Sự đổi ngôi của các ngôn ngữ lập trình - Most Popular Programming Languages 1965 - 2019

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57

Timeline of the most popular programming languages since 1965 to 2019. So far the most intense ranking I've ever done :) For recent years I've used multiple programming languages popularity indexes with adjustments thanks to the data from GitHub repositories access frequency. For historical ranking I've used aggregation of multiple national surveys to establish several data points, plus a world wide publications rate of occurrence. In this ranking popularity is defined by percentage of programmers with either proficiency in specific language or currently learning/mastering one. Y axis a relative value to define ranking popularity between all other items.
Have fun!
*****
I am a first year PhD student, data geek and I love visualizations.
As always your feedback is welcome.
Please support my channel. It can buy me another cup of coffee :)
Data source: aggregated statistics from several indexes, GitHub repository access, multiple surveys

Một Video clip dài hơn 4 phút thôi, nhưng khá kỳ công, xem thì thấy vai trò của các ngôn ngữ lập trình thay đổi khá nhanh. Trẻ thì tham khảo để có kinh nghiệp cho bản thân, gì có thể tham khảo để hướng con em mình học ngôn ngữ lập trình thích hợp.
 
Fortran cứng thiệt, ra đời từ 1966 duy trì TOP suốt ... hiện nay vẫn còn người sử dụng
 
Ngôn ngữ lập trình là một tập hợp ký hiệu qui ước làm trung gian giữa người và máy, mỗi ngôn ngữ lập trình có thế mạnh riêng tùy theo nhu cầu thực tế nhưng ngôn ngữ nào mà cộng đồng đông thì ngôn ngữ đó lên ngôi, nhưng vô duyên nhất trong cái đám này là Pascal, copy lên đây vì chửi cũng nhiều cái Pascal này rồi


Quanh đi quẩn lại cũng có 4 dạng, làm nghề thì cũng nên tìm hiểu qua, sau đó chọn thế mạnh của mình
- Lập trình cấu trúc Structured Programming
- Lập trình hướng đối tượng Object Oriented Programming OOP
- Lập trình hướng khía cạnh Aspect Oriented Programming AOP
- Lập trình hướng dịch vụ Service Oriented Programming SOP

Nhưng thống kê của clip trên cũng mang tính chất cá nhân, vì chắc không biết Go đang là cần câu cơm của rất rất nhiều người

Tính chém tiếp, nhưng mà giờ thì cũng chỉ loanh quanh Autocad, Autolisp thôi
 
Nói chung muốn sống hẳn với nghề thì nên biết hết các thứ sau, không bao giờ chết đói

Ngôn ngữ: VB, VBA, Delphi , Foxpro, PHP; C, C++, Assembly; Java, Java script, tcl/tk, bash script (CShell, KornShell, BashShell); C#, VB.Net...
Framework/tool: MSAccess, ExcelVBA, SpringMVC, Hibernate, Zènd, Falcon, MFC, COM, DCOM, CORBA,...

Java vẫn luôn là số 1, hiện nay có các code Java: Reactjs, Vuejs, Android Studio, Kotlin,... libray đầy nhóc, hơn 20 năm phát triển thì Java1.8 đã gần như tới đỉnh. Thời nay chuyển mọi thứ qua API nhiều hơn thì phần frontend đang phát triển, lúc này xuất hiện Reactjs/Vuejs ...đã thay thế Angularjs ,... các sản phẩm JS của Sencha/Kendo bắt đầu mệt mỏi. Với Framwork7 có vẻ nhìn đẹp hơn nhưng chờ 1-2 năm nữa phần cứng phát triển hơn thì App JS nó sẽ mượt hơn.

Python nổi lên gần đây là do có phần Google sử dụng nhiều, Peformanance thì Python hiện còn tệ so với PHP nếu làm Web, để coi phát triển thế nào, nhớ hồi nào Google web tool kit cũng hầm hố lắm rồi cũng chết toi.

Django (Python Web framework) cũng là một cái tựa như SpringMVC thời đầu, lùa gà là chính!

Nhưng ở Việt Nam thì chỉ dừng lại ở gia công, các code chỉ là low level, nói chung thì 40 tuổi phải giải nghệ , tốt nhất là backup cái nghề khác để phòng thân.
 
Nói chung dân kỹ thuật thì cứ biết thạo 1, 2 ngôn ngữ structure, oop là có thể dễ dàng học các ngôn ngữ còn lại hết, đơn cử 2 ngôn ngữ TOP hiện giờ là Java và C# giống nhau từ câu lệnh đến thư viện. Java sở dĩ top do nó là ngôn ngữ đa nền tảng, chạy được trên nhiều hệ điều hành ... nhưng chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp lớn do đòi hỏi phần cứng cao. Dân xây dựng thì cứ loanh quanh cái nào mà Microsoft hỗ trợ, giờ Microsoft đã bung hàng dotnet.core - bà con đang bê các code của Java chuyển qua, nắm cho chắc cũng cá kiếm được. Giờ thư viện nhóc nên nói chung là giải thuật vẫn là quan trọng nhất, chứ code giờ không cần dài dòng viết tràng giang đại hải để chạy độc lập như mấy ông thầy dạy Pascal hay nhồi nhét cho học sinh ngày xưa.

À nếu biết vọc vạch phần mềm hướng dịch vụ SaaS ( Software-as-a-Service) để lùa lãnh đạo thích chuyển đổi số thì có thể học Ruby on Rails (RoR) để phát triển Redmine, Python để ODOO ... giai đoạn này Python đang có giá ... nhưng chắc chỉ hợp với ngành nghề khác, chứ ngành xây dựng thì khó áp dụng lắm ... húng thì đăng ký Trello (viết bằng RoR) kết hợp thêm với Slack là dư sức ... mà giờ các Live Chat như Viber, Zalo, Skype ... mà biết vận dụng thì cũng ổn cho công việc.

Còn tự thích vọc vạch viết Web thì chọn cái ngôn ngữ xuất phát gần đây là GO có cộng đồng lớn. Lý do tại sao Go phát triển cực mạnh? Vì nó đi kèm với xu hướng serverless mọi service. Go bundle all in one compiled app nên thời gian load và run trên các serverless cỡ như lambda đạt tốc độ nhanh nhất.

Xu thế kiến trúc Microservice đã đánh bật xu thế Monolithic với các hạ tầng giá rẻ như cho của các Cloud Service nên Python, Nodejs sẽ phát triển nhanh vì thoả mãn được tất cả các yêu cầu của Microservice đặt tất cả vào docker để chạy, nếu ai muốn đi sâu thì cũng nên lưu tâm.
 
Đánh nhanh thì tập viết ứng dụng Android bằng Flutter và Dart, nhái Reactjs và RectNative, gom các thế mạnh của Reactjs và RectNative này lại thành của mình, và build trên nền tảng của Google Cloud. Vọc vạch bằng Xamarin sử dụng ngôn ngữ C# cũng được, nhưng cộng đồng này càng co cụm lại. Muốn kiếm ăn lâu dài thì nên nhảy vào Python, cứ đọc qua 10 trang web nổi tiếng được xây dựng bằng Python để kinh doanh môi giới bất động sản, bán vật liệu xây dựng, thuê mướn nhân công .....
 
Xin hân hạnh giới thiệu app Sundihome viết bằng .Net Core + Xamarin, Server ở Việt Nam. Tạm thời phục vụ mua bán, trao đổi bất động sản, nội thất. Các phiên bản sau sẽ làm phần thanh lý, cho tặng, quản lý đội ngũ sale của các sàn - mong ACE dùng, cho em nó roi vọt thật nhiều vào để mau lớn.

(Apple Store) https://apps.apple.com/us/app/sundihome/id1486501873
(Google Play) https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bsdsolutions.sundihomeapp
 
Lập trình thì nhường mấy bạn chuyên tin đi, code sao lại họ, dân kỹ thuật thì cứ leo lên Engineering Manager rồi tới Project Manager là ổn rồi, đừng đứng núi này trông núi nọ nữa, vọc vạch quản lý điều hành cấp cao thì mò mẫm SharePoint.

Nghề lập trình nhìn vậy chứ không phải vậy, rất khắc nghiệt và tuổi thọ nghề ngắn lắm, chỉ dài hơn đá bóng vài năm, vì lập trình tốt tốn rất nhiều trí lực, sức lực ... có tuổi là bị các lạp trình viên trẻ thay thế, để lên được làm quản lý không dễ đâu
 
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học đối với bậc THCS và THPT từ năm học 2020-2021. Đáng chú ý là chương trình lớp 11 với nội dung giảng dạy chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ lập trình Pascal bị lược bỏ khá nhiều.

Theo Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa (SGK) Tin học 11 trình bày những yếu tố đặc trưng riêng về Pascal quá sâu, không cần thiết, gây quá tải cho dạy và học. Ngoài ra, một số nội dung về Pascal mang nặng tính lý thuyết và vượt chuẩn kiến thức kĩ năng (KTKN).

Trên tinh thần loại bỏ Pascal khỏi chương trình Tin học 11, Bộ GD&ĐT cho biết cơ sở giáo dục có thể lựa chọn giảng dạy các ngôn ngữ lập trình có tính cập nhật, hiện đại, được dạy trong trường phổ thông nhiều nước như Python, C, C++…

 
Nói chung dân kỹ thuật thì cứ biết thạo 1, 2 ngôn ngữ structure, oop là có thể dễ dàng học các ngôn ngữ còn lại hết, đơn cử 2 ngôn ngữ TOP hiện giờ là Java và C# giống nhau từ câu lệnh đến thư viện. Java sở dĩ top do nó là ngôn ngữ đa nền tảng, chạy được trên nhiều hệ điều hành ... nhưng chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp lớn do đòi hỏi phần cứng cao.