Theo Khoản 7 điều 365 BLHS năm 2015, Khoản 6 Điều 364 BLHS năm 2015 , Khoản 6 Điều 353, Điều 354 BLHS năm 2015 và Khoản 2 điều 352 BLHS năm 2015
Nghĩa là BLHS năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) đã quy định tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham nhũng cho lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên BLHS năm 2015 xếp nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng, trong khi đó hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ vào mục "Các tội phạm khác về chức vụ", đặc biệt là BLHS năm 2015 đều không nội luật hóa hành vi biển thủ tài sản trong lĩnh vực tư.
Theo định nghĩa chung về tham nhũng (corruption) là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, lĩnh vực mình quản lý để kiếm lợi bất chính. Ví dụ như trường hợp sau thì xử lý như thế nào theo BLHS 2015 ???
Ví dụ 1:
Ví dụ có một mảnh đất cực đẹp ở giữa Hà Nội vốn là trụ sở một cơ quan nhà nước được đem ra bán đấu giá. Bộ phận thiết kế của tập đoàn X đã được giao thiết kế một trung tâm thương mại trên khu đất đó cộng thêm mảnh bên cạnh của một doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Mọi thứ vào đúng kế hoạch với việc một công ty vô danh trúng với giá 100 tỷ tiền tươi. Kế hoạch phụ là thôn tính cổ phần của công ty cổ phần kia để lấy được mảnh đất vàng.
Vấn đề công ty trúng đấu giá là một công ty đã chết lâm sàng mấy năm nhưng được mua lại trước khi diễn ra đấu giá có vài tháng. Nhưng người mua công ty đó lại có thông tin cá nhân trùng với một người sở hữu một công ty bị thuế liệt vào dạng "Bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh".
Vụ thôn tính đất thành công và cổ đông của tập đoàn X sẽ được mua lại toàn bộ khu đất đó từ công ty trúng đấu giá với giá gấp 3 số tiền bỏ ra. Tiền chênh đi vào đâu thì ai cũng biết!
Ví dụ 2:
Một tỷ phú nước ngoài dùng tiền riêng để mua một công ty bất động sản Việt Nam với giá 50 triệu USD rồi sau đó bán lại cho công ty của mình với giá cao hơn. Giao dịch đã được đặt cọc 2,5 triệu thông qua dịch vụ chuyển ngân lậu. Sau đó thì ai cũng tự hiểu !
Ví dụ 3:
Tổng Công ty A của nhà nước, đầu 1 ngành nho nhỏ ở Việt Nam được thoái vốn.
Công ty B (cty cổ phần tư nhân to to có) trúng đấu giá, mua được 26%.
Công ty C (một công ty ất ơ của Singapore) trúng đấu giá 30%.
Sau 6 tháng, Công ty B họp cỗ đông xin ý kiến là phải mua thêm 30% từ thằng Singapore để kiểm soát trên 50% cái Tổng A, nếu không thì không có đủ tiếng nói để làm ăn gì được. Dĩ nhiên ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT thương lượng giá mua từ thằng Singapore. Giá mua lại thì tất nhiên phải cao rồi. Cổ đông B không biết là thằng Singapore là công ty do ngài chủ tịt công ty B lập nên để làm chân gỗ
Chương XXIII
CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤĐiều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ
1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Mục 1. CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG
Điều 353. Tội tham ô tài sản
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Điều 354. Tội nhận hối lộ
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Mục 2. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ
Điều 364. Tội đưa hối lộ
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Điều 365. Tội môi giới hối lộ
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Nghĩa là BLHS năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) đã quy định tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham nhũng cho lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên BLHS năm 2015 xếp nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng, trong khi đó hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ vào mục "Các tội phạm khác về chức vụ", đặc biệt là BLHS năm 2015 đều không nội luật hóa hành vi biển thủ tài sản trong lĩnh vực tư.
Theo định nghĩa chung về tham nhũng (corruption) là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, lĩnh vực mình quản lý để kiếm lợi bất chính. Ví dụ như trường hợp sau thì xử lý như thế nào theo BLHS 2015 ???
Ví dụ 1:
Ví dụ có một mảnh đất cực đẹp ở giữa Hà Nội vốn là trụ sở một cơ quan nhà nước được đem ra bán đấu giá. Bộ phận thiết kế của tập đoàn X đã được giao thiết kế một trung tâm thương mại trên khu đất đó cộng thêm mảnh bên cạnh của một doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Mọi thứ vào đúng kế hoạch với việc một công ty vô danh trúng với giá 100 tỷ tiền tươi. Kế hoạch phụ là thôn tính cổ phần của công ty cổ phần kia để lấy được mảnh đất vàng.
Vấn đề công ty trúng đấu giá là một công ty đã chết lâm sàng mấy năm nhưng được mua lại trước khi diễn ra đấu giá có vài tháng. Nhưng người mua công ty đó lại có thông tin cá nhân trùng với một người sở hữu một công ty bị thuế liệt vào dạng "Bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh".
Ví dụ 2:
Một tỷ phú nước ngoài dùng tiền riêng để mua một công ty bất động sản Việt Nam với giá 50 triệu USD rồi sau đó bán lại cho công ty của mình với giá cao hơn. Giao dịch đã được đặt cọc 2,5 triệu thông qua dịch vụ chuyển ngân lậu. Sau đó thì ai cũng tự hiểu !
Ví dụ 3:
Tổng Công ty A của nhà nước, đầu 1 ngành nho nhỏ ở Việt Nam được thoái vốn.
Công ty B (cty cổ phần tư nhân to to có) trúng đấu giá, mua được 26%.
Công ty C (một công ty ất ơ của Singapore) trúng đấu giá 30%.
Sau 6 tháng, Công ty B họp cỗ đông xin ý kiến là phải mua thêm 30% từ thằng Singapore để kiểm soát trên 50% cái Tổng A, nếu không thì không có đủ tiếng nói để làm ăn gì được. Dĩ nhiên ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT thương lượng giá mua từ thằng Singapore. Giá mua lại thì tất nhiên phải cao rồi. Cổ đông B không biết là thằng Singapore là công ty do ngài chủ tịt công ty B lập nên để làm chân gỗ