Tìm hiểu về kết cấu thép "khá đặc biệt" tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu - TPHCM là kết cấ

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36

Kết cấu bê tông cốt thép gây khó thợ phá thủy đài


Khi đục lỗ bắt dàn giáo thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, đội thi công phát hiện cấu trúc bê tông cốt thép lạ khiến việc phá dỡ khó khăn hơn.

Ông Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết trong quá trình tháo dỡ đã phát hiện kết cấu thép xây thủy đài khá đặc biệt.

Cụ thể, theo như quan sát mỗi thanh thép bên trong sẽ gồm nhiều thanh thép 6 nhỏ xếp lại, đổ bê tông bên trong và được bọc lại bởi một lớp thép khác bên ngoài, tạo thành một khối thép hình trụ liên kết với nhau.

Trên các báo điện tử đủ thứ thông tin, đủ thứ bình luận, trích xin chia xẻ một câu chuyện, xong đó mọi người bình luận tiếp nhé

Có chuyện này, kể một chút cho anh chị em nghe.
Hồi sinh viên, tôi học môn Kiến trúc công nghiệp với thầy giáo Trương Hoài Chính. Bây giờ thì thầy lên phó hiệu trưởng rồi.

Trong một buổi học, thầy từng nói với mấy thằng sinh viên thế này: "Hồi cái thế hệ của tôi, thằng nào muốn chứng tỏ bản lĩnh, là phải chọn cái đồ án càng khủng khiếp. Mấy silo, bunke... mới là thứ chúng tôi chọn. Các anh sau này càng ngày càng xuống."

Đúng là kéo dài đến thế hệ của chúng tôi thì Silo, Bunke ... hầu như không thấy nữa. Chúng khó như quỷ, học thôi đã mệt, đừng nói là làm đồ án. Nó gần như là đỉnh cao của dân xây dựng.

Tôi kể như vậy để các bạn biết những thủy đài (tức là các silo, bunke...tôi nói ở trên đấy), đang bị tháo dỡ gần đây ở Sài Gòn chính là các công trình đỉnh cao của hệ kết cấu cũ, mà công nghệ hồi đó, các vấn đề về thiết kế và thi công đều thuộc diện cực khó.

Ví dụ như ở bức ảnh này. Tôi trích lại một đoạn miêu tả của báo tuổi trẻ:
"Ông Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết trong quá trình tháo dỡ đã phát hiện kết cấu thép xây thủy đài khá đặc biệt.
Cụ thể, theo như quan sát mỗi thanh thép bên trong sẽ gồm nhiều thanh thép 6 nhỏ xếp lại, đổ bê tông bên trong và được bọc lại bởi một lớp thép khác bên ngoài, tạo thành một khối thép hình trụ liên kết với nhau."

Đây là thiết kế xây dựng khác hoàn toàn với những hình thức được dùng trong xây dựng từng thấy.

Chỉ riêng điều đó thôi, đã cho thấy "đẳng cấp" của những cái Silo, bunke (tức là thủy đài) này.

6 thanh thép nhỏ ấy có tác dụng tạo sự đàn hồi cho kết cấu. Nhưng đặc biệt nhất, chúng là dạng sơ khai của kết cấu ứng lực trước được phát triển sau này. Điều tạo nên các công trình cầu vượt nhịp và nhà vượt nhịp.

Người Pháp và người Mỹ đã xây dựng các công trình này, và đó đều là những sản phẩm tuyệt hảo. Chúng có thể không còn hữu dụng, nhưng có thể tồn tại hàng thế kỷ, biểu trưng của cái đẹp xù xì trong xây dựng. Sức mạnh tồn tại này, có thể tận dụng được. Bằng cách làm đẹp chúng ra theo công năng khác. Biến thành biểu tượng của lịch sử,

Một thành phố như Sài Gòn Hồ Chí Minh, mà không có nét cổ kính, thì điều đó chẳng khác gì phủ nhận quá trình lịch sử tồn tại.

Cái gì cũng vậy, phá thì rất dễ, xây lại mới khó. Cũng như vứt hồ sơ thì nhanh, khi cần tìm lại không được, mới là thảm họa.
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Ngày xưa công nghệ vật liệu, thi công chưa cao, họ phải làm thế để tăng ứng suất trước của thép.
Đọc thêm từ báo tuổi trẻ nè
https://tuoitre.vn/ket-cau-be-tong-du-ung-luc-lam-kho-tho-thao-do-thuy-dai-20171218190422385.htm

Đây không phải là kết cấu vật liệu mới mà tất cả hệ thống bể nước căng vòng, khối tích lớn trên thế giới đều có kết cấu thép này. Tuy nhiên, do kết cấu thép xây dựng nhà ở thông thường không sử dụng nên nhiều người thấy lạ.

PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, hay bê tông tiền áp, hoặc bê tông dự ứng lực.

Với những bồn tròn chứa nước (thủy đài), để chịu được áp lực nước chứa từ phía trong ra, khi thi công phải ép bê tông lại.

Muốn ép bê tông lại, người ta sử dụng các sợi thép cường độ cao để căng trong những ống kim loại (thường là nhôm).

Thường những ống thép này được cuộn dọc các đai để giữ miệng lại. Thép thông thường chịu lực 3000kg/cm[SUP]2[/SUP], còn thép cường độ cao có thể chịu lực 12.000kg - 15.000kg/cm[SUP]2[/SUP]. Hiện nay, thép cường độ cao có khả năng chịu lực đã tăng lên 18.000kg/cm[SUP]2[/SUP].

Theo ông Hiệp, công trình chịu áp suất nước rất mạnh nên thông thường sau khi bó các sợi thép cường độ cao, người ta sẽ bơm vữa xi măng vào để thép không rỉ theo thời gian và tăng khả năng chịu lực .
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Nản kiểu dàn phóng tinh viên Việt Nam khi viết về mảng xây dựng,
https://video.vnexpress.net/tin-tuc...-ngung-thao-do-cho-phuong-an-moi-3694830.html
Báo chí toàn mấy anh chẳng biết gì về chuyên môn, viết cho có bài để viết thôi. Phá dỡ cái này khó mẹ gì, chẳng qua dân ở sát rạt nên cần lưu ý công tác an toàn nên có thể phá chậm hơn chút thôi. Còn thiết kế cái đài này cũng khó gì, các nhà máy giờ có nhiều hạng mục, cấu kiện còn kinh hơn nhiều, mấy anh ít thấy và cứ nghe báo chí viết vớ vẩn lại kêu lên.

Cách đây 70-50 năm, giá vật liệu xây dựng quá cao so với thu nhập nên khi thiết kế và thi công kết cấu bê tông cốt thép, các kỹ sư quan tâm tập trung vào sơ đồ tính, tiết diện kết cấu chịu lực, cấu tạo cốt thép và biện pháp thi công.

Bây giờ do giá thành vật liệu xây dựng khá thấp so với các chi phí khác nên quan điểm thiết kế đã thay đổi.

Để làm cái thủy đài với kích thước như vậy là khá đơn giản, và hình dạng, tiết diện kết kết cấu cũng đơn giản hơn để dễ thi công ....

Rồi
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/thuy-dai-tp-hcm-nhung-phan-bi-mac-ket.html

... Thành phố HCM có vẻ đẹp như hiện nay là bởi vì đô thị này có sự đan xen các giá trị cổ xưa và các giá trị mới. Nếu chúng ta chỉ tập trung cho phát triển các giá trị mới, không hiểu và có chiến lược bảo vệ các giá trị cổ xưa – một phần làm nên bề dày lịch sử cũng như nét đặc trưng của thành phố, thì đến một một lúc nào đó ngoảnh lại, chúng ta sẽ không còn dấu lịch sử để truyền lại cho thế hệ sau...

Nếu sống mãi với tư duy người viết thì có gì đó không ổn. Thủy đài không phải là công trình có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật.

Cái gì đáng giữ thì nên giữ, cái gì không đáng thì bỏ đi.

Nếu trong nhà mình mà cứ suy nghĩ: cái bô này là kỷ niệm hồi nhỏ ba đi ị, cái nồi cơm điện này là kỷ niệm ngày ba với mẹ ra riêng, cái ti vi này là món quà từ tháng lương đầu tiên ba mua cho ông nội.v.v. không nên vứt đi mà giữ lại làm kỷ niệm.v.v. thì căn nhà sớm thành bãi rác ngay.