Tiền mặt lên ngôi khi Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản thanh toán định kỳ cho cơ quan thuế ?! Thanh toán bằng Paypal cũng không thoát !

phannguyentienduc

Thành viên cơ bản
25/6/19
3
0
dentricuong.vn
Nghị định 126/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày 5.12, theo đó ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Cụ thể, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản. Việc cung cấp thông tin về tài khoản được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.

Ngoài ra, Nghị định 126 còn quy định ngân hàng thương mại thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp ở nước ngoài) theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Quản lý thuế. Cụ thể, nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số. Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài cho ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài và thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch của người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài.

Trường hợp cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thể thực hiện khấu trừ, nộp thay thì ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Hàng tháng, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm kê khai, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

 

PhanDuyGeo

Thành viên cơ bản
Vậy là phải khai thuế đúng theo thu nhập chịu thuế của cá nhân, hội bán hàng online nhờ dịch vụ thu hộ tiền mặt cũng coi chừng gãy răng. Mua sản phẩm bằng PayPal dưới vài trăm Binden thì chắc không sao, chứ nhiều thì phải nộp thuế nhà thầu rồi, chỉ hóng cơ quan thuế xiết PayPal như thế nào, xiết quá PayPal tuyên bố nghỉ chơi với các ngân hàng Việt Nam thôi.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Hoàn toàn ủng hộ nghị định mới về việc bắt buộc thông tin tài khoản thanh toán cho cơ quan thuế, giúp công bằng hơn trong nghĩa vụ thuế theo từng mức thu nhập, giúp từng bước giảm tỉ lệ thuế gián thu vẫn gây bất đồng như hiện nay.

Mỹ còn dã man hơn đưa ra đạo luật FATCA để bắt buộc ngân hàng toàn thế giới phải báo cáo số dư tài khoản của công dân Mỹ và khi nhận được yêu cầu thì cắt 30% số dư về cho bộ Tài chính Mỹ (trừ một số quốc gia chưa ký hiệp ước công khai thông tin chủ tài khoản).

Trước đây khi tiền về từ nổi tiếng như Google, Facebook, YouTube, Apple thì ngân hàng sẽ tự động chuyển thông tin sang cho thuế để xử lý, nay thì khó trốn rồi.

Nói chung là thuế họ yêu cầu các bank gửi thông tin TKTT của các cá nhân, cho dù thuế chưa biết ai trốn hay ai nộp thuế nhưng họ cứ theo dòng tiền vào, cứ cá nhân nào mỗi tháng dòng tiền vào mà lên tiền trăm triệu là thuế sẽ khoanh vùng lọc tiếp.... cứ thế mà lòi ra hết.

Các giao dịch trốn thuế như mua bán BĐS, thuê nhà ... đương nhiên sẽ phải bằng tiền mặt rồi (có thể nhận tiền tại ngân hàng). Tại thời điểm này thì việc khai báo giá sẽ chỉ bị quản lý bằng bảng giá công bố và hợp đồng mua bán thường chỉ khai mức giá này để tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó người mua họ muốn phải làm hợp đồng với giá đúng thì bên bán cũng phải đóng thuế thôi.

Biến động lớn nhất ở nghị định này là bank có thể thu giúp thuế nhà thầu nước ngoài, bank auto thu tiền thuế nhà thầu, ví dụ dùng PayPal mua các sản phẩm số dịch vụ số của bên thứ ba như thế nào thì chưa rõ lắm.
 

VietVuongKSXD

Thành viên cơ bản
Thanh toán không qua ngân hàng để trốn thuế thì bất kỳ nền kinh tế nào không có, có thể gọi là kinh tế ngầm, nhưng ở đây đang bàn đến một cơ chế vận hành bình thường đảm bảo sự công bằng, những người kinh doanh online là những người trốn thuế tạo nên sự bất bình đẳng.
 

NgocThanhPhan

Thành viên cơ bản
Chiều nay mấy thầy cô giáo dạy thêm nhắn trên Zalo rằng ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước, rằng biết chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP ra đời chủ yếu nhắm đến việc vặt lông hội kinh doanh online (bán hàng, quảng cáo, youtuber, ... ) .... tuy tiền dạy thêm không bao nhiêu, nhưng e ngại chuyện ai đó nhòm ngó ví mình, nên mong muốn kỳ tới sẽ thu học phí bằng tiền mặt

:p:p:p:p:p