Nhà riêng lẻ - nên làm hệ thống điện có dây tiếp đất hay hệ thống điện có atomat chống giật?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo PhucThuyLoi
  • Ngày gửi Ngày gửi

PhucThuyLoi

Thành viên cơ bản
8/1/16
7
4
Nên làm hệ thống điện có dây tiếp đất hay hệ thống điện có atomat chống giật?

Hỏi mấy anh thiết kế bảo vẽ vời gì, kiểu gì thợ điện cũng ăn gian nói dối bỏ qua vừa tốn kém vừa rủi ro cao (do thợ làm dối), em lăn tăn quá

Mong các anh điện đi ngang cho vài dòng giải ngố ạ
 
Vì sao bạn không nên bỏ qua dây tiếp đất khi lắp aptomat chống giật và chống sét lan truyền ?!

Aptomat chống giật và Aptomat chống sét lan truyền không được đấu chung tiếp đất. Nên cho Aptomat chống sét lam truyền 1 cọc tiếp đất riêng, cột thu lôi là những cọc riêng. Vì khi bị sét đánh thì không ảnh hưởng tới vùng khác.

Các bạn đang hiểu nhầm giữa sự an toàn và giật không mất mạng. Chúng ta cần đặt sự an toàn lên trên hết trước khi quan tâm đến tính mạng. Ở những thiết bị có nguy cơ dò điện cao như máy nước nóng,máy giặt, máy bơm, tủ lạnh, điều hòa, ... các bạn nên nối tiếp địa cho chúng. Bởi khi có sự dò điện, mạch điện được nối dây tiếp địa sẽ là mạch kín, lúc đó át cống giật mới có thể hoạt động đúng chức năng của mình.

Vì sơ đồ đấu aptomat chống giật không có chỗ đấu tiếp đất, nên một số người nghĩ là không cần đấu dây tiếp đất. Nhưng khi rò điện mà thiết bị không có tiếp đất thì rất nguy hiểm. Kể cả bạn bị giật tê tê hay không nặng thì ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Không phải cứ phải nhập viện hay mất mạng mới là ảnh hưởng tới sức khỏe, nhiều khi dòng điện rất nhỏ thôi cũng đủ ảnh hưởng tới não bộ và tim của chúng ta.

Giả sử khi thiết bị có sự rò điện ra vỏ, nhưng đế của nó không tiếp xúc đất, không tạo ra sự dò dòng điện thì aptomat chông giật không hoạt động, nhưng khi người sờ vào sẽ vị giật, lúc này sau vài giây aptomat mới nhảy thì cũng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mình. Nhưng nếu có dây tiếp đất, khi bị dò điện, Aptomat sẽ nhảy, và chúng ta đi kiểm tra từng vị trí một để đảm bảo an toàn.

Đừng thấy rằng nó hay nhẩy aptomat mà bạn đã không thích nó, chỉ vì bạn chưa xử lý triệt để chỗ dò điện nên aptomat vẫn chưa hoạt động ổn định. Một vấn đề nữa là: Nếu như mất điện như thế thì làm thế nào để kiểm tra nơi dò điện? Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn dưới đây:

- Nếu bạn có đồng hồ đo, nên đo sự thông mạch của 2 cực phích cắm thiết bị, sau đó đo từng cực của phích cắm với vỏ. Nếu thấy đồng hồ chạy thì nó đã bị dò ở thiết bị này, còn không thì bạn kiểm tra nơi khác.

- Nếu không có đồng hồ, bạn cần nối thông aptomat chống giật và cẩn thận kiểm tra từng vị trí một bằng bút điện, nếu ở vị trí nào đó bút điện sáng thì ngắt điện đi và sửa chữa chúng.
 
  • Like
Reactions: kisimaquai2001
Vote hệ thống điện có atomat chống giật
Mình lại không đồng ý với bạn
Theo mình nên tách biệt 2 khu vực - khu vực ẩm ướt thì buộc phải có dây tiếp địa, khu vực không ẩm ướt thì không cần dây tiếp địa

Aptomat chống giật là thiết bị bảo vệ trong mạch điện có khả năng phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về để tự động ngắt điện khi có sự chênh lệch (chỉ số chênh lệch dòng điện cỡ mili ampe). Có thể hiểu là aptomat chống giật sẽ tự động cắt dòng điện trong các trường hợp cụ thể như có dòng rò đất hoặc khi có người bị điện giật. Bạn có thể thấy nhiều tên gọi khác của thiết bị này như: cầu dao chống giật, Aptomat chống rò dòng hay cb chống giật.

Nguyên lý hoạt động Aptomat chống giật
Người ta cho 2 dây mát và lửa của dòng điện đi qua 1 cuộn cảm (cuộn dây) tên tiếng anh là ZTC ( Zero cureent transformer) . Đây giống như 1 cái biến thế thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây( chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này to bằng cái nhẫn cưới. Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát ( và ngược lại: ra mát về nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong cuộn dây là ngược chiều nhau.
aptomat-chong-giat-hoat-dong-nhu-the-nao-2.png

Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau,hai từ trường biến thiên sinh ra trong cuộn dây khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây, dòng điện này được kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn tỉ dụ là 30 mA thì thiết bị sẽ cấp điện cho triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.

Các chức năng đi kèm khác: Aptomat chống giật trong hệ thống điện có thể được tích hợp với aptomat ngắn mạch thông thường và bộ phận dập hồ quang, nếu dùng át này, các bạn không cần lắp thêm Aptomat thường nữa nhưng loại này ít. Trên thị trường đa số toàn át chống giật không có chức năng bảo vệ quá dòng:
– Ứng dụng: Aptomat chống giật được nối cùng với át thông thường ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ người bị điện giật, chống sấm chớp, lắp ở bình nước nóng dùng điện, lắp ở những nơi cần có độ an toàn về điện cao, hay nơi dễ bị dò điện.
– Hình dáng bề ngoài: Aptomat chống giật có hình dáng giống át thường nhưng kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút, ngoài nút gạt on off, át chống giật còn có thêm 1 nút test bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt không, trên mặt aptomat có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò quan trọng nhất: 30mA hay 100mA.
aptomat-chong-giat-hoat-dong-nhu-the-nao-1.png

Các lưu ý khi sử dụng Aptomat:
Tuyệt đối không dùng ở nơi ẩm ướt, nếu là bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm, phải test trước khi dùng. Kiểm tra ít nhất 1 tháng 1 lần. khi mắc át chống giật, phía trên át là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết át ngay khi có dòng dò.
Các hộ gia đình thì dòng tải tối đa là 40A (điện lực quy định) vì thế các bạn có thể chọn mua một aptomat tổng vừa có khả năng chống dòng quá tải, ngắn mạch vừa chống dòng rò để lắp ở nhà mình.
 
Nên làm hệ thống điện có dây tiếp đất hay hệ thống điện có atomat chống giật?

Hỏi mấy anh thiết kế bảo vẽ vời gì, kiểu gì thợ điện cũng ăn gian nói dối bỏ qua vừa tốn kém vừa rủi ro cao (do thợ làm dối), em lăn tăn quá

Mong các anh điện đi ngang cho vài dòng giải ngố ạ
Nếu anh/chị ở TP.HCM hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tường tận, Nối đất an toàn trong hệ thống điện với attomat chống giật nó không liên quan gì tới nhau

- Attomat chống giật nó sẽ cắt khi dòng đi và dòng về có cường độ lệch nhau, cụ thể là dòng điện về bị thiếu do chạm chập gì đó khoảng mấy chục mA thì nó sẽ cắt, do vậy nên gọi là chống giật. Giờ có loại RCBO tích hợp vừa cắt khi có dòng rò vừa cắt khi quá tải.

- Nối đất an toàn là nhằm tản nhanh dòng điện sự cố vào đất và giữ điện áp của phần tử bị sự cố thấp. Dòng sự cố có thể do phóng điện cách điện, rò điện ra vỏ thiết bị, sét đánh...Tùy theo chức năng người ta chia nối đất làm ba loại: Nối đất làm việc, nối đất an toàn, nối đất chống sét. Đối với phần kim loại của thiết bị điện, nó sẽ có 2 trạng thái: dẫn điện hoặc cách điện, cho nên phần cách điện này luôn được nối đất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Khái niệm và mục đích nối đất an toàn thì tham khảo bài viết:
https://www.dienkythuat.com/bi-dien-giat-do-dong-dien-hay-dien-ap
 
  • Like
Reactions: kisimaquai2001
Tiếp đất thì mục tiêu:
  • Tạo đẳng thế giữa vỏ thiết bị (là phần người sử dụng chạm vào) với vỏ trái đất
  • Triệt tiêu cái sóng hài bậc cao trong chuỗi Fourier do các kỹ thuật điện tử tạo ra (sạc laptop, nguồn máy tính, máy giặt inverter...) các sóng này không đủ năng lượng gây chết nhưng đủ làm một người leo trên thang té cắm đầu xuống đất chết.

Trong tất cả các hệ thống cơ điện, hệ thống tiếp đất có chi phí không quá cao nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng về mặt an toàn cho cả công trình cũng như người sử dụng. Do đó việc thiết kế nối đất cần được xem xét một cách cẩn trọng.

Mọi người có thể tham khảo bài viết Thiết kế hệ thống tiếp địa, tính toán điện trở nối đất
 
Vừa chém bên thớt MMO (Make Money Online), sang bên này gặp ngay các chú đi rải quảng cáo

Ngày xưa không có ELCB thì người ta làm gì ? chống giật cho vỏ thiết bị thì mãi mãi và vĩnh viễn chỉ có tiếp đất mới hiệu quả. Trong điện nhà, tiếp đất là quá đủ và cũng không cần phải thi công bài bản như mấy tay bên điên hay hù dọa kiểu cách như làm với điện công nghiệp.

Tuy nhiên vấn đề là rất vấn đề, ổ cắm 3 chấu ở Việt Nam thì phổ biến như thế này

o-cam-doi-ba-chau-16A.jpg


nhưng với hiện nay phần lớn những thiết bị điện có chống mass thì có phích cắm như thế này thì cũng bằng thừa

s-l300.jpg
electricity-tiles-type-F-200-px.jpg


Như vậy rõ ràng là chỉ cần dây tiếp đất cho những thiết bị nhà bếp, còn lại thì cứ gắn chống giật
 
Aptomat là loại cầu dao tự động ngắt mạch điện khi gặp sự cố dò điện trong hệ thống điện nhằm bảo vệ con người tránh khỏi nguy cơ điện giật, phòng chống cháy nổ và các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Theo nguyên tắc để lựa chọn được aptomat phù hợp nhất cho gia đình, bạn nên chọn định mức dòng điện aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB<In<Iz
  • IB: dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần được bảo vệ
  • Iz: dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn.
  • Thông thường chọn giá trị dòng định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm việc khoảng 20%.
Các thông số kỹ thuật cơ bản nhất:
  • Điện áp định mức: là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện được aptomat đóng ngắt.
  • Dòng điện định mức: là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat, thông thường dòng định mức của aptomat bằng 1,2 – 1,5 lần dòng điện định mức của thiết bị được bảo vệ.
  • Dòng điện tác động Itd: là dòng aptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ tải mà tính chọn tác động khác nhau.