Ngày 13/5, HĐND TPHCM khoá VIII đã thông qua tờ trình của UBND TP về Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM thời kỳ 1996 - 2010, hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn này thành phố đều đã hoàn thành, đạt và vượt so với kế hoạch, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước.Hướng tới mục tiêu xây dựng TP.HCM phát triển bền vững, UBND TP đã xây dựng Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển để đảm bảo thành phố sẽ tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước.
Theo đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của TP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 10 - 10,5%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5 - 10%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,5 - 9%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD, đến năm 2020 đạt 8.430 - 8.822 USD và đến năm 2025 đạt từ 13.340 - 14.285 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, năm 2015, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 56,41% - 57,41%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 41,65% - 42,63%; khu vực nông nghiệp từ 0,94% - 0,96%.
Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 39,19% - 41,07%; khu vực nông nghiệp từ 0,74% - 0,78%.
Đến năm 2025, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,29% - 61,10%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 38,29% - 41,05%; khu vực nông nghiệp từ 0,61% - 0,66%.
Năm 2015, phấn đấu tạo ra khoảng 120.000 việc làm mới, năm 2020 là 125.000 việc làm và năm 2025 là 130.000 việc làm; năm 2015, kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,5%, đến 2020 và sau đó ở mức 4%.
Bên cạnh đó, TP cũng đặt mục tiêu đến cuối năm 2013, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm) trên địa bàn xuống dưới 2%.
Cuối năm 2016, nâng mức chuẩn nghèo của thành phố lên 16 triệu đồng/người/năm và năm 2020 sẽ không còn hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn trên. Năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM thời kỳ 1996 - 2010, hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn này thành phố đều đã hoàn thành, đạt và vượt so với kế hoạch, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước.Hướng tới mục tiêu xây dựng TP.HCM phát triển bền vững, UBND TP đã xây dựng Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển để đảm bảo thành phố sẽ tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước.
Theo đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của TP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 10 - 10,5%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5 - 10%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,5 - 9%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD, đến năm 2020 đạt 8.430 - 8.822 USD và đến năm 2025 đạt từ 13.340 - 14.285 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, năm 2015, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 56,41% - 57,41%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 41,65% - 42,63%; khu vực nông nghiệp từ 0,94% - 0,96%.
Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 39,19% - 41,07%; khu vực nông nghiệp từ 0,74% - 0,78%.
Đến năm 2025, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,29% - 61,10%; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 38,29% - 41,05%; khu vực nông nghiệp từ 0,61% - 0,66%.
Năm 2015, phấn đấu tạo ra khoảng 120.000 việc làm mới, năm 2020 là 125.000 việc làm và năm 2025 là 130.000 việc làm; năm 2015, kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,5%, đến 2020 và sau đó ở mức 4%.
Bên cạnh đó, TP cũng đặt mục tiêu đến cuối năm 2013, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm) trên địa bàn xuống dưới 2%.
Cuối năm 2016, nâng mức chuẩn nghèo của thành phố lên 16 triệu đồng/người/năm và năm 2020 sẽ không còn hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn trên. Năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Mõ Làng (tổng hợp)