Quy định mới về đăng tải thông tin đấu thầu - tất cả hồ sơ mời thầu sẽ được công khai trên mạng gồm cả các gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 về việc quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả . Theo đó, đối với công tác lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu: quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi đăng tải thành công thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng.

Tất cả hồ sơ mời thầu sẽ được công khai trên mạng là một trong những điểm nổi bật tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, là bắt buộc công khai hồ sơ mời thầu (HSMT)/hồ sơ yêu cầu (HSYC) trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (HTMĐTQG) dù gói thầu không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng. Với quy định mới này, bên mời thầu “hết cửa” ngăn chặn, gây khó dễ khi nhà thầu tiếp cận HSMT/HSYC. Thông tư này cũng quy định về lộ trình mới trong đấu thầu qua mạng (ĐTQM) và có nhiều điểm mới tạo thuận lợi cho nhà thầu và các bên liên quan tham gia HTMĐTQG.

Theo quy định mới tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, đối với lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu: quyết định phê duyệt HSMT, HSYC, yêu cầu báo giá; HSMT, HSYC, yêu cầu báo giá được phê duyệt. HSMT, HSYC được phát hành trên HTMĐTQG ngay sau khi đăng tải thành công thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng.

Đối với đấu thầu không qua mạng, trường hợp HSMT, HSYC được bán theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán HSMT, HSYC trước khi hồ sơ dự thầu (HSDT), hồ sơ đề xuất (HSĐX) được tiếp nhận. Với quy định mới tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, việc bắt buộc bên mời thầu công khai HSMT/HSYC của tất cả các gói thầu lên HTMĐTQG được các nhà thầu đánh giá là bước tiến vượt bậc trong công khai thông tin về đấu thầu, giúp tăng cường cạnh tranh, minh bạch, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu.

Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định về lộ trình lộ trình ĐTQM giai đoạn 2020 - 2025. Theo Bộ KH&ĐT, lộ trình mới này được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và tuân thủ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Văn bản số 5464/VPCP-CN ngày 21/6/2019. Theo đó, Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định lộ trình ĐTQM cho năm 2020, năm 2021 và giai đoạn 2022 - 2025. Cụ thể, năm 2020 tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với 100% các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh. Tương ứng trong năm 2021 là các mức không quá 10 tỷ đồng và không quá 20 tỷ đồng; đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu và tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu.

Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng 100% số lượng gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng 100% số lượng gói thầu mua sắm tập trung.
 
Với quy định này có cái hay là thay vì phải đến nơi mua HSMT, mua rồi không biết có đạt hay không đạt mất oan 2 triệu và công sức đi mua, nya đưa lên mạng công khai, ưng ý thì làm HSDT và đến ngày nộp HSDT thì móc tiền mua HSMT. Hay cái nữa là không còn sợ đến tận nơi, bên bán lấy lý do nọ, lý do kia để không bán, và đôi khi bán xong lại cho người đi thương lượng. Qua mạng thì sẽ cóc biết có những nhà thầu nào nộp hồ sơ, lúc mở thầu mới biết. Các nhà thầu kiểu tham dự cho đủ mâm khi cố tình mua HSMT giấy xong cò quay kiếm chác cũng hết thời.

Với việc công khai HSMT, HSMT sẽ có cấu hình gài rất nhiều điều kiện, đưa điều kiện dự thầu vào toàn những điều kiện trên trời, không khác gì tương đương với chỉ định thầu .... ví dụ đưa điều kiện cáp chống cháy có chứng chỉ FM, cả thế giới có 4 thằng có cái chứng chỉ dở hơi đấy, 2 thằng ở Mỹ, 2 thằng ở Sing, thế này thì khác mẹ gì chỉ định nhà cung cấp luôn. Cái chứng chỉ FM của Mỹ nghe cho nó sang mồm, chứ thực ra kiểu như bằng A B C tiếng Anh nhà mình

CĐT chắc chắn phải có vời những chuyên gia có trình độ ra đầu bài cao hơn và nắm vững luật hơn để tổ lái, xem như nhà thầu tôm tép không lọt vào được đấy chính là cái nhược điểm đầu tiên của cái thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT. Và một điều chắc chắn là CĐT sẽ vất vả hơn vì nhiều dự án bị bỏ thầu giá thấp.
 

NamTranKG

Thành viên cơ bản
18/12/19
8
12
Rạch Giá Kiên Giang
Với việc công khai HSMT thì giới phóng viên smartphone và báo tự viết facebook sẽ tha hồ phân tích mổ xẻ ... các trò đo ni đóng giày cho từng gói thầu sẽ bị loại bỏ, vì không có chuyện gói thầu này thì tiêu chuẩn này, gói thầu kia tiêu chuẩn kia. Nghĩa là giờ CĐT phải thông minh hơn, không lèo lái được thì mất ăn thôi, thời của ăn ngu qua rồi, giờ muốn ăn được là phải khôn. Còn nhà thầu thì cũng đừng giàu chí tưởng bở hạ giá thành, CĐT phang cho vài cái lỗi thì có mà tỷ năm cũng chưa quyết toán được, mà làm ăn cứ chậm tiền là tèo thôi.

Chỉ tội nghiệp những nhà thầu nhỏ và vừa không còn cơ hội cạnh tranh nữa, vì khi này CĐT sẽ xây dựng tiêu chuẩn xét thầu cao vòi vọi, CĐT chỉ cần cài mấy yêu cầu chứng chỉ ngành dọc thì chỉ có các nhà thầu lớn mới kiếm đủ các chứng chỉ ngành dọc thôi. Nhà thầu giờ làm HSMT cũng phải căn me từng con chữ trong tiêu chuẩn xét thầu. Điều chắc chắn là những gói mua sắm tập trung như: Máy tính, bàn ghế, máy photo, máy in... đấu nhau cạnh tranh vỡ mồm luôn.
 
Khi nào công khai báo cáo đánh giá xét thầu thì mới có giá trị, khi đó sẽ lòi quân xanh quân đỏ liền, chứ tình hình như hiện nay cũng khó lắm. Đúng là với quy định mới này thì CĐT ngày càng khó múa may trong chọn thầu, có điều bò lạc mà vào thì cũng xác định sống không bằng chết, CĐT chỉ cần xiết tiến độ - chất lượng - biện pháp vỡ mồm ngay.
 

NhoPhamVan

Thành viên cơ bản
Mình rất vui mừng khi nghe tin này, từng bước nhà thầu có năng lực tham gia cuộc chơi chứ không phải mấy ông bà ăn nhậu khỏe và đi đêm tốt chủ lực cuộc chơi.
Sẽ vẫn còn những thứ sẽ phải công khai: các tiêu chí yêu cầu, kết quả chấm thầu, thông tin nhà thầu trúng thầu và những ưu điểm để chọn nhà thầu. Sau khi triển khai dự án thì công bố kết quả triển khai, sai phạm hay hiệu quả nếu có. Với mọi dự án sẽ được lưu lại trên mạng đấu thầu quốc gia, căn cứ vào đó để xem xét mức độ tín nhiệm đối với mọi nhà thầu. Nếu một dự án nào đó triển khai bị chậm, đội vốn, hiệu quả kém mà sau này vẫn chọn lại nhà thầu đó (hoặc các cá nhân chủ chốt đã triển khai gói thầu đó) cho dự án khác thì người dân có thể xem online để gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng.

Giai đoạn này minh bạch được 80-90% nên rất đáng kể rồi, tạm thời cũng có nhiều lợi ích cho nhà thầu, giảm chi phí tham gia đấu thầu, đặc biệt những gói thầu đơn giản. Nếu vẫn còn nộp HSDT bằng giấy thì CĐT vẫn còn giở những trò khó khăn như mở thầu lúc 7h sáng, rồi đến vòng thương thảo hợp đồng sẽ có những điều kiện mà nhà thầu tự nguyện rời bỏ cuộc chơi - ví dụ như đòi trình bảng đóng BHXH của đơn vị để đảm bảo việc huy động nhân công là quang tèo. Tất nhiên là không dễ bóp những nhà thầu lăn lộn kinh qua đủ hệ, nhưng thường thì những nhà thầu này không cạnh tranh nhau để đạp giá xuống còn xương.
 
  • Haha
Reactions: kspdhuong
Nói chung là có võ để soạn HSMT, giờ CĐT tìm được nhóm soạn HSMT giỏi thực sự biết cài cắm vào điểm kỹ thuật thôi, chứ trò cài vào năng lực với hạn chế chứng chỉ nọ nhà quê lắm - nhà thầu ngứa ngáy chụp hình đăng lên Facebook bỏ 2 triệu tiền quảng cáo cho Facebook là báo chí đua nhau vào thịt CĐT liền.

Dĩ nhiên thì nhà thầu mà có bộ phận đấu thầu siêu chuyên nghiệp vẫn vượt qua được, mình thì thích điều này, có như thế cuộc chơi mới vui.
 
  • Like
Reactions: NgocThanhWru
Hiện nay quá bán đấu thầu qua mạng là của EVN, thống kê tỷ lệ giảm giá qua mạng không khủng khiếp như mọi người từng suy nghĩ trước đây, dù giá gói thầu đã được công khai, không tới 10%.


EVN luôn luôn công khai mọi thứ


Nhiều ACE lăn tăn vụ khóa cấu hình đấu thầu, không khóa nổi đâu, trừ những gói có thể đưa các chi tiết đặc thù để khóa
 
  • Like
Reactions: FBNC
Nay đã có nội dung chi tiết, mọi người lưu ý nhé

Điều 24. Các loại chi phí và mức thu
1. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
c) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí đăng tải danh sách ngắn là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

2. Đối với chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), chi phí này đã bao gồm chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống tính đến ngày cuối cùng của năm đăng ký;
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng/năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).


3. Trường hợp cần khôi phục việc tham gia Hệ thống theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, nhà thầu, nhà đầu tư phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều này, tính từ thời điểm bắt đầu phát sinh nợ đến khi có văn bản đề nghị chấm dứt hoặc tạm ngừng tham gia Hệ thống.

Điều 25. Tổ chức thu, nộp chi phí
1. Đối với chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu:
a) Báo Đấu thầu có trách nhiệm thu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này. Tài khoản thu chi phí là tài khoản Việt Nam đồng của Báo Đấu thầu mở tại ngân hàng thương mại. Khoản thu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu được Báo Đấu thầu chuyển một phần sang Trung tâm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bù đắp việc thực hiện nâng cấp, vận hành Hệ thống nhằm bảo đảm Hệ thống hoạt động liên tục, ổn định phục vụ việc thực hiện đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, phần còn lại được sử dụng để thực hiện chức năng đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu.
b) Bên mời thầu thanh toán chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tự đăng tải thông tin trên Hệ thống.

2. Đối với chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng:
a) Trung tâm chịu trách nhiệm thu chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Thông tư này. Tài khoản thu chi phí là tài khoản Việt Nam đồng của Trung tâm mở tại ngân hàng thương mại.
b) Nhà thầu thanh toán chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Thông tư này như sau:
- Đối với chi phí đăng ký tham gia Hệ thống, thanh toán ngay tại thời điểm đăng ký trên Hệ thống;
- Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống, thời hạn thanh toán là Quý I hàng năm trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống;
- Đối với chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời hạn thanh toán tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thầu.

Nguồn:

 
UBND TPHCM vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị từ nay đến hết ngày 31/1/2020, tiếp tục áp dụng đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu có quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh (gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng); đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu.

Từ ngày 1/2/2020 trở đi, các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ lộ trình đấu thầu qua mạng theo Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

Các đơn vị khi phê duyệt hoặc trình UBND TPHCM phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải quy định áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu trong hạn mức hoặc đủ điều kiện áp dụng.

Trường hợp các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù phải có ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở quản lý chuyên ngành trước khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Thủ trưởng các đơn vị không đạt tỷ lệ đấu thầu qua mạng sẽ không được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.