Tìm hiểu lý do rơi gối cao su dầm cầu ở một dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên

VanCuongDoHN

Thành viên cơ bản
Mặc dù chủ đề củ rồi, nhưng VanCuongDoHN xin mạn phép mở, vì chưa thể hình dung bằng cách nào mà gối cầu lại tự rơi ra được?!

otofun-1605058670398-png.5635985



Cứ tưởng tượng nếu tàu đang chạy thì đường ray bị xô lệch hậu quả sẽ như nào? Mà sự cố này xảy ra khi đã thi công được 4 năm rồi, có thể tin là đã nghiệm thu giai đoạn rồi.
 
  • Like
Reactions: Nongsantraman

CuongTranSS

Thành viên cơ bản
Chưa nghiệm thu nhưng xây xong từ 2016, mới 4 năm chưa hề có tàu chạy lên mà đã rơi gối, cho con dân xứ Vệ bớt vọng ngoại đồng hồ Tây không bao giờ sai sau hàng loạt dự án của Nhật như đại lộ Đông Tây, cầu Cần Thơ ... do nhà thầu đỉnh cao Nhật Bẩn làm, các dự án đều đội vốn gấp 2, gấp 3 lần, chất lượng thấp, hư hỏng sau một thời gian sử dụng.

1. Sập cầu Cần Thơ đang xây, hơn 200 người chết và bị thương

0910sapcau1-60d28-1506169234212.jpg




2. Hầm Hải Vân nứt chằng chịt: Không sơn, sửa vết nứt để theo dõi

FB_IMG_1556801096601.jpg
FB_IMG_1556801096601.jpg
FB_IMG_1556801096601.jpg



3. Cầu Bình Khánh, Phước Khánh do nhà thầu xây dựng Nhật Bản thi công bị lỗi kỹ thuật nghiêm trọng.

Đầu tiên, tư vấn thiết kế sử dụng tải trọng gió trong việc tính toán kết cấu hai cầu dây văng này không phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Cụ thể là sử dụng vận tốc gió thiết kế là 40 m/giây so với yêu cầu tối thiểu là 45 m/giây. Điều này tiềm ẩn nguy cơ kết cấu không đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa công trình vào khai thác.

Thứ hai, trong quá trình thi công xây dựng đã xuất hiện hiện tượng nứt xà mũ của hơn 100 trụ cầu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến an toàn và tuổi thọ công trình.

8-ben-luc_ywqb.jpg


giờ hóng dụ dỗ xứ Vệ đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam với điện hạt nhân nữa thì không biết lãnh đạo xứ Vệ con run không, chứ dân đen run rồi. Tất nhiên là cầu trời khấn phật đừng giao cho Trung Quốc bựa hơn cả bựa nữa.

vì công nghệ Nhật đặc biệt như thế này

otofun-1605089595774-png.5637161


otofun-1605090159012-png.5637186


Khắc phục đơn giản thôi mà, cảm ơn báo Lao Động đã bám sát hiện trường.
 

KSPhungMinhPhuc

Thành viên cơ bản
  • Like
Reactions: CuongTranSS
Tây Ta gì rồi cũng có sự cố cả thôi, ví dụ ngoài Hà Nội công ty Systra thực hiện Nhổn – Ga HN cũng từa lưa hạt dưa, sửa thiết kế toè loe. Tuy nhiên về kỹ thuật bê tông cốt thép, đất cát đá sỏi thì các KS xứ Đông Lào cứ mạnh mồm cào phím đi, chứ sang lĩnh vực đòi hỏi tí công nghệ thì tốt nhất hóng đi, ví dụ món dầm chữ U này


53c1b941-a72f-4147-a4c6-294dbf7109fa


dd490471-2488-4fff-ada6-dc2812fec9e5


Một dạo báo chí đè nhau chửi sự uốn lượn dốc lên dốc xuống của Cát Linh - Hà Đông, đến khi các kỹ sư xứ Đông Lào chôm bản vẽ để cày cho VIN thì cũng mô phỏng y chang, thế là nín cả lũ.

Mà loanh quanh rồi cũng dân Đông Lào trực tiếp thi công thôi mà

otofun-1605231355485-png.5641389


otofun-1605231406948-png.5641395


otofun-1605231383107-png.5641392


otofun-1605231396336-png.5641394


Và quay lại xứ Đông Lào

Liên quan đến việc xô lệch hàng chục gối cầu đường vành đai 3 trên cao, các chuyên gia giao thông cho rằng, tuổi thọ trung bình của gối cầu từ 20-25 năm. Nhưng tuyến đường mới được đưa vào khai thác gần 10 năm đã bị hỏng, nguyên nhân do công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ kiểm tra làm chưa tốt đã dẫn đến những hỏng hóc này.


Tất nhiên rơi gối ở vành đai 3 về tính chất là khác hoàn toàn, lý do công trình vành đai 3 đưa vào hoạt động từ lâu, lưu lượng xe vượt ngưỡng thiết kế nhiều lần thì các bộ phận công trình cũng cần phải bảo dưỡng, thay thế với chu kỳ ngắn hơn, nhưng có thể nói rằng cái gối cao su bản thép không phải là thần thánh.
 
  • Like
Reactions: Tamnv123

KSPhungMinhPhuc

Thành viên cơ bản
Ngứa nghề có vài dòng gửi mọi người, đầu tiên là phải hiểu cái gối cầu, gối cầu đặt tại các vị trí liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới, có chức năng đặc biệt quan trọng đối với sự làm việc tổng thể của kết cấu cầu nhằm đảm bảo khả năng chịu tải trọng từ kết cấu phần trên và truyền đến kết cấu phần dưới

GoiCau.png

Chức năng của gối cầu là tiếp nhận và truyền tải trọng theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng xuống mũ trụ, gối cầu dịch chuyển ngang do tác dụng của giãn nở dầm và xoay do biến dạng dầm

GoiCau02.png

Gối cầu cao su có cấu tạo đơn giản với chức năng chịu tải trọng thẳng đứng, chuyển động tịnh tiến và góc xoay bằng các bộ phận cao su. Gối cao su có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều loại cầu có quy mô nhỏ, trung bình và lớn

GoiCaoSu3.png

Vật liệu cao su mềm để sản xuất gối cầu được chia nhỏ thành nhiều lớp và kết hợp với các lớp thép tấm có khả năng làm việc như một gối cao su. Sự di chuyển theo phương ngang được đảm bảo bởi biến dạng cắt của cao su, góc xoay được đảm bảo bởi biến dạng đàn hồi của cao su.

GoiCaoSu4.png

Các tấm trượt PTFE giữa các bề mặt tương ứng của thép không gỉ liên kết với mặt dưới của lớp cao hơn của gối cầu và do đó sẽ chịu được giãn dài do thay đổi nhiệt độ. Cần xem xét khi thiết kế "gối cao su trượt" để chịu chuyển vị ngang lớn với tấm đệm bên trong gối

GoiCaoSu5.png

Gối cầu cao su bản thép thường hư hỏng đột xuất không những mỗi lực nén (quá tải) mà còn là lực ngang (như lực hãm xe, lực do co giãn nhiệt, lực do co ngót từ biến… ), nếu lực ngang quá lớn, sẽ gây hiện tượng trượt cho gối, dẫn đến việc gối cầu bị chịu nén lệch tâm, sau đó sẽ trượt hẳn khỏi kết cấu nhịp.

Nguồn https://drvn.gov.vn/upload/20830/fck/files/KHCN/DT, TC/Bao cao tom tat - ver 1.docx.

Như đã đề cập ở #3, nhân tiện nhắc đến Vành đai 3 của Hà Nội bị chuyển vị gối cao su thì so sánh giữa 2 công trình cùng hiện tượng chuyển vị gối cao su này nhé:
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng tấm gối cao su bản thép đơn thuần.​
+ Đều là ODA của Nhật​

- Khác nhau:
+ Một cái đã đưa vào khai thác (Vành đai 3), một cái thì chưa có hoạt tải gì (Bến Thành -Suối Tiên).​
+ Một cái thì dầm giản đơn nhưng có bản liên tục nhiệt (Vành đai 3), một cái dầm giản đơn đơn thuần (Bến Thành -Suối Tiên).​

- Về Vành đai 3:
+ Ở đây ghi nhận hiện tượng tấm gối cao su bản thép bị chuyển vị tại vị trí liên kết bản liên tục nhiệt, các vị trí khe co giãn thì không bị. Về lý thuyết, cầu dầm giản đơn có bản liên tục nhiệt thì tính như dầm giản đơn, nhưng thực tế nó chịu tác dụng một phần hiệu ứng “dầm liên tục” do có bản liên tục nhiệt tại phần mặt cầu.​
+ Như vậy việc sử dụng gối cao su bản thép cho Vành đai 3 chứng tỏ Nhật Bản quá bảo thủ​
+ Tuy có đề cập sơ bộ trên, nhưng nguyên nhân món này thì Bộ GTVT đang đặt hàng, sắp có kết quả rồi đó.​
- Về Bến Thành - Suối Tiên:
+ Tuy cũng có hiện tượng (lưu ý là đang đoán mò) chuyển vị gối, nhưng bản chất khác hoàn toàn Vành đai 3, hiện giờ thì đang tìm nguyên nhân,​
+ Như đề cập sơ bộ ở trên thì dự là lực nén, cái giới hạn nén này là 5% chiều cao gối, ví dụ gối cao 100mm thì tính toán cho phép nén xuống 95mm ... nặng quá bị phình ngang, bị xé rách.​
logo-4-1605084011821581421876.jpg


Nguồn: https://tuoitre.vn/can-canh-su-co-roi-goi-cao-su-tai-tuyen-metro-so-1-20201111154153005.htm
 

XuzhouMachinery

Thành viên cơ bản
30/6/20
1
1
www.xcmg.com
Sự cố mất gối đỡ cao su thực sự đáng báo động. Nó là phần nổi của tảng băng chìm không có biện pháp khắc phục hiệu quả những sai sót khi lao lắp dầm.
Đó là vấn đề Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, TVGS không dự kiến những sai sót khi kéo căng, lao lắp dầm (dầm cong vênh, đổ gối đỡ cao thấp...). Dẫn đến khi hạ dầm sẽ có gối bị lỏng.
Đặc biệt nghiêm trọng vì thiết kế mỗi nhịp chỉ có 4 gối đỡ. (Các thiết kế dầm truyền thống mỗi nhịp có mười mấy gối đỡ)
Khi bị kênh 1 gối (do dầm vênh hoặc gối đổ cao thấp không đều). Về thực chất nhịp cầu đó bị bập bênh.
Sẽ còn rất nhiều nhịp dầm khác bị kênh kiểu thế này mà không bị phát hiện xử lý. Có thể chỉ cao thấp 0,5cm, 1cm, 2cm chẳng hạn. Nhiều vị trí nhìn thì kín, nhưng thực tế gối không bị lún (không chịu lực).
Đến khi đi vào hoạt động. Chắc chắn nhịp dầm sẽ bị rung rất mạnh, vượt quá thiết kế. Dễ nứt vỡ bê tông. Chất lượng công trình nhanh xuống cấp.

Dầm U này đâu có mới mẻ

 
  • Like
Reactions: Tamnv123
Không lẽ sử dụng gối cao su chất lượng kém ?




Theo đó, hồ sơ đệ trình do SCC gửi hồi tháng 3/2015 nêu trọng lượng EB1 và EB4 bằng 126,1 kg. Nhưng thực tế, 2 gối EB1 và EB4 được lắp tại công trình chỉ có 117 kg. Vì vậy, MAUR cho rằng đơn vị có cơ sở để nghi ngờ chất lượng thực tế của tất cả gối cao su còn lại của công trình. Đồng thời, MAUR đề nghị SCC phải cung cấp kết quả thí nghiệm để chứng minh vật liệu dùng cho gối cao su đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án.

 
  • Like
Reactions: Tamnv123

Tamnv123

Thành viên cơ bản
22/1/21
3
0
Sự cố mất gối đỡ cao su thực sự đáng báo động. Nó là phần nổi của tảng băng chìm không có biện pháp khắc phục hiệu quả những sai sót khi lao lắp dầm.
Đó là vấn đề Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, TVGS không dự kiến những sai sót khi kéo căng, lao lắp dầm (dầm cong vênh, đổ gối đỡ cao thấp...). Dẫn đến khi hạ dầm sẽ có gối bị lỏng.
Đặc biệt nghiêm trọng vì thiết kế mỗi nhịp chỉ có 4 gối đỡ. (Các thiết kế dầm truyền thống mỗi nhịp có mười mấy gối đỡ)
Khi bị kênh 1 gối (do dầm vênh hoặc gối đổ cao thấp không đều). Về thực chất nhịp cầu đó bị bập bênh.
Sẽ còn rất nhiều nhịp dầm khác bị kênh kiểu thế này mà không bị phát hiện xử lý. Có thể chỉ cao thấp 0,5cm, 1cm, 2cm chẳng hạn. Nhiều vị trí nhìn thì kín, nhưng thực tế gối không bị lún (không chịu lực).
Đến khi đi vào hoạt động. Chắc chắn nhịp dầm sẽ bị rung rất mạnh, vượt quá thiết kế. Dễ nứt vỡ bê tông. Chất lượng công trình nhanh xuống cấp.

Dầm U này đâu có mới mẻ

bác nói chuẩn, khi hoạt động thì nó không còn như thiết kế ban đầu, lâu ngày rung lắc thì căng lắm
 

Tamnv123

Thành viên cơ bản
22/1/21
3
0
Tây Ta gì rồi cũng có sự cố cả thôi, ví dụ ngoài Hà Nội công ty Systra thực hiện Nhổn – Ga HN cũng từa lưa hạt dưa, sửa thiết kế toè loe. Tuy nhiên về kỹ thuật bê tông cốt thép, đất cát đá sỏi thì các KS xứ Đông Lào cứ mạnh mồm cào phím đi, chứ sang lĩnh vực đòi hỏi tí công nghệ thì tốt nhất hóng đi, ví dụ món dầm chữ U này


53c1b941-a72f-4147-a4c6-294dbf7109fa


dd490471-2488-4fff-ada6-dc2812fec9e5


Một dạo báo chí đè nhau chửi sự uốn lượn dốc lên dốc xuống của Cát Linh - Hà Đông, đến khi các kỹ sư xứ Đông Lào chôm bản vẽ để cày cho VIN thì cũng mô phỏng y chang, thế là nín cả lũ.

Mà loanh quanh rồi cũng dân Đông Lào trực tiếp thi công thôi mà

otofun-1605231355485-png.5641389


otofun-1605231406948-png.5641395


otofun-1605231383107-png.5641392


otofun-1605231396336-png.5641394


Và quay lại xứ Đông Lào

Liên quan đến việc xô lệch hàng chục gối cầu đường vành đai 3 trên cao, các chuyên gia giao thông cho rằng, tuổi thọ trung bình của gối cầu từ 20-25 năm. Nhưng tuyến đường mới được đưa vào khai thác gần 10 năm đã bị hỏng, nguyên nhân do công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ kiểm tra làm chưa tốt đã dẫn đến những hỏng hóc này.


Tất nhiên rơi gối ở vành đai 3 về tính chất là khác hoàn toàn, lý do công trình vành đai 3 đưa vào hoạt động từ lâu, lưu lượng xe vượt ngưỡng thiết kế nhiều lần thì các bộ phận công trình cũng cần phải bảo dưỡng, thay thế với chu kỳ ngắn hơn, nhưng có thể nói rằng cái gối cao su bản thép không phải là thần thánh.
buồn cho chất lượng công trình quá bác
 

HoangMinhTuan

Thành viên cơ bản
22/1/21
3
0
34
Buồn cho công trình đầu tiên ở HCMC


Trong quá trình điều tra nguyên nhân sự cố chuyển vị gối cao su bản thép của dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) phát hiện vật liệu thép dùng chế tạo gối cao su không đúng so với thiết kế được duyệt.

Về vật liệu thép, đại diện MAUR cho biết liên danh nhà thầu SCC giải thích khối lượng gối cao su trong bản vẽ thi công là danh định. Khối lượng thực tế có thể thấp hơn yêu cầu trên thiết kế được duyệt vì có sai số trong quá trình sản xuất, chế tạo. SCC cho rằng nguyên nhân sự cố gối cầu vị trí P14-10 bị rơi là do chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm."


Chủ đầu tư nhận định tư vấn giám sát dự án metro số 1 chưa làm tròn trách nhiệm và đề nghị chỉ định đơn vị tư vấn độc lập để xác định nguyên nhân sự cố.


MAUR đã yêu cầu các nhà thầu, đơn vị liên quan rà soát toàn bộ thủ tục kiểm tra, lựa chọn nhà cung cấp, hồ sơ thí nghiệm đầu vào, tần suất thí nghiệm đối với vật liệu gối cao su.
 

MrLongArc

Thành viên cơ bản
Cụ thể, hợp đồng quy định phải sử dụng vật liệu bằng hoặc cao hơn tiêu chuẩn thiết kế ASTM A588 nhưng thực tế nhà thầu liên danh SCC (Sumitomo - Cienco 6) đã dùng vật liệu thép làm gối cầu không đúng tiêu chuẩn nói trên, dẫn đến thép không đạt giới hạn chảy như yêu cầu. Ngoài ra, trọng lượng thực tế của gối cao su bị rơi khỏi đá kê gối là 117 kg, nhẹ hơn 9,2 kg so với thiết kế phê duyệt (hồ sơ quy định gối cao su bản thép phải nặng 126,2 kg).


The ASTM A588 specification is the Standard Specification for High-Strength Low-Alloy Structural Steel , up to 50 ksi Minimum Yield Point, with Atmospheric Corrosion Resistance for applications where strength and durability are needed. The required ASTM G101 Corrosion Resistance Index must be ≥ 6.0. In addition to the typical application in welded bridges and buildings, the specification is also commonly used in passenger rail cars.



Chủ đầu tư tuyến metro Bến Thành - Suối tiên chỉ thẳng mặt : việc để lọt nguyên vật liệu kém chất lượng vào công trình là lỗi của của tư vấn giám sát Nhật NJPT

Thỏa thuận được ký kết vào năm 2012 giữa MAUR và các nhà thầu của dây chuyền, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản, yêu cầu họ phải sử dụng một số chất lượng nhất định của các miếng đệm vòng bi nhiều lớp đàn hồi, là các tấm thép gia cường được kẹp giữa các lớp cao su.

Nguồn tin cho biết hôm thứ Sáu cho biết thép được sử dụng cho tất cả các tấm đệm trên đoạn đường dây và kho chứa hàng không đáp ứng được chất lượng đó.

Điều này đồng nghĩa với việc đơn vị tư vấn là NJPT đã không làm hết trách nhiệm khi kiểm tra vật tư sử dụng cho dự án.


Như vậy khó co giải pháp nào để giữ cái gối lại ở trên trụ bằng cách cố định nó với trụ hoặc làm cái chặn, vì tuy gối không rớt nhưng vẫn bị xáo động trong phạm vi chặn, hoặc tích lũy lực khi bị cố định dẫn đến nhanh phải thay gối hơn.

==> phải thay hẳn một loạt gối cầu hoặc đổi sang loại gối khác, không dùng gối cao su bản thép nữa.
 
Bản chất gối cập kênh là do cái dầm

infonet_metro_23.jpg

infonet_metro_13.jpg


Lý do, đúc sẵn từng đốt và lắp kiểu LEGO căng kéo sau, đặt trên 4 gối cao su bản thép, con số cả trăm đến nghìn dầm thì khi xuất hiện sai số thi công (lực căng kéo dầm, kê kích, sai số cao độ, ...) quá trình từ biến và co ngót của bê tông dầm làm dầm cong vênh 1 chút là kênh hở gối luôn, co - giãn dầm làm xô lệch rơi gối.

Nếu làm dầm dạng này - dầm chữ U trên tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội thì sẽ kiểm soát tốt hơn.

3a418e6855fc4b69aefd5.jpg


Nói chung bớt sùng Nhật đi các ông bà răng vẩu xứ Đông Lào ợ

duong-sat-do-thi-zing-3603-1572746552.jpg