Nobel y học 2018 - gỡ kỳ đà cản mũi để hệ miễn dịch tấn công vào hang ổ ung thư mà không cần thuốc!

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Giải Nobel sinh lý học hay y khoa năm nay được trao cho James Allison thuộc Đại học Texas, và Tasuku Honjo của Đại học Kyoto, Nhật Bản , vì khám phá ra liệu pháp chữa ung thư bằng cách "ức chế nguyên tắc miễn dịch âm tính” - inhibition of negative immune regulation (tạm chuyển ngữ -Topten)

Thực tế là việc xóa sổ tận gốc khối ung thư ( bằng miễn dịch ) dường như hiếm gặp, mặc dù hiếm gặp, thỉnh thoảng điều đó xảy ra đã khiến một số người mơ ước rằng có thể khai thác hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công các khối u ác tính.

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào bảo vệ chống lại ký sinh trùng và mầm bệnh. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ nỗ lực nhằm làm cho nó tấn công ung thư là một ý tưởng hay, ý tưởng được gọi là liệu pháp miễn dịch, lại dẫn đến kết quả công cốc.(an idea called immunotherapy, led to nothing)

Nhiều thất bại này đã xảy ra, vào những năm 1990, khiến hầu hết nhà nghiên cứu và các công ty từ bỏ lĩnh vực này.

Tiến sĩ Allison là một trong số ít người không bao giờ mất hy vọng. Ông đặc biệt quan tâm đến một loại protein gọi là CTLA-4.

Protein này được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào T, một trong những loại tế bào chính trong hệ miễn dịch. Vào năm 1994, khi ông đang ở Đại học California, Berkeley, ông và những người khác đã phát hiện ra rằng CTLA-4 tạo một sự kìm hãm (brake) vào khả năng của tế bào T vốn có đáp ứng chống chọi với bệnh ung thư. (CTLA-4 giống như một loại kỳ đà cản mũi người anh hùng T) - Topten

Đáp lại, ông đã phát triển một kháng thể ngăn chặn protein CTLA-4, ngăn chặn hành động kìm hãm của nó trên tế bào T.

Do đó, các tế bào T này có thể phản ứng với các khối u bằng cách tấn công chúng. Các khối u ở chuột biến mất khi chúng được tiêm các kháng thể chặn CTLA-4.
IJnctob.jpg


The 2018 Nobel prizesThe Nobel prize for medicine is awarded for a new type of cancer treatmentcience and technology

Oct 1st 2018

THIS year’s Nobel prize for physiology or medicine goes to James Allison of the University of Texas, and Tasuku Honjo of the University of Kyoto, in Japan (both pictured), “for their discovery of cancer therapy by inhibition of negative immune regulation”. The fact that remissions from apparently terminal cancer, though rare, do happen from time to time had long led some to dream that it might be possible to harness the body’s immune system to attack malignancies. The immune system is a network of cells which defends against parasites and pathogens. Yet decades of effort intended to make it assault cancer as well, an idea called immunotherapy, led to nothing. These many failures had, by the 1990s, caused most people and firms to abandon the field.
Dr Allison was one of the few who never lost hope. He was particularly interested in a protein called CTLA-4. This is found on the surfaces of some T-cells, one of the main types of cell in the immune system. By 1994, when he was at the University of California, Berkeley, he and others had discovered that CTLA-4 puts a brake on T-cells’ ability to respond to cancer. In response he developed an antibody that blocks the protein, preventing its braking action on T-cells. Thus unchained, those cells can respond to tumours by attacking them. Tumours in mice vanished when they were given these CTLA-4 blocking antibodies.

https://www.economist.com/science-a...is-awarded-for-a-new-type-of-cancer-treatment
 

vipco150

Thành viên cơ bản
22/3/17
2
0
Nhà khoa học người Anh Sir Gregory P Winter và 2 chuyên gia người Mỹ Frances H Arnold và George P Smith là 3 người vừa được trao giải Nobel Hóa học năm nay với công trình nghiên cứu khai thác sự tiến hóa để cho ra đời những loại enzyme và kháng thể mới. Ngoài danh hiệu, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển còn trao tặng cho tác giả của bước đột phá mới số tiền lên đến hơn 1 triệu USD.

Một nửa số tiền thưởng sẽ được trao cho Arnold đến từ Viện Công nghệ California nhờ giải pháp can thiệp vào sự tiến hóa của enzyme - protein giúp thúc đẩy phản ứng hóa học. Để làm được điều này, Arnold đã đưa các đột biến di truyền vào enzym, sau đó quan sát những ảnh hưởng của đột biến này đến enzym đó. Giai đoạn cuối cùng, nhiệm vụ của bà là chọn lọc những phân tử đột biến có ích.

Công trình nghiên cứu của Arnold không những giúp con người dần loại bỏ việc sử dụng các chất xúc tác độc hại mà còn đưa đến sự ra đời của những giải pháp phát triển nhiên liệu sinh học cũng như sản xuất dược phẩm hoàn toàn mới. Trong khi đó, một nửa số tiền còn lại được chia cho Winter và Smith nhờ công cụ "Hiển thị thể thực khuẩn của peptide và kháng thể."
....
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/...-ten-nha-khoa-hoc-nu-my-20181003165105978.htm

Tính ra năm nào cũng có người Mỹ đoạt giải nobel từ y học, hóa học, lý học .. đến văn học. Nói là người Mỹ nhưng đa số không học và lớn lên ở Mỹ. Họ đa phần là những nhà Khoa học giỏi từ khắp thế giới đổ về nước Mỹ. Xã hội Mỹ đúng là ưu việt cho những ai có khả năng, có năng lực.

Bỏ qua yếu tố chính trị, rõ ràng hệ thống trường học, công ty, chính quyền và xã hội của họ hỗ trợ tốt cho người có khả năng phát huy khả năng của họ. Với chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài bậc nhất thế giới, nên việc công dân Mỹ thành công là hiển nhiên. Trên thế giới về công nghệ dược, sinh học chỉ có Thụy Sỹ là đối thủ xứng tầm, và Thụy Sỹ cũng thành công phần lớn là do dân nhập cư ưu tú đem lại!


Việt Nam chắc chắn sẽ đạt giải Nobel về ATLĐ , tại vì không ai tiến cử
BmeILSK.jpg