Tiếp tục copy các thảo luận trên VSSMGE nhằm phục vụ cung cấp các thông tin hữu ích cho các đồng nghiệp
Ng.Q.Kh nói:Kính chào hội, cả nhà.
- Em chưa tìm hiểu được vấn đề: Lực giữ thành hố khoan cọc khoan nhồi do dung dịch bentonite sinh ra khi dung dịch này tạo lớp vỏ cho đất ở thành vách. Tính toán lực giữ thành vách này như thế nào.? (Không phải áp lực thủy tĩnh do dung dịch sinh ra).
- Mong anh chị, thầy cô hướng dẫn giúp em.
M.Tr.Q nói:Với công nghệ internet hiện nay, bạn chỉ cần search Google sẽ có câu trả lời, nhưng chịu khó phải đọc chậm, lọc thông tin, bạn có thể tìm được link dưới đây
www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=25422&page=3
Hy vọng các góp ý trên giúp ích được cho bạn.
TS Tr.Đ.Ng nói:Tôi cho rằng anh Q đã không đọc kỹ câu hỏi của anh Kh nên đã chỉ nhầm đường Link đến cái địa chỉ không phải là phù hợp với câu hỏi của anh Kh.
TS Tr.Đ.Ng nói:
Anh Kh có hỏi về lực giữ thành hố khoan thì anh Q lại chỉ đến nơi giải thích sức kháng giữ thành hố khoan. Hai cái này là hoàn toàn khác nhau. Tôi e là chẳng ai có thể giải thích hợp lý cho anh Kh về cái lực này được cả vì cho đến nay có lẽ người ta vẫn chẳng biết được cái lực này nó là gì.
Ng.Q.Kh nói:- Cảm ơn anh Q, Thầy Ng đã giúp.
- Em có liên hệ với bên anh em làm bên dầu khí (bên dầu khí họ khoan cọc sâu lắm) và đã được họ hướng dẫn cho các xác định sức kháng của màng bao bọc do Bentonit hình thành để chống lại lực do áp lực nước, đất.
- Với hình trên, chúng ta có thể thấy rõ khi có lực của áp lực đất tác dụng thì màng bao bọc phát sinh thêm lực (sức kháng) để chống lại áp lực đât và nước giúp thành hố khoan ổn định (không bị sập).
- Xin cảm ơn thầy Ng đã góp ý,.. (Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam).
- Trong công thức tính áp lực đất gây ra sập thành hố khoan như sau:
Trong đó:
+ Pcd: áp lực đất chủ động.
+ c: Lực dính của đất.
+ Kcd: Hệ số áp lực đất chủ động.
Với công thức trên, nếu lực dính c càng lớn thì áp lực càng nhỏ. Quả thật, Bentonit đã tao ra một loại đất mới dày hơn 0.5m gì đó ngay tại vách hố khoan nếu đủ thời gian.
- Nếu có đề tài nghiên cứu tìm ra hệ số c này khi có bentonite trong từng loại đất thì rất tốt.
- Em xin gởi cả nhà thư một người bạn làm bên dầu khí chia sẻ.
www.mediafire.com/download/gpvxttzhc9bn1q2/Drilling_hole.rar
- Xin cả nhà tham khảo nội dung sau với file download ở trên (em cũng không làm theo vì phức tạp quá).
1. Tài liệu "Fundamentals of Drilling Engineering" anh xem slide 11.
2. Tài liệu "Muni Budhu - Soil Mechanics & Foundations" a xem trang 133/616.
- Em cũng xong việc kiểm tra này rồi, chỉ tính với áp lực thủy tính của bentonite thôi để giữ ổn định.
TS Tr.Đ.Ng nói:Chào cả nhà và chào Bạn Kh
Có vẻ như bạn vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa lực và sức kháng nên bạn lại đổ cho tại ngữ pháp Việt nam. Người Việt ta từ to đến nhỏ, từ trên xuống dưới có cái rất hay ở chỗ kiểu gì thì cũng không phải tại cháu.
Thưa bạn rằng, cái này thì chẳng dính dáng quái gì đến ngữ pháp Tiếng Việt cả. Cái này thì bọn Tây nó phân biệt rất rõ là Phóc-sờ và Sựt-Tờ-reng-thờ. Mà bọn Tây thì cấm có sai và chúng ta chỉ cần học hành cẩn thận là hiểu được nó mà thôi. Cũng có lúc bọn Tây nó cũng nhầm nên gọi cái sức kháng là lực. Ví dụ cái sức kháng dính c của đất thì đã có lúc chúng nó gọi là lực dính. Chúng nó biết sai và đã kiểm điểm nghiêm khắc và đã không dùng là lực dính c nữa rồi. Thế nhưng ở ta, do giàu truyền thống bảo tồn văn hóa cổ nên ở nhiều nơi, kể cả nhưng nơi đầu nghành và đầu các kiểu vẫn không thèm thay đổi đi.
Sự khác nhau giữa cái lực và sức kháng là ở chỗ cái lực là cái gây nên tác động giống như hành động chi tiền mua cái gì đó. Còn sức kháng là cái khả năng tiềm tàng có được giống như cái số tiền nằm trong túi. Có thể có rất nhiều tiền trong túi nhưng cái việc chi bao nhiêu tiền là còn tùy ...giá cả của cái vật cần mua. Thế nhưng làm gì cũng không nên chi quá cái số tiền trong túi kẻo cái ....thành hố khoan nó bị sập.
Về cái vấn đề bạn đang quan tâm thì có thể có thắc mắc là tại sao cứ phải dùng ben để giữu thành hố khoan. Có thể dùng đường hay nước mắm hay bột sắn thì liệu có được không. Tại sao được tại sao không. Nếu cho rằng ben nó tạo ra cái màng thì cơ chế làm việc của cái màng này để giữ thành nó là như thế nào ???
Bạn có để ý rằng hố khoan hay sập khi có cát mà ít sập khi có sét. Tại sao cát lại hay sập còn sét thì lại không. Phải chăng là vì sét nó có sức kháng dính c còn cát thì không đáng kể. Nếu vậy thì liệu có cách nào đó làm cho cái cát có sức kháng dính c giông giống như sét được không.
Nếu cho rằng toàn bộ cái việc chống giữ thành là nhờ công lao trời biển của cái ....màng ben thì sẽ trả lời ra sao khi đào cái ...rãnh sâu và rộng như hố khoan nhưng có chiều dài là ...rất nhiều mét và đã dùng các kiểu ben thì nó vẫn sập dù cho đất là sét hay là cát. Cùng một phương pháp dùng ben thì lại dễ thành công cho các hố khoan nhưng lại hay bị sập khi làm cọc khoan nhồi và lại càng dễ bị sập hơn khi làm tường vây. Liệu hình thù và kích thước của cái lỗ đất nó có vai trò gì đó hay không.
Nếu thành công trong việc tạo lỗ không sập thì chắc do nhiều thành phần xúm vào giúp. Vậy mà đến khi ăn chia lại cứ mỗi mình anh ben đứng ra nhận thì e là đến ngày các thành phần khác nó không giúp nữa thì cái lỗ đất sẽ lăn đùng ra đấy.
Albert H nói:
Chao A Kh,Ho khoan cho coc nhoi thuong la hinh tron.
Ap luc dat ben ngoai va ap luc bentonite ben trong se tao thanh luc nen/keo vom cho " cai lop vo bentonite+dat".
A co the di theo huong day.
TS Ng.Tr.T nói:Chào cả nhà và bạn Kh.
Bạn có thể dở các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật hoặc sách cẩm nang về thi công có khoan nhồi và tường trong đất. Trong đó quy định rất chặt chẽ về chất lượng bentonit. Tác dụng của bentonit là tạo thành màng chống thấm, ngăn cản nước cuốn hạt cát vào hố khoan . Mục đích thứ hai là tạo nên áp lực ngang của cột bentonit, cân bằng và lớn hơn áp lực cột nước ở bên ngoài hố khoan. Vì dung trọng của ben to nít lớn hơn nước ,Nên khống chế được chuyện nước chẩy vào hố khoan. Đây là bài toán thuỷ lực và chênh áp. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bentonit. Bentonit phải được thay thế kip thời khi vó nhiều cát. Hiện nay vó nhiều loại dung dịch được dùng thay thế cho bentonit. Đặc biệt cho việc thi công khoan đường hầm. Chông sập thành hố khoan là được quan tâm hàng đầu
Kinh nghiệm của GS Terzaghi, Cha của ngành Địa kỹ thuật là các kỹ sư biết là đất sẽ nghĩ gì và ứng xử ra sao khi bạn làm mất cân bằng áp lực áp lực. Là kỹ sư bạn nên vó giấy và bút để vẽ các sơ đồ phân bố áp lực của đất và của nước ở trong đất.
Bạn có thể vẽ sơ đồ và thực hiện các tính toán
Chúc thành công