Sau 80 năm thông tuyến đường sắt Bắc Nam, chúng ta đã chạy nhanh hơn xưa

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Nguồn : 80 Years of Viet Nam’s North-South railway line
(www.historicvietnam.com/80-years-of-the-transindochinois/)

Corniche-du-Varella-P.Km-1231-1920-1935.jpg


2/9/1936 thông tuyến đường sắt Bắc Nam, chiều dài toàn tuyến 1730 km, thời gian đi từ Nam ra bắc: 42 tiếng, tốc độ trung bình 41km/h, kỷ niệm 80 năm, mời ôn cố tri tân,

Dự án đường sắt Đông Dương do Toàn Quyền Paul Doumer chắp bút, vốn xuất thân là dân tài chính ( bộ trưởng tài chính), ông biết cách kêu gọi Pháp Quốc cho vay đầu tư

3-GG-Ren%C3%A9-Robin-King-B%E1%BA%A3o-%C4%90%E1%BA%A1i-Transindochinois-October-1936-300x224.jpg


Ban đầu Dự án được 1 công ty của Pháp dự tính bỏ vốn xây dựng (thời gian thu hồi vốn: 70 năm, nghĩa là khoảng năm 1960 sẽ trả về cho thuộc địa - nhưng sau ko đủ vốn nên gãy gánh), tổng đoạn đường sắt: 3200km
1 toa tàu
1-1.jpg


Khách ăn trên 1 toa tàu tốc hành bắc nam năm 1936
Chemin-de-fer-de-lIndochine.-Int%C3%A9rieur-dun-wagon-restaurant.-Le-d%C3%A9jeuner-1921-35.jpg


Khoang VIP đã sẵn sàng

img0411.jpg


Khách đi hạng economy đầy nhóc

Chemin-de-fer-de-lIndochine.-Int%C3%A9rieur-dun-wagon-de-4%C3%A8me-classe-1921-35.jpg


1 đầu máy:
23-J-F-Cail-300-4-6-0-%E2%80%9CTen-Wheel%E2%80%9D-300x142.jpg


Nếu dự án của người Pháp ở Đông Dương hoàn thành thì chúng ta se có đường sắt từ Saigon đi PnongPenh, từ miền Bắc qua Lào và nhiều tuyến đường khác.

sau 80 năm kể từ khi nối toàn tuyến, tốc độ trung bình của chúng ta đã lên được 50km/h và làm hư hỏng nhiều tuyến đường khác, thật ngạc nhiên
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
42 tiếng thời nào đó chứ những năm đầu 80-90 bà con đi xe lửa Hà Nội - Sài Gòn chạy đúng thời gian là 72 tiếng = 3 ngày 3 đêm, nhưng thường là chậm hơn vài tiếng, người trong Nam đi phép ra Bắc thì giấy nghỉ phép luôn được + 6 ngày: đi 3 + về 3.

So với thời đó, tuyến Nha Trang - Đà Lạt, tuyến Sài Gòn - Bình Phước, Sài Gòn - Mỹ Tho biến mất

Chắc UNESCO nên cử chuyên gia sang Việt Nam học tập kinh nghiệm bảo tồn di sản đường sắt



bài báo 22 năm
Năm 1992 Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam. Cuối 1993 đầu 1994, theo thỏa thuận của chính phủ hai nước, JICA giúp Việt Nam nghiên cứu qui hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2010. Trong đó có dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Sài Gòn. Bài phỏng vấn một thành viên JICA trên báo Sài Gòn Giải Phóng số ra vào 1994: “Đến năm 2010 đường sắt Việt Nam sẽ đuổi kịp trình độ đường sắt Nhật Bản hiện nay.”

(Năm 1964, tức là trước bài báo này 32 năm, người Nhật đã có đường sắt cao tốc. Những con tàu Shinkansen có mũi như viên đạn đầu tiên chạy ở vận tốc 210 km/h, ngay sau đó tăng lên 220 km/h)​
Các cán bộ còn bận học tập nghiên cứu nên chưa thể hoàn thành mục tiêu, và còn phải tiếp tục học tập tiếp
Đi nước ngoài “thoải mái” như ở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
dantri.com.vn/xa-hoi/di-nuoc-ngoai-...g-ty-duong-sat-viet-nam-20160901142710121.htm

Hôm nay ngày tổng thống Pháp qua thăm
hệ thống quốc lộ, các thành phố, đường sắt, cầu cảng, nhà máy dệt, sân bay, chữ viết và bánh mì, còn gì của người Pháp và thực dân để lại nữa ko?