Thật hư những thương hiệu ngoại nhập và chuyện treo đầu dê bán thịt chó các thiết bị máy móc "ngoại"

Đi hội chợ Vietbuild nhiều lần, mỗi lần đi ngang gian hàng thiết bị nhà bếp thấy mấy cái gian hàng thiết bị nhà bếp treo đầu dê bán thịt chó ngày càng hoành tráng, cám cảnh cho người Việt bị móc túi mà không biết,

Nhảy sang lĩnh vực vật liệu và thiết bị xây dựng, bắt đầu thấy nghi nghi mấy thương hiệu Việt núp váy "thương hiệu" Tây, cảm thấy nghèn nghẹn cảnh người Việt đang ngày càng lừa người Việt trắng trợn ... thấy quá là bức xúc ,,, đành đặt gạch mở thớt phát

Sẽ hầu hạ mọi người nội dung sau, nhưng cũng hy vọng chủ đề sẽ được mọi người hưởng ứng nhiệt thành
 
Vấn đề này khá nhạy cảm, tôi cũng đã viết và rồi bị xóa ở các diễn đàn về chuyện NÚP VÁY thương hiệu.

Với OEM, ODM và OBM đều rất quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp, cho phép lòng vòng tí

Đầu tiên bản thân Original Equipment Manufacturer (OEM) gây nhiều tranh cãi.

Definition of: OEM

(1) (Original Equipment Manufacturer) An organization that sells products that are made by other companies. The term is confusing because the OEM is really not the manufacturer, but the vendor of the equipment to the end user. However, the OEM is often the designer of the equipment, and “original equipment designer” or “original concept designer” would be more fitting terms.

In most cases, the OEM does not add extra value to the equipment, but merely brands it with its own logo. The OEM’s name is either placed on the devices by the contract manufacturer that makes the equipment or by the OEM itself. In some cases, the OEM does add value. For example, it might purchase a computer from a company and combine it with its own hardware and/or software and sell it as a turnkey system (see VAR).

There are numerous companies that specialize in OEM manufacturing and never sell anything under their own brand (see contract manufacturer). Many companies do both. They manufacture and sell retail, but also have a separate OEM division for goods that are private labeled.

(2) A PC maker. A software company that sells products incorporated into PCs may refer to its customer, the PC hardware vendor, as an OEM. For example, when Microsoft sells its operating systems to PC makers, it refers to them as OEMs.

Lưu ý OEM (original equipment manufactured - nhà sản xuất thiết bị gốc) cũng khác OES (original equipment supplied - nhà cung cấp thiết bị gốc). Dù cả hai đều xài chung OE là chữ viết tắt của Original Equipment. Đơn giản là hàng OES là hàng chuẩn, là hàng gốc - thiết bị ban đầu được cung cấp - để từ đó mới có hàng ODM Original Designed Manufacturer (sản xuất theo thiết kế gốc) hay OEM. Thương hiệu OES không những đạt tiêu chuẩn bình thường mà thậm chí đã được uỷ nhiệm bởi tiêu chuẩn quốc tế như một phần của chứng chỉ chứng nhận ISO. Những nhà sản xuất OES có thể cung cấp nhiều sản phẩm OE (nguyên bản) dưới tên các thương hiệu khác.

Hàng OEM có khá nhiều chủng loại hàng đa dạng về chất lượng ( tất nhiên sẽ đa dạng về giá cả theo từng chủng loại đó). Với phụ tùng thiết bị chẳng hạn, cần phân biệt phụ tùng chính hãng và phụ tùng OEM (hay còn gọi là phụ tùng thay thế). Phụ tùng chính hãng là sản phẩm của chính nhà sản xuất cung cấp. Do đó, hàng chính hãng thường có giá cao nhưng chất lượng bảo đảm cùng với chế độ bảo hành nghiêm túc. Còn phụ tùng OEM có thể hiểu là những sản phẩm do nhà sản xuất đặt hàng một nhà cung cấp khác sản xuất cho họ. Phụ tùng OEM vẫn đóng gói dưới tên và logo của nhà sản xuất đó. Do vậy, người tiêu dùng khi mua loại hàng này vẫn tin rằng mình đang mua phụ tùng chính hãng. Loại phụ tùng thay thế – OEM này không phải là hàng thứ cấp, chất lượng kém với bao bì khác mà hoàn toàn giống với phụ tùng của nhà sản xuất nhưng nó được bán với giá rẻ hơn, thông thường giá bằng khoảng 60% – 70%.

Ngoài ra còn có hàng Aftermarket - Aftermarket is a term used to reference vehicle parts and accessories which are produced by independent manufacturers/ non-OEM. Aftermarket là loại phụ tùng trái ngược với OEM. Loại phụ tùng này do các công ty ngoài - không phải là nhà cung cấp chính hãng - sản xuất đồ thay thế cho một loại sản phẩm nhưng không liên quan đến nhà sản xuất.

Thông thường loại đồ này cũng được sản xuất trên các loại máy gia công chính xác với vật liệu giống như đồ chính hãng. Nhưng đôi khi hình thức của loại phụ tùng này không nhất thiết phải giống hệt đồ chính hãng vì các công ty sản xuất phụ tùng ngoài không theo thiết kế của nhà cung cấp. Một số công ty ngoài việc nhượng quyền sản xuất phụ tùng thay thế còn có thiết kế riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này khiến các sản phẩm “Aftermarket” nhiều khi có chất lượng tốt hơn đồ chính hãng nhưng lại có giá rẻ hơn.

Như đã nói trên những nhà sản xuất phụ tùng thiết bị lớn phần lớn là OES, nên họ cũng có thể cung cấp nhiều sản phẩm OE (nguyên bản) dưới tên các thương hiệu khác, rồi cung cấp sản phẩm OEM hay sản phẩm Aftermarket.

Như vậy thì cũng có nghĩa là mua đồ chính hãng không có nghĩa có được sản phẩm tốt hơn; cùng chất lượng đó nhưng sản phẩm OEM, “Aftermarket” lại có giá rẻ hơn nhiều.

Vậy thì một công ty chuyên nhập đồ OEM về ráp thì sao? Mọi người tự hiểu "Why Apple's products are 'Designed in California' but 'Assembled in China' ":p:p:p:p:p
 
Khi Tập đoàn công nghệ Bkav công bố sản phẩm nhà thông minh SmartHome - một mặt trận mới của các đại gia công nghệ trên thế giới - đã có nhiều nghi ngờ có thật đây là sản phẩm Bkav chế tạo hay chỉ là hàng Trung Quốc mang về dán nhãn

"SmartHome được sản xuất theo mô hình OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) như các hãng công nghệ Apple, Microsoft, Google, Sony… Bạn cứ tìm hiểu kỹ mô hình sản xuất này thì sẽ hiểu. Sau đó chúng tôi sẵn sàng mời bạn tới tham quan nhà máy SmartHome", ông Vũ Thanh Thắng Phó Chủ tịch Bkav phụ trách mảng phần cứng và SmartHome cho biết như vậy. Ông Thắng cho biết Bkav lựa chọn nhà cung cấp linh kiện là các nhà cung cấp linh kiện, gia công cho Apple, Samsung... như Panasonic, Texas Instruments, STMicroelectronics, Silicon Labs... để "khỏi phải suy nghĩ về chất lượng linh kiện và hơn cả, họ có đủ năng lực làm theo yêu cầu đặt hàng".

Như vậy có thể hiểu rằng BKAV đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Các OEM (công ty, công xưởng) thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước, một cách dễ hiểu hơn, các OEM sẽ sản xuất “hộ” cho BKAV. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của BKAV.

Do BKAV chưa phải là thương hiệu lớn, khi đó rõ ràng soi nguồn hàng OEM hay hàng Genuine là với nguồn gốc xuất xứ có rõ ràng không? trên sản phẩm có ghi rõ nơi sản xuất : Made in Germany, Austria, Australia, Poland, USA, Italia .v.v, kèm theo Partnumber của nhà sản xuất, cùng các thông tin thông số của sản phẩm ? và đặc biệt, các thông tin trên có rõ ràng và sắc nét không?

Vậy BKAV là vỏ Việt ruột Trung Quốc (nếu 100% OEM Trung Quốc) hay là công nghệ thuần Việt? Lại cãi nhau như mổ bò khi Việt Nam chưa sản xuất nổi con ốc vít hay cái sạc điện thoại tử tế, vì trong sản phẩm SmartHome BKAV hiện tại dùng hệ truyền dẫn Zigbee (Singapore) ... trong lúc đó ACIS (một công ty Việt khá nổi danh trên thị trường Smarthome) lại tự nghiên cứu hệ truyền dẫn mạng lưới “siêu phân luồng ô bàn cờ” Meshgrid do họ tự phát triển. Ngoài ra giao diện điều khiển bằng hình ảnh 3D của ACIS cũng đã được đăng ký độc quyền tại Việt Nam.

Vậy nếu BKAV thuê các công ty ODM - Original Design Manufacturing - nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng ....

ODM một cách gọi một mô hình kinh doanh, một loại doanh nghiệp thiết kế và sản xuất ra một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác rồi gắn nhãn hiệu của hãng khác đó mà tiêu thụ. ODM khác với nhà sản xuất gia công (OEM) ở chỗ ODM tự thiết kế và thường đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế của mình. Số lượng doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh này càng ngày càng tăng. Một ODM có thể cung ứng sản phẩm cho nhiều hãng sở hữu nhãn hiệu khác nhau. Một hãng sở hữu nhãn hiệu cũng có thể đặt hàng từ nhiều ODM khác nhau.

Ở dạng này nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng tất cả mọi dịch vụ liên quan đến sản phẩm như nghiên cứu và phát triển, định hướng sản phẩm cũng như sản xuất. Khách hàng chỉ cung cấp cho nhà sản xuất chức năng yêu cầu, hiệu xuất hoặc thậm chí chỉ cung cấp một khái niệm và nhà sản xuất sẽ thực hiện thành sản phẩm.
thì sao nhỉ ? rõ ràng mang ý chí mong muốn của BKAV ... chứ có phải ý chí của công ty ODM đó đâu .... vì rõ ràng là BKAV chắc chắn phải sở hữu bản quyền và kiểu dáng công nghiệp, chứ không công ty ODM đó sử dụng mẫu mã của BKAV để sản xuất cho thương hiệu khác


Tất nhiên hiện nay chưa ai phát hiện được sản phẩm Smarthom của BKAV là hàng OBM - Original Brand Manufacturing, nhưng nếu điều đó xảy ra thì sao? Tức là BKAV
không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. BKAV chỉ mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu BKAV của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm. Lưu ý chưa hẳn công ty OBM mà BKAV đặt hàng là công ty vô danh hay không tên tuổi, có khi là những công ty tên tuổi hoành tráng đấy, nhưng giả sử BKAV đặt hàng cho họ chỉ để khai thác phân khúc 'Người Việt Yêu Hàng Việt" ....

Lưu ý ở đây chỉ là GIẢ SỬ về BKAV trong tình huống ODM và OBM. Nếu BKAV chọn OBM mà bán được hàng, nghĩa là BKAV đi đúng nhu cầu tiêu dùng ... đôi khi không nhất thiết phải gắn chặt với nhu cầu thực tế .... mà đơn giản là nhu cầu giá trị về bản thân chẳng hạn. Với chính sách này, BKAV (giả sử ) chỉ xây dựng các chiến lược OBM cho phép các hoạt động bán hàng tuân theo những thay đổi về nhu cầu của thị trường mà không phải đầu tư vào các cơ sở sản xuất, tương tự như các chiến lược OEM và ODM.

Cũng lưu ý bài viết đưa BKAV để minh họa cho các thương hiệu Tây nhưng không tồn tại ở Tây tiếp theo .. nghĩa là nhiều người đang mua thương hiệu Tây (Tây thật - chứ chưa nói Tây giả cầy như thương hiệu bếp MA ... hay DU ...) nhưng chưa chắc chất lượng đã tốt hơn hàng BKAV.

Rảnh chém tiếp, giờ kẹt rồi ... và các bài viết tiếp theo chủ yếu chém về các thương hiệu Tây nhưng không tồn tại ở Tây
 
Đang OEM thép Tàu với Slogan của thương hiệu thép THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH, CHẤT LƯỢNG CỦA TÀU dù không muốn tiếp tay cho ngoại bang, tự Người tiêu dùng muốn thế

:p:p:p:p:p
 
Chợt nhớ có người nhờ tư vấn nên chọn cửa cuốn Austdoor hay Mitadoor ... mà đâu biết rằng Mitadoor hay Austdoor thì vẫn cùng một lò nấu nhôm. Cái hay là sale bán hàng thổi vào đầu người tiêu dùng là Austdoor và Mitadoor nan nhôm khác nhau vì nan nhôm Mitadoor dể nứt, dòn hơn ... đâu biết rằng Austdoor đặt nhôm thanh từ Mitadoor (Đông Phong) về làm cửa bán ra thị trường ... và đâu biết rằng đùn nhôm thanh là kỹ thuật thông thường rồi. Austdoor mua nhôm thanh đùn sẵn của các nhà máy với giá 65-75kG/1 kG rồi về ráp cửa thôi mà.

Công nghệ Đức chỉ dành sản xuất xe Audi, không rảnh làm mấy thứ thô sơ đó để chuyển giao công nghệ cho An Nam ta .... nhưng giờ cứ google là toàn cửa cuốn nhôm CÔNG NGHỆ ĐỨC
 
Ặc lại tranh cãi về kiểu như Häfele thương hiệu Đức nhưng không sản xuất đồ dùng nhà bếp: bếp từ, lò vi sóng, hút mùi, lò nướng ... các sản phẩm Häfele chỉ xuất phát từ các trang web chấm vn... Häfele là không liên quan đến Häfele Đức, không phải xuất xứ EU, cũng không phải hàng EU xuất thị trường châu Á .... và không có tài liệu từ Hafele chứng minh rằng Hafele Việt Nam bán thiết bị nhà bếp là hàng của Hafele sản xuất .... Häfele chỉ chuyên phụ kiện kim khí dùng trong nội thất. Rồi khoá điện từ của Hafele sản xuất tại nhà máy của Milre - chẳng có một tí "công nghệ" Đức nào ở đấy cả ... vì cái nhà máy Milre đấy thuộc sở hữu của tập đoàn Allegion - khoá Schlage ...

Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu hoàn toàn không sản xuất mà chỉ đi OEM, mà điển hình là Apple tuy nhiên tại sao quả táo sứt dù made in china vẫn được cả thế giới ưa chuộng là bởi vì Apple nó tự làm phần nghiên cứu phát triển (R&D) và đưa ra được bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với các nhà máy nhận gia công phần cứng cho nó bao gồm cả khâu quản lý kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm sản xuất ra nên dù sản xuất ở đâu cũng vẫn đảm bảo bộ tiêu chuẩn đó, chất lượng đó.

Bosch, Hafele ... bán ở Việt Nam là một dạng khác, khi mà hãng hoàn toàn không thực hiện quá trình R&D mà chỉ đặt hàng một sản phẩm từ nhà máy rồi gắn mác của mình lên đó. Vì vậy toàn bộ chất lượng, quy trình kiểm hoá đều phụ thuộc vào nhà máy, thứ duy nhất liên quan đến hãng chỉ là cái tên thôi. Nói cách khác với những sản phẩm đó thì sản xuất ở TQ thì là hàng TQ luôn chẳng có gì liên quan tới hãng ở nước nào ngoài cái tên dán trên sản phẩm.

Rất đơn giản thôi, hàng Hafele VN cũng vẫn là do Hafele Đức cho phép Hafele VN đặt hàng và dán nhãn Hafele. Không có gì khuất tất ở đây cả. Thương hiệu vẫn của Hafele, nhưng hàng đặt từ chỗ khác. Nhiều hãng nổi tiếng vẫn thường xuyên làm như vậy. Chính xác là:
- Những hàng này không phải do Hafele sản xuất, R&D, đơn giản là đặt hàng và dán nhãn, phân phối và bảo hành.
- Những mặt hàng này Hafele không kinh doanh ở EU, Mỹ. Chỉ bán cho vài nước chậm phát triển.
- Có người bảo là Malloca cũng y như Hafele thì chắc chắn yên tâm về chất lượng ... chưa chắc à ... vì cách làm tương tự nhau, nhưng thương hiệu Hafele có bề dày truyền thống, kinh nghiệm và uy tín. Họ cho phép dán nhãn Hafele nhưng có khả năng cao là đặt chỉ chọn đặt hàng specs cao cấp hơn Malloca.
- Mấy thương nhân bán hàng chính hãng do Hafele Việt Nam phân phối và bảo hành thì chẳng có gì sai cả, hàng Hafele VN không phải là hàng giả​

Ai muốn biết món hàng có phải xuất xứ EU hay không, chỉ cần bỏ 30s gõ Google tên thương hiệu + mã hàng. Nếu nó là hàng EU thì sẽ có thông tin trên trang web chính hãng cho EU ... Ví dụ: Hafele.de, Bosch.de.

Dốt ngoại ngữ nên không tìm hiểu được nhiều nên cứ vào trong www.amazon.de mà coi từ khoá "Kochstelle" mà coi các thương hiệu https://www.amazon.de/gp/search/oth...=lbr_brands_browse-bin&ie=UTF8&qid=1506698290

Muốn mua sắm thông minh thì nên tìm hiểu kỹ, ví dụ bếp từ mua của một thương hiệu Tây Ban Nha lâu đời là Cata. Hãng này có lịch sử gần 100 năm, hàng made-in-Spain (về sau có cả nhà máy chính hãng Cata ở TQ, nhưng món nào, xuất xứ ở đâu đều rõ ràng). Hãng này cũng sản xuất rất nhiều bếp theo đặt hàng của Bosch, Hafele, có thể có cả Malloca. Giá mua hàng Cata ở Vn rẻ bằng nửa Bosch, rẻ hơn Hafele, Malloca
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft
. Bảo hành chính hãng 2 năm.

Lưu ý là hàng Cata TQ nhưng có catalogue gốc ở Cata , vẫn là hàng chính hãng, do nhà máy Cata R&D và sản xuất, không phải hàng OEM, OBM.
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft
Tất nhiên sx tại TQ thì có thể specs thấp hơn.
 
  • Like
Reactions: HienNguyen8285
Hafele là nhãn hàng khá trung thực, mã hàng, xuất xứ luôn rõ ràng, giấy tờ xuất nhập bất cứ lô nào cũng đầy đủ, bảo hành, hậu mãi cũng không kém thằng nào. Về thương hiệu hàng gia dụng tuy không đọ được với ông lớn nhưng cũng hơn khá nhiều chú lìu tìu khác.

Hàng Hafele đến từ nhiều nơi sản xuất, vừa mới mua 200 ổ khóa từ hiệu Hafele, nhà cung cấp nói thẳng là chỉ có cái mác thôi, nhưng được chấp thuận chính thức của Hafele.
 
Chúng ta phải xác định rõ với nhau là tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho sản phẩm đó. Về cơ bản, tất cả các sản phẩm muốn được lưu thông ở một thị trường nào đều phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng, an toàn ... theo quy định của thị trường đó hay chính xác hơn là phải thoả mãn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng do quốc gia hay khu vực đó quy định.

Các sản phẩm được sản xuất để cung cấp cho các thị trường Âu, Mỹ đều phải đảm bảo chất lượng cao để phù hợp với các tiêu chuẩn. Mỹ có ANSI, Châu Âu có EN, Nhật có JIS, ... nên các sản phẩm này là những sản phẩm thực sự tốt. Tuy nhiên, khi bán vào các thị trường thấp hơn như Việt Nam do quy định về tiêu chuẩn chưa có hoặc không chặt chẽ nên các nhà sản xuất thường hạ mức tiêu chuẩn xuống tối thiểu để tối đa hoá lợi nhuận.

Nói về sản phẩm Trung Quốc thì cũng dăm bảy loại hàng. Tại thị trường nội địa, Trung Quốc có tiêu chuẩn với hàng sử dụng nội địa, tiêu chuẩn này tuy không so sánh nổi với Nhật hay Âu Mỹ nhưng vẫn cao hơn sản phẩm bán về xứ Đông Dương và Châu Phi nhiều. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung Quốc chỉ sản xuất hàng theo tiêu chuẩn Trung Quốc cho hàng tiêu dùng nội địa thôi, còn hàng xuất khẩu thì tùy theo mức độ yêu cầu thị trường. Các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc mà xuất đến các thị trường không có hàng rào phi thuế quan (chính là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng) như xứ Đông Dương thì phải xác định phần lớn là chất lượng rất kém vì tội gì mà làm tốt cho giá thành cao. Họ sẽ đóng đủ thể loại mác, tên miễn sao bán được. Tất nhiên cũng có những sản phẩm mà nhà máy của hãng đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn của Hãng hoặc OEM nhưng có giám sát như kiểu APPLE thì có thể yên tâm.

Do đó có thể nói rằng các thể loại ODM, OBM ... từ Trung Quốc thì mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu .... tốt nhất thì không nên sử dụng.

Nhiều người hiện nay đang nhầm tưởng hàng sản xuất từ các nước ASEAN là tốt hơn ... nhầm to ... hãy xem rõ các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm đó ... có khi thua hàng Trung Quốc sản xuất riêng cho thị trường Đông Dương.

Với ngành xây dựng, thì cứ căn theo tiêu chuẩn các nước G7 thì phần lớn hàng Trung Quốc đứt bóng dù mang thương hiệu Đức. Nói chung đã mua hàng ngoại thì chịu khó mua hàng sản xuất từ các nước G7.
 
Cảm ơn mọi người quan tâm, không muốn đi sâu vào những thương hiệu công khai rõ ràng kiểu như Hafele hay Bkav, vì người ta làm thương hiệu thì tuỳ thị trường, bản chất nó không phải đồ giả. Việc một hãng làm trăm thứ hầm bà lằng là bình thường, có cái họ có nhà máy sản xuất, có cái họ nghiên cứu, design và thuê sản xuất (ODM), có cái thì đi mua của nhà sản xuất khác, đóng cộp cái thương hiệu của mình vào rồi bán (OEM), thương mại toàn cầu là như vậy, rất bình thường.

Ví dụ như ổ cắm điện Panasonic nối dài, rõ ràng trên trang chủ Panasonic không có, chỉ có ổ cắm âm tường thôi , vì đó là sản phẩm làm thêm cho mấy thị trường ASEAN. Hoặc bên ngành thời trang, An Phước mua thương quyền Pierre Cardin và tự desgin mẫu mã, quan trọng là chất lượng như nào có tương xứng với giá tiền không.

Cũng muốn chia sẻ thêm VỀ GIÁ CẢ thì không phải cứ đắt là xắt ra miếng, thực tế thì có những sản phẩm giá khá cao, thậm chí có thể gọi là rất cao so với thực tế và tên tuổi trong lĩnh vực này ở tầm thế giới, nhưng ở Việt Nam thì nhiều người lại tưởng giá cao thế và cùng với thương hiệu NGẠI là cho rằng hàng ĐỈNH thì GIÁ PHẢI THẾ nên đa số người có nhiều tiền không tìm hiểu lại mua ... nếu tìm hiểu kỹ những thương hiệu NGẠI mở chi nhánh tại Việt Nam thường chất lượng tầm trung trên thể giới, những thương hiệu lớn do thị trường Việt Nam quá nhỏ họ chưa quan tâm. Ví dụ Nphụ kiện bếp, bản lề, ray trượt ... hiệu Blum hay Kessebohmer muốn mua ở Việt Nam cũng phải thông qua Hafele vì thị trường chưa đủ lớn để chính hãng xuất hiện nên họ ủy quyền cho Hafele làm đại lý. Với thương hiệu lớn như Blum thì hỗ trợ rất tốt, mặc dù Blum không trực tiếp bán sản phẩm nhưng văn phòng tại Singapore hỗ trợ rất tốt.

Nói chung hàng ngoại thì cứ made in USA/for USA hoặc Nhật nội địa là đỉnh. Tuy nhiên để an toàn, có những thứ ngoại nhập cứ mặc định kiểu như khóa điện tử thì cứ Samsung Hàn Quốc (còn Samsung đặt gia công ở đâu kệ họ), khỏi Đức hay Mỹ gì hết ... để khỏi bị cộng thêm giá trị thương hiệu NGẠI. Vì ngay cả như Bosch, niềm tin yêu mãnh liệt của người Việt thì nhiều sản phẩm Bosch chỉ có thiết kế riêng rồi đi đặt sản xuất lại cho thị trường hạng bét xứ Đông Dương. Tất nhiên góc độ công ty lâu đời như Bosch... thì khâu R&D và test kiểm tra của họ chắc chắn tốt rồi .... nhưng bỏ tiền mua hành Tàu loại đỉnh có bảo hành đàng hoàng có khi lại hay hơn.

Đang muốn đánh là đánh những thương hiệu TÂY nhưng không hề tồn tại ở TÂY, thậm chí là không được ĐĂNG KÝ tại TÂY, tức là các thương hiệu TÂY do các công ty Việt Nam sáng chế (kiểu như sâm Alipas, Hewel, Jex, Otiv, Wit, Lic... của ECOPHARMA ) ... nhưng riêng cho lĩnh vực xây dựng và bất động sản của chúng ta, chứ mảnh thực phẩm chức năng không dám chém ... những thương hiệu TẤY thấy Malloca kiếm ăn ngon - kiểu như ghi Mã lai sản xuất, sau này vệ sinh tháo 2 rổ than hoạt tính bên trong mới nhìn ra dòng chữ Made by Điện tử bách khoa, nên đua nhau đi theo .... nôm nà là lừa người mua về xuất xứ và lịch sử thương hiệu .... nhưng độ khốn nạn thì ngày càng cao hơn với các dấu hiệu nhận biết như sau:

đều minh bạch nguồn gốc xuất xứ và 100% hàng hóa được sản xuất và lắp ráp tại Châu Âu theo tiêu chuẩn chất lượng của các nước G7 ... được biết đến ở Anh như một thương hiệu với những sản phẩm xuất sắc được chế tác bằng tay và được thiết kế đặc biệt dành riêng cho những nhân vật nổi tiếng và giới quý tộc thượng lưu.

công ty khoe lịch sử 40 năm, 70 năm ... nhưng website lởm khởm, domain thì mới mua, có domain mới mua năm 2016 với tên người mua domain dấu nhẹm người mua nhưng mò những domain có liên quan thì lòi ra người mua ở Việt Nam

bê đại hình ảnh một ông Tây bá vơ nào đó đứng đại diện, nhưng nếu tìm kiếm kỹ bằng google thì lòi đuôi ra.


Tất nhiên thì những nhãn hiệu này chẳng dám đăng ký nhãn hiệu đâu. Vì nếu có người ta sẽ biết ngay là nhãn hiệu mới đăng ký, làm sao bốc phét là SINCE 1972 được?

và rất nhiều không có đăng ký kinh doanh nơi núp váy thương hiệu, vì không tra ra bất kỳ công ty đứng tên thương hiệu đó ...

hoặc có tên công ty nhưng công ty này nằm trong danh sách truy nã chưa nộp bản quyết toán thuế hàng năm (Annual Return).

hay chủ công ty là những người non dạ
bị dụ đứng tên vụ ... vì mò ra thì biết nghề nghiệp cũng như nhân thân và việc đứng tên cho nhiều công ty nữa... nhưng toàn cty trốn thuế, bị ghi vào hồ sơ sổ đen kinh tế thì về sau cuộc đời sẽ gian nan. Kiểu này cho sang Việt Nam gặp anh Phạm Công Danh chắc được trọng dụng lắm!

địa chỉ công ty là một quán ăn

rồi công ty mới thành lập từ 2016 nhưng vẫn cứ since 1972

các tài liệu tiếng Anh kèm theo sản phẩm thì viết quá củ chuối​​​​​​​

nhưng cái chó chết nhất là định giá quá cao​​​​​​​ ....
vì là thương hiệu nội thất Bắc Âu​​​​​​​ .... nhưng thực ra là hàng Tàu loại 1 bán giá cắt cổ. Nhiều KTS Việt vẫn dễ dàng tin đó là hàng xịn nguồn gốc Bắc Âu, vẫn giới thiệu khách hàng nhà giàu Việt đến mua ... thấy rằng chuyện kinh doanh fake xuất xứ và lịch sử thương hiệu vẫn còn kiếm ăn được lâu.

Thông tin available đầy trên net, hy vọng có anh chị nào nhà báo đi ngang lấy những thông tin này viết báo

Những thông tin này mà cung cấp cho ban tổ chức Vietbuild chắc là ban tổ chức Vietbuild cười hớn hở lắm.
 
Tay langdangphieubat ới, chắc đến 90% người tiêu dùng Việt Nam vẫn thuộc nhóm thiếu hiểu biết/ ngu lâu .... trong đó có cả mình. Nên cách chuyện kinh doanh fake xuất xứ và lịch sử thương hiệu vẫn có thể còn kiếm ăn được nhiều năm nữa.

Thương hiệu nội thất Bắc Âu fake có phải là AC.. không? Nếu xét về bàn ghế và chỉ quan tâm đến giá, mẫu mã chất liệu, nói chung mình gọi đó là Value for Money .... nhưng mà kiểu này bỏ tiền mua con xe Tàu Loncin loại tốt, gắn logo Honda, được bảo hành tận răng còn hơn đi mua Honda quá. Không hiểu sang cái đám thương gia này không dám là thương hiệu Việt? hay là sợ bị chửi như anh Quảng? Tại sao cứ phải fake product offering ... thương hiệu Việt sống tốt nếu công khai rõ ràng là hàng Tàu loại 1 được nhào nặn dưới khối óc trí tuệ Việt.

Nếu bỏ khía cạnh đạo đức và sự trung thực sang một bên, không bàn, thì mấy cái thương hiệu Tây giả cầy này vẫn có một cái tội to là coi thường khách hàng, Coi Khách Hàng Là Những Thằng Ngu qua nhiều biểu hiện:
- website làm sơ sài, web lỗi nhiều.
- các tài liệu tiếng Anh lỗi
- graphic, photo quá lởm.
- định giá quá cao
- thương hiệu không dùng chữ R hay chữ TM phía sau
- không chọn cái địa chỉ văn phòng bên Tây cho tử tế (ví dụ một cái office tower, thuê văn phòng ảo ở đó cũng rẻ mà), ai lại đi chọn mấy quán ăn làm địa chỉ ...
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft


Nói chung khi công khai trên mạng, thì mấy cái này nếu sẽ được mấy gian thương Tây giả cầy hiệu chỉnh lại credible hơn nhiều, nhhưng kiểu gì cũng giấu đầu lòi đuôi thôi ... vì kiểu gì mấy cái thương hiệu sợ-không-ai-biết-là-gì thì mới thích thêm tên thành phố Tây .. kiểu gì cũng phải tìm cách định vị mình là Tây .... chứ như Bosch, Teka, Fagor thì họ chẳng cần thêm cái gì.

Có một sự thực rất buồn cười là ở Việt Nam ta, tên công ty mà có chữ International thì bảo đảm là nguồn gốc Việt Nam Tông Dật 100%. Công ty Cổ phần Tập đoàn ..." y như rằng 99% Chủ tịch kiêm TGĐ là người Bắc, "Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Quốc tế ..." đa phần trụ sở nằm trong một con ngõ ngách nào đó, giám đốc có sở thích mặc vest đi quây tào

Còn tên công ty có chữ Việt Nam có tên tuổi thì hầu như chắc chắn đó là một công ty do Tây lông sở hữu.
 
linhdannguyen , không rảnh để khi khai quật mấy công ty Tây kiểu này .... nói thật cũng không thích dây dưa


... chỉ đưa tin hy vọng có nhà báo nào đi ngang nảy ý tưởng làm phóng sự khai não cho người Việt đừng có sính ngoại nữa mà làm giàu cho gian thương
 
Cảnh báo về thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) trong nước hiện đang bị “bủa vây” bởi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Việc buông lỏng quản lý cũng như các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh đang khiến cho thị trường VLXD như lạc vào “mê cung”, gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin, uy tín của nhiều thương hiệu sản xuất VLXD có tiếng trong nước ... chắc mãi là cảnh báo
 
https://gallery.mailchimp.com/677e94bda225e6f69df21b960/files/a08e565e-9bb9-41a1-8782-d6269059a5b2/Quy_định_mua_hàng_tại_Kho_Hafele_Bình_Dương.pdf
Một thương hiệu đang cố tỏ ra hàng của họ bán có vẻ không phải là hàng Trung Quốc, giá niêm yết cao chổng vó, giờ có hạ đến mức nào thì vẫn bảo toàn vốn, đang tự làm cho cái tên của 1 thương hiệu tin cậy bị mờ đi, xoá tan nỗ lực một thời nhập hàng từ Đức về (đương nhiên xuất xứ Trung Quốc).

Hy vọng sẽ có một cuộc tổng kiểm tra như kiểm tra các cửa hàng tương tự Mumuso
với các thương hiệu vật liệu xây dựng và thiết bị tại Việt Nam
 
Sửa lần cuối:
Nhớ xưa có thớt tuột quần những hàng Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha .... giờ mất đâu rồi nhỉ?

Hay là sợ bị đập phù mỏ?
TQ đang là công xưởng của Thế giới, chuyện mua hàng sản xuất tại Trung Quốc là bình thường. Hàng sản xuất tại Thailand hay Malaysia .... cũng ruột TQ phần lớn.
Cái ngu của người tiêu dùng là không chịu hỏi GS Google xem các thương hiệu Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha .... ấy trên quê hương bản quán như thế nào.
Rồi đi mua đồ nhà bếp, đồ gia dụng của một thương hiệu chuyên về bản lề ốc vít .... thì độ ngu cũng quá cao rồi
Ngu dốt thì chết chứ bệnh tật gì
 
Tâm lý nhược tiểu? sao người Việt nói chung luôn sùng bái hàng ngoại? Hàng ngoại mới tốt. Người Việt không thể làm abcdef.

Mình mua áo Việt Tiến, gạch Viglacera, đá Vicostone, uống sữa Vinamilk, mì Masan. Xài thang máy Việt. Sắp tới sẽ mua xe Vinh Phát.

Nếu ai cũng như mình chả mấy chốc Việt Nam sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
 
Tâm lý nhược tiểu? sao người Việt nói chung luôn sùng bái hàng ngoại? Hàng ngoại mới tốt. Người Việt không thể làm abcdef.

Mình mua áo Việt Tiến, gạch Viglacera, đá Vicostone, uống sữa Vinamilk, mì Masan. Xài thang máy Việt. Sắp tới sẽ mua xe Vinh Phát.

Nếu ai cũng như mình chả mấy chốc Việt Nam sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Các khu chung cư giờ toàn tiếng Anh, nick cào phím trên diễn đàn đàn mà còn nửa Việt nửa Anh thì không cần phải hỏi đâu xa xôi ... Fun tí nha
 
Tâm lý nhược tiểu? sao người Việt nói chung luôn sùng bái hàng ngoại? Hàng ngoại mới tốt. Người Việt không thể làm abcdef.

Mình mua áo Việt Tiến, gạch Viglacera, đá Vicostone, uống sữa Vinamilk, mì Masan. Xài thang máy Việt. Sắp tới sẽ mua xe Vinh Phát.

Nếu ai cũng như mình chả mấy chốc Việt Nam sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Không phải tự nhiên mà người ta sùng bái hàng ngoại, Đó là sự trải nghiệm và tự họ rút ra kinh nghiệm đau đớn cho bản thân để rồi truyền miệng nhau để né hàng nội chứ không phải tâm lý nhược tiểu, Anh quơ cả nắm như thế không đúng, Hàng Việt cũng có hàng tốt hàng xấu, Nhưng thói làm ăn chụp giật đã giết chết uy tín hàng nội.

Ví dụ nhiều người nhập linh kiện Trung Quốc về ráp thành phẩm bán với giá 300 ngàn, nhưng sau này bạn hàng biết nhập nguyên con về giá chỉ có 150 ngàn thì họ sẽ đau đớn như thể bị lừa, và chắc chắn câu chuyện đó sẽ truyền miệng cho những bạn hàng sau.

Xe máy Honda, Suz., Yamaha... làm ở VN - Chủ Ngoại
Xe điện Vin làm ở VN - Chủ Nội ... nhưng cái cơ bản làm nên cái xe điện là động cơ-pin thì lại không phải hàng VN. Vậy thì nói ủng hộ Hàng Nội hay ủng hộ Chủ Nội .

Cũng phải xem căn bệnh của người Việt để lại từ thời bao cấp, xây dựng thương hiệu quá kém.
Người tiêu dùng bị mất niềm tin vào sản phẩm của họ, đâu đó người cung cấp dịch vụ hay sản phẩm còn nghỉ mình bố thiên hạ.
Việt Tiến nhân viên bán hàng mặt kém tươi, làm biếng chọn size chọn màu. Việt Tiến cái áo bèo nhất cũng 500k trong khi áo của thằng Pakistan có tầm 2-300k mà chất lượng mẫu mã không thua thì người tiêu dùng nên chọn thằng nào.
Vin thì đầu gấu.
Thaco thì phục vụ kém tiền công cao.
Như Masan, khi đủ mạnh họ dùng truyền thông bẩn để đánh lụn bại nước mắm truyền thống có độ đạm cao trong khi bản thân nó chỉ là nước chấm công nghiệp hương cá. Vậy có nên ủng hộ hay không ?

Đừng chửi Toyota lừa người Việt khi bán thùng tole di động, vì Toyota xây dựng được niềm tin thì họ bắt đầu kinh doanh niềm tin.

Các khu chung cư giờ toàn tiếng Anh, nick cào phím trên diễn đàn đàn mà còn nửa Việt nửa Anh thì không cần phải hỏi đâu xa xôi ... Fun tí nha
Buồn cười nhất là giờ làm ra món gì cũng đặt tên ngoại.
Lên diễn đàn cũng phải nick ngoại mới chịu

Buồn cười nhất là mấy ông giám đốc doanh nghiệp Việt, hô hào chúng tôi là công ty Việt, hãy ủng hộ sản phẩm Việt Nam. Trong khi nhà mấy vị đó thì sắm toàn đồ ngoại, quần áo mặc hàng hiệu ngoại, con cái cho du học nước ngoài... nói chung cứ lùa nhau làm gì.

Rồi tiếp theo là chính phủ, cũng hô hào y như vậy... nhưng mua sắm công có ưu tiên hàng Việt không, hay lại tiền ngân sách của chùa mà tội gì không mua hàng xịn của ngoại cho nó đáng.

Có đợt mình chửi bọn khốn Eurowindow rằng: Công ty Mỹ nó tồn tại 100 năm vì lúc mạnh cũng như lúc suy nó đều tôn trọng khách hàng dù nhỏ hay lớn. Bọn mày ỷ mạnh ở đây, đấu thầu dự án giá 1 đồng thì quỵ luỵ người ta, nhưng làm nhà dân giá 5 đồng thì coi như cỏ rác trong khi họ tìm đến mày vì tin tưởng vào thương hiệu lớn. Để rồi bọn mày phản bội lòng tin...

Đó cũng là 1 phần lý do mình có ác cảm với một số thương hiệu Việt.
 
@denphaletiepkhac anh ơi nặng bàn phím quá
b60.gif


Tâm lý sính hàng ngoại toàn là do lịch sử để lại thôi. Thời bao cấp đã ai có nghe qua, có dùng qua "đồ lô" chưa??? Nếu có dùng rồi thì sẽ hiểu có tiền phải mua "đồ xịn". Thời xe gắn máy Tung cẩu ai đã có mua rồi thì sẽ thề không mua nữa.

Khi nghèo thì cầu "ăn no, mặc ấm, khi có nhiều tiền rồi, dư ăn, dư ở rồi thì con người tiến tới "ăn ngon, mặc đẹp", thể hiện đẳng cấp và sự giàu sang.

Thấy rõ nhất là nhìn cây bút giắt trên túi áo, trước giờ chỉ thấy duy nhất a Dương Thaco ủng hộ hàng Việt giắt cây Thiên Long

Với mình thì chỉ có "phù hợp" hay không thôi, sợ nhất là loại cứ mạo danh hàng Việt, dân tộc Việt để bán hàng, còn nguy hiểm hơn là loại mạo danh hàng ngoại như nêu ở chủ đề này.

Với sản phẩm của người Việt, mình quan điểm đặt tên ngoại cũng chẳng sao, miễn nó vẫn là sản phẩm Việt.
 
Các anh chém quá mình chuột rút, cái nick ngoại, khi nào các anh làm việc với nước ngoài sẽ hiểu.
 
Được giới thiệu rộng rãi là thương hiệu Đức, nguồn gốc từ Đức… nhưng sự thật, bếp từ Feuer hay Fandi có phải là thương hiệu Đức hay không, chủ sở hữu thương hiệu này cũng không dám chắc chắn.


Trong một diễn biến khác, Tổng cục Hải quan cho biết, 91% bếp từ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Vì trong cả mớ thương hiệu dài dằng dặc những éo gì maloca, chefs, muchen, giovani, napoli vvvv đến cả trăm nhãn thì chỉ có hơn 10 nhãn là của Eu Đức, Ý, Nhật, spain thôi như: AEG, Siemens, Bosch, Cata, Fagor, Teka, panasonic, tosiba, hitachi , nên bếp từ nhập khẩu châu âu nhưng có xưởng gia công bếp ở xó nhà nào đó là bình thường, đơn giản là nhập bếp TQ về xé nhãn, đè nhãn bếp ngoại lên, dân Việt mình lừa đảo, buôn gian bán lận thì thành thói quen, thuộc tính rồi , số liệu Hải quan còn sợ ít vì không thống kê được hàng lậu tuồn vào

1. Đa số gian thương bây giờ sang Trung Quốc đặt hàng sản xuẩt, tự đặt nhãn mác thương hiệu rồi mang về Việt Nam bán. Những thương hiệu này có thể nhái những thương hiệu nổi tiếng (hàng fake) hoặc tự đặt một thương hiệu riêng nghe na ná tiếng Đức, Nhật, Hàn rồi về lừa đảo người tiêu dùng. Bên Trung Quốc người ta làm hết từ thiết kế mẫu mã, sản xuất, nhãn mác bao bì, catalog... theo yêu cầu, trông y như hàng hiệu nhưng giá cực rẻ. Về Việt Nam gian thương lừa đảo, mở showroom hoành tráng, thiết lập hệ thống bảo hành rất chuyên nghiệp và bán hàng với giá trên trời, tương đương với những thương hiệu có tên tuổi trên thế giới.

2. Muốn kiểm tra có phải hàng xịn không thì chỉ cần Google tên, mã sản phẩm trên mạng. Nếu thấy ra toàn trang web tiếng Việt quảng cáo thì đích thị lừa đảo. Nếu tìm thấy mã hàng hoá bán trên những Website nước ngoài (ví dụ bếp Bosch với đúng mã có bán ở Đức và châu Âu chẳng hạn) thì có thể yên tâm. Trong trường hợp này check thêm giá cả là OK.

3. Phổ biến hiện nay trên thị trường là bán hàng Trung Quốc nhưng làm giả thương hiệu nước ngoài, giá cao, chất lượng ko đảm bảo. Hàng có tên tuổi, chính hãng, đúng mã, đúng P/N thì dù sản xuất ở Trung Quốc vẫn yên tâm về chất lượng, giống như IPhone sản xuất ở TQ, giầy Nike sx ở Việt Nam. Nhưng để tránh mua phải hàng nhái thì phải tìm đúng đại lý của hãng được uỷ quyền phân phối tại VN mà mua (check tên, địa chỉ trên website của hãng). Mua lung tung ở ngoài xác suất ăn quả lừa hàng Fake là rất cao. Kinh nghiệm của mình là không tin bố con thằng nào quảng cáo, cứ tự kiểm tra thông tin là ra hết.

Chia sẻ ACE một ít kinh nghiệm mua sắm. Không chỉ là bếp từ mà tất cả các hàng hoá nhập khẩu đều tương tự. Muốn yên tâm thì phải tự tay xách về hoặc tìm đến đại lý chính hãng và check chéo sản phẩm trên trang web nước ngoài.

Lĩnh vực thang máy là lĩnh vực bát nháo tượng tự bếp

 
Ôi chợt nhớ công xưởng một thời của Malloca ở Bình Dương

Lap_ra_2.jpg


lap_rap_3.jpg


Một thời bên web trẻ ranh bóc mẽ từng chi tiết sau khi rã hàng Malloca
 
@HienNguyen8285 bản thân mình thì xem Malloca là thương hiệu của người Việt, họ không sản xuất gì cả nhé, cùng lắm chỉ lắp ráp như Hafele. Mình hoàn toàn ngưỡng mộ cách làm của Malloca - sự thật thì chủ của Malloca là em ruột của chủ An Cường - phải nói là doanh nhân cực kỳ giỏi, tầm nhìn xa, chấp nhật đầu tư, nên khi làm cái gì ông ấy đều nghiêm túc và máu lửa - nên sau này mới bán Malloca được cho quỹ đầu tư Nhật.

Nói mua linh kiện Trung Quốc về đóng thương hiệu thấy đơn giản lắm, nhưng làm nhiều, bài bản và theo thiết kế riêng thì không hề đơn giản chút nào, nếu không có sản lượng sẽ chết ngay, chọn không đúng nhà cung cấp, hay nhà cung cấp không ổn định cũng chết như thường. Các công ty liên doanh tại Việt Nam, lượng đặt hàng khủng, nhà cung cấp uy tín, nhưng vẫn mệt mỏi thường xuyên vì linh kiện có vấn đề hay không phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

Thời điểm bây giờ có hàng loạt thương hiệu ngoại với quảng cáo công nghệ ngoại, nhưng không vì thế mà đáng giá thấp Malloca. Malloca sống tốt tới hôm nay chứng tỏ sản phẩm và pháp lý ổn ... Bách Hợp mà sử dụng tên Việt thuần thì chắc ngỏm củ tỏi từ lâu rồi. Nói thật thì xét riêng về bếp, thích khoe mẽ thì sử dụng Bosch nhưng chắc chắn là cái bếp từ Bosch chắc gì hơn Malloca. Hiện tại với thiết bị nhà bếp với 5 thiết bị chính bao gồm chậu, bếp, hút khói, viba, lò nướng, duy nhất chỉ có chậu rửa là công nghệ Blanco nó ăn được công nghệ Trung Quốc thôi.
 
@PhanThanh - Malloca thì đúng là đồ Việt miễn bàn cãi rồi, ngày xưa Bách Hợp có quyền phân phối Teka, sau đó dựa hơi làm OEM rồi gắn tên “Tây Ban Nha” vào... Sau này Teka tước quyền phân phối cũng vì vụ này, tuy chất lượng của Malloca cũng tốt - nhưng như chơi đồng hồ - dùng thương hiệu gắn liền với định vị cá nhân - các bà vào tham quan nhà bếp của nhau mà thấy thương hiệu Bosch thì chất ngất trên dàn mướp, chứ thấy Malloca thì cũng xì một tiếng đồ Trung Quốc, dù Bosch thì cũng phần lớn là đồ Trung Quốc - Trung Quốc gia công cho toàn thế giới .


Nếu sử dụng đồ Việt mà "lừa" được nhiều bà nội trợ thì sử dụng Dudoff, vì Dudoff cơ bản là xóa phèn Việt thành công, nên không ai biết Dudoff là đồ Việt nữa và Dudoff được thiết kế ở đẳng cấp khá cao. Tuy nhiên giờ cũng dễ, muốn biết thương hiệu ở Việt Nam là dựng hay thật thì cứ vào Amazon check là ra hết.

F7fwwxn.jpg


Còn sử dụng đồ châu Âu thì tóm lại: Ý Elica, Đức Bosch, TBN Teka... giá cũng theo thứ tự đó, nhưng phải mua được từ chính gốc, không cũng dính hàng lởm hàng fake như thường, chưa nói mấy thương hiệu này cũng có 2 dòng: dòng sản xuất tại Trung Quốc và dòng sản xuất tại chính quốc.
Nhớ xưa có thớt tuột quần những hàng Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha .... giờ mất đâu rồi nhỉ?

Hay là sợ bị đập phù mỏ?
Cần gì tuột nữa, giờ cứ lên Amazon ... ví dụ như ngày xưa Dudoff thấy một số sơ hở về website, về hồ sơ công ty Dudoff London nên đã tìm cách xóa sạch dấu vết, nhưng làm sao xóa hết được những gì đã đưa lên Internet.
 
Lúc cửa cuốn bị hư, lớ ngớ không biết nơi nào uy tín, tìm đọc thấy đa số mọi người review bên Cửa Đại Việt nên cũng nhắm mắt thử xem ai dè tốt nhất mọi người ạ. Tôi đã bị chinh phục hoàn toàn và bạn bè, người thân ai có nhu cầu tôi đều giới thiệu tuốt về dịch vụ sửa cửa sắt tại nhà tphcm tại đây
Với chi nhánh trải dài khắp cả nước, đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu cần thiết của bạn.