Thống kê doanh nghiệp xây dựng và bất động sản

saigonco

Thành viên cơ bản
21/5/13
460
10
Theo thống kê, tại thời điểm 01/01/2013; tổng số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành (xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh BĐS) là 68.649 doanh nghiệp. Trong đó có 46.500 DN xây dựng, 2.829 DN sản xuất VLXD, 12.681 DN tư vấn xây dựng, 6.639 DN kinh doanh bất động sản. Nhu vậy, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã tăng 4.369 DN so tại thời điểm 01/01/2012. Tổng số lao động khoảng 2.283,3 nghìn lao động.

Đáng chú ý, trong năm 2013 có 10.635 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, trong đó có 9.940 DN xây dựng, 695 DN kinh doanh bất động sản. Tổng số các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể là 10.077 doanh nghiệp.

Nguồn: Doanh nghiệp xây dựng "chết" la liệt trong năm 2013
 

titangroup

Thành viên cơ bản
12/7/17
6
0
Hóng doanh nghiệp xây dựng 2019
Năm 2018: Trên 16.000 doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập

Trong năm 2018 số lượng doanh nghiệp xây dựng thành lập mới tăng nhanh, nhất là khối doanh nghiệp bất động sản.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2018, có 16.735 doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập, chiếm 12,7% tổng số doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Trong số này có 7.092 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chiếm 5,4%, tăng 40% so với cùng kỳ.
http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/...nghiep-xay-dung-moi-duoc-thanh-lap/356149.vgp
Change is the only constant thing in life!
 

tuyettrinh2893

Thành viên cơ bản
1/11/16
2
0
Vậy năm 2019, lĩnh vực cò bất động sản cạnh tranh quyết liệt hơn nữa rồi.
Có người bạn tâm sự năm nay công ty của tao nếu tiếp tục không đạt doanh số trên 1000 tỷ chắc phải giải tán , vì chịu không nổi tiền mặt bằng nữa
 

huabinhbinh126

Thành viên cơ bản
26/12/16
1
0
Sau giai đoạn 2015 - 2017 khá tích cực, nhiều công ty xây dựng, đặc biệt là những công ty hoạt động trong phân khúc nhà ở và thương mại, đã gặp khó khăn trong việc kéo dài đà tăng trưởng trong giai đoạn 2017 - 2018.

Trở ngại xảy ra một phần là do ngành đang trở nên bão hòa, khi các yếu tố nội tại như cạnh tranh trong ngành, sức ép từ khách hàng và hành lang pháp lý, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của các công ty.

Ngành xây dựng 2018 - tăng trưởng chậm lại

Ngành xây dựng 2019 - Bước chuyển mình sang phân khúc mới. Năm 2019 - Cơ hội song hành cùng thách thức, có thể nói, xây dựng cơ bản là một điểm nhấn cho ngành xây dựng cũng như cho tăng trưởng chung của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2018.

Reivew ngành xây dựng năm 2018
Ngành xây dựng duy trì mức tăng khá tốt là +8.46% trong 9T2018 so với cùng kỳ năm ngoái theo tổng cục thống kê. Giá trị ngành xây dựng 9T2018 đạt 137.1 ngàn tỷ đồng (+8.46% YoY) trong đó tính riêng quý 3 giá trị ngành đã đạt 57.5 ngàn tỷ đồng (+9.2% YoY). Ngành xây dựng nhìn chung tăng trưởng nhờ vào dòng vố đầu tư khố tư nhân và nước ngoài có sự cải thiện trong 9T2018.

1.png


Vốn đầu tư xã hội cải thiện tăng 10.9% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu từ nguồn tư nhân và nước ngoài. Vố đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành 9T2018 ước đạt 1,253.2 nghì tỷ đồng (+10,9% YoY) và bằg 34% GDP, bao gồm: (1) Vốn khu vực Nhà nước đạt 420.5 ngàn tỷ đồng (+5% YoY) chiếm 33,6% tổng số; (2) Khu vực ngoài Nhà nước đạt 533.1 ngàn tỷ đồng (+17.7% YoY) chiếm 42.5%; (3) Khu vực có vố đầu tư trực tiếp nước ngoài (+8.4% YoY) đạt 299.6 ngàn tỷ đồng chiếm 23.9%.

Thanh toán vốn đầu tư công 11T2018 ước đạt 239.6 ngàn tỷ đồng giảm -5.2% hơn so với cùng kỳ năm 2017 (Vố đầu tư 11T2017 đạt 252.8 ngàn tỷ đồng). Hiện tại, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của nhà nước chỉ đạt 59.94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 61.62% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Qua đó, tốc độ giải ngân cho đầu tư công hiện khá chậm làm cho nhiều dự án cấp nhà nước trì trệ và ảnh hưởng tới doanh thu của nhiều doanh nghiệp xây dựng trong ngành phải giảm công việc xuốg do thiếu dự án.

Lợi nhuận của ngành xây dựng giảm mạnh -29.7% trong lũy kế 9T2018 mặc dù doanh thu ngành vẫn tăng +8.3% so với cùng kỳ 2017. Tính tới thời điểm cuối Q3/2018, tổng doanh thu thuần của 145 doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM đạt 121.5 ngàn tỷ đồng (+8.3% YoY), tổng LNST chỉ đạt 5.76 ngàn tỷ đồng (-29.7% YoY). Lưu ý LNST Q2/2017 ngành xây dựng có sự đóng góp đáng kể từ doanh thu hoạt động tài chính của CII, nếu loại trừ khoản mục này, LNST cốt lõi ngành xây dựng giảm -12.6% YoY. Biên LNG ngành là 11.7% (-1.12% YoY) do chi phí nguyên vật liệu tăng và sự thay đổi cơ cấu xây dựng KCN tăng lên với mức BLNG không bằng phân khúc dân dụng.

tpx4y0wGXyq-Md9UNPKkcNFukXhx2wKs54rydRtKbk7WrN0Ot3S8P7xJFWu6pnGrTn183uL3a7GqIu4PBKSOf_6kIY_fXmq9mzmEmIPl=s0-d-e1-ft
2.png


Đánh giá ngành xây dựng năm 2019
Cơ hội đầu tư
Xây dựng tăng trưởng song hành cùng GDP, nhưng đang bước vào giai đoạn ‘trưởng thành’
Lấy giá của năm 2010 làm mốc tham chiếu, thì trong hơn 10 năm, từ năm 2005 đến 2017, giá trị ngành xây dựng vẫn đang gia tăng tuyến tính cùng GDP. Với sự đi lên của nền kinh tế, ngành xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 7,1% trong giai đoạn 2018-2019, và tỉ trọng đóng góp của ngành vào GDP sẽ giảm xuống còn 6,2% trong năm 2019.

Đóng góp của ngành xây dựng vào GDP
75.gif
[/URL]

3.png


Xây dựng phân khúc công nghiệp là điểm sáng
Trong năm 2017-2018, phân khúc nhà ở thương mại ghi nhận sự nổi lên của các dự án ở xa trung tâm thành phố, và bây giờ, xu hướng này sẽ được viết tiếp bởi những dự án nằm xa trung tâm hơn. Đây là những khu vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi quỹ đất rộng, chi phí thu hồi không quá cao, và giao thông nối từ các khu xa trung tâm vào thành phố đã được nâng cấp đáng kể. Trong số đó có thể kể đến dự án VinCity như một ví dụ cho sự phát triển của phân khúc nhà ở trung cấp.

Cạnh tranh trong ngành khốc liệt, cùng với sự khó khăn trong việc phát triển phân khúc nhà ở và thương mại buộc các công ty xây dựng phải thâm nhập sâu vào ngành và thi công các dự án có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn, như phân khúc xây dựng công nghiệp hoặc cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng trong phân khúc xây dựng công nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi:

  • Nguồn vốn FDI ổn định.
  • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra làn sóng dịch chuyển của các nhà sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh tác động của việc tăng thuế.
Trên thực tế, các công ty xây dựng lớn như Coteccons hay Hòa Bình đã đa dạng hóa các hoạt động của họ theo hướng gia tăng giá trị và tỉ trọng của phân khúc xây dựng công nghiệp trong tổng cơ cấu doanh thu.

Trong năm vừa qua, biến động về lợi nhuận ngành là một yếu tố đáng lo ngại. Biên lợi nhuận gộp của các công ty xây dựng có vốn hóa thị trường trên 100 tỷ đồng chứng kiến sự sụt giảm kể từ năm. Một lý do có thể giải thích cho một tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn là việc các nhà thầu đã bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào, và họ không thể chuyển hoàn toàn phần chi phí tăng lên này cho khách hàng.

Biên lợi nhuận gộp của các công ty vốn hóa trên 100 tỷ VND
75.gif
[/URL]

z7U8eFVeARyTySlS4NZhDtPBw04EcQauYBfG4nFsg4uOKElOUKHCC_VIjICU3vKWu3CqjFdwQ8QHodjsJKwtyc_17mYOAMlnmu5c35r2=s0-d-e1-ft
4.png


Xây dựng cơ sở hạ tầng được cho là sẽ đem lại ‘Lợi nhuận lớn – Rủi ro cao’
Theo nghiên cứu của BMI, Việt Nam được phân loại là một trong những thị trường cận biên đang phát triển với tốc độ nhanh, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhu cầu cho các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trải dài nhiều cấp độ, từ các cấp cơ bản (ví dụ: đường cao tốc, đường sắt nặng) đến các dự án có giá trị cao hơn (năng lượng tái tạo, giao thông đô thị). Cùng với đó, giá trị của xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm trên 45% giá trị toàn ngành xây dựng.

Lợi nhuận khi đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ bản của Việt Nam được coi là cao trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này xuất phát từ sự tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung, nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, và số lượng lớn dự án cần vốn đầu tư. Cùng với tỷ lệ đô thị hóa ở mức thấp, phát triển cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Xây dựng cơ bản luôn là ưu tiên số một của chính phủ, khi chi phí cho các công trình xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu chính phủ từ năm 2015 đến 2018. Con số kế hoạch cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 là 390 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, xây dựng cơ bản là một điểm nhấn cho ngành xây dựng cũng như cho tăng trưởng chung của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018.

Rủi ro
Tính kịp thời của các dự án xây dựng
Độ trễ từ khi trình dự án đến giải ngân xây dựng là khá lớn. Thời hạn phê duyệt dự án biến động tùy theo loại dự án và ưu tiên ngắn hạn của Chính phủ.

Áp lực dòng tiền
Nhiều công ty xây đang phải đối mặt với vấn đề dòng tiền âm. Theo phân tích của chúng tôi về 148 công ty xây dựng đã công bố kết quả tài chính của họ cho đến quý 3 năm 2018, chỉ có 57% tổng số công ty có dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh. Các công ty xây dựng phải trả tiền ứng trước cho các nhà thầu phụ để thúc đẩy tiến độ của các dự án, sau đó cần có thời gian để họ thu tiền từ các nhà đầu tư. Áp lực về dòng tiền là khá lớn trong năm 2018. Song song, ngành xây dựng chịu áp lực từ số ngày khoản phải thu bị kéo dài, khi số ngày phải thu đã tăng 18% từ 155 ngày trong năm 2014 lên 184 ngày trong năm 2017. Trong 9 tháng 8 năm 2018, con số này đạt đến mức cao 281 ngày. Vấn đề này có thể được giải quyết trong quý cuối cùng của năm, khi các công ty có thể thu tiền từ nhà đầu tư dự án và ghi nhận doanh thu.

Số ngày phải thu (ngày)

5.png


Nguồn sử dụng
 

haisssd

Thành viên cơ bản
17/8/17
8
3
Điểm báo chơi
“Tài năng doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ hơn là đầu tư"
Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn. Trong khi đó số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp - chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

“Đại gia Việt chủ yếu làm giàu từ bất động sản và khai thác tài nguyên”

"TS Huỳnh Thế Du: Rủi ro của kinh tế Việt Nam nằm ở các doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường"

Dưới đây là 10 công ty lớn nhất Việt Nam
500_doanh_nghiep_lon_nhat.png


Bản thân Vingroup cũng làm giàu nhờ BĐS là chính
 
76 doanh nghiệp xây dựng, bất động sản ở TPHCM nợ thuế gần 800 tỷ đồng.

Trong danh sách nợ thuế công bố kỳ này, dẫn đầu về số nợ thuế là Công ty CP vận tải biển và bất động sản Việt Hải với số tiền hơn 181 tỷ đồng.

Kế tiếp là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 8 nợ hơn 114 tỷ; Công ty xây dựng Phú Mỹ 88 tỷ. Các công ty khác như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Lâm Viên... nợ lần lượt là 73,3 tỷ và gần 67 tỷ đồng; Công ty xây lắp Công Nghiệp nợ 48 tỷ đồng, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Cotec nợ 29,9 tỷ đồng...

Đảo qua cà phê chém gió với bạn bè anh em thì 2019 sẽ tiếp tục khốc liệt hơn, các nhà thầu xây dựng yếu yếu đều đang ngắc ngư, đến cuối năm chết chắc không ít
 

ngocluan1990

Thành viên cơ bản
17/2/16
14
2
33
Đọc bài này thì mình thấy thấm hơn, nhiều doanh nghiệp để làm gì

Lời khuyên "mất lòng" cho 98% doanh nghiệp Việt: Công ty nhỏ, nhân sự không xuất chúng, tài chính eo hẹp, sản phẩm không mấy tiềm năng thì dù đang thành công cũng nên bán mình!

 

quocdungcivil

Thành viên cơ bản
30/7/19
3
1
46
Thị trường BĐS ảm đạm, kéo theo
vingroup, nova ơi ới trả tiền nhà thầu nào

rồi cái cao tốc
 

suachuanhauytin

Thành viên cơ bản
2/7/17
12
12
www.suachuanhauytin.vn
Thị trường BĐS ảm đạm, kéo theo
vingroup, nova ơi ới trả tiền nhà thầu nào

rồi cái cao tốc

Số lượng doanh nghiệp xây dựng quay lại hoạt động nhiều mà



Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2019 vẫn tập trung chủ yếu ở ngành “Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy” với 25.820 doanh nghiệp (chiếm 32,6%) và số vốn đăng ký là 91.194 tỷ đồng (chiếm 9,1%), tăng 0,4% về số doanh nghiệp và giảm 19,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; tiếp đến là ngành “Xây dựng” có 10.271 doanh nghiệp (chiếm 13,0%) với số vốn đăng ký là 153.239 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 1,7% về số doanh nghiệp và tăng 38,7% về số vốn.

“Kinh doanh bất động sản” có 4.754 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 6,0%) với số vốn đăng ký đạt cao nhất trong tất cả các ngành nghề kinh doanh chính là 318.400 tỷ đồng (chiếm 31,9%), tăng 22,1% về số doanh nghiệp và tăng 36,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
 

thanhhatran

Thành viên cơ bản
7/3/14
41
8
Coteccons - Đấu súng mùa ĐHCĐ - không biết trận này anh Dương thoát xác thành công không ?



Không rõ anh Dương có quá tham hay không, chứ ai lại bán cổ phần rồi cùng lúc lập ra 4 công ty con cũng chức năng tương tự, rồi công ty Nội Thất, công ty Nhôm Kính, công ty M& E nữa. Vừa hốt trọn thầu phụ vừa hốt trọn cạnh tranh thì Cotecons không sớm thì muộn cũng trở thành cổ nhân chứ cổ phiếu lên gì nổi, mấy anh Kusto ôm hận ngay từ lúc đặt bút bơm tiền nhưng chuyện đã lỡ , bật ngửa khi nghe tin dữ. Mấy cái lớn lớn mà dễ ăn sau này toàn Ricons ký, còn mấy công trình CĐT nợ như chúa chổm thì Coteccons ký và nằm ngửa chờ.

Không lẽ Kusto đi hốt rác cho thiên hạ ? Kusto vào doanh nghiệp nào thì một thời gian sau doanh nghiệp đó xiêu liêu, nào là Descon, nào là BT6 , nào là Châu thới 620 đúc dầm.
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Coteccons còn cái vỏ, a Dương dưỡng được bao lâu thì dưỡng, chứ giờ mấy ricon, newtecon ăn hết ròi.mấy chú quỹ nước ngoài làm sao chịu nổi.

Giờ anh Dương chỉ cần bàn giao lại, sau 3 năm Conteccons còn cái xác.