Thảo luận chia sẻ về quản lý dự án, thiết kế, thi công và giám sát nhà xưởng, nhà công nghiệp, nhà tiền chế

BIC_Construction

Thành viên cơ bản
31/5/21
20
6
Nhà xưởng là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm kinh doanh và là nơi làm việc của rất nhiều công nhân viên. Có thể thấy nhà xưởng quan trọng thế nào với doanh nghiệp, vì vậy, việc thi công xây dựng nhà xưởng được diễn ra hết sức nghiêm ngặt ở từng bước.


1. Các bước thi công nhà xưởng:

1.1 Thi công phần nền móng:
+ San lấp đất nền: Nhà thầu phải xem xét tình trạng nền để tiến hành san lấp phù hợp với bảng vẽ.​
+ Định vị tim trục: Đây là bước quan trọng giúp xác định vị trí các móng cột trên bảng vẽ.​
+ Đào móng hàng rào: Hàng rào bao quanh nhà xưởng nên sẽ dài, cao và bắt buộc phải kiên cố.​
+ Thi công nền móng: Sau khi có tim trục thì sẽ bắt đầu tiến hành thi công móng, vật liệu là bê tông cốt thép.​
+ Lu lèn đất và đá cho xưởng: Sau khi san lấp, nền đất sẽ được lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu.​
+ Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác chốt thép, đổ bê tông và phải thực hiện đúng quy trình để tránh nứt bê tông sàn.​


1.2. Thi công khung thép:
+ Lắp dựng khung thép: Nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí nhất định.​
+ Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Khi lắp phải đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung.​
+ Thi công vỏ bao che: Xây tường bao che và thi công mái tôn.​


1.3. Thi công hạ tầng: Lắp ống thoát nước, lu nền đường, lu đá nền đường, bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt,...​
1.4. Thi công hệ thống kỹ thuật: Bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất,...​
1.5. Hoàn thiện: Bao gồm các bước kẻ vạch phân làn giao thông, đóng trần thạch cao nhà văn phòng, trồng cỏ tạo mảng xanh bên ngoài nhà xưởng, trồng cây xanh và hoa trong nhà xưởng, tiểu cảnh phong thủy (nếu có)​
1.6. Vệ sinh và đưa vào sử dụng: Vệ sinh nhà xưởng, nhà ăn tập thể và lắp đặt máy móc thiết bị.​

2. Một nhà xưởng tốt cần đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau đây:

1. Vị trí nhà xưởng​
2. Tiêu chuẩn về thiết kế​
3. Kết cấu nhà xưởng​
4. Hệ thống cấp thoát nước của nhà xưởng​


Chi tiết về mỗi tiêu chuẩn để xây dựng một nhà xưởng tốt và chất lượng, bạn có thể tham khảo tại đây.

3. Một số lưu ý khi xây dựng nhà xưởng

3.1. Phần móng nhà xưởng
- Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào và với nhà xưởng cũng không ngoại lệ.​
- Khi xây dựng thiết kế ở phần này, kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kỹ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất.​
- Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đáp ứng đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã đưa ra, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.​
- Khi chọn vị trí đặt móng, đối với từng nền đất khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau.​
- Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì cần gia cố thêm móng bằng cách sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…​
- Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì có thể tiến hành xây móng như bình thường mà không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.​
- Xem thêm về thi công móng tại đây​
3.2. Phần nền nhà xưởng
- Tùy theo chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng có những cách thực hiện sao cho hợp lý nhất.​
- Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được chú trọng. Tùy theo tính chất sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền được thay đổi sao cho phù hợp, độ dày bê tông dao động từ 10, 20, 30 hay 50cm.​
- Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, để tăng độ bền cho chúng hãy xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, dọn vệ sinh.​


3.3. Kết cấu nhà xưởng
Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, bạn và kiến trúc sư cũng như đơn vị tổng thầu xây dựng cần trao đổi thường xuyên để đề xuất xem số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như thế nào phù hợp, tránh trường hợp thiếu một trong những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây lãng phí.​
3.4. Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công chất lượng
Một yếu tố khác làm nên chất lượng của nhà xưởng đó chính là nhân lực thi công. Tay nghề các đội thợ xây dựng đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này. Như vậy thì công trình mới đảm bảo chất lượng tốt nhất.​
 
  • Like
Reactions: DracoCoffaFilm
Nhà xưởng là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm kinh doanh và là nơi làm việc của rất nhiều công nhân viên. Có thể thấy nhà xưởng quan trọng thế nào với doanh nghiệp, vì vậy, việc thi công xây dựng nhà xưởng được diễn ra hết sức nghiêm ngặt ở từng bước.


1. Các bước thi công nhà xưởng:

1.1 Thi công phần nền móng:
+ San lấp đất nền: Nhà thầu phải xem xét tình trạng nền để tiến hành san lấp phù hợp với bảng vẽ.​
+ Định vị tim trục: Đây là bước quan trọng giúp xác định vị trí các móng cột trên bảng vẽ.​
+ Đào móng hàng rào: Hàng rào bao quanh nhà xưởng nên sẽ dài, cao và bắt buộc phải kiên cố.​
+ Thi công nền móng: Sau khi có tim trục thì sẽ bắt đầu tiến hành thi công móng, vật liệu là bê tông cốt thép.​
+ Lu lèn đất và đá cho xưởng: Sau khi san lấp, nền đất sẽ được lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu.​
+ Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác chốt thép, đổ bê tông và phải thực hiện đúng quy trình để tránh nứt bê tông sàn.​


1.2. Thi công khung thép:
+ Lắp dựng khung thép: Nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí nhất định.​
+ Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Khi lắp phải đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung.​
+ Thi công vỏ bao che: Xây tường bao che và thi công mái tôn.​


1.3. Thi công hạ tầng: Lắp ống thoát nước, lu nền đường, lu đá nền đường, bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt,...​
1.4. Thi công hệ thống kỹ thuật: Bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất,...​
1.5. Hoàn thiện: Bao gồm các bước kẻ vạch phân làn giao thông, đóng trần thạch cao nhà văn phòng, trồng cỏ tạo mảng xanh bên ngoài nhà xưởng, trồng cây xanh và hoa trong nhà xưởng, tiểu cảnh phong thủy (nếu có)​
1.6. Vệ sinh và đưa vào sử dụng: Vệ sinh nhà xưởng, nhà ăn tập thể và lắp đặt máy móc thiết bị.​

2. Một nhà xưởng tốt cần đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau đây:

1. Vị trí nhà xưởng​
2. Tiêu chuẩn về thiết kế​
3. Kết cấu nhà xưởng​
4. Hệ thống cấp thoát nước của nhà xưởng​


Chi tiết về mỗi tiêu chuẩn để xây dựng một nhà xưởng tốt và chất lượng, bạn có thể tham khảo tại đây.

3. Một số lưu ý khi xây dựng nhà xưởng

3.1. Phần móng nhà xưởng
- Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào và với nhà xưởng cũng không ngoại lệ.​
- Khi xây dựng thiết kế ở phần này, kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kỹ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất.​
- Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đáp ứng đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã đưa ra, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.​
- Khi chọn vị trí đặt móng, đối với từng nền đất khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau.​
- Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì cần gia cố thêm móng bằng cách sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…​
- Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì có thể tiến hành xây móng như bình thường mà không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.​
- Xem thêm về thi công móng tại đây
3.2. Phần nền nhà xưởng
- Tùy theo chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng có những cách thực hiện sao cho hợp lý nhất.​
- Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được chú trọng. Tùy theo tính chất sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền được thay đổi sao cho phù hợp, độ dày bê tông dao động từ 10, 20, 30 hay 50cm.​
- Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, để tăng độ bền cho chúng hãy xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, dọn vệ sinh.​


3.3. Kết cấu nhà xưởng
Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, bạn và kiến trúc sư cũng như đơn vị tổng thầu xây dựng cần trao đổi thường xuyên để đề xuất xem số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như thế nào phù hợp, tránh trường hợp thiếu một trong những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây lãng phí.​
3.4. Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công chất lượng
Một yếu tố khác làm nên chất lượng của nhà xưởng đó chính là nhân lực thi công. Tay nghề các đội thợ xây dựng đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này. Như vậy thì công trình mới đảm bảo chất lượng tốt nhất.​
Quý công ty có nhu cầu ván phủ film liên hệ em Tuyết nhé: Ván ép phủ film Draco => 0904.283.386
 
Ngày nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, xã hội,... song song đó ngành công nghiệp - sản xuất gia tăng mạnh nên các khu công nghiệp được thành lập rất nhiều, giúp cho nước tăng trưởng về kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động.

BIC thấu hiểu được nổi lo lắng của các doanh nghiệp về việc làm sao để xây dựng được 1 nhà xưởng, nhà kho đảm bảo chất lượng và với chi phí hợp lý. Nên đã phát triển lĩnh vực thiết kế gồm thiết kế nhà xưởng, thiết kế tòa cao ốc, thiết kế trung tâm sự kiện,... cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động đem đến cho quý khách những bảng thiết kế chất lượng nhất, đẹp nhất.

Thiết kế nhà xưởng là bước đầu nhưng rất quan trọng để đạt được 1 công trình nhà xưởng chất lượng tốt nhất, tối ưu về chi phí cũng như giảm thiểu rủi ro và rút ngắn thời gian xây dựng.

CÁC BƯỚC THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG:

✍ Thiết kế nhà xưởng có 2 bước như sau:

Bước 1: Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là bước đầu tiên cung cấp sơ bộ các giải pháp về kiến trúc và kết cấu.

Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

✔️ Bản vẽ Tổng Mặt Bằng nhà xưởng

✔️ Bản vẽ kiến trúc nhà xưởng: Mặt bằng, mặt cắt nhà xưởng, mặt đứng

✔️ Bản vẽ thiết kế cơ sở cũng là 1 phần trong hồ sơ để xin phép dự án

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thiết kế thi công nhà xưởng thể hiện chi tiết và đầy đủ tất cả các hạng mục của dự án bao gồm các phần: Kiến trúc, kết cấu, cơ điện.

CÁC HẠNG MỤC CỦA DỰ ÁN BAO GỒM:

✔️ Cổng, tường rào, nhà bảo vệ

✔️ Nhà để xe

✔️ Nhà xưởng chính, nhà kho

✔️ Văn phòng

✔️ Nhà ăn, nhà nghỉ của công nhân viên

✔️ Đường đi nội bộ

✔️ Bề nước, nhà bơm

✔️ Trạm biến áp, nhà điện

✔️ Các công trình phụ khác


ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Tùy vào từng nhà xưởng, yêu cầu thiết kế, độ phức tạp của dự án mà khách hàng yêu cầu,... sẽ có mức giá hợp lý.

Hồ sơ thiết kế nhà xưởng của BIC, bao gồm:

✔️ Bản vẽ tổng mặt bằng 1/500

✔️ Bản vẽ kiến trúc và ảnh phối cảnh dự án

✔️ Bản vẽ kết cấu cho các hạng mục

✔️ Bản vẽ cơ điện bao gồm các phần cơ bản: Điện, chiếu sáng, cấp thoát nước,...
 
Theo Luật Đất đai và Luật Xây dựng, muốn xây dựng nhà xưởng công nghiệp, kho chứa hàng phải thỏa mãn các điều kiện: khu vực xây dựng phù hợp quy hoạch và phải chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.


1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng


Giấy phép xây dựng là gì?

- Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng:
- Giấy phép xây dựng mới
- Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình
- Giấy phép di dời công trình

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

- Đơn xin giấy phép xây dựng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản vẽ thiết kế nhà xưởng.
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ.
- Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy-
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM).
- Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
- Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Đơn xin phép xây dựng nhà xưởng

Đơn đề nghị xin phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp bao gồm một số thông tin:


- Thông tin chủ đầu tư.
- Địa điểm xin giấy phép xây dựng.
- Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng.
- Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép.
- Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ.
- Dự kiến thời gian hoàn thành.
- Sau khi xin cấp phép và hoàn thành công việc xây dựng, chủ đầu tư cần lưu ý một công tác nữa là công tác hoàn công đưa công trình vào sử dụng

2. Giấy phép xây dựng nhà kho


Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, Phường.
- Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra trình Ủyban nhân dân thành phố cấp giấy phép.
- Bước 4: Tổ chức cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân thành phố.

Hướng dẫn xin phép xây dựng nhà kho

Cách thức thực hiện


- Trực tiếp tại trụ sở hành chính.

Thành phần hồ sơ

- 01 Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;

- 01 Bản sao có công chứng một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đính kèm hồ sơ đo đạc hoặc trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất của cơ quan chuyên ngành (đối với đất ở phường);

- 03 Bộ bản vẽ thiết kế nhà xưởng, nhà kho

Số lượng hồ sơ

- 01 bộ.

Thời gian giải quyết

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ ngày lễ và ngày nghỉ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

- Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Phòng Quản lý đô thị.

Các khoản thuế cần đóng khi xây dựng


- Theo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì mọi tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu chịu thuế đều phải kê khai nộp thuế theo luật định.
- Đối với lĩnh vực thuế xây dựng nhà tư nhân thì chủ thầu khi nhận thi công công trình phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN tại cơ quan quản lý thuế nơi có công trình xây dựng. Trong trường hợp hợp đồng xây dựng giữa chủ thầu và chủ nhà thống nhất việc nộp thuế do chủ nhà thực hiện thì chủ nhà có trách nhiệm kê khai nộp thuế vào ngân sách nhà nước
- Bạn nên thuê một công ty thầu thi công phần nhân công của căn nhà. Công ty này sẽ đóng thuế VAT và TNDN dựa trên hợp đồng nhân công.
- Căn cứ vào Công văn số 3700 TCT/DNK ngày 11-11-2004 của Tổng cục Thuế về việc thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân; trong đó nêu rõ “trường hợp nhận khoán gọn (bao gồm cà nhân công và cung cấp vật liệu xây dựng) phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng-thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay. Tuy nhiên, vật tư bạn có thể mua, cơ quan thuế không thu thuế vật tư của nhà tư nhân.


3. Thủ tục hoàn công được quy định ra sao?


Sau khi xây dựng xong, chủ nhà phải nộp hồ sơ hoàn công. Cơ quan cấp phép cũng chính là cơ quan ra biên bản hoàn công. Hồ sơ hoàn công bao gồm:

- Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu).
- Bản sao giấy phép xây dựng.
- Bản sao hợp đồng thi công với nhà thầu xây dựng có tư cách pháp nhân (có thị thực)
 
Nhà xưởng là nơi trực tiếp sản xuất các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng nhà xưởng chất lượng là 1 vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của người lao động và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một nhà xưởng chất lượng phải bắt đầu từ một nền móng vững chắc.


Bài viết này xin phép chia sẻ cho các bạn những tiêu chuẩn về nền móng trong biện pháp thi công nhà xưởng.

thi-cong-nha-xuong 4.jpg

1. Tìm hiểu chung về nền móng

- Phần móng cần phải được tình toán kỹ cẩn thận trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu liên quan về địa chất của đất và sức chịu tải công trình.

- Qua tính toán, nghiên cứu số liệu công trình đã đưa ra giải pháp móng bê tông cốt thép cho công trình là một phương án hợp lý.

- Móng bê tông cốt thép được gia công thép, đổ ngay tại công trường.

- Móng được chế tạo gồm hai loại móng băng và móng đơn. Ván khuôn đổ bê tông móng dùng ván khuôn gỗ đã gia công và lắp dựng.

- Vị trí các móng được xác định và trình bày trên bản vẽ được đánh dấu trên mặt bằng công trình.

- Để trành lưu lượng nước ngầm, trời mưa làm cản trở quá trình thi công nên bố trí những mương nhỏ,hố thu nước, máy bơm quanh chu vi hố móng để thoát nước làm sạch hố móng.

- Đào móng từng khu vực của từng khối thành một hố móng chung. Sau khi đào đất xong sẽ tiến hành đầm nén đáy móng và đổ bê tông lót móng.

- Cấu tạo móng gồm hai phần đài móng và đà móng.


thi-cong-nha-xuong 8.jpg
2. Thi công nền móng

Đợt 1: Thi công bê tông móng:

- Đổ bê tông lót móng đá 4x6, mác 100, dày 100, rộng hơn đế móng theo mỗi phương là 100.

- Đổ bằng thủ công, dùng đầm bàn kỹ, xác định tim móng.

- Thép dùng làm vĩ móng là thép 14a150 được gia công tại chỗ.

- Mối nối giữa thép cổ móng và thép vĩ móng phải đảm bảo đủ chiều dài yêu cầu thiết kế. Buộc các viên kê vào cốt thép theo yêu cầu lớp bảo vệ.

- Cân chỉnh cốt thép theo tim móng và cố định.

- Làm thép đài móng, đà móng.

- Lắp và hiệu chỉnh cốt thép đài móng, đà móng.

- Lắp ván thành móng, đài móng, đà móng.

- Đổ bê tông liên kết cọc và đài móng.

- Đổ bê tông móng mác 250.

- Làm vệ sinh lớp cốt thép, coffa và phần bê tông lót móng.

- Bê tông được trộn bằng máy trộn quả lê.

- Tiến hành đổ bê tông bằng thủ công đến đáy đà kiềng.

- Dùng đầm dùi đầm kỹ bê tông.

Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ:

- Tiến hành bảo dưỡng sau khi đổ 1 buổi.

- Cho người tưới nước ngày 4 lần trong một tuần.

- Phủ kín mặt móng bằng bao tải để đảm bảo độ ẩm cho móng.

- Tháo dỡ ván khuôn móng.

- Sau khi đổ bê tông 01 ngày, tiến hành tháo ván khuôn móng và cổ móng.

- Tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẽ cấu kiện


hình 4.jpg
Đợt 2: Công tác dầm giằng móng:

- Dầm giằng móng BTCT mác 250, có các tiết diện sau:

- Gia công lắp dựng cốt thép

- Cốt dọc và cốt đai được gia công ở xưởng theo kích thước thiết kế.

- Thép được buộc thành khung và lắp vào vị trí.

- Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ hoặc bằng thép.

- Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.

- Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế.

- Sau khi điều chỉnh xong cố định ván khuôn bằng cây gỗ hoặc xà gồ

- Làm vệ sinh ván khuôn, cốt thép.

- Tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép dầm giằng móng.

- Tiến hành trộn và đổ bê tông.

- Đầm kỹ bằng đầm dùi.

- Tháo dỡ ván khuôn

- Sau khi đổ bê tông được 01 ngày tiến hành tháo ván khuôn dầm giằng móng.

- Tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẽ cấu kiện.


w7.jpg

Trên đây là những lưu ý đối với nền móng nhà xưởng không chỉ doanh nghiệp mà các nhà thầu cũng cần đặc biệt quan tâm. Những sai sót trong quá trình thiết kế, thi công móng sẽ gây thiệt hại lớn về tiền của cho doanh nghiệp và làm giảm uy tín của đơn vị nhà thầu xây dựng.