[Thảo luận] Nền giáo dục Đại Học của Việt Nam liệu đã đã sang trang khi xã hội chính là nơi kiểm định

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ngochuyh
  • Ngày gửi Ngày gửi

ngochuyh

Thành viên cơ bản
21/5/13
126
4
Năm 2017, lần đầu tiên có một kỳ tuyển sinh mà thí sinh được thả cửa vào đại học, được thoải mái đăng ký trường, đăng ký thoải mái vào ngành mà mình thích không giới hạn. Còn các trường đại học cũng thoải mái lựa chọn thí sinh. Tuy nhiên, thương hiệu của các trường sẽ chịu sự đánh giá của xã hội.
dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nam-2017-tha-cua-vao-dai-hoc-20161221073954895.htm

Nghe thì quá hay, thả cửa đầu vào, xiết chặt đầu ra, ai thích cứ đăng kí ghi tên, nộp tiền mà học, học phí thì đừng hỏi, nghĩ kỹ hãy vào, học thật thi thật, ai ất ơ cứ ở đó túc tắc nộp học phí, nếu chịu được, lúc nào thi được ra thì ra, còn nản thì thôi, bỏ. Chứ học đại hiện nay như cái ống cống, đã chui vào được rồi loanh quanh cũng chui được ra hết. Những người học lơ mơ, những ông bà thầy ngáo tiền sẽ bị đào thải. Cùng với việc bãi bỏ thi đại học, cứ xiết chặt chất lượng đào tạo, đầu ra kèm theo phải bãi bỏ luôn sự bù ngân sách như hiện hay, không thể cứ tồn tại cái nghịch lí là học phí đại học rẻ hơn tiền gửi trẻ. Các trường ĐH phải tự bảo vệ danh tiếng của mình mà thu hút sinh viên, sinh viên vào học thì tự thân mà vận động.

Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có vài trường có chút danh tiếng, còn mấy trăm trường khác mới là nguy hiểm cho chất lượng chung của xã hội. Ra trường thì vàng thau lẫn lộn! Mấy ông trường danh tiếng chưa chắc đã hơn! Nếu không cơ chế nào để kiểm soát cả giảng viên lẫn sinh viên thì lại vỡ trận, mất mát là vô cùng lớn, trong đó lớn nhất là mất niềm tin ... và với thực trạng điều hành xã hội của chính phủ hiện nay, cơ hội thành công khó đoán được.

Chính sách thả cửa đầu vào, thắt chặt đầu ra sẽ biến tướng .... nghề giáo lên ngôi, đi thầy, bán điểm, đổi tình lại tràn lan, vì thắt vào thì giảm sinh viên, giảm sinh viên thì giảm giảng viên .... nên giảng viên không thể tự sát.

Giáo dục đại học ở Việt nam đang tụt hậu khá xa khi chưa đào tạo nên những nhân lực đủ trình cạnh tranh quốc tế. Mà lương kỹ sư quốc tế giờ ở mức 2000-5000$ là hồ sơ dự tuyển đông như quân nguyên. Ngành kỹ thuật xây dựng, cầu đường ... tây nó chán vì lương thấp, vất vả mà Việt Nam mình theo cũng chưa được thì đừng nói đến những ngành khoa học công nghệ cao.

Rốt cuộc loanh quanh giáo dục Đại Học tuy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên trường có đông sinh viên thì lợi nhuận cao, quay lại một vòng như ngày xưa là lại lạm phát sinh viên và kéo theo thiếu giảng viên ... sẽ kéo theo ai cũng làm giảng viên đại học được.
 
Đây là một sự dịch chuyển đúng hướng.

Thả lỏng đầu vào cho những ai có "nhu cầu" học tập và có khả năng chi trả cho việc học tập.

Siết chặt đầu ra để đảm bảo những ai không học tập thực sự sẽ không thể ra trường và có bằng.

Đây là cách mà các đại học danh tiếng trên thế giới đã áp dụng từ lâu.

Những tiêu cực trong việc dạy và học là có thực, nhưng nó không đủ lớn về lượng để có thể làm thay đổi về chất của việc "quay về với quy luật đúng đắn" này.

Tự các trường muốn tồn tại trong thị trường thì phải vận động thôi. Đầu ra yếu kém, sinh viên thua kém các trường khác và không xin được việc làm, thì trường đó sẽ bị tẩy chay, không ai vào học, và tự phải đóng cửa thôi. Giáo viên tiêu cực thì cũng sẽ mất việc khi trường đóng cửa.

Có thể sẽ có đau đớn trong một số năm đầu tiên "quay đầu là bờ", nhưng nếu không đau đớn thì căn bệnh trầm kha sẽ không bao giờ được chữa trị hoàn toàn.

Hãy để cho kinh tế thị trường quyết định luật chơi. Đào tạo nghề là một dịch vụ, đừng nên có thế lực nào ngoài thị trường điều tiết nó. Trường không thể tồn tại thì cho trường chết. Ai biểu làm ăn vớ vẩn chi rồi chết...

Việc nộp đơn vào các trường, do các trường xét thì lành mạnh hơn nhiều so với việc đưa ra một cái điểm sàn, ví dụ 9 điểm cho 3 môn chẳng hạn, tức mỗi môn có 3 điểm. Lúc đó những thằng học dốt mà đạt 9 điểm thì nó "đương nhiên" được vào học, trường không có quyền từ chối nhé
clear.png


Còn sắp tới, nhà trường có thể xét cả những chú có tổng 3 điểm cho 3 môn, tức mỗi môn 1 điểm vào làm sinh viên, đặng đủ thu mà bù chi... Nghe thì thấy thối hơn trước rất nhiều. Nhưng đó chính là con đường nhanh nhất để đẩy những trường đểu và tham đi vào chỗ chết.

Ngoài ra, còn một yếu tố khác, là bọn lười học, lười nhai lại, có thể chỉ thi được có 1 điểm mỗi môn và bị coi là học dốt, chúng lại phát triển thần kỳ khi được rơi vào đúng sở trường và đam mê. Thực tế chứng minh những thằng điểm cao nhất trong kiểu thi cử "trả chữ cho thầy cô" từ trước đến nay, không phải là những thằng thành đạt nhất về nghề nghiệp trong cuộc sống sau này.

Giáo dục nó thối bởi vì các tiếp cận, đường lối tư duy nó thối từ đầu: do bệnh thành tích. Còn để giáo dục cho thị trường điều tiết, khcần báo cáo tỷ lệ sinh viên học sinh khá giỏi lên sở lên bộ để lấy bằng khen nữa, mọi chuyện sẽ khác. Hãy để thị trường mua đầu ra của các trường. Các ông chủ doanh nghiệp khi thuê người sẽ thuê những thằng làm được việc, đóng góp cho doanh nghiệp, chứ đíu điên mà thuê mấy thằng chỉ vì nó có tên trong bảng thành tích này nọ. Có lỡ thuê vì tin lầm, sau đó cũng sa thải thôi.

Ví dụ ở Việt Nam, có một số người chửi bọn sinh viên RMIT
clear.png
, không nhận vì quá gà, nhưng bọn chúng lại có những việc làm thơm hơn so với làm ở công ty Việt Nam nhiều. Tại sao vậy? Chỉ vì một lý do đơn giản: sinh viên RMIT họ giỏi tiếng Anh hơn các trường VN. Dẫn đến làm cty nước ngoài ngon... hoặc các công ty giao dịch với nhà cung cấp, khách hàng nước ngoài nhìều.. Hơn tiếng Anh cũng là hơn, sinh viên các trường khác kém hơn thì phải chịu thôi, đi làm công ty Việt lương thấp. Tất nhiên nếu RMIT hiện này chỉ phù hợp một số lĩnh vực nhất định như văn phòng giao dich thôi. Chứ cần chuyên môn sâu tí thì không ai tuyển? Ưu thế tiếng Anh không còn tồn tại bao lâu đâu, thế hệ sau này được cha mẹ trang bị sớm rồi ... như vậy có thể thấy là RMIT nếu không nâng cao chất lượng đào tạo thì nghiễm nhiên cũng bị đào thải theo quy luật.
clear.png

Và điều quan trọng là sẽ có những sinh viên giỏi thực sự do "tự đào tạo bản thân", chứ không phải những sinh viên giỏi nhờ thầy và trường. Tụi sinh viên sắp tới sẽ phải đối mặt với một thị trường... thị trường đích thực (hoặc hoang dã thổ phỉ)... không còn xa lắm đâu vì nền kinh tế sẽ phải là như thế trong tương lai ít năm tới.
 
Hạn chế vào ĐH, sinh ra nghịch lý là trường không tuyển đủ sinh viên => nguồn thu hạn chế => lương giáo viên bèo bọt => phải sinh tiêu cực để kiếm tiền. Giờ cứ chocả 50,000 thằng vào học (miễn trường đủ chỗ), học phí thu được bỗng nhiên tăng gấp 5 lần, lương giáo viên tăng theo => tiêu cực thi cử giảm ngay, vì giáo viên đâu còn khát tiền mà đạp lên lương tâm nghề nghiệp như hiện nay đang làm.

Đối với giáo dục đại học, hiện Bộ GD&ĐT đang mất dần quyền kiểm soát, thể hiện ở số lượng trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT (nhận kinh phí hoạt động từ Bộ GD&ĐT) đang giảm nhanh chóng.

Đang có xu thế quá rõ cho việc các trường đại học về với các Bộ/Cơ quan khác gắn liền với lảnh vực đào tạo của họ. Theo nhẩm tính của em thì hiện ở Sài Gòn chỉ còn lại 7-8 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Các Trường rồi đây sẽ không tuân thủ chỉ tiêu tuyển sinh và phương án tuyển sinh của Bộ GD&ĐT nữa. Hay nói cách khác, Bộ GD&ĐT không rót tiền nữa thì mắc gì họ phải nghe lời. Họ sẽ có phương án tuyển sinh riêng hết. Và khi này, quy luật của kinh tế thị trường sẽ phát huy tác dụng. Trường nào đào tạo ra sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì sau một thời gian sẽ không tuyển sinh được và phải đóng cửa thôi, kể cả những trường lâu đời.

Với chính sách này thì dăm năm đầu các trường chất lượng kém đang múa may được, một vài trường nào đó sẽ củng cố uy tín cả thầy và trò bằng chất lượng... Và chứng minh được chất lượng đầu ra, qua đó thu hút được sự quan tâm của xã hội. Chắc khoảng mất cả thập kỷ thì mấy trường kém chất lượng sẽ tự chết... Chỉ tội cho ai có con em rơi vào giai đoạn này không biết đằng nào mà đỡ...

Với chính sách này các trường phải tự giữ thương hiệu mà đào tạo cho tốt. Bán điểm đổi tình mà pubic phát là đi tong danh tiếng ngay và luôn. Đầu ra sẽ do các công ty đánh giá, sẽ xuất hiện thông số tổng kết đầu ra các trường: đi làm-thất nghiệp. Chỉ có các bạn nhà nước cần bằng lót ghế thì mới không quan tâm đầu ra thôi, kệ đi, có lẽ thứ đó đang ngày một ít, tự xã hội sẽ đào thải thôi.

Có thể cần một hội đồng thi cử nhân/kỹ sư/bác sỹ cấp quốc gia theo ngành, chuẩn đầu ra là chuẩn mực xã hội đòi hỏi. Bọn mít hên xui thi qua được thì có bằng, không thì lại quay về máng lợn.
 
Thêm chút thông tin để các bạn có cái nhìn đa chiều:
- Xưa từng nghe lão hiệp Phong Thanh Dương dùng tư tưởng "vô chiêu thắng hữu chiêu" mà trở nên Độc Cô Cầu Bại, nay lại thầy Bộ mình chơi chiều âm thầm diệt hết quần hùng còn siêu hơn Nhật Nguyệt Thần Giáo!
- Trước 75 khá nhiều đại học ghi danh: Văn Khoa, Khoa Học, Luật,... và siết đầu ra --> sinh viên xuất sơn đều là hảo thủ. Đơn cử ĐH Khoa Học năm thứ 1 ghi danh đến 2000 nhưng ngay năm thứ 2 chỉ còn hơn trăm! đây mới là bảo đảm chất lượng đầu ra. Bây giờ làm như này thì chắc rằng các trường Cao Đẳng chết chắc vì tâm lý "nghèo nghèo cũng phải cho thằng tèo vào Đại Học" của người Việt và sự vơ vét tài chánh của các trường tư tốp dưới.
- Các trường tốp trên công lập tưởng như không hề hấn gì với quyêt định này. Nhưng nếu các bạn biêt rằng trước đây xác định quy mô các trường chỉ căn vào số lượng sinh viên trên giảng viên và số lượng mét vuông cơ sở đào tạo trên sinh viên (đẩy các trường cố gắng tăng lượng giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất đào tạo --> rất tốt). Thì nay Bộ nhẹ nhàng đưa thêm quy định rằng các trường không được vượt quy mô tổng (chẳng hiểu chỉ tiêu này nói lên điều gì và từ đâu ra?!?!), cụ thể trường kỹ thuật thì không được vượt 15.000 (bất kể trước đó họ đã ra sức cho hai chỉ tiêu đúng đắn kia!).
- Số lượng thí sinh khá giỏi kia mà không được vào các trường công lập top trên kia (vì quota 15K) sẽ đi đâu? Câu trả lời là: hiệp hội các trường ngoài công lập "quá mạnh"! Haizzzz!​
 
Sinh viên các trường trực thuộc tỉnh ra trường hiện nay rất khó xin việc. Ngay chính các cơ quan nhà nước ở tỉnh cũng có luật bất thành văn là không nhận con em tỉnh nhà tốt nhiệp từ trường ở địa phương. Tương lai các trường này đen tối lắm. Các trường đại học An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, sắp tới là Ninh Thuận, Gia Lai ... (nói chung trường có tên gắn liền với tên tỉnh) chắc sẽ phải sát nhập và trở thành chi nhánh của các trường lớn thôi. Thầy ở Sài Gòn thỉnh thoảng đi dạy ở Gia Lai campus, Cà Mau campus kết hợp du lịch luôn cũng hay mà

Ngày 08 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường Đại học chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM.
 
Mình thấy đào tạo chả ăn thua, mới đây còn tăng học phí lên gấp mấy lần mà chất lượng dạy cũng chả đc cải thiện mấy. sinh viên ra trường thì toàn làm trái ngành, không có cơ thì lương bèo bọt
 
Mình thấy đào tạo chả ăn thua, mới đây còn tăng học phí lên gấp mấy lần mà chất lượng dạy cũng chả đc cải thiện mấy. sinh viên ra trường thì toàn làm trái ngành, không có cơ thì lương bèo bọt
chắc lại đọc bài này


Bằng cấp khác kiến thức, kiến thức chuyên môn khác với kiến thức để làm giàu, làm chủ. Vấn đề không phải học hay không học mà nằm ở việc học cái gì và học như thế nào, nó phải xuất phát từ mục tiêu cụ thể. Ngoài ra để thành công thì ngoài kiến thức ra còn cần phải có kỹ năng và thái độ tốt.

Và thành đạt không hẳn phải theo con đường đại học, nhưng con đường học vấn vẫn là con đường an toàn nhất cho tương lai, dù gì thì học đại học cho ta cái tư duy, tầm nhìn rộng hơn, cho ta nhiều cái mà qua rồi không có lại được, cái bằng đại học rồi có để đó đi chạy Grab cũng OK, học xong rồi ra đời đi kiếm tiền là một câu chuyện khác, nó tuỳ vào nhu cầu, tính cách, may rủi và hoàn cảnh của từng người.

Không thể lấy Bill Gates làm ví dụ vì từ nhỏ thì Bill Gates đã học ở những trường tư cực xịn, đến khi học trung học thì khi mẹ Bill Gates với tư cách hội trưởng hội phụ huynh trường kêu gọi đóng góp để thuê quyền truy cập mainframe của IBM để các con học máy tính (lúc đó là những năm 1970), tiếp đến Gates vào được trường Harvard là thuộc dạng giỏi vì có tư chất cực kỳ thông minh với điểm SAT đến 1590, hai năm ở trường ông cũng có thành tích, bỏ học đại học vì cơ hội khác quá lớn thôi, nhưng lưu ý từ bỏ học ở trường đại học chứ không phải từ bỏ việc học.

Nếu muốn con chúng ta thành công mà không cần phải học Đại học thì trước hết con chúng ta phải có bộ óc trí tuệ như Bill Gates , Larry Ellison, Mark Zuckerburg ... Còn những câu chuyện kiểu không cần học thành đại gia, hay nhà đã ở vạch đích rồi đi học xong về loanh quanh, đi đánh golf chỉ là thiểu số, không thể hiện cho số đông.
 
Ừ ngoài đời nhiều người có tốt nghiệp đại học đâu, mà họ đi phát lương cho mấy người đậu bằng đỏ đó thôi, đời hên xui lắm.
Vì đúng là hên xui thật!
Đa số những người không có bằng đại học khi ra đời chắc chắn “không thành công thì cũng thành nhân” mà người ta hay gọi tắt là “công nhân” đó!
Nếu tính xác xuất trúng Vietlot là 1/8 triệu thì xác xuất từ công nhân mà thành công trả lương cho đại học chắc cũng cỡ 1/10 triệu chứ giỡn à!
 
Đang thảo luận về chất lượng nền giáo dục Việt Nam, nhảy sang chủ đề không học ĐH vẫn thành công


Không thấy ăn nhập gì cả, vì những người này là thiên tài, tạo ra sản phẩm mới dịch vụ mới

Thực tế thì nền giáo dục Việt Nam đang nhồi nhét một mớ hổ lốn để:
- Kéo bọn thiên tài về mức trung bình (flatten the curve) và
- Kéo bọn bã đậu lên mức trung bình (again flatten the curve)

Cách chọn sinh viên vẫn kiểu thì cử như thế này thì bọn thiên tài (chỉ giỏi vài môn sở trường) đứt bóng

 
Chỉ nhớ cách đây rất lâu, khi trường họp với các Doanh nghiệp về vấn đề chất lượng đầu ra của sinh viên, nhiều Doanh nghiệp thi nhau ý kiến là chúng tôi không biết mấy trường dạy như thế nào mà mấy em sinh viên ra trường xong là doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu hết, không biết làm việc gì hết, không có kỹ năng mềm blah... blah... Chỉ nhớ mấy thầy nhắn nhủ các doanh nghiệp là các anh ra nhận các anh đang đạp xích lô ngoài đường vào rồi đào tạo lại từ đầu rồi sử dụng xem sao nhé . Rất đơn giản là một Kỹ sư làm các thao tác của một người Thợ, nhưng yêu cầu một người Thợ làm các thao tác của Kỹ sư thì rất khó.
 
  • Like
Reactions: BinhMinhCC
Chỉ nhớ cách đây rất lâu, khi trường họp với các Doanh nghiệp về vấn đề chất lượng đầu ra của sinh viên, nhiều Doanh nghiệp thi nhau ý kiến là chúng tôi không biết mấy trường dạy như thế nào mà mấy em sinh viên ra trường xong là doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu hết, không biết làm việc gì hết, không có kỹ năng mềm blah... blah... Chỉ nhớ mấy thầy nhắn nhủ các doanh nghiệp là các anh ra nhận các anh đang đạp xích lô ngoài đường vào rồi đào tạo lại từ đầu rồi sử dụng xem sao nhé . Rất đơn giản là một Kỹ sư làm các thao tác của một người Thợ, nhưng yêu cầu một người Thợ làm các thao tác của Kỹ sư thì rất khó.
Bên kỹ thuật của chúng ta còn đỡ bác ợ, chứ bên kinh tế đào tạo kiểu ngáo ngơ nhiều lắm, ví dụ như khi tính hoàn vốn các dự án thì bài tập toàn đưa ra thời gian hoàn vốn 5 năm, rồi ví dụ như thương mại thì lãi gộp từ 25 - 30%

Còn kỹ năng mềm kỹ thuật ư, biết được ba thứ phần mềm võ vẽ, cứ tưởng là trời cao đất dày, có ông thầy trẻ bên này mời làm chuyên gia tính toán một công trình đặc thù, ông thầy chỉ xuất duy nhất cho file pdf, bên thẩm tra yêu cầu giải thích tính toán, ông gọn lỏn là không, nghĩa vụ thẩm tra là phải am hiểu phần mềm này, không am hiểu đừng thẩm tra. May mà quen thẩm tra, thẩm tra cũng chịu khó kiếm người hỗ trợ, đến khi lên phê duyệt dự án các chuyên viên mời lên, lại một câu nghe chuối cả nải, cần có ý kiến gì thì ra văn bản, ăn tiền thuế của dân thì phải biết làm việc chứ, không thì nghỉ đi. Nghĩ mà tội nghiệp cho những sinh viên được ông thầy này đào tạo.
 
Câu chuyện dài, phổ thông dạy đọc chép suốt 12 năm, lên ĐH kêu tự học. Giáo trình quá dàn trải, cái gì cũng biết mà biết không đến đầu đến đuôi. Thực hành thì khỏi nói, cưỡi ngựa xem hoa. Ngoài ra thì kiến thức xã hội và kỹ năng làm việc là con số không tròn trĩnh. Sinh viên mới ra trường đi làm thì 1 là ảo tưởng, 2 là lơ ngơ như bò đội nón.
 
Lại mấy bài báo dạng này làm xã hội lên đồng với những bài viết có vẻ khoác áo size hơi rộng


TNĐH ==> không kiếm được việc làm ==> đi học thạc sĩ ==> kiếm đường chui nước ngoài không thành ==> đi làm tư nhân được định giá 3tr/tháng ==> bỏ ==> quăng quá khứ học hành đi làm lao động phổ thông tự do