Trên 225.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp ... sẽ tiếp tục tăng cao vì người Campuchia, Philippines .

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
(PL) Nhiều người Campuchia, Philippines đang nộp hồ sơ xin việc tại Việt Nam trong khi số người Việt có bằng cấp thất nghiệp tăng cao.

Từ ngày 1-1-2016, AEC chính thức hình thành, trước mắt sẽ có tám ngành nghề lao động như kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch trong khu vực ASEAN được tự do di chuyển. Như vậy, các công ty Việt có thể thoải mái đón nhận nhân viên từ các quốc gia khác. Điều này cũng có nghĩa nguy cơ thất nghiệp của người Việt gia tăng.

“Với việc tự do di chuyển lao động khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, các công ty Việt tất nhiên sẽ dễ dàng đón nhận lao động từ các nước như Philippines, Indonesia, Singapore…” - bà Nguyễn Thị Việt Thanh, Giám đốc điều hành Anphabe, nhà tuyển dụng nhân sự cảnh báo.

Ông Robert Trần, Tổng Giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược Robenny (Canada), cho hay hiện tại công ty đang tiếp nhận rất nhiều hồ sơ nhân sự cao cấp từ Campuchia xin vào Việt Nam làm việc. Phần lớn họ là những người có trình độ, nói tiếng Anh, tiếng bản địa và tiếng Việt tốt.

“Thị trường việc làm tại Việt Nam cao gấp 10 lần Campuchia, vì vậy họ coi đây là cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm” - ông Robert nhìn nhận.

Một số doanh nghiệp khác cũng cho hay đã quan tâm hơn đến nguồn nhân lực từ các quốc gia láng giềng, nhất là của Philippines. Lý do người Philippines thường làm việc chăm chỉ, có tính kỷ luật cao và thân thiện.

Giám đốc một công ty cổ phần dẫn chứng hiện có một số nhân viên người Philippines đang làm việc trong công ty. Ở cùng một vị trí, dù họ được trả lương không cao hơn người Việt nhưng năng suất làm việc lại cao hơn.

Ông Sonny Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn và quản lý khách sạn Khôn Ngoan, kể dù tuyển được manager là người Việt cho resort năm sao với trình độ chuyên môn ẩm thực quốc tế. Tuy vậy, khi xảy ra lỗi, sự cố anh này thường bao che cho cấp dưới… Sau nhiều lần nhắc nhở, công ty đã quyết định thay thế bằng nhân sự người Philippines.

“Nhân sự nước ngoài này hiểu được khách hàng họ muốn gì, cần gì và vạch ra được chiến lược kinh doanh rõ ràng, dù công ty phải trả lương cao gấp đôi so với nhân sự trong nước” - ông Sonny Sơn cho hay.

Nguy cơ mất việc cao

Nhiều chuyên gia cho rằng trình độ tiếng Anh của người lao động Việt còn quá thấp và rất ít người học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia. Mặt khác, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của người lao động Việt Nam chưa cao. Trong khi người lao động các nước lại hơn hẳn người lao động Việt Nam về những mặt này.
Năng suất chỉ bằng 1/18 Singapore

Theo nghiên cứu từ Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan và 1/18 so với Singapore.​

Nguồn: phapluattp.vn/kinh-te/nguoi-campuchia-philippines-se-tran-vao-viet-nam-xin-viec-603377.html
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Năng suất lao động VN thua Sin là điều khỏi bàn cãi
Còn 2 thằng kia thì cần xem lại.

Thằng Cam: ngu mà lì.
Thằng Phi: thùng rỗng kêu to.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
thanhhatran;n349 nói:
Năng suất lao động VN thua Sin là điều khỏi bàn cãi
Còn 2 thằng kia thì cần xem lại.

Thằng Cam: ngu mà lì.
Thằng Phi: thùng rỗng kêu to.
Bản nội địa nó lởm thế đấy

Nhưng bản xuất khẩu thì không biết chừng​


 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Nhưng các bạn kỹ sư, kiến trúc sư đang cày cuốc vốn ngân sách thì yên tâm Chết các bạn đang cày cuốc ở môi trường vốn nước ngoài

Vốn doanh nghiệp cũng đáng lưu tâm,

đã chứng kiến lao động kỹ thuật của Phi tại Phú Mỹ ăn đứt người Việt mình, một Phi bằng 3 Việt mà lại không phe nhóm, không trốn việc, không đình công, không mánh khoé
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Tưởng đi cắt cỏ, giờ cắt cỏ cũng giảm lượng
vnexpress.net/photo/thoi-su/h...g-3481069.html

Chắc toàn thạc sĩ kỹ sư cử nhân hay sao mà có vạt cỏ chút xíu mà cả chục người tụm lại, chừng này đúng ra chỉ cần 1 người làm thôi.




Kiểu này muốn xin vào cắt cỏ chắc là phải cả trăm chai ...
 

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
Mời đọc

Thức tỉnh trước một nền giáo dục khoa cử từ chương/Awakening to the harm of a belletrist education
Bởi: Trần Viết Ngạc
Tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển
Số tạp chí: S. 6(65) (2007) - 2007
Link Download
Xem tóm tắt

Trích
Chỉ sau kỳ thi hội đầu tiên 1822, ba khoa thi hương dưới triều Gia Long (1807, 1813, 1819) và khoa thi hương đầu tiên dưới triều Minh Mạng (1821), vua Minh Mạng đã nhận ra nền giáo dục đương triều là một nền giáo dục từ chương khoa cử: học chỉ cốt thi cho đỗ và khẳng định nền giáo dục ấy không thể đào tạo nhân tài cho đất nước.
"Đạo trị nước thì trước hết phải gây lấy nhân tài ... mà nay sĩ phu trong nước chỉ học theo lối cử nghiệp nghĩa là cốt học lấy thi đổ, chứ không mấy người có thực học
...
Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm.
Trẫm nghĩ văn chương vốn không có qui củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó, khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó.

Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi, song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được. Về sau nên dần dần đổi lại" .

Tập tục đã quen rồi! Lối học cử nghiệp này đã có từ hàng trăm năm trước trong thời Lê Trịnh ở Đàng Ngoài
Tác giả Hoàng Việt văn tuyển, Hoàng Việt thi tuyển, Đình nguyên hoàng giáp khoa Kỷ Sửu (1769) đời Cảnh Hưng là Bùi Huy Bích là một trong những kẻ đã khai sinh lối học cử nghiệp ấy.

Bùi huy Bích (1744-1818) người xã Định Cộng, huyện Thanh Trì (nay thuộc Tp.Hà Nội) được đánh giá là "nhà văn học, sử học có danh tiếng, để lại khá nhiều tác phẩm" đã soạn ra sách Tứ thư ngũ kinh tiết yếusử thiếu vi.

Công bằng mà nói trước đó Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1731-?) đã soạn Quốc sử toản yếu Tứ thư Ngũ kinh toản yếu gồm 15 quyển nhưng có lẻ không được phổ biến như các sách tiết yếu của Bùi Huy Bích.


Người đi học không cần phải để công phu tìm hiểu, nghiên cứu bộ Tứ thư, Ngũ kinh đại toàn mà chỉ cần học loại sách tiết yếu, thiếu vi là đủ thi đậu!

Hãy nghe Nguyễn Thông (1827-1884) và Huỳnh Thúc Kháng phê phán.

Tháng 7, Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Thông được cử làm phó chủ khảo trường thi Hương Thừa Thiên. Ông ngạc nhiên khi biết thí sinh toàn học loại sách tiết yếu do Bùi Huy Bích biên soạn tức là loại sách thường được gọi là sách Hành Tham và sử Thiếu Vi!

Ngày 26 tháng 11 năm Tự Đức 23 (1870) sau khi việc thi xong, ông dâng sớ xin định rõ học trò phải học Bắc sử theo bộ Lịch đại không giám tập lãm (tức là bộ đại toàn). Sớ ấy dâng lên, bộ Lễ tỏ lời bắt bẻ.

Ngày 4 tháng Giêng năm sau (1871) ông lại dâng sớ, cải lại luận điệu của bộ Lễ, xin triều đình ban cấp cho các trường đốc, trường giáo, trường huấn ở các tỉnh và phủ huyện những bộ Tứ thư, Ngũ Kinh đại toàn, Lịch đại thông giám tập lãm để sĩ tử có sách để học, trừ khử cái học khoa cử, biến việc học nghĩa lý thành cái học tầm chương trích cú.
"Theo lời tâu của Bộ Lễ thì Bùi Huy Bích đậu hoàng giáp đời Hậu Lê [1679]. Học vấn và tâm thuật của ông ra sao, tôi không biết rõ, nhưng xét về sách ông soạn ra thì đại để trích những câu sáo ngữ giúp cho việc thi cử để lừa dối kẻ hậu sinh!
Những người có tài trí thì bị chôn vùi trong nền học ủy mị méo mó ấy mà không tự biết! Vì thế tôi ví với dị đoan tà thuyết, lừa đời dối dân cũng không phải là quá đáng.

Bộ Lễ đã không chịu nêu rõ cái sai của loại sách ấy, lại có ý bào chữa cho thứ sách chép ngoài như thế, khiến học hiệu lấy đó mà giảng dạy, trường thi lấy đó mà chọn nhân tài, thì thật là câu chấp ý kiến riêng của mình" .
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) lên án còn mạnh mẽ hơn:
"Sách kinh truyện và sử tiết yếu của Bùi Huy Bích là thứ sách gì? Cắt đầu, hớt đuôi, bôi son, vẽ lọ, không thành tư cách một cuốn sách, mà đem ra cho công chúng học, phô lên rằng học Khổng Mạnh thánh hiền!
... Hán học ở nước ta, trên trăm năm lại đây không được như Tống Nho (cặn bã của Tống Nho) lại kém hơn lối học khoa cử của Triều Lê một bậc nữa (Triều Lê thi cử cần phải học nhiều sách, đời Nguyễn chỉ học bộ tiết yếu nói trên là đủ rồi) Cái học vì sách tiết yếu của Bùi Huy Bích không khác gì ngọn lửa nhà Tần thứ hai trong học giới nước ta về khoản cận đại vậy!

...

Than ôi!

Cái học Khổng Mạnh lại lai ra Tống Nho,

Tống Nho lại lai sang Khoa cử, đến Tống Nho và khoa cử nhập chung lại mà lai ra cái học tiết yếu của Bùi Huy Bích, thì trong học giới ấy còn bảo có nhân tài xuất hiện được sao?"
Ngoài loại sách tiết yếu ấy, để phục vụ cho lối học cử nghiệp còn có sư thư thiếp quát.
Sư thư là sách chép những đầu đề có thể ra thi từ Kinh sử. Rồi nhiều học giả từ sư thư soạn ra những bài tóm tắt, soạn thành phiếu gọi là thiếp quát. Cũng có những bài hoàn chỉnh. Học sinh mua về học thuộc lòng. Vào trường thi, trúng đề, cứ thế chép nguyên văn.

Tất nhiên là nhiều sĩ tử làm bài giống nhau chẳng phải vì chép của nhau (trùng kiến) mà vì giống bài mẫu!

Giám khảo không câu nệ! Cứ thấy văn hay là cho đỗ, trùng kiến cũng mặc.
Có trường hợp hơn 30 quyển bài làm giống nhau, một quyển chỉ viết nhầm chữ Quý trên chữ phú [thay vì viết phú quý], quan trường cho là có ý kiến mới lạ, được phê ưu!
Lê Quý Đôn (1762-1784) đã tổng kết:
"Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi" nghĩa là sĩ tử chỉ cần học thuộc lòng 1.000 bài thơ, 100 bài phú, 50 bài văn sách là tạm đủ "vốn liếng tri thức" để đi thi, tranh tài với thiên hạ!
Ngô Thì Sĩ (1725-1780) trong tờ khải gửi lên chúa Trịnh Sâm, đã vạch ra các mối tệ của Khoa cử tầm chương trích cú, đã đề nghị nhà Chúa ra lệnh bỏ lối thiếp quát, cấm hỏi vụn vặt trong đề tài văn sách ... Ông có nhận xét: "Văn thể ngày càng thấp hèn, nhân tài ngày càng kém sút".
Nhắc lại câu chuyện "Thám hoa là cái gì, có làm được chánh tổng không?" của vua Quang Trung khi ra Thăng Long, Huỳnh Thúc Kháng bình luận:
"Chuyện này là chuyện nhỏ song đủ chứng rằng nhà anh hùng kia trong não không dính chút gì cái học khoa cử, mà trong mắt coi phường hủ nho không ra gì.
May mà non sông chung đúc, linh khí chưa tiêu, ngoài đám học trò Tống nho và khoa cử ra còn có bực đại anh hùng hào kiệt như vua Quang Trung từ trong "thảo dã", đất bằng vụt dậy, đem cái tài ra đuổi quân Mãn Thanh mà kéo lại non sông này".
Cái lối học khoa cử Lê Trịnh qua đến triều Thiệu Trị, Tự Đức đã phát triển cực thịnh!
"Toàn cả sĩ phu đều xu vào cái khuôn sáo ấy. Trong đám học khoa cử, thỉnh thoảng một vài người thích thảng phi thường như Ông Nguyễn Hồng Phiên, Cao Bá Quát, Đầu xứ Thái vượt ra ngoài phạm vi Tống Nho thời không sao dung được với đời!
Lối học khoa cử đời Lê đã kém hèn là bao nhiêu lối học Triều Nguyễn lại kém hơn nữa. ...

Trừ một số rất ít ... tự tìm sách hay mà học, thời có khác người ít nhiều, còn phần đông là học trò Bùi Huy Bích cả!".
Số rất ít ấy là Nguyên Siêu, hiệu Phương Đình, là Nguyễn Bá Nghi, là Nguyễn Thông!
- Nguyễn Siêu có viết Chư Kinh Khảo ước, Tứ thư trích giảng ... nhiều chỗ bác thuyết Tống Nho.

- Nguyễn Bá Nghi (1807 ...?), đỗ phó bảng năm 1832, chuyên học thực dụng, thường bác Tống Nho, có làm sách và xin sửa đổi giáo dục.

- Nguyễn Thông có làm sớ xin phân định sự học, ban cấp sách vở cho các trường, bỏ sách tiết yếu của Bùi Huy Bích. Ông cho sách Bùi Huy Bích là hoặc thế vu dân, phải trừ tuyệt để khỏi hại cho người đi học.

Không có ý gì hết, chỉ mong những người đã và đang sắp thất nghiệp tự hiểu