Gửi bởi thành viên ducbv1905
Kính thưa thầy, cô và các anh chị trong Hội Địa kỹ thuật! Hiện nay em đang làm một Nghiên cứu nho nhỏ liên quan đến Compaction Test với tiêu đề "Mối quan hệ giữa dung trọng khô (Dry unit weight), hàm lượng nước (water content) và đặc tính kỹ thuật (engineering properties) thông qua thí nghiệm nén Proctor (compection test)".
Từ những gì em biết được thì phần lớn khi thi công lớp đất đắp chúng ta thường chỉ kiểm tra chất lượng thi công thông qua hệ số K hoặc dung trọng khô (tại hiện trường); tuy nhiên, từ một số kết quả thí nghiệm em đang làm (theo cả hai phương pháp Standard và Modified) em nhận thấy rằng [(em mới làm với đất hạt mịn (fine-grained soil), còn đất hạt thô (coarse grained soil) em mới đang chuẩn bị mẫu)]:
+ Em sử dụng hai phương pháp để làm thí nghiệm và dừng lại khi giá trị của dụng trọng khô đạt 95% của Maximum Dry Density;
+ Với hàm lượng nước đó (tại thời điểm dung trọng khô đạt 95%) em làm một số thí nghiệm Direct Shear và CBR để xác định các chỉ tiêu cơ học; so sánh với kết quả tính toán em thấy các chỉ tiêu kỹ thuật vẫn chưa đạt tới giá trị tính toán ban đầu (giá trị thiết kế).
+ Khi nén với hàm lượng nước tối ưu, sau khi đạt được dung trọng tối ưu; nếu chúng ta tiếp tục tăng năng lượng đầm nén thì giá trị của dung trọng khô hầu như không thay đổi (vì lúc này đất gần như ở trạng thái bão hòa);
+ Với đất hạt mịn, nếu tiếp tục tăng hàm lượng nước cho tới khi đạt tới hàm lượng tối ưu (Dry side) thì các chỉ tiêu kỹ thuật của đất sẽ được cải thiện (cường độ kháng cắt, độ cứng; hệ số nén; tính thấm...); tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng hàm lượng nước (Wet side) thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các tính chất kỹ thuật của đất
Như vậy, nếu chúng ta chỉ kiểm tra chất lượng đầm nén thông qua hệ số K hoặc dung trọng khô liệu có đảm bảo khẳng định được các đặc tính kỹ thuật của lớp đất đắp (cường độ kháng cắt, hệ số nén, hệ số thấm...) thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật? Vì qua thí nghiệm em thấy rằng, bằng cách tăng năng lượng nén (trong phương pháp Modified) thì giá trị của dung trọng khô vẫn có thể đạt được tới giá trị yêu cầu nhưng hàm lượng nước lại nhỏ hơn hàm lượng nước tối ưu?
Và trên thực tế tại các dự án chúng ta có kiểm tra hàm lượng nước tối ưu không ah? Có tiêu chuẩn nào phải yêu cầu kiểm tra cả hàm lượng nước tối ưu khi nghiệm thu quá trình đầm nén không ạ?
Trên đây là một số kết quả bước đầu của em, em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy; các cô và các anh chị trong Hội để em làm rõ hơn về Topic này ạ ./.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin được kính chúc Sức khỏe các thầy; các cô!
Kính chúc các anh chị trong Hội Địa kỹ thuật mọi sự an lành!
Kính thức!
Kính thưa thầy, cô và các anh chị trong Hội Địa kỹ thuật! Hiện nay em đang làm một Nghiên cứu nho nhỏ liên quan đến Compaction Test với tiêu đề "Mối quan hệ giữa dung trọng khô (Dry unit weight), hàm lượng nước (water content) và đặc tính kỹ thuật (engineering properties) thông qua thí nghiệm nén Proctor (compection test)".
Từ những gì em biết được thì phần lớn khi thi công lớp đất đắp chúng ta thường chỉ kiểm tra chất lượng thi công thông qua hệ số K hoặc dung trọng khô (tại hiện trường); tuy nhiên, từ một số kết quả thí nghiệm em đang làm (theo cả hai phương pháp Standard và Modified) em nhận thấy rằng [(em mới làm với đất hạt mịn (fine-grained soil), còn đất hạt thô (coarse grained soil) em mới đang chuẩn bị mẫu)]:
+ Em sử dụng hai phương pháp để làm thí nghiệm và dừng lại khi giá trị của dụng trọng khô đạt 95% của Maximum Dry Density;
+ Với hàm lượng nước đó (tại thời điểm dung trọng khô đạt 95%) em làm một số thí nghiệm Direct Shear và CBR để xác định các chỉ tiêu cơ học; so sánh với kết quả tính toán em thấy các chỉ tiêu kỹ thuật vẫn chưa đạt tới giá trị tính toán ban đầu (giá trị thiết kế).
+ Khi nén với hàm lượng nước tối ưu, sau khi đạt được dung trọng tối ưu; nếu chúng ta tiếp tục tăng năng lượng đầm nén thì giá trị của dung trọng khô hầu như không thay đổi (vì lúc này đất gần như ở trạng thái bão hòa);
+ Với đất hạt mịn, nếu tiếp tục tăng hàm lượng nước cho tới khi đạt tới hàm lượng tối ưu (Dry side) thì các chỉ tiêu kỹ thuật của đất sẽ được cải thiện (cường độ kháng cắt, độ cứng; hệ số nén; tính thấm...); tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng hàm lượng nước (Wet side) thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các tính chất kỹ thuật của đất
Như vậy, nếu chúng ta chỉ kiểm tra chất lượng đầm nén thông qua hệ số K hoặc dung trọng khô liệu có đảm bảo khẳng định được các đặc tính kỹ thuật của lớp đất đắp (cường độ kháng cắt, hệ số nén, hệ số thấm...) thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật? Vì qua thí nghiệm em thấy rằng, bằng cách tăng năng lượng nén (trong phương pháp Modified) thì giá trị của dung trọng khô vẫn có thể đạt được tới giá trị yêu cầu nhưng hàm lượng nước lại nhỏ hơn hàm lượng nước tối ưu?
Và trên thực tế tại các dự án chúng ta có kiểm tra hàm lượng nước tối ưu không ah? Có tiêu chuẩn nào phải yêu cầu kiểm tra cả hàm lượng nước tối ưu khi nghiệm thu quá trình đầm nén không ạ?
Trên đây là một số kết quả bước đầu của em, em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy; các cô và các anh chị trong Hội để em làm rõ hơn về Topic này ạ ./.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin được kính chúc Sức khỏe các thầy; các cô!
Kính chúc các anh chị trong Hội Địa kỹ thuật mọi sự an lành!
Kính thức!