Thảo luận Thảo luận những cách giúp hạn chế rủi ro khi cho thuê nhà

phankinhdoanh

Thành viên cơ bản
22/5/17
5
0
Mình mở chủ đề này mong muốn thảo luận những cách giúp hạn chế rủi ro khi cho thuê nhà

Theo như chủ đề này


thì quá đơn giản, vấn đề hiện nay rắc rối đòi lại nhà khi người thuê vi phạm hợp đồng quá mệt mỏi




Rất mong mọi người hưởng ứng
 

suakhoahungthinh

Thành viên cơ bản
2/11/19
2
0
Giờ có nhà cho thuê cũng căng thật nhỉ


nhờ anh em xã hội cũng chết


nhờ đỏ cũng chết


 

ngocluan1990

Thành viên cơ bản
17/2/16
14
2
33
Có giải pháp không rõ có anh chị nào đã nghiên cứu chưa


Chương VIII
CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

dĩ nhiên sẽ có liên quan đến

Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.
Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.

Có thể nghiên cứu thêm ở đây


Các BPKCTT được quy định tại Chương VIII BLTTDS 2015 gồm 32 điều (từ Điều 111 đến Điều 142). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới việc áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án.
1. Quy định của BLTTDS 2015 về áp dụng BPKCTT
1.1. Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT
Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 có quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án; trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.
Cần lưu ý, theo quy định của BLTTDS 2015 thì:
– Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT trong các trường hợp quy định tại Điều 135 BLTTDS 2015, bao gồm các BPKCTT quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 BLTTDS 20151;
– Đối với các biện pháp quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS 20152 thì Tòa án không tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT. Tòa án chỉ được áp dụng các BPKCTT này khi có đương sự có đơn yêu cầu;
– Đối với trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì chỉ khi đương sự đã thực hiện biện pháp bảo đảm Tòa án mới ra quyết định áp dụng BPKCTT khi thấy cần thiết và có căn cứ;
– Trường hợp áp dụng BPKCTT quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 BLTTDS 20153 thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.
Điều quan trọng là Tòa án cần phải xác định BPKCTT mà mình có quyền ra quyết định áp dụng. Việc xác định phạm vi các BPKCTT mà Tòa án có quyền áp dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm giá trị pháp lý của quyết định áp dụng BPKCTT; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Ngoài các biện pháp được quy định từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 114 BLTTDS 2015, khi giải quyết các vụ án dân sự, Tòa án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT khác do luật khác quy định (khoản 17 Điều 114 BLTTDS 2015). Do đó, khi giải quyết các tranh chấp Tòa án phải xem xét các quy định về áp dụng BPKCTT của luật nội dung để áp dụng.
Việc áp dụng BPKCTT phải đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, có căn cứ và việc áp dụng BPKCTT phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại BLTTDS 2015.
1.2. Nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT và tài liệu, chứng cứ kèm theo
Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 kiến nghị Tòa án áp dụng BPKCTT phải làm đơn, văn bản gửi đến Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS 20154. Văn bản kiến nghị phải có các nội dung quy định tại Điều 134 BLTTDS 20155.
BLTTDS 2015 cũng quy định người yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiến nghị áp dụng BPKCTT phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu, kiến nghị áp dụng BPKCTT là cần thiết và hợp pháp.
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được quy định tại Điều 112 BLTTDS 2015, theo đó:
– Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó. Trường hợp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa làm đúng quy định tại khoản 1 Điều 134 thì Thẩm phán phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Trường hợp chứng cứ chưa đủ thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu nộp bổ sung. Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
– Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do HĐXX xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì HĐXX phải thông báo ngay tại phòng xử án nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Cần lưu ý: Tòa án chỉ được quyết định một hoặc một số BPKCTT quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 114 BLTTDS 2015 đối với tài sản đang có tranh chấp. Do đó, khi có yêu cầu áp dụng các BPKCTT này thì người yêu cầu phải chứng minh đó là tài sản có tranh chấp, Thẩm phán, HĐXX phải xác định đó có phải là tài sản có tranh chấp hay không?
1.3. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT từ phía người có quyền yêu cầu, BLTTDS 2015 quy định trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS 2015 (kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án) thì người yêu cầu phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT trong thời hạn do Tòa án ấn định.
Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.
Vì thiệt hại thực tế do việc áp dụng BPKCTT không đúng chưa xảy ra cho nên để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng thì Thẩm phán, HĐXX phải dự kiến và tạm tính có tính chất tương đối về tổn thất hoặc thiệt hại có thể xảy ra.
1.4. Thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ BPKCTT
Theo quy định tại Điều 137 BLTTDS 2015, khi xét thấy BPKCTT đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 BLTTDS 2015 (như thủ tục áp dụng BPKCTT đã nêu ở trên).
Cần lưu ý: Trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu Tòa án thay đổi BPKCTT có lợi cho bị đơn thì Tòa án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu. Trường hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng, không gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba thì khi quyết định thay đổi BPKCTT, Tòa án quyết định cho họ được nhận lại một phần hoặc toàn bộ kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Tòa án.
Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ BPKCTT đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 138 BLTTDS 2015, đó là: (1) Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đề nghị hủy bỏ; (2) Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; (3) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự; (4) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này; (5) Quyết định áp dụng BPKCTT không đúng theo quy định của Bộ luật này; (6) Căn cứ của việc áp dụng BPKCTT không còn; (7) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp hủy bỏ BPKCTT, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng BPKCTT nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015 6.
Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT được thực hiện theo quy định tại Điều 133 BLTTDS 20157. Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng BPKCTT do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT phân công giải quyết.
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay. Tòa án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng BPKCTT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT.
2. Kiến nghị, đề xuất
Có thể thấy, các quy định của BLTTDS 2015 khá cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 cũng vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng, khiến không ít Tòa án lúng túng khi xem xét giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT cần được hướng dẫn.
2.1. Về tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh khi áp dụng BPKCTT
Việc BLTTDS 2015 quy định Thẩm phán, HĐXX tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh khi áp dụng BPKCTT là một khó khăn lớn, vì thời hạn xem xét, giải quyết yêu cấp áp dụng BPKCTT là quá ngắn. Do đó, rất cần có sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật thì người yêu cầu áp dụng BPKCTT là người nắm rõ tổn thất và thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng. Vì vậy, theo chúng tôi, cần tham khảo hướng dẫn trước đây của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn theo hướng8:“Việc tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh tùy vào từng BPKCTT cụ thể, tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán, HĐXX có thể thực hiện như sau:
– Yêu cầu người yêu cầu áp dụng BPKCTT dự kiến và tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng. Việc dự kiến và tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh phải được làm thành văn bản nêu rõ các khoản tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh, các căn cứ và cơ sở của việc dự kiến và tạm tính đó.
– Thẩm phán hoặc HĐXX xem xét dự kiến và tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá và buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm”.
2.2. Áp dụng BPKCTT, buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tại phiên tòa
Đối với trường hợp HĐXX chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT mà người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 133 BLTTDS 2015 thì chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm phải được xuất trình trước khi HĐXX vào phòng nghị án. Sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015 thì HĐXX mới ra quyết áp dụng BPKCTT. Trường hợp này, người yêu cầu áp dụng BPKCTT không cùng một lúc vừa tham gia phiên tòa, vừa thực hiện biện pháp bảo đảm ở ngoài Tòa án. Trong khi đó, BLTTDS 2015 không quy định HĐXX phải hoãn phiên tòa hay tạm ngừng phiên tòa.
Do đó, trong thực tiễn xét xử đang tồn tại các cách giải quyết khác nhau: Có HĐXX ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để người có yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm; có HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để người có yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm.
Về vấn đề này, chúng tôi đồng tình với quan điểm9: Sự vắng mặt của đương sự trong mỗi giai đoạn (bắt đầu phiên tòa và tranh tụng tại phiên tòa) có một hậu quả pháp lý do luật quy định. Vì vậy, cần phân chia thành hai giai đoạn để xử lý cho phù hợp, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các đương sự, đó là: (1) Giai đoạn thủ tục bắt đầu phiên tòa; (2) Giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa. Từ đó, tùy vào thời điểm HĐXX nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa hay sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuyển sang tranh tụng tại phiên tòa cho đến trước khi HĐXX vào phòng nghị án để có hướng dẫn cho phù hợp, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, cụ thể như sau:
“Trường hợp tại phiên tòa, trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, HĐXX nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT thì HĐXX xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu HĐXX chấp nhận yêu cầu của đương sự đối với trường hợp phải buộc thực hiện biện pháp bảo đảm mà người yêu cầu cần có thời gian để thực hiện biện pháp bảo đảm không thể có mặt tại phiên tòa thì HĐXX hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 227, 241 BLTTDS 2015.
Trường hợp tại phiên tòa, sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuyển sang tranh tụng tại phiên tòa cho đến trước khi HĐXX vào phòng nghị án, HĐXX nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì HĐXX xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu HĐXX chấp nhận yêu cầu của đương sự đối với trường hợp phải buộc thực hiện biện pháp bảo đảm mà người yêu cầu cần có thời gian để thực hiện biện pháp bảo đảm không thể có mặt tại phiên tòa thì HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa “do trở ngại khách quan mà người tham gia phiên tòa không thể tiếp tục tham gia phiên tòa” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 259 BLTTDS 2015”.
[1] Gồm các biện pháp: giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
[2] Gồm các biện pháp: Kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
[3] Gồm các biện pháp: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
[4] Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015, đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải có các nội dung chính sau đây:
“a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.”
[5] Điều 134 BLTTDS 2015 quy định:
“Điều 134. Kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.”
[6] Khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015 quy định:
“1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.”
[7] Xem khoản 3 Điều 138 BLTTDS 2015.
[8] Tham khảo mục 8.3 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tố cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[9] Ngọc Trâm, Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tại phiên tòa trong tố tụng dân sự, Tapchitoaan.vn, tại link: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/tra...ap-bao-dam-tai-phien-toa-trong-to-tung-dan-su

Nôm na là nhờ luật sư có quan hệ nhất định với tòa án nơi BĐS cho thuê, gửi đơn khởi kiện kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên căn nhà này lại, trong vòng 48h là toà buộc phải trả lời ( luật rồi). Sau khi sau khi có lệnh kê biên, thì nhờ bên thi hành án xuống niêm phong cửa nẻo lại .

Tất nhiên ai cũng phải tự hiểu, cuộc sống muôn màu, vì liên quan rất nhạy cảm ở điều 136, để có quy trình , nguyên tắc để có được cái lệnh biện pháp khẩn cấp cũng không gì khó khăn cả, cơ mà khó khăn muốn có thì cũng là rất khó khăn.




Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay cũng đang cãi nhau như mổ bò vì cách thức xác định thiệt hại. Do đó việc tạm tính tổn thất hoặc thiệt hại luôn là cảm tính là đương nhiên
 
  • Like
Reactions: lethanhky
Luật pháp nói chung thì đều bảo vệ người thuê nhà. Ở Mỹ chủ nhà không được phép đuổi khách thuê trong rất nhiều trường hợp, mỗi trường hợp người thuê chây ì thì đều cần tốn tiền cho Luật sư, Tòa án giải quyết ... Người thuê không trả tiền thuê, chủ nhà cũng không đuổi ra ngay được, phải kiện người thuê ra tòa trước đã.


Không có chuyện thuê anh em xã hội đến quậy phá, khóa cửa lại hoặc tìm cách đuổi người thuê ra khỏi nhà .... vì sẽ phạm tội quấy rối harassments .... không được cắt điện, cắt nước và còn rất nhiều thứ khác chủ thuê không được phép làm để đòi nhà


Tuy nhiên, có cái hay hơn là sự rõ ràng, minh bạch, thực thi theo pháp luật đúng thời hạn quy định, nhanh gọn lẹ. Khi kiện tụng, tòa sẽ xét tới người thuê, xem có phải chính xác là do khó khăn không thể thuê được nhà, hay đang thất nghiệp, thiếu tiền... Nếu vì lý do chây ỳ, bố láo, muốn chiếm nhà ở không trả tiền thì khi kiện tụng ra tòa, người thuê xác định sẽ sấp mặt đi làm trả nợ tới hết đời. Tất nhiên thì để được thắng kiện thì chủ nhà dù làm đúng cũng tốn bộn tiền.

Ở Việt Nam đang lạm dụng cái gọi là quan hệ dân sự, cứ kéo dài dây dưa để các bên tự thỏa thuận giải quyết. Do đó nhiều trường hợp, sự việc mới kéo lê thê từ vài năm tới chục năm.

Nói chung thì ở đâu nghề cho thuê nhà khá phức tạp, ngay cả bên Mỹ mà người thuê nhà lầy, thì cứ xác định thuế đất hàng năm vẫn trả mà người thuê vẫn ở nhà mình thêm vài năm. Túm lại là người đàng quàng, có công ăn việc làm, chả ai còn làm cái nghề Cho Thuê Nhà nhìn thì nhàn hạ, nhưng lãi ít và rủi ro nhiều.
 

ngocluan1990

Thành viên cơ bản
17/2/16
14
2
33
@lethanhky ở Việt Nam thì nên nói chuyện Việt Nam. Ở Việt Nam có những quy định rất hay để chủ nhà chủ động đối phó với người thuê, nhưng cuộc sống mà, phải biết ăn ở với những người cần nhờ.