Phải chăng cử nhân kỹ thuật là "nửa ông, nửa thằng" nên nhóm ngành Khoa học tự nhiên "đội sổ" về tỷ lệ thí sinh nhập học ?!

Trong số các nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh vào học thấp có 5 nhóm ngành thấp nhất là Khoa học tự nhiên (41,43%), Nông lâm ngư nghiệp và thủy sản (43,91%), Dịch vụ xã hội (49,98%), Khoa học sự sống (54,43%), Môi trường và bảo vệ môi trường (65,28%).

1-1579.jpg



Theo thống kê, mặc dù nhóm ngành Kinh doanh Quản lý có tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất, nhưng khi xét dựa trên số lượng nguyện vọng 1 so với chỉ tiêu, An ninh Quốc phòng và Báo chí lại là 2 nhóm ngành thu hút thí sinh.

Dựa vào tỷ lệ nguyện vọng 1/ chỉ tiêu cho thấy, những ngành được nhiều thí sinh đăng ký ở nguyện vọng 1 nhất là An ninh Quốc phòng (566,82%); Báo chí và thông tin (311,65%), Nghệ thuật (210,7%); Du lịch khách sạn, dich vụ cá nhân (201%), Khoa học xã hội và hành vi (197,97%).

Số liệu trên cũng cho thấy, nhóm ngành An ninh Quốc phòng vẫn giữ vững độ hấp dẫn thí sinh, ngành Báo chí và thông tin đang “lên ngôi”.

Mặc dù nhóm ngành Kinh doanh Quản lý chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất (32,77%), nhưng khi xét ở số lượng đăng ký nguyện vọng 1, nhóm ngành này chỉ chiếm 186,1%, đứng thứ 6 trong số những nhóm ngành hút thí sinh nhất.

Ngược lại, nhóm ngành ít hấp dẫn nhất (dựa trên số lượng đăng ký vào nguyện vọng 1) là Khoa học sự sống (26%) và Khoa học tự nhiên (20,1%.). Đây đều là nhóm ngành khoa học cơ bản, nhu cầu nguồn nhân lực không cao.

1.jpg



Báo cáo về công tác tuyển sinh đại học 2020 cho thấy có 5 nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất, trong đó đứng đầu danh sách này là nhóm ngành Khoa học tự nhiên, tiếp đến là Nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ xã hội…


Tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia TPHCM), 3 ngành khó tuyển nhất là Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Hải dương học. Dù khó đạt chỉ tiêu nhưng trường vẫn duy trì bởi thực tế nhu cầu của thị trường lao động ở các ngành này vẫn rất lớn.


Nhiều ngành khoa học cơ bản, truyền thống đang vô cùng khan hiếm nhân lực nhưng lại chưa được thí sinh quan tâm. Ngành Khoa học môi trường sẽ đào tạo về quản lý môi trường, tài nguyên đất, khí, nước, hệ thống định vị, luật môi trường, quản lí đất đai. Công nghệ kĩ thuật môi trường thì đi sâu về xử lý nước thải, rác thải, khí thải….

Sinh viên địa chất sẽ được học về tài nguyên khoáng sản. Ví dụ muốn xây một toà nhà thì cần địa chất công trình kiểm tra nền móng, địa chất dầu khí để thăm dò dầu khí, địa chất về khoáng sản để tìm ra các tài nguyên mới, kiểm định các loại đá quý.


PGS-TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), thừa nhận các ngành toán, cơ, khoa học trái đất như địa chất, kỹ thuật địa chất, khí tượng, thủy văn, hải dương học tuyển sinh rất khó khăn.



Nhìn thì có vẻ là ngon, năm nay các thí sinh đăng kí các ngành Khoa học tự nhiên trừ phí quá cà rốt, chứ kiểu gì cũng đậu vì chỉ tiêu 4.525 , nhưng nguyện vọng 1 chỉ có 912 ... nhưng liệu học xong ra trường sẽ dễ tìm kiếm việc làm như báo chí truyền thông đang kêu là hot thiếu nhân lực ?

Lý do mở thớt này thì là do HRchannels Group - Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Nhân Sự Việt Nam đã từng khảo sát một số doanh nghiệp, được trả lời trừ phi chúng nó là con ông cháu cha được ký gửi, chứ ai mà đi tuyển loại nửa ông nửa thằng, kỹ sư thì chưa tới, cử nhân nghề cũng không phải

Rất mong ACE hưởng ứng vì tương lai con em của chúng ta.
 

noithatthuangia

Thành viên cơ bản
22/5/21
6
0
Thời buổi này, đặc biệt là ở Việt Nam, có lẽ trường đại học phải chủ động tiếp cận doanh nghiệp thôi, không ngồi chờ doanh nghiệp tiếp cận mình. Các trường phải chủ động khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp và mở rộng hướng nghiên cứu bám sát thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 

TruongAn_Construction

Thành viên cơ bản
Nhiều trường đại học giờ giống như phòng khám Đông Y của bọn Tào lục địa, lừa bịp là chính, ôi vãi cả Luyện khi nghe câu "Sinh viên địa chất sẽ được học về tài nguyên khoáng sản. Ví dụ muốn xây một toà nhà thì cần địa chất công trình kiểm tra nền móng, địa chất dầu khí để thăm dò dầu khí, địa chất về khoáng sản để tìm ra các tài nguyên mới, kiểm định các loại đá quý.", nói cho vuông là trong đám cử nhân nhóm ngành khoa học tự nhiên thì:
- Cử nhân IT hay CNTT có đất diễn vì nói cho vuông là kiến thức đào tạo trong các trường ĐH cũng chỉ mang tính chất hàn lâm cấp cho sinh viên cái vé vào đời để nhanh chóng được người sử dụng lao động tiếp nhận, chứ hành nghề thì nói cho vuông là không cần kiến thức ở trường.
- Cử nhân Toán hay Lý hay Hóa: chỉ phù hợp đi dạy

Còn lại mớ cử nhân: sinh, địa, môi trường, vật liệu, địa, địa chất, thủy văn, hải dương ... nếu không có bảo kê chỗ làm việc sau khi ra trường, thì 99% sau khi tốt nghiệp sẽ không tìm được việc làm đúng nghề, vì với những lĩnh vực này người sử dụng lao động đi tuyển kỹ sư, việc gì phải tuyển cử nhân, vì một điều chắc chắn đào tạo cử nhân khác đào tạo kỹ sư, mà tuyển cử nhân vào làm vị trí như trung cấp hay cao đẳng nghề thì càng khó bố trí công việc.
 

MinhPhuongConsArch

Thành viên cơ bản
22/5/21
1
0
3
Có mấy ông bà bên tuyển sinh cứ ra rả là họn ngành phù hợp, đừng chọn trường ... nói thẳng ra học dân lập với tư thục trừ vài trường đỉnh, còn lại thì sau khi tốt nghiệp sẽ được làm việc với các công ty đa quốc gia tiêu biểu như Grab hay Gojek. Luôn luôn là chọn ngành phù hợp tại các trường công hay trường công tự chủ tài chính, nếu không thể đi đường thẳng thì đi đường vòng, chứ học mấy trường dân lập thì do đầu vào càng ngày càng yếu, nên đa phần bây giờ mặc dù mang tiếng là cử nhân kỹ sư, nhưng đào tạo như dạy nghề.

Nói riêng về kỹ thuật, mảng cử nhân tốt nhất học xong là để đi dạy, có người khoe toán ứng dụng sẽ này sẽ nọ, có là như Ngô Bảo Châu cũng sẽ không chuyên nghiệp bằng một cử nhân/kỹ sư chuyên ngành học thêm toán sau đại học, nên nếu nhà nước muốn duy trì mảng cử nhân toán, lý, hóa, sinh thì phải tài trợ học phí học bổng và đảm bảo đầu ra - đi dạy hoặc nghiên cứu, chứ như hiện nay thì ê sắc ế là đúng rồi vì nhu cầu xã hội về cử nhân mảng này rất ít.

Còn những mảng đụng hàng với kỹ sư, tức là có hệ kỹ sư ngành này thì làm sao ép doanh nghiệp tuyển cử nhân được, cung cầu thị trường lao động tự quyết định thôi. Mà dạo này mảng kỹ thuật (trừ CNTT) cũng mất giá lắm rồi, chủ yếu là nhảy vào mảng hớt ngọn như kinh doanh quản lý, mà đáng lý ra các ngành về kĩ thuật phải chiếm số lượng lớn chỉ tiêu, đặc biệt là bậc đào tạo cao đẳng, nghề.
 
Ngày xưa nguồn tri thức chất lượng do số lượng người đi học đại học ít, nên đã là kỹ sư, cử nhân thì đa số đều là tầng lớp tinh túy về học thuật của xã hội, tư duy tốt, dù có học kỹ thuật thì đi làm một thời gian cũng lên quản lý, ra mở doanh nghiệp riêng, nên từ từ ai cũng trở thành người làm kinh tế cả.

Ngày nay đào tạo quá nhiều và rất lãng phí nguồn lực xã hội, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ nhiều như lợn con, đầu vào dễ dãi, ra trường (phần lớn) dốt nát từ kiến thức đến năng lực tư duy ... thậm chí nói không ngoa là phần lớn còn chưa viết đúng chính tả, đặt câu còn không ra hồn ... Đáng lý ra sau khi tốt nghiệp PHTH, chỉ cho phép 15% vào đại học, còn lại là định hướng trường nghề.

Nên bây giờ học cái gì cũng thế thôi, trường nào cũng chỉ có 5% ra trường là có năng lực, do vậy cử nhân kỹ thuật hàng dạt hàng hỏng càng nhiều. Tất nhiên thì cơ chế thị trường nó cũng tự vận động, một thời gian dài nữa không tuyển sinh được thì các trường ĐH phải tự chuyển hóa mình, lúc đó đào tạo như một trường nghề mặc dù mang danh là đại học. Tất nhiên thì trong ngắn hạn là lỗi của ngành giáo dục đã để có một sự chênh lệch lớn giữa việc học đại học và nhu cầu xã hội .

Nói chung là hãy dẹp bỏ ý tưởng theo học phần lớn ngành cử nhân kỹ thuật, ai muốn học thuật muốn nghiên cứu muốn đi dạy thì theo mấy ngành phục vụ khoa học cơ bản. Ai muốn theo kỹ thuật kiếm tiền từ sản xuất kinh doanh, hoặc theo các trường nghề, hoặc trở thành kỹ sư. Chứ học cử nhân xong phải cất bằng đi làm công nhân, đi chạy Grab thì lãng phí quá.
 
  • Haha
Reactions: QuocCuongBRE