Thảo luận về luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản luật mới có liên quan

Chia sẻ và thảo luận về luật doanh nghiệp 2020 đi mọi người, đầu tiên là ngày 04/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:

- Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;

- Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; phần chữ ký trong hồ sơ có thể sử dụng chữ ký số hoặc ký trực tiếp và thực hiện scan.

- Các thông tin ĐKDN được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về SĐT, thư điện tử của người nộp hồ sơ (quy định mới);

- Hồ sơ ĐKDN qua mạng phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị ĐKDN hoặc người được ủy quyền.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021.

Dưới đây là tổng hợp về những điểm mới của Nghị định này so với các Nghị định cũ.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP)
1. Mã số doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 8 quy định mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp Khoản 1 Điều 8 chỉ quy định mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khoản 3 Điều 35 quy định trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký kinh doanh thì sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Trước đây không quy định
3. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 12 bổ sung thêm 02 trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp: - Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích. - Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích. Trước đây không quy định
4. Số lượng Phòng đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, TP.HCM
- Điểm a khoản 1 Điều 14 bỏ quy định về số lượng của Phòng Đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - Điểm a khoản 1 Điều 13 quy định: Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Đăng ký tên doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 18 bổ sung quy định: Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định này, doanh nghiệp có thể khởi kiện Trước đây không quy định “không đồng ý với quyết định này, doanh nghiệp có thể khởi kiện”
6. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Khoản 2 Điều 20 bổ sung quy định chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Cụ thể: Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Trước đây không quy định cụ thể
7. Thời điểm được bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 34 bổ sung quy định: Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì được hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Trước đây không quy định
8. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
Điều 36 quy định: - Thông tin đăng ký doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin gửi đề nghị đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin… Trước đây không quy định
9. Trường hợp được thành lập hộ kinh doanh
Khoản 1 Điều 79 quy định chỉ một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự được phép thành lập hộ kinh doanh Khoản 1 Điều 66 quy định cả trường hợp một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng được thành lập hộ kinh doanh
10. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Theo Điều 86: Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh… Trước đây không quy định
11. Số lượng người lao động của hộ kinh doanh
Không giới hạn số lượng người lao động của hộ kinh doanh Điều 66 quy định hộ kinh doanh chỉ được thuê dưới 10 người lao động.
12. Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Điều 91 bỏ quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn. Điều 76 quy định: Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.
13. Thêm trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh
Trường hợp này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP là: “Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;” Trước đây không quy định
14. Hộ kinh doanh được thuê người quản lý
Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trước đây không quy định
15. Thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhân đăng ký hộ kinh doanh
Khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Trước đây không quy định



Ngoài ra có thể tham khảo thêm ở đây





 
Từ 1/5/2021, các quy định về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành dựa theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT để phù hợp với khung pháp lý mới.

Cụ thể, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một số biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh để phù hợp với các quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, thông tư đã hướng dẫn chi tiết thi hành một số nội dung về chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý cho các địa phương triển khai thực hiện.

Thông tư ban hành nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản. Một là, ban hành hệ thống biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh theo khung pháp lý mới, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hai là, hướng dẫn chi tiết thi hành khoản 5 Điều 38 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu đăng ký doanh nghiệp.

Thông tư bao gồm 07 Điều và Phụ lục kèm theo. Phụ lục bao gồm hệ thống 102 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Hệ thống biểu mẫu được chia thành 8 nhóm, cụ thể: Nhóm 1: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Danh sách kèm theo; Nhóm 2: Thông báo và văn bản khác do doanh nghiệp phát hành; Nhóm 3: Mẫu văn bản quy định cho hộ kinh doanh; Nhóm 4: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Nhóm 5: Thông báo và các văn bản khác của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; Nhóm 6: Mẫu văn bản quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; Nhóm 7: Mẫu văn bản quy định cho tổ chức, cá nhân; Nhóm 8: Phụ lục khác.


 
  • Like
Reactions: myphamorganicsg