Thị trường ngách (niche market) - thử tìm hiểu từ các sản phẩm mới, dịch vụ mới đã hoặc đang dự kiến bung lụa

DauThauTuVan

Thành viên cơ bản
14/10/15
20
5
23
VietNam
thongtindauthau.com.vn
Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều thành công của các công ty lớn khởi nghiệp từ thị trường ngách. Googling "niche market" site:congdongxaydung.vn xem có chủ đề nào liên quan chưa, thì hình như chưa có chủ đề riêng, mở thớt này xem thử có ai nhào vô không ?

Thị trường ngách (niche market) được hiểu là một phân đoạn nhỏ của thị trường hay một khoảng trống thị trường với mục tiêu gồm một nhóm khách hàng riêng biệt. Doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách tức là tập trung nỗ lực cho phần lớn thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh để giành thị phần trong thị trường lớn mà sẽ đi theo hướng kinh doanh theo nhu cầu của thị trường.

Bản chất của thị trường ngách chính là vận dụng khe hở của thị trường nhằm tạo ra nhu cầu. Thị trường dù lớn hay nhỏ thì đều có khoảng ngách trống. Khi mà ngách được xác định thì phạm vi của nó sẽ được thay đổi liên tục. Trong khi lợi ích của thị trường cũ bị giới hạn thì lợi ích từ hoạt động kinh doanh ngách sẽ không bị giới hạn.

Một số doanh nghiệp thành công tại các thị trường ngách trong kinh doanh có thể kể tới Roll-Royce – phân khúc doanh nhân thích xe hơi hạng sang. Walmart và Tiffany đều là những nhà bán lẻ lớn, nhưng họ lại chọn 2 thị trường mục tiêu - còn gọi là thị trường ngách - hoàn toàn khác nhau: Trong khi Walmart hướng tới những khách hàng mua sắm đồ tạp hóa, Tiffany lại hấp dẫn những khách hàng có nhu cầu mua sắm những đồ trang sức xa xỉ.

Gần đây nhất là Google, iPhone, Android ... là nhờ nhằm đến thị trường ngách mà mấy thương hiệu khủng long đang thống trị thị trường giai đoạn đó không coi trọng. Thời điểm đó thì Yahoo không tin rằng thế giới Internet sẽ phát triển vượt quá khả năng bao trùm của cuốn danh bạ trên website trong tay mình nên đồng ý thuê Google cung cấp chức năng tìm kiếm Web ngay trên trang chủ của mình. Nokia thì không đánh giá đúng sự bùng nổ của Internet di động nên coi thường iPhone và Android. Kết quả là phải trả giá rất đau đớn.

Việt Nam thì nổi trội với Tân Hiệp Phát đến thời điểm hiện nay vẫn trụ vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các công ty nước ngoài lẫn nội địa tại thị trường Việt Nm.

Lý thuyết thì mỗi một sản phẩm hay thương hiệu muốn có thị trường ngách cho riêng mình chỉ cần tạo một khác biệt nổi trội. Tuy nhiên khác biệt này phải được khách hàng chấp nhận, nghĩa là phải phù hợp với insight (nhu cầu tiềm ẩn) của khách hàng mục tiêu. Dù nhiều doanh nghiệp có tự tin khẳng định sản phẩm và dịch vụ của mình tốt nhất hay hoàn hảo thì thực tế lại không có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua, nhất là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Ví dụ thị trường gọi xe công nghệ, giao đồ ăn trực tuyến hấp dẫn đến nỗi tại Việt Nam có hơn 10 ứng dụng gọi xe khác nhau và nó khốc liệt đến nỗi dần dần rơi vào quên lãng, giờ gần như chỉ lưu mỗi 2 App là Grab và GoViet ... nhưng mỗi lần xuất hiện một App mới lại hào hứng tìm hiểu xem thử có gì mới không ?


Ứng dụng Unicar mang đến các dịch vụ gọi xe, vận chuyển hàng hóa, thuê xe qua Smartphone với chi phí rẻ và nhanh nhất cho khách hàng. Các dịch vụ trên ứng dụng Unicar:
  • UNI CAR: Dịch vụ đưa đón tận nơi bằng xe hơi
  • UNI BIKE: Dịch vụ đưa đón bằng xe máy
  • UNI FAST: Dịch vụ giao hàng nhanh
  • UNI TRUCK: Dịch vụ vận tải ký gửi hàng hóa
  • UNI RENT: Dịch vụ cho thuê xe tự lái
Như vậy Unicar không có gì mới, ai muốn tìm hiểu thêm có thể truy cập


Nhảy sang ZuumViet thì thấy hướng đi mới, phát triển cộng động, Googling thì có vẻ có hướng đi khác biệt,



Theo thông tin ban đầu, ZuumViet sẽ bao gồm những dịch vụ ZuumBike, ZuumCar (4 bánh, 7 bánh) và ZuumLux (dịch vụ gọi xe ô tô sang). ZuumViet tuyên bố họ là ứng dụng Việt do 100% chuyên gia Việt tạo ra. Công ty cũng khẳng định đây là ứng dụng mang công nghệ Việt Nam.

Cách phát triển hệ sinh thái của ZuumViet đang có phần tương đối khác biệt. Các hãng gọi xe ban đầu tập trung vào việc khuyến mãi để thu hút khách hàng. Trong khi đó, ZuumViet lại hướng tới việc xây dựng cộng đồng tài xế nhiều hơn. Ngoài cơ chế thưởng theo cuốc và tích điểm ở các hãng gọi xe trên thị trường, ZuumViet hiện công bố mức thưởng theo giờ làm việc.

Tất nhiên qua truyền thông hiện nay thì có vẻ họ đang chọn theo hướng đa cấp để phát triển thành viên, cụ thể
- Một tài xế bật ứng dụng liên tục 8 tiếng/ngày làm việc và sử dụng chế độ tự động nhận chuyến, sẽ nhận thưởng 100.000 đồng bất kể trong khoảng thời gian 8 tiếng đó tài xế nhận khách hay không.
- Tài xế giới thiệu các đối tác vào sau cũng hưởng 1% phí chiết khấu từ doanh thu của tài xế cấp dưới - là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối hưởng hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ. Ở đây, những tài xế thực hiện cuốc xe là người trực tiếp bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Những tài xế cấp cao hơn sẽ hưởng một phần (1%) chiết khấu từ việc các tài xế cấp dưới cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách.
- Dường như ZuumViet chú trọng vào việc tuyển dụng tài xế nhiều hơn bằng cách đưa ra lộ trình thăng cấp cho các tài xế giới thiệu nhiều đối tác mới, những tài xế muốn tham gia sẽ phải đóng một số tiền để mua đồng phục của công ty

Trên Facebook thì


CHÍNH SÁCH THƯỞNG CHUNG DÀNH CHO TÀI XẾ ZUUMBIKE/ ZUUMCAR

Với mục tiêu đảm bảo doanh thu cho Tài xế, ZuumViet thực hiện các chính sách thưởng chung dành cho tài xế ZuumBike/ZuumCar như sau:

1. THƯỞNG THEO DOANH THU

Đối với tài xế có mức thu nhập trên 10.000.000đ/ tháng, tài xế sẽ được thưởng thêm 10% Doanh thu đạt được.

Thông tin chi tiết chương trình sẽ được cập nhật trên website và fanpage.

2. THƯỞNG “ĐẢM BẢO THU NHẬP” CHO TÀI XẾ HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC (AUTO NHẬN CHUYẾN)

Chương trình thưởng nhằm hỗ trợ đối tác tài xế có thể “đảm bảo doanh thu, tăng thêm thu nhập” khi tài xế cùng Zuum hoạt động liên tục 8 tiếng/ngày (duy trì ứng dụng ở chế độ auto nhận chuyến).
Mức thưởng được áp dụng là 100.000 đồng/ ngày.
Như vậy, với tài xế ZuumBike/ZuumCar để chế độ auto nhận chuyến 8 tiếng/ngày và 26 ngày/tháng có thể nhận thêm 2.600.000 đồng/ tháng.

Thông tin chi tiết chương trình sẽ được cập nhật trên website và fanpage.

3. THƯỞNG DOANH THU THEO CHƯƠNG TRÌNH “PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM”

Chương trình chỉ áp dụng đối với tài xế đăng ký tham gia chương trình “Cùng Zuum phát triển cộng đồng - tài xế cũ rủ tài xế mới”.
Với mỗi tài xế được mời và kích hoạt tài khoản ZuumDriver thành công, bạn sẽ nhận được 1% doanh thu từ tài xế đó.
Như vậy, khi anh em tài xế mời được 20 đồng đội vào team, sẽ nhận được 1% tổng doanh thu của đội 20 người, tương ứng với việc tài xế được hoàn lại ít nhất 20% tiền chiết khấu từ Zuum. Chính sách này đảm bảo doanh thu và gián tiếp hoàn lại chiết khấu cho anh em tài xế vĩnh viễn.

Như vậy, tài xế mới được bạn mời vào đội càng nhiều, doanh thu của bạn càng cao.

Thông tin chi tiết chương trình sẽ được cập nhật trên website và fanpage.

4. THƯỞNG DOANH THU CHƯƠNG TRÌNH: “TÀI XẾ LÀ NGHỀ CÓ THỂ THÀNH NHÂN, CÓ THỂ THĂNG TIẾN”

Chương trình chỉ áp dụng đối với tài xế đăng ký tham gia chương trình “Cùng Zuum phát triển cộng đồng - tài xế cũ rủ tài xế mới”. Đối với tài xế đã đăng ký sẽ nhận được các mức thưởng lương cố định hằng tháng khi đạt chỉ tiêu yêu cầu, được thăng hạng trở thành: đội trưởng, quản lý, giám đốc khu vực (có ký hợp đồng lao động chính thức).
- Đội trưởng: + 500.000 đồng/ tháng.
- Quản lý: + 2.300.000 đồng/ tháng.
- Giám đốc khu vực: + 23.000.000 đồng/ tháng.

Với chương trình cộng đồng : “TÀI XẾ LÀ NGHỀ CÓ THỂ THÀNH NHÂN, CÓ THỂ THĂNG TIẾN”, ZuumViet tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến cho tài xế, do đó tài xế được hưởng quyền lợi như nhân viên chính thức của ZuumViet, nhận được lương cố định hàng tháng và hợp đồng chính thức.

- Đăng ký trở thành tài xế của Zuumviet hoàn toàn miễn phí. Việc tham gia chương trình phát triển cộng đồng không bắt buộc và không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
- Chương trình được áp dụng với số lượng tài xế giới hạn và thời gian có hạn.
- Các chương trình thưởng khác sẽ được cập nhật sau.

Tham gia group cộng đồng ZuumMembers: https://www.facebook.com/groups/zuumviet/ chia sẻ nhiều hơn về nhu cầu của bạn.
Email: dangkytaixe@zuumviet.vn | Hotline: 0915 62 11 33.

“Tài xế là nghề có thể thành nhân, có thể thăng tiến”


Theo phân tích của techbike.vn

mo-hinh-da-cap-nhieu-tang-ung-dung-zuumviet-jpg.jpg

  • Chủ yếu tập trung vào tuyển đại lý, mô hình hoạt động của gọi xe công nghệ là dựa trên nhu cầu của khách hàng và tài xế trên nền kinh tế chia sẽ để đem lại lợi nhuận, phục phụ nhu cầu của cả hai bên.Doanh nghiệp ở giữa chỉ cung cấp ứng dụng công nghệ để kết nối tài xế, khách hàng lại với nhau.Việc tuyển đại lý không có ý nghĩa gì cả cũng như bỏ tiền ra mua các gói thành viên là điều bất thường.
  • Ứng dụng gọi xe chỉ tập trung vào thưởng giới thiệu tài xế, khách hàng, khuyến khích các đối tác tuyển dụng tài xế để hưởng hoa hồng phần % từ người giới thiệu mà không có bất kì chính sách nào khác và không có các hoạt động thông cáo báo chí, quảng bá, tăng lượng người sử dụng thực tế.
  • Hoạt động theo mô hình nhiều tầng, tài xế, khách hàng A hưởng lợi nhuận thu nhập của tài xế B, C, D... nào đó mà mình giới thiệu theo từng tầng.
  • Ứng dụng thiếu thông tin, khi đăng ký bắt nộp tiền vào ví tài khoản nhưng lại không có khách hàng sử dụng và không thể rút tiền này về lại được
Lướt qua trên Facebook thì

ZuumViet0101.png


ZuumViet02.jpg




Như vậy ZuumViet không chọn phương án đốt tiền để chiến đấu với các hạng #1 #2 #3 ... bằng cách phát triển đa cấp ???
 

mayxuchyundai

Thành viên cơ bản
Tò mò thử tìm hiểu App



a60qV73.jpg


Hóa ra cũng ngâm cứu lâu rồi, vào website đọc


Tiếp Thị và Quảng Bá

Chúng tôi có thể sử dụng Dữ Liệu Cá Nhân của bạn để tiếp thị cho ZuumViet và các nhà tài trợ đối tác ZuumViet, và các nhà quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, sự kiện hoặc chương trình khuyến mại. Ví dụ, chúng tôi có thể:
  • gửi cho bạn thông báo, bản tin, cập nhật, thư điện tử, tài liệu quảng cáo, đặc quyền, lời chúc mừng lễ hội; và
  • thông báo, mời và quản lý sự tham gia của bạn vào các sự kiện hoặc hoạt động của chúng tôi;
Chúng tôi có thể liên lạc tiếp thị như vậy với bạn qua bưu điện, cuộc gọi điện thoại, dịch vụ tin nhắn ngắn, dịch vụ nhắn tin trực tuyến, thông báo tay và qua email.

Nếu bạn muốn hủy đăng ký xử lý Dữ Liệu Cá Nhân cho mục đích tiếp thị và khuyến mại, vui lòng nhấp vào liên kết hủy đăng ký trong email hoặc tin nhắn có liên quan. Ngoài ra, bạn cũng có thể cập nhật tùy chọn của mình trong phần cài đặt Ứng Dụng.


Tiết Lộ Dữ Liệu Cá Nhân

Chúng tôi cần chia sẻ Dữ Liệu Cá Nhân với các bên khác nhau cho các Mục Đích. Các bên này bao gồm:

Người dùng khác

Ví dụ: nếu bạn là hành khách, chúng tôi có thể chia sẻ địa điểm đón và trả khách của bạn với tài xế.

Nếu bạn là tài xế, chúng tôi có thể chia sẻ Dữ Liệu Cá Nhân của bạn với hành khách bao gồm tên và ảnh của bạn; thông tin xe của bạn, loại xe, biển số, vị trí và mức đánh giá trung bình.

Với bên thứ ba

Ví dụ: chúng tôi có thể chia sẻ vị trí và tên của tài xế với các bên thứ ba khi hành khách sử dụng tính năng Chia sẻ Chuyến đi Của tôi hoặc kích hoạt Nút Khẩn cấp.

Với các đối tác ZuumViet theo yêu cầu của bạn

Ví dụ: nếu bạn yêu cầu một dịch vụ thông qua đối tác ZuumViet hoặc sử dụng chương trình khuyến mại do đối tác ZuumViet cung cấp, ZuumViet có thể chia sẻ Dữ Liệu Cá Nhân của bạn với các đối tác đó. Các đối tác của chúng tôi bao gồm các đối tác tích hợp với Ứng Dụng của chúng tôi hoặc Ứng Dụng của chúng tôi tích hợp với hệ thống của đối tác, đối tác dịch vụ vận chuyển hoặc các đối tác kinh doanh mà ZuumViet hợp tác để cung cấp chương trình khuyến mại, các dịch vụ cạnh tranh hoặc dịch vụ đặc biệt khác.

Với chủ sở hữu tài khoản ZuumViet mà bạn có thể sử dụng

Ví dụ: người sử dụng lao động của bạn có thể nhận dữ liệu chuyến đi khi bạn sử dụng tài khoản ZuumViet for Business của người sử dụng lao động.

Với các công ty con và chi nhánh

Chúng tôi chia sẻ Dữ Liệu Cá Nhân với các công ty con, công ty liên kết, các đơn vị và chi nhánh được kiểm soát chung.

Với các nhà cung cấp dịch vụ và đối tác kinh doanh của ZuumViet

Chúng tôi có thể cung cấp Dữ Liệu Cá Nhân cho các nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn, đối tác tiếp thị, công ty nghiên cứu và nhà cung cấp dịch vụ hoặc đối tác kinh doanh khác. Điều nay bao gồm:

  • bộ phận xử lý thanh toán và bộ phận hỗ trợ;
  • kiểm tra lý lịch và các nhà cung cấp dịch vụ chống rửa tiền;
  • nhà cung cấp lưu trữ đám mây;
  • đối tác tiếp thị và nhà cung cấp nền tảng tiếp thị;
  • nhà cung cấp phân tích dữ liệu;
  • các đối tác nghiên cứu, bao gồm cả những người thực hiện khảo sát hoặc dự án nghiên cứu hợp tác với ZuumViet hoặc thay mặt ZuumViet;
  • các đối tác thương nhân và vận tải;
  • đối tác bảo hiểm và tài chính; và
  • đối tác giải pháp xe, nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp xe của bên thứ ba.
Thôi, khỏi cài App với chính sách cá nhân này, nhưng cơ bản là nhìn thấy App này:
- Trước mắt sống nhờ thu phí và bán trang phục <===> khuếch trương kiểu bật App được tiền (không cần chạy xe) <===> mỡ nó rán nó cho đến ngày nguồn tiền không đủ chi trả thì đóng App
- Trả phí phát triển thành, trừ trường hợp có quỷ nào đưa tiền cho đốt, hoặc bán dữ liệu khách hàng (cái này căng nhé, cả nghĩa đen, nghĩa bóng, lẫn nghĩa đỏ), không thì cũng mỡ nó rán từ nguồn tiền thu phí và bán trang phục.

chứ cơ bản App không có gì hấp dẫn cả thì làm sao để khách hàng sử dụng, khách hàng thì cứ thấy rẻ và hiệu quả là bụp trước, không kiên nhẫn chờ tích lũy điểm để được giảm tiền.

<==> chưa thấy ngách gì cả.
 
Một thị trường ngách được gói gọn trong 7 lợi ích cơ bản sau:
  • Gia tăng mối quan hệ khách hàng
  • Giảm cạnh tranh
  • Tăng khả năng hiển thị/ tiếp cận
  • Tạo sự phát triển cho Buzz Marketing
  • Chuyên môn hóa thị trường
  • Sử dụng ít nguồn lực và tài nguyên hơn so với thị trường chính thống
  • Tăng nhận thức thương hiệu
Nhưng trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tạo ra một thị trường mới không dễ, vì tiền giờ các nhà đầu tư không thiếu, người và công nghệ dư thừa, nói đâu xa nhà nước quy định sân chơi cho các gói thầu quy mô nhỏ chỉ dành cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhưng bây giờ các công ty lớn cũng tìm cách để chiếm thị phần này bằng cách lập các công ty thành viên.

Tân Hiệp Phát có cái may mắn tại thời điểm đó ở Việt Nam, các hãng lớn đang say sưa với thức uống có gas, thì Tân Hiệp Phát tung lực lượng đánh nhanh đánh mạng vào nước tăng lực NumberOne, tiếp nữa là Trà đá đóng chai ... cái mà đã khá phổ biến ở nước ngoài, thời điểm đó chưa phổ biến ở Việt Nam - phần lớn là ngoại nhập như nước tăng lực RedBull - nôm na Tân Hiệp Phát đã chọn những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao.

Ngách là “khai hoang mở mang bờ cõi”, là sản phẩm mới, dịch vụ mới là phải chấp nhận đi dò đường vì chưa có đường mòn, phải tỉnh táo, đặc biệt là sử dụng tích hợp các chức năng marketing trong việc mở đường này. Và nếu việc khai hoang không thành công có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro. Ngược lại, khi việc phát triển thị trường ngách thành công, mở ra một thị trường rộng lớn thì là lúc phải có các chiêu thức để giữ được thị trường đối với các đối thủ đến sau.

Quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ có mấy chiêu:
- Cost Leadership: Cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hay dịch vị với mức giá thành sản phẩm và chi phí liên quan ở thấp nhất có thể.
- Differentiation: cạnh tranh bằng cách tạo ra sự cách biệt mà các doanh nghiệp khác khó cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể là chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, sự nhận biết về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng khắp.
- Concentration: cạnh tranh bằng cách tập trung nguồn lực, sức mạnh vào một sản phẩm, một phân khúc hay một nhóm khách hàng đặc biệt.

Các ứng dụng gọi xe của người Việt quanh đi quẩn lại đang là Market- Follower Startegy - "theo đóm ăn tàn" - hoàn toàn không phải phát minh hay sáng tạo gì lớn cả - vẫn là đang tạo ra những chính sách kinh doanh, sản phẩm, giá cả, phân phối giống như Grab hay Uber trước đây thôi.
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
1593410104698.png

Những anh chị đang bàn về thị trường ngách chắc đang ná thở đạp giá ?
 

moithau

Thành viên cơ bản
30/1/16
5
2
Giai đoạn này kinh doanh hàng Trung Quốc trên mạng là khá nhạy cảm, trừ muốn bao chửi, còn việc chọn kinh doanh App giờ là đại dương đỏ khốc liệt, không còn béo bở nữa đâu, khi thị trường đã có thế chân vạc thì đừng nhảy vào nữa - trừ phi có thật nhiều tiền. Thị trường ngách là cò con, cứ năng nhặt chặt bị cái đã, đang làm tốt cái gì thì tập trung cái đó.
 

AnhTuanTranCE

Thành viên cơ bản
Tạo thị trường ngách kiểm như đọc mấy báo như thế này thì dễ



Nhưng cứ thử một lần khác biệt, sẽ cảm thấy đuối như trái chuối, vì chưa kịp thành công đã có có hẳn một bầy đoàn đạo nhái theo sau.
 
Đơn hàng tăng ầm ầm nhưng chủ chuỗi ăn uống vẫn buồn, hay bí mật các app giao đồ ăn không muốn chủ cửa hàng biết


Kinh doanh ai cũng muốn có lãi, nhưng mong muốn là một chuyện thực tế là một chuyện.

Lợi nhuận tầm 30% doanh thu là nhiều cho một quán ăn, suy nghĩ logic một chút sẽ hiểu bán hàng qua Grap hay Now có lợi hay không ?
 

Ratraco

Thành viên cơ bản
Đơn hàng tăng ầm ầm nhưng chủ chuỗi ăn uống vẫn buồn, hay bí mật các app giao đồ ăn không muốn chủ cửa hàng biết


Kinh doanh ai cũng muốn có lãi, nhưng mong muốn là một chuyện thực tế là một chuyện.

Lợi nhuận tầm 30% doanh thu là nhiều cho một quán ăn, suy nghĩ logic một chút sẽ hiểu bán hàng qua Grap hay Now có lợi hay không ?
Xu hướng online là xu hướng không cưỡng lại được, ai nắm bắt được thì sẽ sống tốt.

Đã lên online thì phải tối ưu hoá theo online (giảm chi phí mặt bằng, tối ưu hoá các công đoạn để tận dụng nhân công, thay đổi cơ cấu dụng cụ, thiết bị, chuyển tiêu chí chất lượng từ nóng sốt tinh tế sang đóng gói chuyên nghiệp, tiện lợi, thay đổi chiến lược marketing, quan hệ khách hàng ...).

Vẫn giữ kiểu làm cũ thì lên online chỉ có chết.

Hiện nay nhiều quán tận dụng App khi vắng khách offline nhằm khai thác hết công suất để có kính phí nuôi nhân viên hay tận dụng công suất dư thừa để chạy App dù không có lợi nhuận cũng là một cách marketting, khi đông khách ăn tại quán thì họ off App, nhưng đâu biết rằng khi tắt app thì chính mình đã đẩy khách mình sang gian hàng khác. Cũng giống như đi đâu đó ăn, lần 1 đóng cửa, lần 2 đóng cửa ai cũng nghĩ chắc đã dẹp quán, sẽ tìm quán khác và không quay lại nữa.

Hãy tìm cách có lợi nhuận để chia sẻ với App, tại sao các quán ăn không nghĩ rằng sẽ thành nhà sản xuất, nhà sản xuất thì lợi nhuận 10% là quá tuyệt