[VSSMGE] Chuyện kể năm 2014 về Tiêu chuẩn

thanhhatran

Thành viên cơ bản
7/3/14
44
8
Chào cả nhà,


Cách đây 30 năm chúng ta có Viện Tiêu Chuẩn Hoá và Thiét kế điển hình nằm trong Uỷ Ban xây dựng cơ bản nhà nước. Chịu trách nhiệm cây dựng tiêu chuẩn chung cho các ngành. Khi Uỷ Ban giải tán Viện này về Bộ xây dựng . Đẻ ra hệ thống Tiêu chuẩn ngành, TCN. Mỗi ngành. Mỗi Bộ ra TC riêng cho mình cho đến năm 2013, xoá Tiêu chuẩn ngành, tất cả thành TCVN . Thế là cùng TCVN nhưng không được soát xét, lài từ các Tiêu chuẩn ngành khác nhau, do các Viện, các Trường biên soạn. Phụ thuộc rất nhiều vào trình độ người chủ trì. Vẫn biên dịch là chính. Không xuất phát từ thực tế và tổng kết của Việt nam

Viện Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam biến thành Viện Kiếm trúc Việt nam. Viện Quy hoạch Việt nam lấy Viện kiến trúc về làm vợ. Theo quyết định của Bộ xây dựng. Từ Viện Tiêu chuẩn xuống phòng tiêu chuẩn. Nay lại tách ra theo các sơ đồ cũ có từ thời GS Đỗ Quốc Sam làm chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước. Cách đây 25 năm
Có khi vì quyền lợi cá nhân, người ta xoá một tổ chức, hạ bệ một con người. Nâng người lhasc lên. Chuyện Người, Cười ra nước mắt .
Nây giờ các Bộ không được ra Tiêu chuẩn ngành. Tổng cục Tiêu chuẩn, thuộc Bộ KhCN ban hành TCVN
Giá biên soạn một TC VN khoảng 120 triệu
Người làm đưực phần 20. 100 để xét duyệt.
Rất ít người muốn làm Tiêu chuẩn. Lại có chuyện giao. Cho, mua và bán . Nên chất lượng hàng hoá thấp lắm. Họ lại điều hành cả HĐKH bằng tiền và phả biện hay
Sẽ không có sự cố đường Hà nội Lào cai nếu chủ đầu tư , tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát
lắng nghe các chuyên gia của VSSMGE. Các anh Mai Triệu Quang. trần Băn Việt, Lê Đức Thắng và tôi đã có cảnh báo với những người có trách nhiệm. Họ chỉ nghe theo lênhk của Bộ trưởng và các chuyên gia không đúng nghề.
Hội nghề nghiệp các nước biên soạn TC Quốc Gia. Gồm các chuyên gia giỏi nhất
Xứ mình không làm thế. Đây là nỗi khổ chung các kỹ sư đang gánh chịu.
Tiền bạc và quyền lực đang lãnh đạo Tiêu chuẩn Việt Nam
Thằng giỏi hỏi thằng ngu. Thằng ngu nó trù thằng giỏi
Sự không chuyên nghiệp, sự thiếu chuyên môn, không có Đạo Đức Nghề Nghiệp . Cái gì cũng nghiệp dư, amaato hết . Pháp lý,mphasp luật bỏ túi hết. 60 năm rồi , các nhà chính trị vứ lãnh đạo chuyên môn và không thích các Hội, các Tiêu chuẩn, các Điều luật....Họ dễ lãnh đạo hơn. Dân trí thức hay xỏ xiên lắm ?????
Cứ thử không có luật FIFA bóng đá Việt nam đi về đâu ?
Họ sẽ đá vào chân nhau
Họ sẽ chơi luật rừng, trong rừng luật già cỗi và lạc hậu
Hai mươi năm rồi không ra được Luật về các Hội
Mười năm năm rồi không ra được Luật kỹ sư chuyên nghiệp
Loạn các tiêu chuẩn. Ai thích gì làm theo đó. Bất chấp kinh tế và kỹ thuật.
Chắc sẽ đến tháng 10 . nhưng chưa biết năm nào?

GS Nguyễn Trường Tiến
 
Chào cả nhà,


Sáng sớm ngày đầu tháng 10 đọc cái thư này của anh Tiến thì thấy buồn quá nhưng mà nó rất thật. Đây không phải là nỗi buồn riêng của anh Tiến mà là nỗi buồn của rất nhiều người về cái chuyện Tiêu chuẩn nói riêng và nhiều chuyện khác nói chung ở cái xứ ta.


Vậy thì, tại sao nó lại như thế ? Để trả lời câu hỏi này thì người ta thường có xu hướng lý giải theo kiểu "không phải cháu". Nghĩa là tại vì đủ thứ nhưng dứt khoát không bao giờ tại vì chính mình cả.


1. Về việc tổ chức hệ thống làm tiêu chuẩn:



Như anh Tiến đã trình bày thì cho thấy việc tổ chức hệ thống làm tiêu chuẩn ở ta là thay đổi liên tục. Cái việc thay đổi này thì chắc là có cơ sở lý luận rất hay nhưng sản phẩm cuối cùng làm ra thì ...rất dở. Điều này có thể là do chưa thèm xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất mà chỉ là xuất phát từ những bộ óc tự cho mình là siêu việt. Chém gió thì tự nhận là duy vật, khoa học trong khi làm thì đầy duy tâm, mê tín. Cứ theo cái suy nghĩ của cái ông có uy tín thì chẳng là duy tâm mê tín thì là gì ?.


2. Người làm tiêu chuẩn:


Kinh phí tiêu chuẩn như là món quà bố thí cho cái lũ ăn mày có tên là nhà khoa học. Vì vậy sẽ phải phân chia sao cho chúng nó ...vui. Có rất nhiều chủ trì làm tiêu chuẩn về cái món mà cả đời người đó cùng tất cả các vị trong hội đồng nghiệm thu chưa bao giờ nhìn thấy cả chứ chưa nói đến là đã từng làm. Vậy mà cũng này nọ cứ như là người ...nhớn. Họ làm tiêu chuẩn cứ như trẻ con chơi đồ hàng thì sản phẩm sẽ cũng như vậy mà thôi. Cũng may là những vị chưa bao giờ thấy người ta đẻ này không làm tiêu chuẩn hướng dẫn sinh nở, nếu mà có thì đảm bảo khối bà sẽ không thể đẻ được khi bám theo tiêu chuẩn đó.



3. Người đánh giá tiêu chuẩn:



Hầu hết những người trong hội đồng đánh giá tiêu chuẩn nào đấy đều lại chính là người làm tiêu chuẩn khác. Và thế là ...sẽ đánh giá sao cho đến lượt mình cũng được đánh giá ....hay như thế. Những người thực sự cần đến, thụ hưởng tiêu chuẩn thì không bao giờ được tham gia đánh giá. Và thế là các sản phẩm luôn được ...súc sắc. Nếu như có thằng điên nào đó đột nhiên lọt vào hội đồng đánh giá mà ...phá bĩnh cái sự ...ổn định này thì những lần sau sẽ cho nó ...cái điều mà các vị biết cả rồi đấy.


4. Giá trị của các diễn viên đóng vai nhà khoa học:


Với thực tế hiện nay, từ góc độ của những người nghĩ mình là nhà khoa học thì sẽ dễ thấy chán nản với các lãnh đạo, hệ thống đã ...không yêu em. Từ đó sẽ bi quan, hậm hực là em ròn, em ngon mà các anh chẳng thèm ...bế em, không cưng chiều em. Lúc nào các anh cần đến em thì anh ...dùng. Xong là các anh ấy phụ bạc hắt hủi em. Thế nhưng, nếu xét từ góc độ những người quản lý thì cái việc em có thực sự ròn, thực sự ngon hay không thì ...nghi lắm.


Thực tế đã cho thấy, rất nhiều vấn đề lớn nhỏ đã từng được ...xui dại bởi những nhà khoa học lẫy lừng. Lắm khi đọc các phản biện có mùi khoa học mà thấy ...ngượng. Đã có nhiều dự án bị phản đối với các lý luận khoa học (ví dụ đường dây 500 kV và nhiều cái khác) cùng với các lời dọa dẫm nhân danh khoa học này nọ, nhưng thực tế thì lại ...không sao, vẫn ngon. Những cái này đã làm cho các nhà quản lý nghi ngờ cái độ ròn, cái độ ngon của khoa học và làm cho những cái ý kiến thực sự có giá trị cũng bị ...ỉu theo. Các nhà quản lý họ không cần ...lý luận, họ chỉ quan tâm đến sản phẩm. Tốt và có lợi là họ dùng.


Từ đây, nên chăng, những diễn viên đóng vai các nhà khoa học cần cân nhắc, làm việc nghiêm túc hơn trước khi bước ra sân khấu để Sâu Bít.


Kết: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.


Chúc quý vị như ý.

TS Trần Đình Ngọc