Tiếp thị bán hàng trực tuyến mảng vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị xây dựng ?!

NamTranNA

Thành viên cơ bản
Vô tình lướt qua website này



NamTranNA đang muốn tìm website có Affiliate mảng vật liệu và thiết bị xây dựng, liệu cách kiếm tiền này có khả thi ở Việt Nam, nếu làm cho thị trường Trung Quốc thì như thế nào ? Có anh chị nào đã từng thử chưa ?

À nhân tiện cũng hỏi anh chị là nhập hàng Trung Quốc về bán có ổn không ?
 

DucManCEBD

Thành viên cơ bản
Thời đại buôn bán trực tuyến rồi, Affiliate marketing coi chừng khó kiếm ăn lắm, ngồi viết bài khen chê cho đã, nhưng người dùng dùng chế độ duyệt web ẩn danh thì cũng thua, vì lướt web ẩn danh thì người bán hàng biết bán cho ai đâu. Còn làm nhân viên bán hàng online thì e chua à, không có chuyện kiếm thu nhập thụ động đâu.

Liều mạng nhập hàng TQ về thì phải nhập số lượng lớn mới có giá rẻ, có thể order trực tiếp từ taobao, nôm na là chôn vốn vào hàng số lượng lớn, túc tắc bán lẻ kiếm lời. Muốn làm hàng TQ không khó, nhưng tốt nhất là phải sang đó đi tận nơi, và tốt nhất là phải có "thổ địa" dẫn mối. Tuy nhiên không còn làm được các sản phẩm thông dụng nữa, vì quá nhiều người làm rồi. Giờ mới nhảy vào khó, cũng có thể có lãi nhưng sẽ ít, rất ít . Giờ thông tin, giá cả nó phổ cập, nhiều người bán, nên đạp nhau về giá khủng khiếp.

"Thổ địa" rất quan trọng, muốn tìm được đúng "thổ địa" không dễ. Muốn tìm hiểu thị trường TQ cũng phải đi chơi ít nhất 5,6 lần. Nên nhờ bạn bè, nguời thân tìm ở Lạng Sơn hay Móng Cái một người dẫn đường tin cậy biết tiếng Trung và thông thạo hàng hoá bên đó (nhấn mạnh là phải đáng tin cậy), khi muốn quan tâm mảng nào, những người này sẽ cho biết nên đi đâu, tìm như thế nào ở bên TQ. Một điều khá quan trọng nữa là thị hiếu người dùng VN khác TQ, ăn theo thị hiếu TQ vỡ mõm là chuyện bình thường.

À cũng nói luôn là có những người Việt phân phối lâu năm, bán lẻ mua sĩ của những người này tại Việt Nam còn rẻ hơn là mua sỉ bên TQ, nghe hơi tiếu lâm, nhưng thực sự là vậy. Lý do là những người Việt phân phối lâu năm vừa trường vốn vừa có thị trường thị phần và đồng thời cũng có quan hệ nhất định, nên đủ tiềm lực làm việc trực tiếp với nhà máy ép giá bán và giá vốn. Điều này cũng bình thường tại Việt Nam, các đại lý cấp I đủ tiềm lực cũng ép nhà sản xuất trong nước ra bã. Chiêu thông thường nhất thì yêu cầu làm sản phẩm có mẫu mã tương đương nhưng chất lượng kém hơn để cạnh tranh. Hầu như các sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ TQ đều có các nhà phân phối lớn đảm nhận hết rồi, như đã nói, các nhà phân phối Việt giờ cũng đạp nhau về giá khủng khiếp lắm.

Tuy nhiên có một cửa kiếm ăn từ hàng TQ nếu có cửa hàng riêng, đấy là nhập hàng TQ chất lượng cao về bán, nhưng rất khó với tâm lý chung của người Việt, hàng TQ làm gì có hàng tốt. Tuy nhiên nếu đánh vào thị trường ngách, quảng cáo tốt thì vẫn cá kiếm được. Muốn làm hàng chất lượng thì phải thỏa thuận rõ với nhà sản xuất (hay cung cấp) và dĩ nhiên là rõ ràng về giá cả, vì không có chuyện ngon bổ rẻ, rẻ thì bên TQ họ vẫn ừ, nhưng sau vài lần trộn hàng kém chất lượng thì vỡ mặt với khách hàng.

À quên, chắc hỏi là có mối tiêu thụ rồi phải không ? Nếu có mối tiêu thụ rồi thì đỉnh của chóp, đặc biệt là tiêu thụ đều đặn thường xuyên tương đối ổn định thì đỉnh của đỉnh luôn.
 
Lý thuyết thì ai nói cũng dễ, để tìm được nguồn hàng Trung Quốc uy tín chất lượng thì người tìm cũng phải là ai, chứ lạ hươ lạ hoắc ma nó tiếp, muốn cho bên TQ tin tưởng thì cũng phải chứng tỏ năng lực, và ít nhất cũng phải làm việc với họ vài ba năm. Cũng lưu ý với các sự kiện thương mại với ngài Trump, dịch Covid, EVETA thì FDI TQ sang VN mở nhà máy cũng khá nhiều rồi.

Nói chung hay vì hỏi ví dầu ầu ơ trên mạng thì nên đi chơi TQ dăm chuyến Thẩm Quyến và Quảng Châu như DucManCEBD đề cập, đi chơi chán rồi về sẽ bỏ ý định ngay và luôn, vì nếu hàng chính ngạch thì có đại diện tại Việt Nam hết rồi, hàng lậu hàng mậu biên thì chỉ làm giàu cho QLTT.

Và cũng nói thẳng là rất nhiều cò con liu tiu sang đó đánh hàng trực tiếp về bán lẻ, sau khi trừ chi phí các kiểu thì, tìm hiểu kỹ thì cũng những mặt hàng đó nhập ở Việt Nam còn rẻ hơn. Nếu vẫn thấp hơn giá tại VN, thì các tay to tại VN thả cho vài phi vụ, sau đó sẽ quây cho sấp mặt, lết đến quỳ lạy họ cũng chưa chắc họ đã buông tha.

Vụ này chợt nhớ bầu Hiển với công ty T&T, ngày xưa độc quyền phân phối một nhãn hiệu bánh kẹo ngoại nhập, dĩ nhiên thông tin ai nhập khẩu mặt hàng này đều có nguồn rỉ tai cho bầu Hiển. Một ngày đẹp trời, có một thương nhân cũng nhập hàng về, đến chào các chợ sĩ, các siêu thị ... với giá rẻ hơn giá bầu Hiển. Anh em phụ trách thị trường báo lên, bầu Hiển cười phớ lớ cứ để yên anh lo. Thương nhân này được nước lấn tới nhập về, không biết anh em bên T&T có chém gió không, rằng nhập về hàng chục container. Được tin bầu Hiển phất cờ, cho hạ giá giao cho đại lý và siêu thị thấp hơn cả giá tại nguồn, kéo dài 3 tháng thì thương nhân kia ngộp vì hàng nằm cảng không giải phóng được. Bầu Hiển rất đàng hoàng, cho người bắn tin sẽ vớt ... và cũng nghe rằng thương nhân kia quỳ lạy như tế sao với người của bầu Hiển, thề không bao giờ dám dại dột nữa.
 
Tìm hiểu Quảng Châu Thẩm Quyến không khó, tốt nhất là lập nhóm 3-4 người đi. Chi phí cũng không cao lắm đâu, thuê phiên dịch khoảng 600k/ngày (bao ăn), ở nhà nghỉ tầm 600k/phòng 4 người, ăn uống tầm 200k/ngày.người, mới sang thì cứ taxi, giờ bình thường 10k/km - tránh giờ cao điểm như nghỉ trưa hay tan tầm chiều rất khó gọi taxi mà giá lại rất cao - như Grab bên mình thôi mà. Nhà nghỉ thì bay sang bên đó rồi hãy đặt, đừng đặt qua Airbnb vì nhiều khi không phù hợp với địa điểm cần giao dịch.

Quan trọng là trước khi đi đâu làm gì phải chuẩn bị kỹ, nhầm tí là không hỏi được ai đâu, nên mua cái sim 4G và dùng App chuyển IP để dùng được Facebook, nên dắt ví khoảng 5000 tệ tiền mặt phòng thân trước khi đặt chân xuống đất TQ, đặc biệt là chuẩn bị một cái bóp kèm tờ giấy lưu địa chỉ nhà nghỉ đang ở - để phòng trường hợp mất hộ chiếu thì còn có địa chỉ để người ta gửi về, không là mệt mỏi nơi đất khách quê người.

Tuy nhiên như muôn thưở làm việc với bên TQ với những ngành hàng mới thì ban đầu bên TQ họ đon đả hỗ trợ hết mình, khi người Việt mình tạo được thị trường cho họ thì họ sẽ tìm cách đá đít ngay và luôn bằng cách sang đây mở công ty trực tiếp làm luôn.

Nếu liều mạng như anh Tam Asanzo (nhưng đừng nổ như anh ấy, đặc biệt là không lòi mặt trên truyền thông) thì mở xưởng sản xuất hàng Việt ruột Tàu chất lượng cao. Lưu ý là tránh xa mấy món hàng mà mấy con voi như anh Vượng nhảy vào. Nhưng làm gì thì làm, phải có chuyên môn về ngành đó, chứ thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào thì cũng dễ chết lắm, đến anh Thắng Đồng Tâm cũng gãy răng với hàng Việt ruột Tàu nữa là những tay mơ.
 

NamTranNA

Thành viên cơ bản
Cảm ơn các anh (chị), biết là dễ thì không đến phần mình và nhảy vào cái gì mới thì rủi ro cũng cao, trước mắt thì NamTranNA chỉ mong muốn tiếp thị , ăn tiền phế tầm 1% thì có kênh nào cho mình làm việc này không nhỉ ? Quan hệ để tiêu thụ thì đương nhiên có rồi.
 
Ở Việt Nam nhiều website chơi trò này rồi mà, như Shopee, Lazada … nếu là như thế này

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
là một mô hình quảng bá sản phẩm, dịch vụ, trong đó các Nhà phân phối (affiliate/publisher) dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút, mời chào Khách hàng (EndUser) mua hàng, sử dụng dịch vụ của Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant), và từ đó Nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ Nhà cung cấp đối với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.

Các thành phần tham gia vào mô hình Affiliate Marketing:

1. Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Là đơn vị, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ, có mong muốn tối ưu và tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Với mô hình kinh doanh FREEDOO, VNPT là đơn vị cung cấp trực tiếp những sản phẩm, dịch vụ di động online như sim số, gói cước, top-up,…

2. Nhà phân phối (Affiliate/Publisher): Đơn vị, cá nhân có khả năng bán hàng, có hiểu biết về quảng cáo, có nguồn truy cập (traffic) để có thể tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp.

Nhà phân phối trong mô hình kinh doanh FREEDOO là các Cộng tác viên Cá nhân hoặc các Đại lý tổ chức có khả năng và có mong muốn được kinh doanh, quảng bá các sản phẩm viễn thông của VNPT.

3. Khách hàng (EndUser): Người dùng cuối cùng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Nhà cung cấp hoặc các hành động khác mà Nhà cung cấp yêu cầu.

4, Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Là nền tảng trung gian giúp kết nối Nhà cung cấp với Nhà phân phối, giúp nhà phân phối có thể theo dõi, đánh giá được hiệu quả quảng cáo, bán hàng, đồng thời cũng là nơi cung cấp nền tảng kĩ thuật như link quảng cáo, banner,…và thực hiện thanh toán hoa hồng cho Nhà phân phối.

5. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program): Là hệ thống tiếp thị liên kết do chính nhà cung cấp sản phẩm đưa ra. Họ có thể tự quản lý hoặc thuê một đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết


Đầu tiên là kiếm sàn giao dịch, rồi đăng ký





trò cũ rích nhà quê
 
  • Like
Reactions: ngonhubu

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Chủ thớt mong muốn "giăng bẫy" ngồi chờ con mồi sập bẫy à ? Thời buổi Google , quên ngay và luôn ý tưởng kiếm tiền thụ động đi ... Sale bán hàng VLXD và thiết bị xây dựng giờ như con chó điên, trưa nắng người ta nghỉ ngơi trong bóng mát trong phòng điều hòa, còn Sale bán hàng thì chạy long nhong ngoài đường mà chưa ăn ai, nữa là ngồi tiếp thị thụ động qua website, qua blog, qua facebook hay qua diễn đàn ....
 
  • Wow
Reactions: QuynhLienRealtor
Gần như các anh em xây dựng sau một thời gian ra nghề đều có quan hệ xã hội nhất định, muốn biến quan hệ này thành tiền bạc sòng phẳng thông qua hình thức môi giới nào đó. Hiện nay thì vẫn có tiền cà phê, nhưng không chính tắc.