Ngày 12-12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chính thức phát lệnh khởi động hai dự án xây dựng cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, nối hai tỉnh Sóc Trăng - Trà Vinh; cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu (An Giang).
Cầu Đại Ngãi dài 15,2 km, trong đó, phần cầu chính Đại Ngãi 1 vượt luồng Định An là cầu dây văng dài 2,24 km, quy mô bốn làn xe rộng 16 m, khẩu độ thông thuyền bảo đảm cho tàu 10 nghìn tấn đầy tải và 20 nghìn tấn non tải có thể ra vào sông Hậu từ kênh Quan Chánh Bố. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.726 tỷ đồng; phân thành hai hợp phần độc lập. Hợp phần 1 có mức đầu tư 2.754 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao); hợp phần 2 có mức vốn 2.972 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách, gồm các hạng mục cầu dẫn cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu, giải phóng mặt bằng,... Dự kiến, công trình sẽ được khởi công đầu năm 2016 và hoàn thành trong quý IV-2018. Cầu Châu Đốc (An Giang) dài 3,26 km, sẽ thay thế phà Châu Giang hiện tại, trong đó phần cầu dài 667 m, rộng 12 m, quy mô thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép, tổng mức đầu tư 949 tỷ đồng theo hình thức BOT; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 120 tỷ đồng. Nhà đầu tư được thu phí hoàn vốn trong 25 năm 9 tháng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành thi công trong 18 tháng.
Phát biểu ý kiến tại lễ khởi động dự án, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, cầu Đại Ngãi là niềm ao ước bấy lâu của đồng bào Tây Nam Bộ, nhất là hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Sau khi dự án hoàn thành, quốc lộ 60 sẽ trở thành trục dọc phía đông quan trọng của miền Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường năng lực khai thác và làm giảm áp lực cho quốc lộ 1, rút ngắn khoảng 70 km từ TP Hồ Chí Minh đi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Cầu Đại Ngãi sẽ tháo gỡ nút thắt cuối cùng, thông toàn tuyến quốc lộ 60 nối liền các tỉnh trong khu vực, thúc đẩy phát triển các dự án hạ tầng công nghiệp, kinh tế trong khu vực. Cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu (An Giang) cũng là công trình quan trọng, thay thế phà Châu Giang hiện tại, phục vụ kết nối giao thông dọc tuyến biên giới tây nam giữa bốn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi trong tuần tra biên giới, bảo vệ tuyến biên giới tây nam của Tổ quốc; tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Cầu Đại Ngãi dài 15,2 km, trong đó, phần cầu chính Đại Ngãi 1 vượt luồng Định An là cầu dây văng dài 2,24 km, quy mô bốn làn xe rộng 16 m, khẩu độ thông thuyền bảo đảm cho tàu 10 nghìn tấn đầy tải và 20 nghìn tấn non tải có thể ra vào sông Hậu từ kênh Quan Chánh Bố. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.726 tỷ đồng; phân thành hai hợp phần độc lập. Hợp phần 1 có mức đầu tư 2.754 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao); hợp phần 2 có mức vốn 2.972 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách, gồm các hạng mục cầu dẫn cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu, giải phóng mặt bằng,... Dự kiến, công trình sẽ được khởi công đầu năm 2016 và hoàn thành trong quý IV-2018. Cầu Châu Đốc (An Giang) dài 3,26 km, sẽ thay thế phà Châu Giang hiện tại, trong đó phần cầu dài 667 m, rộng 12 m, quy mô thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép, tổng mức đầu tư 949 tỷ đồng theo hình thức BOT; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 120 tỷ đồng. Nhà đầu tư được thu phí hoàn vốn trong 25 năm 9 tháng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành thi công trong 18 tháng.
Phát biểu ý kiến tại lễ khởi động dự án, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, cầu Đại Ngãi là niềm ao ước bấy lâu của đồng bào Tây Nam Bộ, nhất là hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Sau khi dự án hoàn thành, quốc lộ 60 sẽ trở thành trục dọc phía đông quan trọng của miền Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường năng lực khai thác và làm giảm áp lực cho quốc lộ 1, rút ngắn khoảng 70 km từ TP Hồ Chí Minh đi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Cầu Đại Ngãi sẽ tháo gỡ nút thắt cuối cùng, thông toàn tuyến quốc lộ 60 nối liền các tỉnh trong khu vực, thúc đẩy phát triển các dự án hạ tầng công nghiệp, kinh tế trong khu vực. Cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu (An Giang) cũng là công trình quan trọng, thay thế phà Châu Giang hiện tại, phục vụ kết nối giao thông dọc tuyến biên giới tây nam giữa bốn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi trong tuần tra biên giới, bảo vệ tuyến biên giới tây nam của Tổ quốc; tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.