Quy hoạch đô thị - đô thị nén compact city hay đô thị phân tán dispersed city ?!

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Nhà cao tầng không phải là “tội đồ” bức tử đô thị, tạo áp lực mà chính do sự phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, chưa tạo thành cụm và gắn kết với tuyến giao thông công cộng.


Mượn tiếp còm của Jamebonds bên OF

Trong 10-15 năm gần đây, tại Việt Nam có 1 quan điểm phổ biến dãn dân ra khỏi khu vực trung tâm là giải pháp để giải quyết tắc đường, quá tải hạ tầng đô thị, bản chất là cách tiếp cận phát triển đô thị theo chiều rộng "dispersed city" đối lập với cách tiếp cận phát triển đô thị nén "compact city".

Tuy nhiên, nhìn lại những gì đạt được e nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quan điểm này.

Quan sát hiện tượng tắc đường ở các đô thị lớn như HN, HCM chúng ta sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Về thời gian: Tập trung vào giờ cao điểm, sáng đi làm và chiều tan sở
- Về địa điểm: Tập trung tại các trục giao thông hướng tâm vào trung tâm TP, trong đó: Sáng thì tắc chiều vào, chiều thì tắc chiều ra.
- Tắc đường ngày càng lan rộng, cùng với sự mở rộng của TP, tắc từ khu trung tâm nay lan rộng, đặc biệt ở các khu tiếp giáp trung tâm.

Như vậy, mục đích dãn dân để giảm tắc đường đã không mang lại kết quả mong đợi.

Chúng ta ai cũng muôn mua nhà gần chỗ làm việc để giảm bớt thời gian di chuyển. Nhưng sau 10-20 năm dãn dân, phần lớn công sở, các hoạt động kinh tế chính vẫn diễn ra ở khu vực trung tâm trong khi quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm đã làm nguồn cung nhà ở khu vực lõi ngày càng hạn chế, đẩy giá nhà trung tâm cao ở mức khó tiếp cận đối với đại đa số cư dân đô thị. Do vậy, dù muốn phần lớn người dân vẫn phải ra các khu xa để sinh sống, quãng đường di chuyển hàng ngày ngày càng bị kéo dài hơn.

Để giải quyết tắc đường cần phải phát triển GTCC, trong đó xương sống là hệ thống đường sắt đô thị vận chuyển khối lượng lớn. Nhưng với độ dàn trải của đô thị như hiện nay, đầu tư hạ tầng GTCC sẽ đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ và không biết bao giờ hoàn thiện được.

Lấy Hà Nội làm vd, phải mất hơn 10 năm với gần 2,4 tỷ USD mới sắp hoàn thiện được 2 tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài khoảng 32km (16km/tuyến) nhưng chỉ giải quyết được 2 trục hướng tâm là Nhổn-Ga HN, và Cát Linh – Hà Đông. Với việc dân ở dàn trải như HN, theo quy hoạch sẽ cần ít nhất là 8 tuyến với chiều dài hơn 300km, gấp 10 lần quy mô hiện nay mới đáp ứng được việc kết nối GTCC 1 cách hoàn chỉnh cho HN.

Con số đó cho thấy không biết bao giờ những Tp lớn như Hà Nội, với việc tiếp tục mở rộng kiểu vết dầu loang như hiện nay, mới giải quyết cơ bản được vấn đề tắc đường, quá tải đô thị.

Làm thế nào các tòa nhà chọc trời có thể cứu thành phố

Một số nhà quy hoạch đô thị và các nhà bảo tồn dường như có một nỗi sợ hãi không đúng chỗ về độ cao dẫn đến những hạn chế có hại về độ cao của một tòa nhà. Từ New York đến Paris đến Mumbai, có một trường hợp mạnh mẽ để xây dựng, không phải là ngoại lệ.

Các vấn đề giao thông của Mumbai không chỉ phản ánh chính sách giao thông kém mà còn là sự thất bại sâu sắc và cơ bản hơn trong quy hoạch đô thị. Năm 1991, Mumbai đã cố định tỷ lệ diện tích sàn tối đa là 1,33 ở hầu hết thành phố, có nghĩa là nó hạn chế chiều cao của tòa nhà trung bình ở mức 1,33 tầng: nếu bạn có một mẫu đất, bạn có thể xây một tòa nhà hai tầng. xây dựng trên hai phần ba mẫu Anh, hoặc một tòa nhà ba tầng trên bốn phần chín mẫu Anh, miễn là bạn để trống phần còn lại của tài sản. Trong những năm đó, Ấn Độ vẫn còn nhiệt tình kéo dài đối với các quy định, và việc hạn chế chiều cao các tòa nhà dường như là một cách để hạn chế tốc độ tăng trưởng đô thị.

Tuy nhiên, các hạn chế về chiều cao của Mumbai có nghĩa là, ở một trong những nơi đông dân cư nhất trên Trái đất, các tòa nhà có thể chỉ có chiều cao trung bình bằng một tầng và một phần ba. Mọi người vẫn đến; Năng lượng kinh tế của Mumbai đã thu hút họ, ngay cả khi điều kiện sống tồi tệ. Việc hạn chế chiều cao không ngăn cản sự phát triển đô thị mà chỉ đảm bảo rằng ngày càng có nhiều người di cư chen chúc vào những khu ổ chuột tồi tàn, bất hợp pháp hơn là chiếm giữ các tòa nhà chung cư hợp pháp.

Singapore không ngăn cản việc xây dựng các tòa nhà cao tầng và trung tâm thành phố của nó hoạt động tốt vì nó cao và có tính kết nối. Các doanh nhân làm việc gần nhau và có thể dễ dàng đi đến một cuộc họp. Hong Kong thậm chí còn thẳng đứng hơn và thậm chí còn thân thiện hơn với người đi bộ, những người có thể đi bộ trên những con đường trên không có máy lạnh từ tòa nhà chọc trời này đến tòa nhà chọc trời khác. Chỉ mất vài phút để đến Phố Wall hoặc Khu trung tâm Manhattan. Ngay cả Tokyo rộng lớn cũng có thể đi bộ qua. Những thành phố tuyệt vời này hoạt động vì chiều cao của chúng cho phép một số lượng lớn người dân đến làm việc và đôi khi sống trên một mảnh đất nhỏ. Nhưng Mumbai không cho xây cao nên mọi người phải định cư ở xa trung tâm và sử dụng phần rất lớn thời gian cho việc tham gia giao thông.

Một thành phố 20 triệu dân chiếm một khu đất nhỏ có thể nằm trong hành lang của những tòa nhà chọc trời. Sự phong phú của bất động sản thẳng đứng gần nhau và được kết nối sẽ giảm áp lực lên đường xá, giảm bớt các kết nối vốn là huyết mạch của một thành phố thế kỷ 21 và giảm chi phí không gian cực kỳ cao của Mumbai. Tuy nhiên, thay vì khuyến khích phát triển tập trung ở trung tâm, Mumbai lại đẩy mọi người ra ngoài. Chỉ có sáu tòa nhà ở Mumbai cao trên 490 feet, và ba trong số đó được xây dựng vào năm ngoái, với nhiều hơn nữa đang trên đường vì một số hạn chế về chiều cao đã được nới lỏng một chút, đặc biệt là bên ngoài khu trung tâm truyền thống. Nếu Mumbai muốn thúc đẩy khả năng chi trả và giảm bớt tắc nghẽn, nó phải khiến các nhà phát triển sử dụng tối đa diện tích đất của họ, yêu cầu bất kỳ tòa nhà mới nào ở trung tâm thành phố phải có ít nhất 40 tầng. Bằng cách yêu cầu các nhà phát triển tạo ra nhiều hơn, không ít hơn diện tích sàn, chính phủ sẽ khuyến khích nhiều nhà ở hơn, ít diện tích hơn và giá thấp hơn và nhiều không gian xanh hơn.

Trong lịch sử, cư dân của Mumbai không thể có được chiều cao như vậy, nhưng ngày nay nhiều người có thể và họ sẽ sống trong những tòa nhà cao hơn nếu những tòa nhà đó nhiều và giá cả phải chăng. Những con đường được bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời, chẳng hạn như dọc theo Đại lộ số 5 của New York, không phải là vấn đề đô thị — chúng là một cách hoàn toàn hợp lý để phù hợp với một số lượng lớn người dân và doanh nghiệp trên một diện tích đất nhỏ. Chỉ có chính sách tồi mới ngăn một dãy dài gồm các tòa nhà 50 tầng xếp dọc bờ biển của Mumbai, cũng như các tòa nhà cao tầng tô điểm cho bờ hồ của Chicago.

và của leu leu

Sai lầm lớn nhất là để một ông tư vấn giao thông đi lập quy hoạch về đô thị.

Ông giao thông chỉ chém gió về đường ngang đường dọc, metro hay xe buýt, hệ số sử dụng đất cao hay thấp (nén hay không nén),... mà chẳng hiểu đô thị muốn nén được thì các chỉ tiêu về hạ tầng của nó phải khủng thế nào. Giao thông chỉ là một yếu tố trong các yếu tố: việc làm, nhà ở, đi lại, ăn uống, bệnh viện, trường học, điện, thông tin, cấp nước, thoát nước, nghĩa trang, thể thao, cây xanh,...

Hiện nay hạ tầng của HN và TP.HCM chẳng thể nào đáp ứng được đô thị nén. Muốn nén được thì phải làm hạ tầng trước, và tiền bỏ ra rất lớn. Cái này ngoài tầm mấy ông tedi, tedis rồi.

Hiện tại, HN và TP.HCM chưa đủ điều kiện để hình thành đô thị nén, nhưng bọn kinh doanh BĐS liên tục lobby xu hướng này để bán nhà. Hậu quả nhãn tiền khi hạ tầng chưa theo kịp mật độ dân cư là tắc đường; ngập lụt; môi trường ô nhiễm; bệnh viện, trường học quá tải...

Vì vậy, lại phải nhấn mạnh lần nữa là muốn nén thì phải có hạ tầng trước. Chứ không chịu làm hạ tầng, chỉ nhăm nhe xây nhà để bán trước thì chỉ lợi túi bọn kinh doanh BĐS thôi, chứ chất lượng sống của dân ngày càng giảm rồi.


tiếp tục



Để tạo thớt mới cho các anh chị em cùng thảo luận

Lý do là bên OF dạo này Vozers nhiều quá, sợ bị ăn chửi đầu năm vô duyên

Cá nhân nhannguyen thì dĩ hòa muốn phát triển hỗn hợp, với khu trung tâm sầm uất tiếp tục là đô thị nén, phát triển các đô thị nén vệ tinh, vì nguồn lực có hạn không thể ném tiền vào hạ tầng giao thông qua nhiều,

Giải pháp cho giao thông, đấy là giao thông nổi và ngầm nối các tòa nhà.
 

NguyenNgoc

Member
18/12/15
75
10
Tư duy nhiệm kỳ xứ Đông Lào, nay nhập, mai tách, mốt nhập ... đòi hỏi quy với hoạch cái gì ?



dù nội dung đô thị nén có gì mới đâu


nhưng chỉ làm béo cho các tập đoàn như VinGroup