánh thuế cao thì BĐS không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, và như vậy sẽ khó mua bán và cho thuê, tự nhiên nhà mặt tiền xuống giá. Nhưng muốn như vậy thì phải làm được chuyện minh bạch thu nhập, kiểm soát được nguồn thu của người dân. Chứ có đánh thuế nhưng người chủ chỉ đồng ý ký cái hợp đồng 20 triệu, trong khi giá thuê thật lên đến 80 triệu, mà người thuê vẫn có thể lấy 60 triệu ở đâu đó bù vào thì cũng không có tác dụng mấy. Mà điều này, các anh thử nghĩ xem bao giờ VN làm được?

- Bên Châu Âu, ngoài việc đóng thuế rất cao, gần 50% từ thu nhập, mà còn phải đóng thuế BĐS cũng cao không kém, và bị ràng buộc rất nhiều thứ trong việc cho thuê nhà. Ví dụ: không được đuổi hay cắt điện nước của người thuê ra khỏi nhà trong mùa Đông và trong lúc toà án đang phân xử; sau 3 tháng không đóng tiền nhà mới được kiện; sẽ có Hiệp Hội bảo vệ người thuê nhà cho luật sư ra cãi free dùm người thuê, và quá trình kiện tụng này kéo dài đến 6 tháng là bình thường. Cho nên từ lúc người thuê không trả tiền nhà cho đến lúc đuổi được nó ra khỏi nhà mà hơn 1 năm là bình thường. Chưa kể là nhà mà bị hư, dột thì phải cho người sửa ngay; người thuê mà có em bé thì lại càng được ưu tiên, không sửa cho nhanh là đền tiền chết luôn. Việt Nam mà làm được thế này, thì chỉ có mấy cái mặt tiền cực kỳ đắc địa, tiền thuê cả trăm triệu đổ lên mới đáng cho thuê, chứ nếu không thì quá tội.
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Ở thì nhiều chứ buôn bán bao nhiêu mà cần nhà mặt tiền.

Nhà mặt tiền ở VN kinh doanh được vì các lý do sau:

1. Văn hoá xe máy tạt ngang tạt ngửa, bạ đâu cũng đậu được. Điều kiện này sẽ thay đổi nếu:

- NN kiên quyết cấm chiếm dụng vỉa hè để xe máy
- Giao thông công cộng phát triển tốt hơn
- Dự đoán là trong vòng 10 năm tới, sẽ có nhiều thay đổi về văn hoá xe máy của người dân.

2. Thói quen mua sắm sờ mó tận nơi.

- Điều kiện này đã và đang thay đổi mạnh mẽ với nền kinh tế Internet. Trừ những hàng hoá đắt tiền hoặc cần biết cụ thể thì người mua còn phải ra shop, còn ko với hàng tiêu dùng hàng ngày, lên mạng search bụp phát là có người giao tận nơi, shop có thể chui vào hẻm vẫn kinh doanh tốt.
- Dự là 5 năm nữa, các shop quần áo nhỏ lẻ chui vô hẻm và bán trên mạng hết, chỉ còn những thương hiệu lớn, shop hàng xịn có thể mới cần mặt tiền.

3. Sự thiếu hụt các trung tâm thương mại.

- Điều kiện này đã và đang thay đổi mạnh mẽ từ nhiều năm nay.
- Dự là trong 5 năm tới, các shop thời trang lớn cũng vô trung tâm thương mại hết, nghĩa là toàn bộ các của hàng quần áo, thời trang ko còn cần ở mặt tiền nữa.

5. Sự thiếu hụt các phương tiện giải trí, cách thức giải trí.

- Một thời gian dài, các tiệm băng đĩa mọc lên như nấm.
- Bây giờ 1 phường ko biết còn 1 tiệm ko, internet đã thay đổi tận gốc rễ cách thức giải trí và người ta không còn cần đi thuê, mua băng đĩa nữa.

6. Vì những thay đổi trong cuộc sống, nhu cầu nhà phố hiện nay đã và sẽ không cần nhiều như cách đây khoảng 10 năm, và sau 10 năm nữa thì nhà phố còn dùng để làm gi?

- Tiệm tạp hoá, cửa hàng tiện lợi.
- Tiệm thuốc tây, nhu cầu ko thể thiếu.
- Quán cà phê, văn hoá cũng ko đổi.
- Dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, hớt tóc...
- Quán ăn, nhà hàng, sẽ cần chỗ đậu xe tốt, những nới ko thể đậu xe cũng khó tồn tại.
- Trụ sở công ty.

- Ngoài 5 nhu cầu ở trên là chính, thì các loại shop siếc khác sẽ vô hẻm hoặc vô shopping center hết, hoặc ít nhất cũng sẽ tập trung kinh doanh theo phố, ví dụ An Dương Vương - xe hơi; Lê Hồng Phong - chợ chó; Hải Thượng Lãn Ông - chợ thuốc... các hình thức kinh doanh định hình theo khu vực như vậy vẫn sẽ tồn tại được trong vòng vài chục năm nữa.

Cho nên, nếu mua nhà phố, để đảm bảo an toàn cho việc đầu tư thì cần cân nhắc xem căn nhà mình mua có làm được gì trong các hình thức kinh doanh trên hay ko? Hoặc có nằm trong khu vực kinh doanh buôn có bạn, bán có phường hay ko. Ngoài ra đừng cầu mong ai đó sẽ nghĩ hộ mình cái nhà mình dùng làm gì thì tốt.

Trước công ty có mấy căn mặt tiền, vị trí cũng ok, đổi người thuê xoành xoạch, ông nào vào cũng ném ra vài chục chai decor của hàng, ở được 3-6 tháng là đóng của, dẹp tiệm. Họ không hiểu là cách thức tiêu dùng, thói quen mua sắm đã và đang thay đổi nhiều lắm, so với cách đây 10 năm.

Bản chất của việc đầu tư là anh mua nhà để cho thuê hoặc chờ thời lên giá bán, chứ 1 gia đình đâu có thể ở hết 2-3 căn nhà. Để cho thuê được lợi nhuận cao hay đợi nó lên giá bán thì ko phụ thuộc vào ý chí của người mua, mà phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Nhu cầu thuê nhà mặt tiền vẫn có, đặc biệt các vị trí đắc địa, nhưng khi nhu cầu ngày càng giảm thì giá trị cho thuê sẽ giảm, đến một lúc nào đó sẽ ko còn phù hợp với suất đầu tư.

Đơn giản thế này, một căn mặt tiền 10 tỷ, giá trị cho thuê khoảng 1000usd / tháng, ROI (return on investment) thấp hơn nhiều so với 1 căn hộ 5 tỷ, cũng cho thuê ngon 1000usd / tháng. Vậy người mua mặt tiền mong chờ điều gì? Đơn giản là họ nghĩ nhà sẽ lên giá nhanh hơn căn hộ, họ mua để chờ thời. Nhưng họ đã nhầm lẫn một cách vô cùng tai hại, căn bản là tính chất của nền kinh tế đã và đang thay đổi và không thể xoay chuyển theo chiều ngược lại, nghĩa là như thế nào?

Giá trị căn nhà mặt tiền hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế là manh mún, nhỏ lẻ, đậm chất gia đình ... thì nhà mặt tiền sẽ có giá trị cao, đó là giai đoạn 5-10 năm trước đây trở về trước. Nhưng khi nền kinh tế chuyển hướng sang công nghiệp hóa, đặc biệt thói quen tiêu dùng, mua sắm cũng thay đổi theo hướng hiện đại hóa, có tính tập trung cao (mua có bạn, bán có phường, đó là nguyên tắc bất di bất dịch), thì giá trị nhà mặt tiền sẽ ko thể tăng như giai đoạn trước được nữa, vì nhu cầu thuê mướn bị giảm.

Khi nền kinh tế ko thể quay ngược lại thời hồng hoang thì giá trị nhà mặt tiền cũng ko thể quay lại thủa hoàng kim, ai không tin vào điều này cứ việc xuống tiền vào nhà mặt tiền nhé (trừ trường hợp đủ tài lực, mua những căn đắc địa thì là vấn đề khác, nhưng những đại gia cỡ như vậy ko có trên này đâu).

Riêng đối với căn hộ, nhu cầu ở chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm, trừ phi có chiến tranh, chết mất một mớ, giá cho thuê sẽ ổn định và dễ dàng hơn rất nhiều một căn mặt tiền.

Tuy nhiên, khi đầu tư vào căn hộ, sẽ bị phân cấp theo 2 hướng. Khu vực nào sống được, tiện ích công cộng tốt, lúc nào cũng đắt người thuê, dĩ nhiên suất đầu tư sẽ cao. Khu vực nào hẻo lánh, tiện ích kém, mua có thể rẻ, nhưng rao cả năm cũng không ai thuê, tính thanh khoản của đạng căn hộ này rất kém, dạng căn hộ này phải chờ thời, đợi khi nào khu vực xung quanh sầm uất hơn thì mới phất lên được, nhưng việc chờ đợi như thế này hoàn toàn bị động, mọi người chờ nhau, chả biết khi nào mới đến mùa quýt.

Nhận định có thể đúng, có thể sai, nhưng xếp em từ 2011 đã bán tất cả các căn mặt tiền, đất mặt tiền, chuyển hướng sang căn hộ hết, tiền thu về mỗi tháng gấp 2-3 lần các căn mặt tiền. 5 năm nay ông vẫn thỉnh thoảng cross check thì mấy vị trí same same chỗ ông bán cũng không thấy lên giá gì đáng kể cả, riêng căn hộ thì đã lên khoảng 15-20%.

Nhưng những căn hộ lỡ mua mà ko đắc địa thì vẫn đứng im, chả lên giá, chỉ được cái cho thuê vẫn tạm ổn thôi.

Còn bất kỳ căn mặt tiền nào, đã định hình ổn định từ lâu (trên 10 năm), gần như không có biến động giá trên 10% trong vòng 5 năm - bản chất là do không có sự thay đổi về tính chất sử dụng dẫn đến sẽ không dẫn đến sự thay đổi lớn về giá trị. Muốn kinh doanh nhà mặt phố, phải tìm những vùng đất mới mà về bản chất sẽ có sự thay đổi lớn về tính chất sử dụng.

Còn căn hộ đơn giản hơn, cứ nhắm chỗ nào:
- Trong vòng 300m có đầy đủ quán xá, tiệm ăn, cà phê, nhà thuốc, tạp hóa..
- Trong vòng 1km có trung tâm thương mại, siêu thị, trường học..
- Trong vòng 3km có rạp chiếu phim, bệnh viện...
- Một đặc điểm dễ nhận biết của các khu vực đắc địa đó là sự hình thành của cộng đồng dân cư, ổn định.

Đó là nơi nên mua, dễ bán khi cần, tính thanh khoản cao. Còn nó có lên giá hay không thì hên xui lắm, tùy thời điểm. Nếu muốn mua cho thuê ngay, thu tiền liền thì vào nhưng khu đã ổn định đông đúc, nếu muốn chờ thời đợi nó tăng giá nhiều thì vào những khu mới, muốn cả 2 thì không bao giờ có.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Lập luận của bạn thanhatran trên một quan điểm là kinh tế phát triển, hiện đại hoá thì nhu cầu về nhà mặt tiền giảm đi. Nhưng nếu đúng như thế thì mấy thành phố lớn khác ở Châu Á, nhu cầu thuê nhà mặt tiền của nó có giảm không? Kinh tế càng phát triển, càng làm ăn buôn bán được, thì nhu cầu thuê càng lớn. TTTM chỉ hơn được nhà MT khi mà người dân không có thói quen tiện đâu mua đấy, không có thói quen dừng dọc đường.

Còn nếu nói về lợi tức, cái nào lời hơn cái nào, thì cũng còn tuỳ vào từng trường hợp. Giá nhà MT ở Sài Gòn hiện nay bị người bán đẩy lên rất cao, vì thật ra họ không có nhu cầu bán, cứ rao giá cho cao, nếu được thì bán, không thì thôi. Do đó, nếu lấy thu nhập từ việc cho thuê từ các căn này, thì tất nhiên hiệu quả không cao. Nhưng với những người cần bán thật sự, thì giá bán sẽ ở mức hợp lý, và cũng không chênh nhau quá nhiều so với việc mua CC cho thuê, nếu không muốn nói lời hơn về lâu dài. Ví dụ như nhà mình, mua một căn MT đường 10m, tổng chi phí 13.5 tỉ gồm 11.5 tỉ tiền đất 8.3*16 và 2 tỉ tiền làm mới, cho thuê nhận tiền net là 65 triệu/tháng, tính ra khoảng 6%/năm. Tất cả chỉ diễn ra trong 1 tuần, nhanh chóng, gọn lẹ, giá 65 triệu là giá bên thuê chủ động đưa ra, và họ đòi ký 10 năm, nhà mình cũng chẳng kỳ kèo thêm bớt vì muốn xong cho nhanh, nhưng chỉ ký 5 năm, từ năm thứ 3 thì 70 triệu.

Nhà mình không kinh doanh cho thuê CC, nên không rành giá mua và cho thuê CC. Nhưng mình không tin CC cho thuê được giá như các anh trên này nói mà nhanh chóng và đơn giản như nhà mình cho thuê. Nghe đồn tỉ suất cho thuê của CC khoảng 8-9%, cái này đúng hay sai còn chưa biết, nhưng khả năng cao là thấp hơn. Mà thôi, cứ lấy cái tỉ lệ này ra so với nhà mình, thì đúng là cao hơn 2-3%, nhưng bù lại nhà mình càng ngày càng cho thuê có giá, không tốn tiền cải tạo nội thất, không sợ mất giá mà chỉ có tăng, không mất công kiếm khách, không sợ để không nhà. Và nếu muốn tỉ suất lợi nhuận của CC được cao so với giá mua thì các anh phải mua lúc nó còn chưa xây xong, vậy thì phần chênh đó chẳng qua là phần tăng thêm do chấp nhận rủi ro.

Còn việc CC tăng giá nhanh hơn nhà MT trong thời gian qua cũng phải xem xét lại lý do tại sao tăng. Nhà MT không dành cho phần đông dân cư, và tính về lâu dài, không so với CC có vòng đời ngắn hơn nhiều, nên nếu tính ngắn hạn thì CC hơn nhưng tính về dài hạn thì CC không bằng. Ngoài ra, tất cả những cái lợi mà CC mang lại trong thời gian qua, chẳng qua là vì vừa qua một đờt khủng hoảng, giá CC đã ở mức hợp lý, và hiện nay thị trường đang rất rất tốt. Nhưng nếu các anh tính trong điều kiện bình thường, thì chuyện này có đạt được không? Đó là chưa kể nếu kinh tế phát triển tốt như thanhhatran nói để SG đạt được mức hiện đại hoá, thì nhà CC mọc lên càng nhiều, vậy có đảm bảo cho thuê được giá hay không, và có dễ kiếm khách hay không? Và nếu kinh tế tốt như thế, thì mắc gì giá thuê và giá bán của MT lại thấp được?

Thật ra mua nhà mặt tiền, nhà hẻm, hay CC, cái nào lợi hơn cái nào, cũng còn tuỳ vào điều kiện và quan điểm của mỗi người. Nếu người đó sẵn sáng mua đi bán lại liên tục, và tự tin là mình có khả năng nhảy ra nhảy vào đúng thời điểm thì chọn CC. Chuyện này dễ với người có 1-2 căn hộ, nhưng nếu có một lúc 5-10 căn hộ thì sao?

Nếu mọi người tự tin mua được CC giá hợp lý và cho thuê giá cao, thì mình cũng thấy chuyện mua nhà HXH hay MT cũng vậy, cũng có thể có giá rẻ và cho thuê được giá. Sau 6 tháng tìm hiểu, mình thấy nhiều nhà rao giá rất cao, nhưng cũng có không ít nhà rao giá rất hợp lý, chỉ là tiền bỏ ra cho một căn nhà HXH hay MT cao hơn so với CC nên ít được chú ý. Ví dụ khu Đào Duy Anh, nhà 4*16, 1 trệt 2 lầu, cũng 4.5 tỉ là giá chủ nhà rao, trả xuống 4 là bán thôi. Hoặc căn 6*25, 1 trệt 3 lầu mà 9 tỉ, đang cho thuê 30 triệu. Các anh mua CC thì cũng phải mông má trước khi cho thuê, thì với căn 9 tỉ trên, bỏ ra thêm 1 tỉ để làm lại phòng trọ khép kín rồi khoán trọn gói, thì các anh nghĩ tỉ suất có thấp hơn 6% không? Nhà HXH hay MT muốn phát huy hết giá trị, ngoài chuyện bỏ tiền rất cao để mua đất, thì còn phải bỏ thêm tiền để xây cho đẹp, cho nên tổng vốn sẽ lớn, nhưng tính về lâu dài thì an toàn và "lời" hơn CC.

Theo những gì bạn viết, rõ ràng không phải vấn đề nằm ở chỗ nhà MT hay CC, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người mua nên chọn mua như thế nào. CC cũng vậy, không phải lúc nào cũng thơm, nhà MT hay nhà HXH cũng thế. Cho nên cái chính là cần chọn mua những BĐS nào cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Nhiều khi nhược điểm của BĐS đó lại phù hợp với mình, và do vậy BĐS đó sẽ "rẻ" với mình. Ví dụ, mình thích những căn ngang từ 8m trở lên và ở đường 1 chiều nhưng là trục chính, ví dụ Nguyễn Kiệm chẳng hạn.

Còn chuyện lời trong ngắn hạn thì rõ ràng thời gian qua CC hơn nhà hẻm, nhà MT. Nhưng nếu nói chuyện lời lỗ như vậy, thì mấy anh ôm đất chó ị sẽ lại nhảy vào và kêu 25-27% của CC chỉ là muỗi với mấy mảnh chó ị. Cái gì cũng có giá của nó, không phải tự nhiên mà CC, đất chó ị chừng 2-3 năm vừa qua có mức lợi nhuận rất cao. Nhưng nếu các anh đầu tư CC, chó ị muốn tiếp tục giữ được cái tỉ lệ lợi nhuận cao như thế, thì các anh phải bán ra, mua vào liên tục. Nếu các anh phán đoán sai vị trí cần mua, cho dù thị trường có tốt, thì các anh cũng tiêu tùng. Còn nếu thị trường bị sụp, thì các anh cũng chết đầu tiên cho dù phán đoán vị trí đúng hay sai.

Mua CC trong 2-3 năm vừa qua thì ngon thật, vì giá rẻ, cho thuê được giá cao, nhưng sắp tới thì sao? Người mua nên giữ lại các căn CC này hay bán đi (vì nó sẽ bị cũ đi và nhiều CC mới ra đời hơn, sẽ bị canh tranh hơn)? Nếu không bán, thì sau này cũng sẽ phải bán, vậy đến lúc đó, số tiền bán đi đó có đủ để mua 1 căn CC mới bù đắp cho căn cũ hay không? Nếu thị trường tốt, thì giá CC lúc đó sẽ rất cao, nhưng giá thuê sẽ thấp do có nhiều dự án được mở bán khi thị trường sáng sủa. Còn nếu thị trường lúc đó ảm đạm, thì với lượng cung CC sắp tới rất khủng khiếp, giá thuê cũng chẳng khả quan gì, mà giá CC hiện giờ đã không rẻ nữa rồi. Như vậy xem ra chỉ sợ đến lúc bán đi, thị trường có tốt hay không, thì phần lợi nhuận chênh lệch so với việc mua nhà HXH hay MT có khi cũng chỉ vừa đủ cho giá một căn CC mới. Còn nếu bán đi bây giờ và mua một căn CC mới, vậy thì có còn lời nhiều như xưa nữa không khi mà giá CC đã rất cao, chứ không rẻ như trước? Giải được bài toán này có vẻ không dễ.​
 
Còn chuyện lời trong ngắn hạn thì rõ ràng thời gian qua CC hơn nhà hẻm, nhà MT. Nhưng nếu nói chuyện lời lỗ như vậy, thì mấy anh ôm đất chó ị sẽ lại nhảy vào và kêu 25-27% của CC chỉ là muỗi với mấy mảnh chó ị. Cái gì cũng có giá của nó, không phải tự nhiên mà CC, đất chó ị chừng 2-3 năm vừa qua có mức lợi nhuận rất cao. Nhưng nếu các anh đầu tư CC, chó ị muốn tiếp tục giữ được cái tỉ lệ lợi nhuận cao như thế, thì các anh phải bán ra, mua vào liên tục. Nếu các anh phán đoán sai vị trí cần mua, cho dù thị trường có tốt, thì các anh cũng tiêu tùng. Còn nếu thị trường bị sụp, thì các anh cũng chết đầu tiên cho dù phán đoán vị trí đúng hay sai.
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Tình hình bất động sản đã tốt hơn?!
Thấy ti di đưa tin số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 99,1% so với cùng kỳ năm trước, tình hình doanh nghiệp đua nhau thành lập khá vậy mà sao hôm nay vnindex giảm hơn 9 điểm ???
hôm qua đi ăn tiệc
ôi thôi, nhà nhà đều bàn về bđs
vừa mua xong 2 tuần sau, thì sang tay lời 110 chai, mảng đất bé tí chừng 1 tỏi trong hóng quận 9
Giá đất đang lên điên quá
Có mấy tháng mà nhiều lô đất nhỏ xíu cũng vọt giá lên cả vài trăm triệu
Nhu cầu ở éo có mà cứ ôm chờ kiếm lời.
Thế là cái thị trường giá lại vô cùng méo mó mà éo ai ở nữa mới vui

Kinh nghiệm cá nhân cho thấy các thể loại bds đầu cơ thì càng nhiều người bàn về nó thì đã đến lúc chốt lời. Ai cần mua thì đợi thêm đi, sang giữa 2017 thì có chuyện hay đó m.nld.com.vn/kinh-te/lai-suat...9210642977.htm
mọi năm giờ là thời điểm dệt may nhộn nhịp vì chuẩn bị Noel , năm nay giờ nầy lờ đờ như cá Hồ Tây ... hàng dệt may, giày dép chủ yếu đánh vào UK, EU. EU & UK năm nay bi đát.


Nhưng thị trường BĐS vẫn bơm bơm vá vá

đất phố núi Sapa 300 triệu/m2

".....sau khi cao tốc Hà Nội - Lào Cai thông xe vào năm 2014, đất đô thị Lào Cai hầu hết tăng gấp đôi, đất Sapa “sốt” 3 lần từ 90tr/m2 lên 150-160tr/m2, tiếp đó lên 200-250tr/m2......"
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Bds giờ chỉ loe hoe mấy ông còn thoi thóp sống được

vậy mà bds cùng với đám trẻ ranh vắt mũi chưa sạch tung ra các quả bom startup chấp tất cả các ngành nghề khác cộng lại
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Nhu cầu ở xưa nay vẫn vô cùng lớn. Chỉ khác là giá của nhu cầu này quá lớn so với túi tiền của những người có nhu cầu này

Hôm qua, Feliz en Vista bán hàng, mới có 1 phiên, 300 căn hết vèo. Khách hàng lạnh lùng đặt cọc như kiểu xem tiền là giấy. Nên muốn bđs nào sốt thì liên hệ những nhóm này.
 

ductri2102

Thành viên cơ bản
18/8/16
6
1
Hãy đọc bài viết này, cũng khá chuẩn
Thị trường căn hộ có dấu hiệu chững lại, giá cho thuê cũng không còn hấp dẫn nên nhiều người chấp nhận bán ra với giá vốn, thậm chí lỗ

Vài năm trước, khi thị trường bất động sản TP HCM bắt đầu hồi phục, nhiều người đổ xô mua căn hộ chung cư, đặc biệt là loại trung và cao cấp để đầu tư, cho thuê đón đầu đà tăng trưởng của nền kinh tế. Một báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy trong 2 năm qua, mỗi năm thị trường có 40.000 căn hộ được chào bán, 70% số này mua để cho thuê. Tuy nhiên, hơn 1 năm trở lại đây, nguồn cung căn hộ gia tăng khiến giá thuê chững lại và đi xuống.

Giá đất tăng gấp nhiều lần căn hộ

Không chỉ cho thuê không mấy thuận lợi mà nếu so sánh tỉ suất đầu tư giữa căn hộ và nhà đất riêng lẻ cùng thời điểm thì nhiều người đã "khóc ròng". Cụ thể, chị Linh (nhà ở quận Bình Thạnh) cho biết vào năm 2014, chị đăng ký mua căn hộ ở Phú Mỹ Hưng với giá hơn 3,8 tỉ đồng. Cứ khoảng 2 tháng, chị góp trên 100 triệu đồng. Đến 2016, khi nhận nhà, tổng số tiền chị chi ra khoảng 4 tỉ đồng. Cùng thời điểm đó, bạn của chị mua miếng đất diện tích 120 m2 ở quận Bình Tân giá 2,2 tỉ đồng. Đến nay, miếng đất này đang có giá 8 tỉ đồng. Như vậy, cùng đầu tư bất động sản nhưng thu nhập quá khác nhau.

https://nld.com.vn/kinh-te/vo-mong-dau-tu-can-ho-cho-thue-20180824211230455.htm

Lẽ ra bài này phải viết từ nhiều năm trước ... vì thấy bài này dìm hàng căn hộ

Nhưng khi căn hộ và đất nền dìm nhau

thì nhà mặt phố vẫn là kên trú ẩn an toàn.
 
Nhà mặt phố vẫn còn là kênh trú ẩn an toàn ít nhất là 20 năm nữa, bởi 3 yếu tố:
- Kinh tế vỉa hè
- Xe 2 bánh
- Việc di dân đô thị

Không bàn về tiêu cực khác, kinh tế vỉa hè thì theo các điều tra không được công nhận (chắc đã bao hàm kinh tế ngầm) thì kinh tế vỉa hè chiếm 40-50% GDP (theo lãnh đạo cục thống kê chỉ "đóng góp vào GDP của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm 11-13% GDP"). Cũng đúng thôi “kinh tế vỉa hè thực ra là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức, với sự phát triển tự nhiên từ lối sống, phương thức buôn bán thương mại nhỏ lẻ tồn tại từ lâu đời”. Nếu loại trừ Nhóm lưu động (gồm các phương thức buôn bán ngay trên vỉa hè như quán nước, gánh hàng rong, quán ăn, bán vé số…) thì Nhóm cố định (kinh doanh ở các nhà mặt phố sử dụng vỉa hè làm không gian đệm để làm lối ra vào, chỗ để xe tạm hoặc mở rộng không gian kinh doanh hay các bãi để xe) bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và sử dụng vỉa hè .... thì vẫn là cốt lõi của Sức sống của đô thị - không thể dẹp bỏ - dù cho các khu Mall và Khu thương mại tập trung phát triển mạnh .... lý do liên quan đến việc sử dụng xe máy ..... đến năm 2030, 70% người dân Việt Nam vẫn sẽ sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại chủ yếu , xe máy vẫn lấn sân phủ sóng thì nhà mặt phố vẫn có ưu thế nhất định so với các khu thương mại tập trung trong mảng dịch vụ ăn uống và chăm sóc cá nhân.

Các đô thị lớn tại Việt Nam vẫn được xem là "miền đất hứa" cho người dân ở các vùng quê nghèo muốn "thoát ly" lập nghiệp, đổi đời. Đô thị hoá là quá trình không thể tránh khỏi, kéo theo sẽ hình thành một tầng lớp cư dân nghèo đô thị, và lại gia nhập Kinh tế vỉa hè - Nhóm lưu động (gồm các phương thức buôn bán ngay trên vỉa hè như quán nước, gánh hàng rong, quán ăn, bán vé số…).

Ở Việt Nam, mật độ dân số cao gấp khoảng 6 - 7 lần so với mật độ chuẩn. Trong 5 năm gần đây, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1,1 triệu người. Đất đai để phát triển quỹ nhà ở tại các đô thị rồi cũng sẽ cạn kiệt, chắc chắn đến lúc nào đó quỹ đất nhà phố sẽ không còn.
 
nhiều mặt lợi và cũng có mặt hại
Mỗi nhà mặt tiền thì cũng như một cơ sở kinh doanh vậy tuy rằng nhỏ nhưng cũng giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động. Kinh tế mặt tiền thì ở rất nhiều nơi vẫn tồn tại như ở các trung tâm các thành phố lớn của Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật, Hàn vẫn cho phép tồn tại (chỉ ở các khu trung tâm).

Kinh doanh ở nhà mặt tiền, nhà phố không phải nguyên nhân gây nên sự hỗn loạn của giao thông hay sự bầy hầy của hè phố. Lấn chiếm lòng lề đường là vấn đề của thực thi pháp luật, cái này thuộc về trách nhiệm của người quản lý, muốn làm khó gì. Một thời phản đối nón bảo hiểm rồi cũng đâu vào đó nếu làm nghiêm túc. Nguyên nhân chính không giải quyết cứ tìm giải pháp ở đâu đâu.

Các quốc gia Nam Âu như Spain, France, Italy... buôn bán mặt tiền, vỉa hè nhan nhản. Phố hẹp như Florence xe một chiều vừa lọt xe buýt, vỉa hè có 1m. Đi bộ phải bước xuống lòng đường tránh nhau. Xe thì 2-3-4 bánh chạy tuốt. Vậy mà vẫn văn minh, sạch. 9 h sáng đi bộ ở Florence, mình thấy các nhà tự xối nước, vệ sinh hè phố - để trong ngày kinh doanh, nhà nước không phải lo chuyện đó. Quan trọng là tổ chức xã hội. Kinh doanh vỉa hè không có lỗi gì mà nó là doanh thu của địa phương.
 
Nhiều người đang nhầm lẫn giũa “không gian cố định” và “không gian di động” của nền kinh tế vỉa hè. Không gian cố định đang đóng góp tới 13% GDP (theo tổng cục thống kê). Chuyện có xâm phạm không gian công cộng thì liên quan tới không gian di động bên dưới. Còn không gian di động (xem như một phần của kinh tế ngầm) phần lớn xâm phạm không gian công cộng , đóng góp thì đang tranh cãi - hiện tại thì bọn Tây cho rằng nó đóng góp tới hơn 30% GDP - hiện tại cũng đang là nguồn thu nhập chính của công chức & công an cấp phường. Việc quản lý không gian di động là chuyện của chính quyền.

Còn nói về cấm xe máy, không thể cấm được trước năm 2050. Đâu đó có bài viết "Giấc mơ hoang đường về vân tải công cộng tại Việt Nam" trong đó đã nêu khá nhiều bất cập về giao thông đô thị tại Việt Nam. Hạ tầng giao thông lạc hậu, manh mún, mật độ dân cư dày đặc, chung cư cao ốc ngày ngày càng mọc lên trong nội ô. Cấm xe máy thì dân đi bằng gì? Mỗi nhà vài chiếc xe hơi? Muốn cấm thì được, nhưng dân số thành phố lúc đó chỉ còn khoảng 5 triệu nguồi thì còn có cơ hội, nay thì vô phương.

Chẳng nơi đâu trên thế giới có một thành phố hạ tầng giao thông lạc hậu như TP.HCM hay Hà Nội với mật độ dân cư tương đương mà ô tô có thể đi lại thông suốt và hiệu quà. Hạ tầng giao thông kém thì đi bộ cũng khó khăn, đừng nói cái khác. Chỉ cần nhìn vào hệ thống hạ tầng giao thông là đã đánh giá được trình độ phát triển của quốc gia đó.

Quy hoạch các đô thị lớn giờ nát bét rồi, quy hoạch lại tốn kém hàng chục lần xây một thành phố mới, chỉ còn nước sống chung với lũ nếu còn sinh sống trong các đô thị cũ.
 
Ngày xưa vì tin vào luận điệu rằng xu hướng dần chuyển qua mua sắm ở các Mall hay cửa hàng tiện ích, rằng không bao lâu nữa kinh tế vỉa hè chỉ còn chiếm tỉ trọng nhỏ thôi, rằng ngày nay giới trẻ mua sắm online là chủ yếu, rằng nhu cầu mặt tiền sẽ tự tàn lụi dần ... hic hic chưa biết có lụi không, chứ giờ đi thuê mặt bằng buôn bán gì toàn hàng chục triệu/tháng. Cá biệt có nhiều con đường 5-7.000$/tháng cho mặt bằng 35-40m2
 
  • Like
Reactions: VinaLight

NoiThatNgocHue

Thành viên cơ bản
16/4/19
12
5
36
sofaplaza.vn
Em thấy ế ẩm thực sự đấy mọi người ạ, em nghe loáng tháng chủ mặt bằng em thuê nói với người khác rằng "hôm nay đi thu tiền nhà, một shop bán thêm nước uống, 1 shop thông báo nếu 2 tháng nữa không khả quan thì gửi lại nhà, với sức mua thế này kéo dài đến hết quý 3 thì chắc phải giảm tiền thuê mặt bằng quá ..."
 
Ngày xưa vì tin vào luận điệu rằng xu hướng dần chuyển qua mua sắm ở các Mall hay cửa hàng tiện ích, rằng không bao lâu nữa kinh tế vỉa hè chỉ còn chiếm tỉ trọng nhỏ thôi, rằng ngày nay giới trẻ mua sắm online là chủ yếu, rằng nhu cầu mặt tiền sẽ tự tàn lụi dần ... hic hic chưa biết có lụi không, chứ giờ đi thuê mặt bằng buôn bán gì toàn hàng chục triệu/tháng. Cá biệt có nhiều con đường 5-7.000$/tháng cho mặt bằng 35-40m2
Bán hàng trong Trung tâm thương mại giờ đang ngáp ngáp cả đám bởi sự ảnh hưởng kinh doanh online. Các trung tâm thương mại giờ chỉ thay đổi cục diện quán ăn nhanh, giờ người ta vào Trung tâm thương mại chủ yếu để giải trí và ăn uống. Tuy nhiên trung tâm thương mại sẽ mãi không bao giờ cạnh tranh nổi shop mặt phố bởi một đặc thù rất Việt Nam - đó là văn hóa xe 2 bánh. Ở trung tâm các đô thị, giờ thuê mở shop trong ngõ hẻm hay tại các nhà tập thể cũ hơi bị đông - dĩ nhiên khi đó shop bây giờ không dùng để bán nữa, chỉ là nơi giao dịch thôi - khách đến đây chủ yếu từ online - nhưng buộc phải có địa điểm để khách xem đồ thử đồ vì tay sờ mắt nhìn nhiều khi còn nhầm huống chi là mua ảo online.

Xét về kinh doanh online, giờ chủ yếu là online to offline chứ online khôngcũng khó cạnh tranh, vì lừa nhau nhìu quá nên không sờ được sản phẩm người ta cũng ngại mua online.

Xét kinh doanh mở shop thông thường, giờ nhiều bạn trẻ đã lựa chọn hướng đi rất khôn ngoan đó là bán online trước, khi nào có khách mới tìm địa điểm mở shop, giai đoạn đầu thì thuê mặt bằng nhỏ, phát triển thì thuê mặt bằng lớn hơn. Giờ gần như không có ai thuê mặt bằng mở đại cửa hàng đâu, tất nhiên vẫn có một số ít cho đám cô chiêu cậu ấm nhà giàu kinh doanh với mục địch show off là chính.

Nói chung là nhà mặt tiền trung tâm chả đi đâu mà lo, không làm shop thì làm showroom, quán ăn, trung tâm ngoại ngữ, văn phòng, đại lý ...
 

ceresaa

Thành viên cơ bản
14/5/19
121
149
40
leminhduc.vn
Với SG, quận 1 là trung tâm, thì
  • Khu Bắc là khu Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức.
  • Khu Tây là khu Tân Phú, Bình Tân, Quận 6, Q8.
  • Khu Nam là khu Q7, Nhà Bè.
  • Còn khu Đông là Q2, Q9.
Theo địa hình, Khu Bắc và Khu Tây cao, và không bị ngăn cách bởi sông, còn khu Nam, và đặc biệt khu Đông thì bị ngăn cách quận 1 bởi Sông Sài Gòn.

Chính vì lẽ đó, khu Bắc với Tây dân cư phát triển nhanh hơn và tạm gọi đó là khu cũ, ở khu này đa số nhà phố, nhà riêng, có một vài dự án chung cư, nhưng cũng không có quy mô lớn lắm, vì đất chung cư ở những khu vực này thường do được chuyển đổi từ nhà xưởng lên.

Khu Đông và Nam thì khác, vì thế đất trũng, nên dân cư tự phát ít, và có nhiều dự án Bất đông sản mọc lên nơi đây.

Nói về quy hoạch, nhiều người cho rằng quy hoạch ở Việt Nam đa số nát, lý do thì do manh mún, mỗi cty làm 1 khoảnh nhỏ, và thường thì các công ty làm trước khi có quy hoạch 1/2000, nên đôi khi hạ tầng không đồng bộ, chả đâu vào đâu.

Nói thế, dù khu Đông quy hoạch có nát thì cũng may mắn là có quy hoạch, còn khu Bắc và Tây thì không có quy hoạch luôn chứ được nát đã may.

Vùng đất phía Đông là vùng đất của Dự án, đi đâu cũng đụng dự án. Mà Dự án thì có đặc điểm là xây nhà theo mẫu và có khoảng lùi, thế nên diện tích trung bình mỗi lô cao.

Có một đặc điểm khác nữa là ở Khu Đông, mật độ dân cư thấp, vì thời xưa, khi các Doanh nghiệp làm Dự án, họ bán cho những người có tiền, mà đặc điểm người có tiền thì không thiếu chỗ ở, do đó họ mua đất chỉ để dành chứ không phải để ở. Theo thời gian, dù có dân cư tràn về qua các căn hộ chung cư, nhưng nhà phố vẫn rất ít, ví nhìn chung những người sở hữu đất vẫn không có nhu cầu ở.

Một phần lý do là vì diện tích mỗi lô đất to quá, nên dù đơn giá thấp thì tổng giá trị vẫn cao, cái này cũng bởi thời xưa các dự án thiết kế dạng biệt thự vườn, làm nhà nghỉ dưỡng cho các đại gia là chính. Mà đại gia thì nhìn chung là tầng lớp hưởng thụ, họ không thích đến sống ở một nơi tiện ích chưa đầy đủ và mật độ dân cư chưa cao.

Dân Khu Đông, đặc biệt quận 9 được phân chia thành 02 nhóm rõ rệt:
  • Nhóm 1 là những người sống ở đây xưa nay, họ sống dọc đường Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, Đỗ Xuân Hợp. Đặc điểm của nhóm này là sống ở đây lâu đời, có miếng đất to, nhưng thu nhập thấp.
  • Nhóm 2 là nhóm dân số trẻ, tri thức, có tiền nhưng không đủ để mua căn hộ ở trung tâm, đành dạt về đây, ở xa một chút nhưng mà được cái vừa túi tiền.
Còn dân nhà giàu, họ chưa về đây, vì chưa có nhiều tiện ích, và dân trí xung quanh phần lớn cũng không cùng "đẳng cấp". Đó là lý do nhiều khu nhà đắt nhưng ít người ở.

Nhưng khoảng 1 năm đổi lại đây, khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn, vì các tuyền đường mới mở, và cả các khu dân cư sang trọng thiết kế cũng đẹp, môi trường sống thoáng, một căn biệt thự mấy trăm mét vuông xe ô tô đậu ngoài đường trong khu biệt lập chỉ bằng 1 căn nhà phố trung bình nhỏ ở khu Bắc, Tây.

Khu Đông vẫn luôn nhộn nhịp trong mấy năm nay, bởi vì khu này còn có quỹ đất. Giao thông thuận lợi hơn khu Nam, và đất thì nhiều hơn tất cả các khu khác. Thế nên nếu các khu khác không còn gì để bán thì khu Đông vẫn có.

Nhưng nói gì thì nói, dân cư cũng chỉ ở đến VĐ2, vì từ đây vẫn có thể đi làm được ở Q1, xa hơn thì quá 75p để đi làm, mà 75p là thời gian con người có thể đi làm mà không thấy quá xa, hơn 75p thì cảm giác sẽ quá xa (cái này nghiên cứu ở đâu đó không nhớ).

Khu Đông không hề có công ty lớn, muốn đi làm thì phải vượt sông Sài Gòn, chính vì thế nên chỉ ở được đến VĐ2 là hết mức.

Nhưng, mọi thứ đang bắt đầu thay đổi, khi chuỗi văn phòng ở Thủ Thiêm hoạt động, người ta sẽ rút ngắn được 10p đi làm, và họ sẽ ở xa thêm được 10p chạy xe. Rồi chuỗi cửa hàng sang trọng dọc đường Song Hanh cao tốc xuất hiện và đặc biệt, Tổ hợp Sài Gòn Sport City, nơi được mệnh danh là Trung Tâm Q2 xuất hiện thì lúc này người ta có thể ở tận khu Đông Tăng Long hoặc xa hơn.

Vin Grand Park, ban thân nó đủ sức tự nuôi sống nó, biến thành 1 trung tâm kiểu nhưng Phú Mỹ Hưng ở Khu Nam với điều kiện phải có đường kết nối như Nguyễn Văn Linh. Tiếc rằng, theo quan sát tình hình hiện tại, thì VĐ3, con đường được cho là sẽ như đường NVL sẽ còn lâu mới thực hiện được. PMH làm đường NVL trước khi làm khu PMH, còn Vin thì ngược lại. Thế nên nếu Vin có xây dựng hiện đại tới đâu thì cũng dễ biến thành ốc đảo vì không có giao thông kết nối.

Long Phước, thì đang khá là xa, và hiện nay thì chưa thấy được tiềm năng lắm.

Nếu pháp lý ổn, có lẽ Đông Tăng Long là khu có tiềm năng. Còn Vin Grand Park, quan trọng là Mr Vượng thực hiện như thế nào? Làm hẳn đường VĐ3 nối vào cao tốc như PMH đã làm với NVL hay để Vin như 1 cái ốc đảo và chỉ người trong đó tự sinh hoạt với nhau?

Giá của khu Đông nhìn chung vẫn còn rẻ so với tiềm năng, sẽ tăng giá nhanh hơn các khu khác vì vị thế đặc biệt của nó.