Theo dõi việc xử lý xiết nợ chung cư

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Dân “chết đứng” vì dự án bị siết nợ
Thứ Tư, ngày 25/05/2016 15:19 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mua nhà dự án ở hơn 3 năm và chờ nhận sổ hồng, dân không hề biết chủ đầu tư đã âm thầm mang dự án đi cầm cố nhiều năm trước. Đến khi ngân hàng thông báo siết nợ, hàng trăm hộ dân tá hỏa.

Nhớ ngày nào đè nhau đi mua




Theo đúng thứ tự luật pháp , phải ưu tiên cho việc thế chấp cầm cố trước. Việc Chủ đầu tư ký với dân là tính sau. Chuyện này sẽ như thế này:
1. Bank được ưu tiên lấy lại tài sản để đem ra thi hành án trả khoản nợ + lãi
2. Sau khi tài sản được thu hồi thì dân sẽ kiện Chủ đầu tư. Lúc này Chủ đầu tư còn tiền thì trả, không còn tiền thì ông sếp ký với Juve. Dân mất tiền.

Pháp luật cho phép ngân hàng mướn thi hành án cưỡng chế toàn bộ những gì đã đem đi thế chấp.

Hình dung bank sẽ cưỡng chế cúp điện, nước,đóng cửa tầng hầm, cúp thang máy, không cho thu gom rác là xong. Chẳng lẽ lội bộ lên xuống mỗi ngày? Không nước sao tắm?

Theo thông báo trên thì còn

1. Làm văn bản 3-5 lần xong, ko nhận được phản hồi thì bắt đầu kiện ra tòa.
2. Thắng sơ thẩm. (mất vài tháng)
3. Thắng Phúc thẩm.(mất nửa năm)
4. Thắng giám đốc thẩm. (mất 8 tháng)
5.Chuyển qua thi hành án.
6. Ra thông báo 3 lần mỗi lần cách nhau 45 ngày thì phải.
7. Xong chính thức cưỡng chế.
 
Luật quy định chủ đầu tư phải công khai tất cả các hồ sơ có liên quan tới dự án cho người mua.
Trong cái văn bản chủ đầu tư cung cấp cho người mua ký bao giờ cũng có câu "Người mua đã hiểu và nắm rõ tất cả các thông tin và chấp nhận xuống tiền" ....
lúc đi mua không chịu tìm hiểu kỹ, hoặc thiếu kiến thức nhắm mắt trao thân thì chịu thôi

Thực tế những trường hợp này dân
trong ngành cũng cười trừ, nó nói pháp lý có nhiêu đó à, chịu thì mua không chịu thì thôi, mà dân trong ngành có nói thì mấy người mua cũng chả nghe đâu, vì mua lướt ván, lướt sóng, bơm thổi lùa gà, bán ăn vênh.... thành thần....
cùng phe chủ đầu tư, cùng bơm thổi lùa gà, chuyền bom....
sau kẹp thì tự nhiên thành... dân đen ... chả biết giề ....heheheee

Nếu mua căn hộ mà chủ đầu tư đang vay bank A, mình vay của bank A hoặc trả tiền vào tài khoản bank A của Chủ đầu tư thì không cần phải lo. Trừ trường hợp trả tiền mặt hoặc vào tài khoản của chủ đầu tư tại NH khác (do chủ đầu tư cố tình làm vậy để vượt vòng kim cô của bank A).

Giờ mua nhà hay căn hộ thì cứ xin cái chứng thư bảo lãnh của bank là siêu an toàn nhất, một số người cho rằng người mua nhà phải được bảo vệ quyền lợi, tuy nhiên cái quyền lợi ấy những người mua đã khước từ nó ngay từ khi đặt bút ký mua căn hộ ... nhưng giờ thành nếp rồi ... hy vọng cái này chắc hão huyền.
 
Ủy Ban Nhân Quận Tân Bình đã lên tiếng



danviet.vn/kinh-te/vu-chung-cu-bi-siet-no-khong-co-gi-duoi-dan-682813.html

Liên quan đến thông báo siết nợ dự án The Harmona của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn, sáng 26.5, ông Châu Văn La – Chủ tịch UBND Quận Tân Bình, TP.HCM đã có cuộc trao đổi với báo chí, ông khẳng định văn bản của BIDV Bắc Sài Gòn là rất lố bịch, chính quyền quận sẽ không đồng ý hỗ trợ cưỡng chế.
 
Không đâu như Việt Nam, người vay có tính "xù nợ" rất cao

Đó là ý kiến của ông Vũ Đức Long, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp)

Theo ông, nhiều nước coi tài sản đảm bảo là vật quyền. Nếu hợp đồng cho vay đến hạn không trả được thì lập tức người cho vay có quyền yêu cầu trả nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Cơ chế thế giới rất đơn giản, một là trực tiếp hai là đề nghị thẩm phán… chứ ko phải như Việt Nam bên cho vay phải đi đối thoại với bên vay. Đáng nói là tình trạng người đi vay thì luôn có tính xù nợ.

“Người vay ở Việt Nam khác thế giới, có xu hướng xù nợ, tâm lý xù nợ rất cao. Rất nhiều con nợ lấy lý do đi chữa bệnh, khóa cửa thế là đành chịu. Còn trong bộ Luật Dân sự có nhiều cửa, ngóc ngách để con nợ tận dụng từ đó xù nợ mà chúng ta không ngăn chặn được”, ông Long nói.

Ông Long cho rằng tính cưỡng chế của toàn bộ hệ thống không có tác dụng cho nên Ngân hàng gần như đơn phương độc mã. Cần củng cố về cơ chế pháp luật, đưa công an, chính quyền vào cuộc, giúp ngân hàng tiếp cận tài sản, thu hồi tài sản và phát mại.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Việt Trung, Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Hà Nội cũng cho biết tính tự giác của con nợ thấp. Thậm chí có những nơi con nợ nhìn nhau xem “con nợ kia không trả nợ có làm sao không”


“Vừa rồi ở La Phù, Hoài Đức, chúng tôi đã phối hợp với thi hành án tổ chức hội nghị về công tác này. Người vay vay xong không chịu trả mặc dù có khả năng trả. Khi không trả ngân hàng buộc phải đưa ra tòa nhưng khi thi hành án lại cũng nhìn nhau xem ông thi hành án có thu nợ được con nợ kia không. Tạo ra hiệu ứng dây chuyền rất nguy hiểm”, ông Trung cho biết.

Ông Nguyễn Quốc Hùng- Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho rằng không có nơi đâu như Việt Nam “người đi vay to hơn người cho vay”.

“Đi gửi ngân hàng không ai thiếu một xu tiền lãi nhưng đi vay lại ko muốn trả. Chúng ta phải đồng tình, đấu tranh để xử lý những con nợ đấy. Cứ bảo đẩy mạnh cho vay nhưng vay không trả rồi bị đi tù thì còn ai dám cho vay, tín dụng không ai bảo vệ”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Thành Nam, Phó phòng công nợ Vietcombank cũng cho rằng thực trạng xử lý nợ còn nhiều vấn đề, nhiêu khê, xử lý phát mại tài sản cũng rất khó khăn. Trong khi đó quy định của pháp luật thiếu chế tài xử lý nợ xấu.

“Gần như thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng cũng như Vietcombank cần nhiều sự hợp tác của con nợ. Con nợ thực hiện không đúng hợp đồng nhưng không có biện pháp xử lý. Tổ chức tín dụng không có quyền xử lý nếu con nợ không hợp tác. Chính vì thế có những vụ 20 năm không xử lý xong. Con nợ có thể đưa ra khiếu nại hoặc có nhiều chiêu khiến kéo dài liên miên”, ông Nam cho biết.
 
Tin chiều nay, 4 bên đã họp xong: quận, ngân hàng BIDV, chủ đầu tư và bqt. chủ đầu tư cam kết sẽ đem tài sản khác vào thế chấp. Giải quyết dứt điểm cuối tháng 6.
 
VTV1 bản tin tài chính lúc 21h30 hôm nay, đại khái:
- quay nguyên đội Hamona hoang mang
- phỏng vấn và quay lại buổi họp với UBND quận
cơ mà bên trả lời, hứa hẹn lại là công ty Taximex (chủ đầu tư) chứ không thấy công ty Thanh Niên đâu cả ( hay họ ngồi chỗ nào hay không thấy hỏi đến họ)
Trả lời rằng: Thanh Niên và BIDV đã có hứa với nhau là sẽ giải quyết nợ lãi và làm sổ cho dân Hamona trước ngày 15/6 .
Có vẻ cái này căng à. Đáng lẽ phải là công ty Thạn Niên chứ ai lại để công ty Taximex vào trả lời nhỉ?
Cái này còn chua xót hơn - nghe bùng nhùng luôn
Một chủ căn hộ lên than thở rằng: chủ đầu tư này bán cho ông nhưng chợt có 1 ngày 1 văn bản của ngân hàng nào đó gửi tới địa chỉ yêu cầu xiết nợ tài sản, chưa hoàn hồn thì lại lòi ra thêm 1 quả xiết nguyên con. Tài sản cắm 2 lần
Một chị mua lại căn hộ của 1 người khác đứng tên, rồi người này lại cắm cho một ngân hàng khác giờ không trả nợ. Căn của chị vẫn đứng tên người kia... Hình như không ít người bị trường hợp như thế?
 
O Lên tivi rồi thì căng nhỉ. Thiên hạ lại bớt đi nhiều niềm vui thái bình rồi. Quả cuối bùng nhùng thặc.
Thấy tội mấy người mua cuối để ở thật thà chất phác, mua lại vậy là đã phải trả chênh lệch một mớ rồi, giờ lại còn mất trắng nữa.

Thông tin hành lang là bên Exim nhận cắm hợp đồng Giờ Exim đang run vụ xiết nợ, bên BIDV cũng nhảy vào xiết trước. Tiên hạ thủ vi cường Tình cảnh Exim ra sao thì mọi người biết rồi.
Văn bản họp