[VSSMGE] Cọc nằm ngoài đài

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Lại một chủ đề mới từ bác Tr.Đ.Ng IBST
==============================
Chào cả nhà,

Chắc là bắt đầu về già đâm lẩn thẩn và lẩm cẩm nên lại quấy rầy quý vị.

Chẳng là hôm nay thấy cái móng cọc mà các cái cọc nó lại không nằm dưới đài cọc. Cái đài cọc nó vốn là cái móng nông. Để nâng tầng thì người ta phải tăng sức chịu tải của cái móng nông đó. Thế nhưng, người ta không ép cọc xuống dưới đáy của cái móng nông mà lại ép cọc ở bên ngoài gần với cái móng nông.Và rồi tất nhiên chẳng có cái liên kết giữa cọc và móng nông nào cả. Tôi là tôi phản đối phương án đó với lý do là ...cả đời tôi chưa thấy nó bao giờ. Nhưng tác giả của cái thiết kế đó đã nheo mắt nhìn tôi và bảo tôi về học lại những bài cơ bản của cơ học đất nền móng đi.

Tôi doạ hắn là tôi có cả Hội cơ học đất là quân ta nhưng hắn vẫn không sợ.

Mong các quý vị chỉ giúp cho tôi biết là tôi đã sai hay đúng để tôi ..chiến thắng hoặc ...in lặng, đi nhẹ, nói khẽ, mỉm cười duyên.

Gấp lắm.

Ý kiến của bác Albert Ho

Em co vai nhan xet nhu sau:
1. Tai trong cho mong don nay co the nho. Dat nen ko qua yeu.
2. Coc ep xung quanh se tang suc chiu tai cua dat nen duoi mong. Nhung tang len bao nhieu thi ko bit ro.
3. Tai trong truyen vao dat nen va truyen sang coc dua vao ma sat cua cac hat trong dat nen. Gia tri truyen bao nhieu thi khong ro.
4. He thong mong nay van song tot neu cai mong nong nay ko bi pha hoai ve suc ben va do lun lech ko qua lon de co the anh huong den ket cau ben tren.
5. Boi vi co nhieu gia tri ko bit nen phai chay theo de ma quan sat va hoc hoi nguoi thiet ke kia. Chi co duy nhat mot dieu co the ket luan la tac gia cua thiet ke tren se ko bit he so an toan cua mong la Bao nhieu va tinh rui ro cung chang thap.

Tiếp theo ý kiến của bác Ng

Cái tải trong tác động lên các móng này là lớn hay nhỏ thì tôi không rõ. Chỉ biết là các móng nông vốn để đỡ toà nhà 5 tầng đã xây xong đuợc 3 tháng. Tính toán thì thấy các móng nông này không đủ khả năng chịu tải toà nhà 6 tầng với hệ số an toàn rất thấp. Nay người ta nâng lên 8 tầng thì các móng nông này sẽ càng không đủ khả năng chịu tải, FS <1. Vì vậy cần tăng sức chịu tải của móng. Việc thi công ép cọc dưới đáy móng là rất khó thực hiện được. vì vậy người ta thi công ép cọc ở bên ngoài móng.

Giải pháp đang được thi công là bóc hết nền nhà những chỗ không có móng rồi ép nhiều các cọc nhỏ cho đến rất nhỏ có chiều dài bằng 4 lần bề rộng của móng nông. Cái ông thiết kế phương án này bảo là các cọc sẽ chịu lực nhổ và lực ngang là chủ yếu để giúp cho cái móng nông chịu được lực nén. Ông ấy đã tiến hành tính toán và nhận thấy hệ số an toàn lớn hơn ba (FS >3) Vì vậy không cần phải tiến hành cấy thép và mở rộng đài để liên kới cọc nữa. Hắn còn bảo là cách tính toán móng nông này là rất cơ bản của Cơ học đất nền móng.

Tôi đã tìm các sách giáo khoa lẫn sách cơ bản thì chẳng thấy có chỗ nào có cái cách tính cái móng nông mà lại có cọc đứng ngoài để ngắm vào cả.

Ý kiến của bác Lão Hạc
Nghe Bác Ng kể cái vụ này giống như nói đùa vậy, hoặc là có bác thiết kế nào đấy chuẩn bị phát minh ra một trường phái tính kết cấu-địa kỹ thuật "siêu phàm" nào đấy ạ.
LH cũng có học cơ học đất và nền móng cơ bản nhưng chưa hề thấy cách tính móng như Bác mô tả ở trên.
Hay là cách tính "soil-structural Interaction" mới được phát hiện gần đây. Nếu vậy mà đúng thì có lẻ nên phong cho cái bác thiết kế này bằng TSKH ngay lập tức mới phải ạ.
Chắc bác Ng nêu lên câu chuyện vui để kích thích trí tưởng tượng phong phú của các KS địa kỹ thuật đây mà.

Ý kiến của bác Ng

Hế hế, Không đùa đâu.

Người ta đã đi quá xa và đi theo các lối mòn để quên sạch kiến thức cơ bản mất rồi. Nếu quay trở lại kiến thức cơ bản thì sẽ thấy nhiều giải pháp xử lý khác với các giải pháp lối mòn.

Hế hế. Cái này ngườiđã làm rất nhiều ở ngay truớc mắt của chúng ta.

Tiếp theo ý kiến của GSTS Trung


Xin góp vui một tý với 2 ví dụ thực tế:

1- Cái bệ phản áp đắp ở bên nền đường đắp cao trên đất yếu trong nhiều dự án đường
cũng hơi giống nguyên lý của giải pháp mà bác Ngọc nêu ra đối với móng cọc đấy.

2- Trong một số dự án Cao tốc ở phía Nam, cũng có làm cọc cát và cọc cừ tràm phía trước Mố cầu (phía sông)
để tăng thêm ổn định cho nền đất bên dưới Mố cầu đấy
 
Sửa lần cuối:
Tiếp theo ý kiến của bác Ng

Mặc dù rất buồn vì như thế này thì đã thua cái ông thiết kế nhưng vẫn xin cám ơn thầy Trung rất nhiều. Mình đường đường có học hàm học vị hoành tráng mà thua cái ông thiết kế mới ra trường thì cũng tức thật. Nhưng mà thôi, kệ.

Cái nguyên lý này đã được áp dụng cho các công trình không phải là nhà ở thì vẫn có thể áp dụng cho nhà ở khi thấy hợp lý và hiệu quả hơn.

Và đây là bác L, một chuyên gia thực nghiệm

- Về việc này, tôi xin chia sẻ vài ý kiến :

1- Khi nền dưới móng này bị phá hoại, mặt trượt phá hoại đi qua mép móng BTCT phải cắt qua các hàng cừ dưới đáy móng lẫn xung quanh móng.
Do đó, các cọc ép bên ngoài đáy móng vẫn có tác dụng chống lại sự hình thành mặt trượt này, tức là có tham gia nâng cao sức chịu tải của móng.
Nếu mặt trượt đi qua dưới mũi cọc, thì hàng cừ nằm ngoài đế móng có tác dụng làm tăng bề rộng của 'móng khối quy ước', nên cũng có nâng cao sức chịu tải của móng.
==> Tác giả thiết kế có lẽ đã dựa vào suy nghĩ này để hình thành phương án tính toán bổ sung cọc xung quanh móng nhưng ko liên kết với móng.

2- Tuy nhiên, do lăng thể trượt dưới móng là vật liệu rời, nên các hạt đất có thể chuyển dịch qua khe hở giữa các cọc mà không cần 'cắt đứt' thân cọc.
Sự dịch chuyển này bị hạn chế phần nào do ma sát với thân cọc, nhưng thật sự là rất khó để tính toán. Tôi thì chưa biết có tác giả nào đã thiết lập được hệ thống lý luận và các phương trình tính toán chặt chẽ cho giải pháp cấu tạo này.
==> Cũng ko nên phủ nhận bằng thành kiến, mà cần yêu cầu tác giả trình bày thuyết minh tính toán một cách chặt chẽ, để được người khác phản biện nghiêm túc.

3- Anh Đ ở Hội VSSMGE của chúng ta dường như cũng ủng hộ giải pháp cấu tạo này. Tôi chưa biết anh ấy tính toán cụ thể như thế nào, nhưng đã từng viết mấy dòng trong tài liệu "Mấy quan điểm về nền móng" do NXB Khoa học Kỹ thuật ấn hành từ năm 1998. Tôi xin gửi kèm trang sách có nội dung liên quan để bác kiểm chứng.
Đề nghị bác cùng anh Đ trao đổi sâu hơn một cách thẳng thắn, để qua đó, mọi người có thể chia sẻ quan điểm của đôi bên, dẫu đúng sai thế nào cũng vẫn có chỗ bổ ích.

- Rất mong được tiếp tục lắng nghe ý kiến của các bác về chuyện này.

Tiếp tục bác Ng

Xin cám ơn anh đã quan tâm và chia sẻ ý kiến.

1. Cái bài toán của bác Đ đã viết mà anh chia sẻ ở đây là hoàn toàn khác với vấn đề đang bàn ở đây về mặt nguyên lý tính toán.

2. Cái mặt trượt thì nó rất mộc mạc chân chất chứ không đủ khôn khéo để luồn lách qua khe hở giữa các cọc được. Nó luôn là một khối đã đi là đi cả mảng chứ không đi theo kiểu lát cắt mảnh được. Lý do là bởi các lát cắt đó nó vẫn "dính" vào nhau qua cái "phic" của đất.

3. Vấn đề này thì vốn không mới. Nó đã được trình bày kỹ trong các sách giáo khoa từ lâu lắm rồi. Tôi có cuốn sách "Precast Piling Practics" của Bength Broms viết từ năm 1978 do thầy Phùng Đức Long cho, trong đó đã nêu khá kỹ cách áp dụng và tính toán cho việc dùng cọc ngoài vùng chất tải để chống trượt. Ở đây, lỗi của tôi là khi xem xét móng nông thì chỉ chúi mũi vào mỗi cái móng nông nên đã quên không dùng đến kiến thức cơ bản.

Thực ra thì không phải lỗi của tôi (dại gì mà nhận lỗi). Tất cả là tại mấy cái ông viết sách kém nên đã không viết cái chuyện này vào cái chỗ móng nông.

Tiếp theo Lão Hạc

Kính chào các Thầy và cả nhà.

- Ngày xưa em học môn nền móng các Thầy dạy móng cọc thuộc loại móng sâu. Em hiểu để truyền tải trọng thẳng đứng từ công trình bên bên xuống nền sâu hơn bên dưới thì phải gắn cọc vào đài, đài vào công trình bên trên chứ ạ ? Tất nhiên một số cọc bên ngoài không gắng khi chất tải thêm, tải truyền vào đài, đài truyền vào cọc và đất xung quanh và các cọc chưa gắn vào đài "một ít" thôi ạ.
- Nếu lấy lý do các cọc không gắn vào đài này chỉ chịu tại trọng ngang thì cơ chế cũng tương tự như trên.
- Gần đây em cũng có thấy một vài phương án gia cố nền để ổn định trượt như dùng cọc đinh, cọc nhỏ cắm vào vùng đất yếu hay gia cố mái dốc mfa chẳng cần gắn vào đài gì cả. Tuy nhiên em nghĩ mục đích và mô hình bài toán hai kiểu có gắn đài và không gắn đài chắc khác chứ ạ ?
- Cái vụ cắm thêm cọc vào nền, rồi phân tích ảnh hưởng nhóm cọc tương tác với đất... em đã từng chứng kiến Bác Ngọc biểu diễn hoành tráng và thuyết phục cho công trình xử lý thực tế tại Đà nẵng rồi. Bác dùng Plaxis để phân tích và chẩn đoán.
Mong chờ Bác Ng tiếp tục " phun châu, nhả ngọc" tiếp để anh em thọ giáo và học hỏi thêm ạ.

Kính chào các tiền bối, có gì sai sót xin lượng thứ.

Tiếp theo bác Ng

Chào cả nhà và chào Lão Hạc

Khiếp quá, bạn nói về tớ nghe kinh quá.

Đúng là mô hình tính toán hai bài toán có cọc gắn vào đài và cọc không gắn vào đài nhưng đều chung mục đích cuối cùng là tăng sức chịu tải của móng. Phương thức là việc của cái anh gắn vào đài là bắt cọc trực tiếp chịu còn cái anh cọc bên ngoài là để nó hỗ trợ động viên anh đất chịu tốt hơn. Cái cách tính thì có thể xem ở đây:

www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=344766


Chúc quý vị vui vẻ.

Tiếp theo bác Hiển

Với kiến thức nông cạn về CHD nền móng cháu thử nêu một vài ý kiến theo ý hiểu của mình.
Phá hoại nền đất gồm phá hoại về cường độ (phá hoại trượt/cắt) và phá hoại về biến dạng (lún)

1. Phá hoại về cường độ: Nền đât dưới móng nông bị phá hoại theo mặt trượt (Ảnh đính kèm) nhìn vào mặt trượt thì có thể hiểu phần nào việc bố trí cọc ngoài/tách rời đài đó là tận dụng sức kháng cắt của cọc để giữ đất không bị cắt/trượt giống như dùng cọc để gia cố ổn định mái dốc.

63Untitled1_tn.jpg
82Untitled2_tn.jpg


2. Phá hoại về biến dạng (lún): Việc cải tạo nâng tầng thì chắc nhà cũng được xây dựng từ khá lâu, quá trình lún cố kết đã gần ổn định. Việc ép cọc có 2 ý nghĩa là tăng độ chặt của đất trong phạm vi cọc (trong đó có đáy đài) và hạn chế nở hông của đất dưới đáy đài khi chất thêm tải

Vài ý kiến theo ý hiểu của cháu. Có gì chú và cả nhà góp ý