saigonco

Thành viên cơ bản
21/5/13
460
10
1/ Luật Đất đai 2013
So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai mới có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều.
Luật xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp mà Nhà nước phải thu hồi đất (như Hiến pháp vừa mới được thông qua) nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội.

Cụ thể, Luật đất đai 2013 có những 11 điểm mới căn bản.
Thứ nhất, Luật đất đai 2013 đã thêm nhiều điều luật để quy định về các quyền của Nhà nước. Quy định cụ thể nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân.
Thứ hai, Luật đã bổ sung các quy định về điều tra, đánh giá đất đai nhằm khắc phục bất cập hiện nay; bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Thứ ba, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
Thứ tư, Luật quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đát vào sử dụng; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ năm, Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng điện tử; Bổ sung quy định quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận hoặc cấp chung một giấy chứng nhận. Trường hợp là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận ghi cả họ, tên vợ hoặc họ tên chồng, nếu giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới để ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng nếu có nhu cầu.
Thứ sáu, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo muc đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ qan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể.
Thứ bảy, Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.
Thứ tám, Luật quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp; Hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; Bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ chin, Luật đất đai 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Thứ mười, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.
Thứ mười một, Luật đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Bãi bỏ Điều 57 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11; Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai số 34/2009/QH12; Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12; Điều 264 của Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12; các quy định về trưng dụng đất trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12.


Luật Có hiệu lực từ 01/07/2014.


2/ Luật Việc làm 2013
Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.
Luật có hiệu lực từ 01/01/2015.

3/ Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013
Luật sửa đổi, bổ sung 33 Điều tại Luật phòng cháy chữa cháy 2001, trong đó đáng chú ý là việc quy định cụ thể hơn trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của các cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Luật có hiệu lực từ 01/07/2014.


4/ Luật Đấu thầu 2013
Thay thế cho Luật đấu thầu 2005, Luật đấu thầu mới điều chỉnh đối với cả các dự án có sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng có giá trị trên 500 tỷ đồng.
Các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu được quy định lại, bỏ các trường hợp chỉ định do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

Luật đấu thầu năm 2013 có những 10 điểm mới căn bản.

Thứ nhất, Luật đấu thầu năm 2013 ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về “Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ , đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba, Luật quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.
Thứ tư, Luật quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu. Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quan khác nhau thì cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Thứ năm, Luật đấu thầu năm 2013 có một mục quy định về thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc, Luật đấu thầu năm 2013 quy định bổ sung hình thức đàm phán đánh giá đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất, thuộc biệt dượ gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác theo quy định của Chính phủ.
Thứ sáu, Luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục, phương pháp lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở tổng hợp các thông lệ quốc tế tốt và rút kinh nghiệm từ thực tiễn lựa chọn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng và dịch vụ công cộng tại VIệt Nam trong thời gian qua. Đi đôi với giải pháp phát triển quyết liệt để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnh tranh; xây dựng niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Thứ bảy, Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Thứ tám, khác với Luật đấu thầu năm 2005, Luật đấu thầu năm 2013 phân cấp triệt để việc quyết định hình thức chỉ định thầu cho Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp mà không yêu cầu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Để việc phân cấp gắn với trách nhiệm giải trình, tránh khép kín trong đấu thầu, Luật đấu thầu năm 2013 đã bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình của người dân có thẩm quyền, chủ đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Thứ chín, Luật cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.

Thứ mười, Luật đấu thầu năm 2013 bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu, đồng thời quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.

Luật có hiệu lực từ 01/07/2014.