amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Tiếp tục copy các thảo luận trên VSSMGE
Khởi sự lại TS Ngọc
Chẳng là khi đóng cọc trong một nhóm cọc thì các cọc đóng trước lân cận sẽ bị trồi lên và dịch chuyển ra xa cây cọc đang được đóng do cái cọc mới nó chiếm chỗ trong đất đẩy đất lân cận làm các cọc lân cận cũng bị ảnh hưởng theo. Với các móng thông thường ít cọc thì các ảnh hưởng này là nhỏ nên ít được quan tâm. Thế nhưng, với các móng như móng các silô xi măng, Clinke với bề dày đài là 4 m tcocjanhr hưởng cộng dồn tích luỹ là đáng kể do mật độ cọc lớn. Một số giải pháp đã từng áp dụng ở các công trình khác đã được đề ra nhưng chủ đầu tư không chấp nhận. Ví dụ như đóng vỗ lại thì không cho phép vì máy đóng cọc sẽ làm gãy các cọc đã đóng khi vận hành trên mặt bằng đầy cọc. Giải pháp khoan trước khi đóng nhằm giảm thể tích chiếm chỗ trong cọc cũng đã được xem xét đến nhưng chủ đầu tư cũng gạt đi do ...tốn và làm mất ma sát thành bên giảm sức chịu tải của cọc. Vì thế, cần có giải pháp khác nhằm ngăn cái chuyển dịch trồi và dịch chuyển ngang của cọc vốn có khi đóng các cọc lân cận.

Ý kiến của bác Tường

Vấn đề bác Ngọc đề xuất rất hay.Có nhiều công trình đóng cọc xong kiểm tra lại thì vị trí ban đầu không còn đúng.
Vấn đề này cần giải quyết ở tầm pháp lý, pháp luật thì mới hợp lý. Nhiều công trình xảy ra rồi các bên lại che chắn để làm cho xong nên nghiên cứu để làm gì. Ai là người sử dung những kết quả nghiên cứu này. Muốn chứng minh kết quả nghiên cứu này cần một số kinh phí không it, Trình duyệt đề cương nghiên cứu để được cấp kinh phí cũng rất khó. Đơn vị thụ hưởng hay cộng tác nghiên cứu áp dung ở VN kiếm tìm rất khó.
Chỉ có ở những chuyên gia có kiến thức về việc này làm công tác tư vấn cho những công trình này thì họ sẽ làm và đó là bí kíp, họ giữ bản quyền để làm kiếm tiền, không phổ biến. Những chuyên gia này thì rất it để tiếp cận.
Viện của bác Ngọc nên xin kinh phí của Bộ để nghiên cứu, anh em trong Hội sẽ tham gia và đề xuất thiết lập tiêu chuẩn để áp dung.
Hy vọng Viện của Bác Ngọc sẽ làm đầu tàu cho Hội để nghiên cứu. Bác Ngọc đặt ra nhiều vấn đề rất hấp dẫn, thiết thực, nhưng chưa thấy Bác đề xuất nghiên cứu hay là Bác đang âm thầm nghiên cứu thì cũng nên công bố để anh em trong Hội mua bản quyền

Ý kiến của TS Ngọc

Các vấn đề nêu ra là xuất phát từ thực tế sản xuất chứ không phải xuất phát từ ...phòng lạnh để anh em trao đổi rồi áp dụng vào sản xuất chứ không nhằm hội nghị hay đề tài nghiên cứu hoành tráng nào cả. Các vấn đề này thì không lớn nên chẳng thể lập nên đề tài để rồi lại phải đi ...xin kinh phí để thực hiện. Không phải chỉ có một con đường là phải lập đề tài và đi ...xin tiền. Viện IBST của chúng tôi vẫn nghiên cứu và vẫn công bố đều đặn các kết quả nghiên cứu trong tạp chí của Viện và trong các tổng kết kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Cái việc anh không thấy là bởi tại vì anh ...không thấy. Cái việc anh không thấy cái gì đó thì không có nghĩa là cái đó nó không tồn tại. Có nhiều cái nó vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ ngay cả khi anh ...không thấy.

 

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Ý kiến của GSTS Tiến

Năm 1979-1981, chung tôi phải đóng cọc vào bề mặt đá của nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
Các cọc được quan trắc độ chồi lên khi đóng các cọc tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu , quan trắc đã được công bố trong các đề tài nghiên cứu về xử lý hang động carsto từ năm 1982-1984
Của IBST và của Bộ xây dựng. Chắc trong thư viện của Viện và của Bộ
Giải pháp phải làm là đóng vỗ lại các cọc đã đóng .
Câu chuyện này có thê làm lại với các hiện trường đóng cọc khác
Mọi chuyện trong nghề có thể thực nghiệm và quan trắc để có các giải pháp
Chúc thành công

Ý kiến của bác Mai Triệu Quang

Cái chuyện cọc di chuyển khi đóng vào đất, đặc biệt là nền đất yếu này không phải là vấn đề nhỏ đâu, mà đã có gây thiệt hại nghiêm trọng rồi. Một trong những công trình tôi biết là dự án đường và cầu Phú Mỹ ở Tp Hồ Chí Minh, xảy ra trên các cầu Kỳ Hà 1 và 4 trên đường dẫn:

Kết cấu mố cầu chữ U cọc đóng kiểu chân dê. Sau khi làm xong mố rồi thì Nhà thầu thi công bắt đầu đóng cọc làm sàn giảm tải trước mố. Khi đóng xong rừng cọc này rồi thì mới phát hiện ra cả mố lẫn hệ cọc chống dưới mố đã xong trước đó bỉ đẩy vào trong đến vài chục cm, và ngiêng nữa, không lắp dầm đúng theo thiết kế được. Đã phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục.

Chỉ một câu chuyện nhỏ này mà chi phí khắc phục đã là trên 20 tỷ đồng. Do vậy chủ đề này rà rất thực tiễn và cần thiết cho các anh em cả thiết kế, thi công và TVGS.

70Picture_023.jpg


28Picture_038.jpg

Đây là bài viết về sự cố này
www.vntec.vn/forum/viewtopic.php?f=13&t=484


Mời cả nhà trao đổi thêm làm thế nào để tránh hiện tượng này trong các công trình sắp triển khai.

Ý kiến của bác Oanh

Đọc thư của anh Ngọc là một hiện tượng chung, tuy nhiên anh Mai Triệu Quang lại đưa một trường hợp cụ thể với đầy đủ kết luận rằng do đóng cọc sau mố (sàn giảm tải) dẫn đến dịch chuyển mố và cọc mố…..Tuy nhiên theo cái hình đính kèm thì hình như không phải vậy. Nếu tôi đoán không lầm thì ngay phía sau mố được bơm cát bằng phương pháp thủy lực (hydraulic fill), và việc dịch chuyển này nhiều khả năng trượt mái dốc do đắp với mực nước dư khá lớn (xuất hiện ở ở trong trường hợp hydraulic fill).

Những kết luận đúng đắn cần được hỗ trợ bằng những tính toán, phân tích hẳn hoi chứ không phải chỉ mỗi một báo cáo kiểu “visual check” như thế thì không hiểu nó có phải là nguyên nhân thực tế. Trong khi việc backfill sau mố bằng hydraulic fill cực kỳ ảnh hưởng đến mố có thể gây trượt mố dẫn đến cọc bị dịch chuyển thì không được nói đến. Vả lại mặt cắt dọc nền đất tự nhiên trước khi đắp và sau khi đắp cũng không thấy đưa ra, ở đây chỉ thấy cọc mố dịch chuyển ngang lại bảo là do đóng cọc luôn????

Ngoài ra với lớp đất cát đắp trước mố bão hòa nước mà kết hợp với đóng cọc nữa thì nó lại là một trường hợp khác nữa. Bây giờ mình mới đọc được một bài báo ở tạp chí cầu đường ở nước ta như thế này! Thật là không thể nào hiểu nổi.

Về phần nội dung cọc chuyển bị chuyển dịch khi đóng, thì riêng tôi thấy là bình thường, chỉ là sử dụng những cọc dịch chuyển đó như thế nào trong kết cấu thực tế, và hạn chế nó như thế nào bằng biện pháp thi công (giai đoạn thi công trước, sau….) không có nghĩa là cọc dịch chuyển rồi thì không dùng được (trường hợp của tôi cọc lệch vị trí đến 600mm, vẫn dùng được bình thường)
 

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Tiếp tục ý kiến của GSTS Tiến
Câu chuyện này rất giống với chuyện xây dựng cầu Hàm Rồng. Do Nhật thiết kế và thi công
Bài giảng về đóng cọc , sử dung bản nhựa của thầy Bength Fellenius là rất hay. Thầy đã giảngbowr TPHCM, Đà nẵng, Bình Dương, Hà nội trong ba năm qua. Nhưng chỉ có khoảng 70 người học .
Chúng ta có thể làm một cuốn sách, tập hợp các sự cố công trình do nền móng
Cám ơn các thông tin của Quang và trao đổi của các bạn

Ý kiến của bác Trần Quốc Khánh

Em có trao đổi về vấn đề của anh Quang: "Mố lẫn hệ cọc chống dưới mố đã xong trước đó bị đẩy vào trong đến vài chục cm", với những ý sau:


1. Biện pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro là: Đóng hết cọc của sàn giảm tải sau mố mới thi công bệ.


2. Trong quá trình đóng hoặc ép từng cọc phải quan sát chuyển vị của các cọc chính cho mố để có biện pháp xử lý (công tác quan trắc được ưu tiên theo dõi)



3. Nếu đã lỡ xây bệ cọc thì đập bỏ bệ cọc rồi xây lại (thiết kế lại) có lẽ chi phí không đến 20 tỷ của mố chân dê (mố chân dê thường có khối lượng bê tông ít)


4. Biện pháp dùng cọc xiên không có nhiều ưu điểm trong quá trình thi công cũng như chịu lực so với cọc thẳng, kiến nghị chỉ dùng cọc thẳng,..


5. Nếu có điều kiện khoan 2 cọc đường kính nhỏ với chiều sau bằng khoảng 7D (với D là đường kính cọc thiết kế cho mố), có thể tăng hay giảm tùy theo tình hình,. để đất có chổ biến dạng chút ít để khỏi bị dịch chuyển.



6. Ưu tiên thi công các cấu kiện bao quanh mố chân dê trước như: Kè, ta luy, nón mố để tận dụng được áp lực đất bị động chống lại quá trình dịch chuyển mố trong quá trình thi công cọc giảm tải.

Phản hồi của bác Mai Triệu Quang

Bạn Nguyễn Công Oanh hình như cũng bị chứng đọc nhanh quá, và có vẻ quá tự tin :), cho nên "phê phán" luôn các thầy ở BK Tp HCM là báo cáo cảm quan :)


Trong cái sự việc này ECC có may mắn làm thầu phụ cho cái ông Nhà thầu thi công mấy cái cầu bị sự cố này, đã phải đưa một đội khoan từ Dung Quất vào đánh gần 10 ngày, nên được tận mắt mục sở thị hiện trường, đọc các hồ sơ, trao đổi với anh em thi công và Tư vấn Giám sát. Do dự án này cũng đã lâu rồi, nên đưa lên để các đồng nghiệp rút kinh nghiệm, chứ không phải để khoe kiến thức :)


Ở thời điểm xử lý mới chỉ có sàn giảm tải dày 40cm được thi công thôi, chưa có đắp gì cả nên chẳng có cái áp lực đất đắp nào tác động lên mố cả đâu
6idM9Y1aehqurZG0M_i1Sgsyqrr_WdCI6cgth5e4k_JIUXGOPA5jzFFbDz3XC8DBV6yrHNDlqt_RQMxblgew908td75ug0vXnfM=s0-d-e1-ft
Cái ống mà bạn thấy ở trên sàn giảm tải là ống thoát nước của tường chắn có cốt.

Picture+024.jpg


Vấn đề nó nằm ở trình tự thi công

Trình tự thi công trên công trường lần lượt là đóng cọc ở các trụ và các mố, đóng cọc phần sàn giảm tải, đổ bê tông đài cọc ở trụ, mố và sàn giảm tải.

Khi phát hiện sự cố ở hai cầu, các cầu sau đã đổi biện pháp thi công đóng xong cọc của sàn giảm tải trước rồi mới đóng cọc thi công mố. Kết quả OK.

IMG_9493.JPG


Hai cái mố cuối cùng dã phải chờ làm xong sàn giảm tải mới đổ bê tông mố


Cái ý của anh Khánh cũng khá chính xác : Nếu đập bỏ mố đi làm lại cũng tốn ít hơn số chi phí xử lý. Nhưng tình thế lúc đó không cho phép, vì các lý do chính trị:)
 

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Tiếp tục là phản hồi của bác Nguyễn Công Oanh

Lại kính chào anh Mai Triệu Quang,

Xin phép anh Mai Triệu Quang là em chưa thấy mình có triệu chứng mắc bệnh đọc nhanh. Và em thì cũng không có (nhiều) tự tin nên em hay đặt các câu hỏi, và dựa trên chính cái bài báo đăng trên tạp chí cầu đường anh Mai Triệu Quang cung cấp thì em đặt câu hỏi vì em thấy bài báo tự tin quá (chẳng thấy số liệu quan trắc, thiết bị quan trắc trong giai đoạn thi công…..) khi đưa ra kết luận rằng cọc chuyển dịch là do đóng cọc. Nếu anh Mai Triệu Quang là người mục sở thị (ý em mục sở thị ở đây là biết rõ, chứ nhìn và thấy bề ngoài thì không cần phải bàn vì một anh công nhân cũng có cái nhìn thấy tương tự). Các câu hỏi đặt ra rất đơn giản.


  1. Khu vực này là đầm lầy, vậy làm sao thiết bị thi công cọc vào được??? trừ khi dùng xà lan đóng cọc. Còn nếu có cái búa đóng cọc nào mà di chuyển trên đầm lầy để thi công cọc thì em chẳng cần phải bàn. Còn rằng mấy cái ống PVC đấy anh Mai Triệu Quang bảo là ống thoát nước cho đất đắp sau mố, thì em rất cám ơn anh vì em lại có thêm một kinh nghiệm nữa. Ở đây em không nói cái áp lực đất tác động lên mố anh Mai Triệu Quang ạ, em đang đặt câu hỏi về cái lớp reclamation bằng cát trước khi thi công cọc đấy chứ.
  2. Nếu như anh Mai Triệu Quang bảo rằng đã làm thầu phụ ở đây để xử lý thì anh Mai Triệu Quang có thể tiết lộ giúp là dựa trên cái gì để kết luận rằng đóng cọc ở đây gây ra chuyển dịch cọc ở mố (gần mái dốc). Nếu có thể anh Mai Triệu Quang đưa giúp mặt cắt ngang lòng sông đi qua mố thì tốt quá (topographic & bathymetric survey).
  3. Anh Mai Triệu Quang có thể tiết lộ giúp là các cọc nằm trong sàn giảm tải có bị chuyển dịch khi đóng cọc chăng??? (với điều kiện các cọc cần có hồ sơ hoàn công sau khi đóng cọc, chứ cái việc đóng lệch vị trí là có thể xảy ra đấy nhé). Và nếu các cọc ở sàn giảm tải không bị dịch chuyển (theo hình thì có vẻ như thế) thì cái gì làm cho cọc mố bị dịch chuyển.
  4. Dự án của em vừa xong thi công bãi cọc đến tầm 1700 tim trong điều kiện đất yếu ở Thị Vải có chiều dày dao động từ 22-40m thì chả thấy nó dịch chuyển gì sất.
  5. Cái dịch chuyển duy nhất em thấy khi đóng cọc, thực ra là ép (khi không gần mái dốc) là cọc đóng trước đó bị đẩy trồi lên trên theo phương đứng của tim cọc, chứ đẩy ngang thì em chưa thấy.
  6. Trong kết luận của anh “Trần Quốc Khánh” cho rằng cọc xiên không có ưu điểm gì so với cọc thẳng không biết có phải là kết luận cuối cùng để sử dụng, nếu thế thì từ nay chắc chả ai dùng cọc xiên nữa. Với lại cho em hỏi là mục đích cọc xiên dùng để làm gì nhỉ, nếu được thì cũng nhờ anh Mai Triệu Quang tiết lộ giúp thì tốt quá.

Theo kinh nghiệm của em thì tham gia vào một công việc nào đấy thì có các dạng sau đây:

  1. Dạng thứ 1 là làm thiên lôi, thầu chính bảo sao làm thế và dạng này thì nói chung chẳng nắm được nhiều thông tin (gọi là mật) chỉ những người cần biết mới được biết.
  2. Dạng thứ 2 là thực hiện cái việc xử lý nào đấy tứ A-Z, tức EPC và chịu trách nhiệm trên kết quả xử lý. Dạng này thì thường rất ít được các nhà thầu lớn nước ngoài (theo em biết dự án này tổng thầu là BBBH) thuê lại.
  3. Dạng thứ 3 là thực hiện mỗi cái E

Em thì chẳng giám phê phán thầy nào hết, vì tình hình đăng tải tạp chí các loại các kiểu ở ta nó thế rồi. Cái việc nhớ công ơn các thầy, với việc tranh luận một vấn đề nào đấy em nghĩ là nó không liên quan nhau, và do đó cần trao đổi cởi mở. Cái không hay ở đây là đưa ra một kết luận chỉ dựa vào nhìn bằng mắt ở hiện trường, và nghe kể thì khó mà thuyết phục được. Nếu anh Mai Triệu Quang trưng ra được các dữ liệu đo như inclinometer, extensometer, hoặc piezometer, và settlement plates cho các vị trí thi công này thì đúng là chả còn gì phải bàn nữa. Nếu trước đó chưa có số liệu đo thì cần lắp ngay để làm cái thử nghiệm, thì kết luận mới tin cậy được đó là theo ý kiến chủ quan của em, và cách làm việc của em! Còn chỉ dựa vào hình ảnh và kể chuyện thì em cũng nghĩ là chỉ để nói chuyện với nhau cho vui thì được chứ đăng tạp chí thì em thấy nó thế nào ấy.

Xin cám ơn anh Mai Triệu Quang đã nhiệt tình cung cấp thông tin rất tốt. Nếu tốt hơn nữa thì anh Mai Triệu Quang giúp luôn những cái em hỏi ở trên thì em cám ơn lắm, vì đã học được từ một công trình thực tế.

Và đương nhiên bác Mai Triệu Quang đáp trả :)

Đề tài này có vẻ nóng lên nhờ các tranh luận quyết liệt của bạn Oanh, để bảo vệ quan điểm của mình :)


Nếu bạn Oanh đọc chậm chậm một chút cái bài của các Thầy ở Bách khoa Tp HCM đã đăng trên tạp chí Cầu đường thì sẽ thấy cái thông tin dưới cùng này của bài viết. Các đồng nghiệp khác trong Hộp thư muốn tham khảo có thể liên hệ trực tiếp các đơn vị được thống kê ở dưới để rút kinh nghiệm cho mình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông 22 TCN 272 - 05: “Tiêu chuẩn thiết kể cầu";
[2] Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 356-2005: “Kết cấu bê tông cốt thép và bêtông cốt thép" Tiêu chuẩn thiết kế”.
[3] Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205-1998: "Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế".
[4] Tiêu chuẩn 22 TCN 247 - 982 “Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông dự ứng lực".
[5] Hồ sơ khác sát địa chất, địa hình do Viện cầu đường phía nam thực hiện tháng 05/2007.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do Viện cầu đường phía nam thực hiện tháng 11/2007.
[7] Hồ Sơ quan trắc chuyển vị công trình do tư vấn quản lý dự án, giám sát, công ty TNHH tư vấn xây dựng Menhard thực hiện.
[8] Hồ sơ khảo sát địa chất bổ sung do công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Bách Khoa thực hiện tháng 10/2009.
[9] Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gia cố do công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Bách Khoa thực hiện tháng 11/2009.



Trong cái dự án này nói là Nhà thầu quốc tế, nhưng làm mấy cái cầu này là thầu phụ Việt Nam, Công ty SXTM Xoài Rạp. Công ty ECC chỉ được thuê để khoan bê tông sàn giảm tải và khoan xuyên cái mố BTCT để thực hiện công tác neo dự ứng lực theo Đồ án nêu trên.


Các đồng nghiệp ở Tp HCM chỉ cần chạy xe máy qua cầu là có thể nhận định được ngay những gì đã được công bố là chính xác không và chính xác đến đâu.


www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200939/20090924230248.aspx


Rất tiếc là các tài liệu về cắt dọc, thiết kế sàn giảm tải, giải pháp xử lý, biện pháp thi công đóng cọc.... tôi nhận được từ Nhà thầu đã bị thất lạc do lâu quá rồi, nên không còn để chia sẻ cho bạn Oanh được, thật cũng hơi áy náy :)


Kính chúc cả nhà có thêm các kinh nghiệm hữu ích từ các trao đổi chia sẻ này.


Bác Oanh tiếp chiêu

Lại xin chào anh Mai Triệu Quang một lần nữa,

Em thấy đề tài này cũng bình thường chẳng có gì phải nóng lên cả, em cũng chả có quan điểm gì ở đây để mà bảo vệ cả, cái chính là khi đã làm gì đấy thì phải tường minh và rõ ràng. Anh Mai Triệu Quang có liệt kê ra một loạt các tài liệu ở bên dưới lại một lần nữa thì em cũng đã thấy ở mail trước, không rõ anh Mai Triệu Quang đã đọc kỹ cái bài báo kia chưa, riêng em thì thấy rằng toàn bộ cái tài liệu tham khảo liệt kê bên dưới thì các thông tin cần thiết không được trích dẫn vào bài báo (như thiết bị quan trắc là gì?, quan trắc khi nào?, và đánh giá cọc mố chuyển dịch do đóng cọc sàn giảm tải dựa trên thông tin và phân tích gì?…..). Và em nghĩ đây là những thông tin tối thiểu trong cái báo cáo để kết luận ra nguyên nhân thì không thấy đâu cả.

Nếu được thì anh Mai Triệu Quang chỉ cần thông tin là dựa trên cái gì để đưa ra kết luận cuối cùng và tiết lộ giúp em một số câu trả lời (chắc anh Mai Triệu Quang còn nhớ rõ) ở email trước thì quí hóa quá.

Ồ hóa ra bên anh Mai Triệu Quang khoan BT, thế mà ban đầu em cứ tưởng là khoan 1500 hố khoan địa chất sau khi gặp sự cố. Cõ lẽ em nên dừng ở đây cho chủ đề này vậy.

Xin cảm ơn anh Mai Triệu Quang về những thông tin thật thú vị.

P/S:

  1. Cái dự án cầu Phú Mỹ khá gần nhà em, và hầu như ngày nào em cũng đi đường này để đi đến công trường ở Thị Vải đấy ạ!
  2. Mấy cái hồ sơ đấy nếu cần thì em cũng có, chỉ là em thấy chả để làm gì, trao đổi là để rõ vấn đề ra chứ chẳng phải làm cái gì đấy nóng lên anh Mai Triệu Quang nhỉ.
 
Sửa lần cuối:

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Ý kiến của bác Trần Hoài Nam

Đúng là cái trình tự điều chỉnh như anh Quang nói là đúng lý thuyết (thi công xong cọc sàn rồi thi công cọc mố) nhưng tôi cũng có chứng kiến 1 trường hợp là: Do điều kiện mặt bằng thi công và việc tập trung máy móc thiết bị nên cọc mố đã được đóng trước sau đó mới đóng cọc sàn giảm tải và đóng từ lưng mố về phía sau. Kết quả thì cho thấy chuyển vị cọc mố gần như không đáng kể vì vẫn nằm trong sai số để thi công bệ.
Có khi nào hàng cọc sàn giảm tải đóng đầu tiên sát mố tạo thành tường để đẩy dồn đất ra phía sau không?
Kính.

Phản hồi của bác Mai Triệu Quang

Theo hiểu biết cá nhân, sẽ không có chuyện trường hợp xảy ra ở đây thì nhất thiết phải xảy ra ở chỗ khác. Đây chỉ là một ví dụ chia sẻ để anh em có tham khảo nhằm tránh các sự cố trong các dự án trong tuơng lai thôi mà :)


Ví dụ nếu cái mố cầu được thiết kế ở vị trí mà trước đó địa chất nó cứng hơn, lòng sông cạn hơn thì sẽ có phản lực giữ lại so với cái mố đóng trên đất yếu thì độ chuyển dịch nó cũng sẽ ít hơn.


Cũng vậy khi anh đóng từ mố lùi về thì các xung động hoặc lực ngang do tác dụng đóng cọc gây ra sẽ giảm so với anh đóng từ phía xa lại, chuyển vị tích lũy gây xô ngang lên các cọc của mố đã đóng rồi sẽ lớn hơn cách anh đóng từ mố lùi về hoặc từ giữa đoạn sàn giảm tải ra hai bên.


Mời bác Ngọc chủ cái đề tài này chia sẻ một chút kết luận để chúng ta chuyển sang đề tài khác ạ :)

Tiếp tục là một thông tin của GS Nguyễn Trường Tiến

Tôi xin góp một thông tin,

Có cái cầu khá rộng và quan trọng ở Hà nội (xin không nêu tên):

- Làm mố trên Móng cọc khoan nhồi xong, lắp dầm lên Mố xong (tức là lực thẳng đứng đè lên móng Mố đã khá lớn)

- Đóng cọc sau Mố để làm sàn giảm tải

- Chưa đóng xong thì đỉnh Mố đã chuyển vị ra phía sông (tôi không nhớ rõ con số cụ thể, hình như là 10 cm).

- Cách xử lý là đập tường đỉnh Mố vì nó đã tỳ sát vào đầu dầm, làm lại. Đồng thời do gối bị lệch rồi nên phải đặt thêm 2 gối nữa để phòng hờ.


Xin đố vui các bạn đóan xem các cọc đã được đóng theo trình tự như thế nào.
 
Sửa lần cuối:

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Ý kiến của bác Nguyễn Kế Tường

Chào bác Ngọc
Bác có nghiên cứu nhưng khi có kết quả lại cất trong tủ của Viện, làm sao em thấy được. Toàn là tài lieu quan trọng. Hôm nào Bác công bố hay cho em xin một it nhé. Vì không thấy nên không biết. Không thấy vì không ai để cho thấy thì làm sao thấy.
bao nhiêu Hội thảo không thấy bác trưng ra giới thiệu thì là sao thấy.
Cám ơn Bác trước. Hôm nào em sẽ đến gõ cữa để xin một it hạt going, hạt mầm về để gieo trong cánh đồng sinh viên của em.
cám ơn Bác nhiều.

Ý kiến của bác Ngọc

Trước hết xin lỗi cả nhà bởi nhưng thư như thế này lẽ ra phải gửi riêng.

Các kết quả nghiên cứu của Viện thì đúng là có cái được cất vào tủ mà không đưa ra công bố vì ...ngượng. Nhưng vẫn có nhiều thứ được công bố trên tạp chí của Viện. Anh muốn thì mua hoặc đến Viện để ... xin ông Viện trưởng chứ xin tôi thì tôi chẳng có để mà cho.

Tôi không tham gia các hội nghị là vì ...vẫn còn biết ngượng. Các cái mà tôi nghiên cứu này nọ thì toàn là vớ vẩn cả. Không khoe thì người ta không biết là mình dốt. Nếu khoe thì lại lộ hết ...bản chất của mình. Thỉnh thoảng cũng làm được chút gì đó đáng kể và cũng muốn khoe. Thế nhưng không được khoe do người thụ hưởng sản phẩm nghiên cứu cấm trong vòng vài năm. Cũng có cái được phép khoe nhưng lại chán không muốn khoe nữa. do khoe nhiều quá rồi. Thực ra là tôi mắc bệnh hay khoe rất nặng đủ cho kiếp này và thừa cho cả kiếp sau. Tôi cứ tưởng tôi đã khoe các công trình nghiên cứu của tôi khắp mọi nơi rồi. Hoá ra vẫn còn thiếu một chỗ đó là chỗ của anh Nguyễn Kế Tường làm cho anh ấy ...không thấy.

Phải viết những dòng này là rất chán và có lẽ tôi sẽ dừng và không tiếp tục những thư kiểu này nữa.

Và bác Ngọc tiếp tục đóng góp
Chào cả nhà, chào anh Mai Triệu Quang và chào anh Nguyễn Công Oanh,

Trước hết xin cám ơn 2 anh đã làm ấm áp cái vấn đề được nêu ra bàn luận ở đây. Cái ấm áp này là rất cần thiết trong tiết trời mùa đông giá lạnh. Ở ta, việc đưa ra một nhận định nào đó để cho người khác tin, trong đó có cả các nhận định về nguyên nhân hư hỏng, thì cần có ít nhất một trong hai thứ. Cái thứ nhất mà nhiều người hay áp dụng đó là đưa ra cái nhận định có kèm theo chức danh, chức vị, chức quyền các kiểu chức của cái người đưa ra cái nhận định đó. Lúc này, mọi người sẽ càng tin cái nhận định đó hơn khi các kiểu chức càng cao ngay cả khi cái nhận định đó là chém gió không dựa trên bằng chứng và cơ sở khoa hoc nào cả. Cái thứ hai là đưa ra nhận định cùng với các bằng chứng, chứng cớ, chứng lý cơ sở khoa học các kiểu chứng để thuyết phục. Cái này thì thường được áp dụng khi không có hoặc có rất bé cái thứ nhất. Ở đây, cái thứ nhất của anh Quang nó bé nên anh Oanh đòi cái thứ hai và anh Quang phải chứng minh theo các kiểu chứng. Cái thứ nhất của tôi thì thôi không bàn đến vì ...ngượng lắm. Vì vậy, ở đây tôi xin có ý kiến về cái nguyên nhân gây dịch chuyển ngang của cọc trong trường hợp của anh Quang nêu ra theo cái các kiểu chứng.

1. Xét đến ảnh hưởng của việc chiếm thể tích của cọc đóng hoặc ép đến chuyển dịch ngang của các cọc vốn có ở lân cận.

Giả thiết rằng nền đất lân cận cọc bị đóng hoặc ép không bị biến dạng nén lại và không bị dịch chuyển theo phương đứng mà chỉ có dịch chuyển theo phương ngang. Giả thiết này sẽ cho kết quả nền đất dịch chuyển ngang lớn hơn so với thực tế hiện trường. Lúc này dịch chuyển của nền đất S cách cọc có bán kính r một khoảng cách R sẽ là:

S = (R^2 +r^2)^0.5 – R ...... (Xem hình 1 trong tệp đính kèm)

Với cọc đường kính 50 cm thì dịch chuyển tính được tại khoảng cách 3 lân đường kính cọc 1,5 m sẽ là 2,1 cm

Dùng phần mềm Plaxis tính cho bài toán trên tại hiện trưlong XM Thăng long thì giá trị chuyển dịch ngang lớn nhất này là 1,5 cm. (Xem hình 2 trong tệp đính kèm)

Tiến hành quan trắc thực địa thì có được kết quả như hình 3 (xem hình 3 trong tệp đinh kèm).

Từ kết quả quan trắc thực địa thì thấy mấy cái tính toán ở trên là vứt đi hết mà chỉ còn lại mỗi cái nhận định là chuyển dịch ngang của nó là nhỏ. Kết quả quan trắc cho thấy tại khoảng cách 1,5 m chuyển dịch ngang đo được lớn nhất là 50 mm trong ngày đầu tiên sau khi đóng. Tuy nhiên, sang ngày thứ hai thì nó lại dịch gần lại với cọc 8 mm và đến ngày thứ 3 thì nó hầu như không dịch chuyển gì nữa.

Với các cọc ở xa hơn thì dịch chuyển ngang này còn bé hơn rất nhiều. Vì thế ảnh huởng cộng dồn tích luỹ của các cọc cũng sẽ nhỏ.

Như vậy, có thể kết luận là cái ảnh hưởng do cọc đóng chiếm chỗ đến cọc lân cận là nhỏ, không đáng kể ngay cả khi xét đến tích luỹ ảnh hưởng của nhiều cọc đến 1 cọc.

Có lẽ chính vì thế mà anh Oanh nhận thấy các cọc trong hiện trường của anh ấy nó dịch chuyển ngang là không đáng kể.

Tuy nhiên, nếu vội vã kết luận là cái việc đóng cọc hoặc ép cọc không gây chuyển dịch ngang của cọc lân cận thì sẽ có lúc ...hối hận. :D:D:D

2. Xét đến ảnh hưởng của việc ép cọc đến dịch chuyển ngang của cọc lân cận.

Nền đất lại chân các mái dốc sẽ bị dịch chuyển ngang ngay cả khi nó chưa bị trượt do phá huỷ. Điều này có nghĩa là cứ hễ có chênh lệc áp lực lên đất thì sẽ có dịch chuyển ngang quanh nơi phân cách giữa hai vùng chênh lệch. Vì thế, anh Oanh cứ nghi ngờ là phải có cái đống đất nào đó. Tuy nhiên, khi ép cọc thì nó vẫn dịch chuyển ngay cả khi chẳng có cái đống đất nào. Lý do là bởi nó có một loại "đống đất" khác tồn tại ngay khi ép cọc. Cái "đống đất" đó chính là cái máy ép cọc, trên đó họ chất rất nhiều cục tải để làm đối trọng khi ép.

Như vậy, ép cọc cũng có thể là nguyên nhân gây dịch chuyển ngang các cọc lân cận.

3. Xét đến ảnh hưởng của việc đóng cọc đến dịch chuyển ngang của cọc lân cận.

Khi có chấn động do đóng cọc thì nền đất quanh đó sẽ bị "yếu" đi. Mô đun biến dạng của đất giảm từ 10% đến 50% tuỳ theo loại đất. Với đất sét yếu thì nó giảm mạnh nhất. Cái này thì tôi không biết gì cả mà chỉ là lấy từ cuốn Soil Dynamics của ông Xam-xơ Bờ-ra-cát.

Nếu như nền đất là bằng phẳng, không có tải chất cục bộ thì cái việc giảm cái mô đun biến dạng này ít ảnh hưởng đến hoà bình thế giới. Tuy nhiên, khi có chênh lệch tải trọng thì cái nguy cơ dịch chuyển ngang của nền đất sẽ tăng lên khi mô đun biến dạng nền đất giảm do có chấn động do đóng cọc.

Vì thế, việc đóng cọc cũng có nguy cơ tòng phạm gây nên dịch chuyển ngang của nền đất.


Túm lại cả Quang và Oanh đều có lý và đều có thể đúng. Đề nghị cả nhà vỗ tay hoan hô.

Như vậy, nếu như cái nguyên nhân dịch chuyển ngang này được hội đồng nghiệm thu đề tài chấp nhận thì vấn đề của cái topic này còn lại là vấn đề trồi cọc và làm thế nào để ngăn chặn cái dịch chuyển ngang này khi nó là lớn.

Xin moi người tiếp tục thảo luận.

80Hinh1.gif

86Hinh2.gif



43Hinh4.gif
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: tavanvu

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Thêm thông tin về sự cố tương tự do bạn Lê Tý chia sẻ trên diễn đàn cauduongbkdn.com


Mình xin trình bày một chút ít hiểu biết của mình về vấn đề này như sau:
Thứ nhất về vấn đề ảnh hưởng của công trình do tác động chấn động của các yếu tố chủ quan do con người hay máy móc gây nên thì mình đã gặp một trường hợp ở thực tế năm 2009. Cụ thể là ở công trình cầu Sông Lũy,TP. Đồng Hới Quảng Bình (Đoạn đườn tránh).
Nguyên nhân và hệ quả mình tóm tắt ngắn gọn như sau:
1. Công trình thực tế.
- Do đoạn đường đầu cầu sau mố là đất yếu, TVTK đề xuất phương án sàn giảm tải.
- Trong quá trình đóng cọc thi công sàn giảm tải mố A0 bị nghiêng không đều ra hướng bờ sông, thượng lưu 20cm, Hạ lưu 30cm,toàn bộ kết cấu nhịp bị đẩy dồn về phía mố còn lại, tường đầu mố A0 đã tì sát vào đỉnh dầm (Dầm I33m, cầu có 6 nhịp), cọc đang thi công xảy ra sự cố trên nằm phía hạ lưu.
- Mình được "vinh dự" tham gia xử lý sự cố này, theo mình được biết lúc đó (năm 2009), chưa có quy định nào để khẳng định xảy ra sự cố trên là do đóng cọc.
- Lúc đó buộc phải tính toán để chứng minh sự cố trên là do đóng cọc, mình đã thử biện pháp xin được trình bày nôm na như sau: Xét chuyển vị bình quân, tính ngược lại lực có thể gây ra chuyển vị đó. Xác định lực ngang do đóng cọc đem so sánh với lực vừa tính 2 lực tương đương nhau, sơ bộ xác định nguyên nhân do đóng cọc. Sau đó một loạt các biện pháp tính toán và xử lý đưa ra, cuối cùng công trình đảm bảo để đưa vào sử dụng.



Thứ nhất: Cách tính lực ngang, em tính theo cách tính ngược. Có chuyển vị của mố em tính ngược lại lực tác động phương ngang và đứng gây ra chuyển vị đó. Cụ thể có các bước chính như sau:
- Tính các đặc trưng hình học, đặc trưng quán tính của mố, hệ cọc có xét đến tương tác đất nền theo mô hình winkle.
- Tính toán các trị riêng của hệ mố, cọc, các biên độ dao động theo các phương (Ở đây em chỉ xét 3 mode đầu tiên).
- Xây dựng "phổ", do tác động của quá trình đóng cọc (sách nền móng công trình có nói sơ về phần này, và một số đề tài tham khảo).
- Từ đó tính được lực tương ứng gây ra chuyển vỵ.

Thứ hai: Mố thiết kế dạng Mố nặng "chữ U" dạng tường trên móng cọc(theo cấu tạo), bao gồm 08 cọc KN D=1.0m, L=60m, nền đất yếu SPT (4-8) sâu 35.0m, KT bệ mố (12x5x2)m, cao mố 6,50m đến cao độ đường đỏ. Tuy nhiên quá trình đóng cọc sàn giảm tải chưa thi công đất đắp sau mố, cao độ đất trước và sau mố ngang đáy bệ.



[FONT=Open Sans, sans-serif]cauduongbkdn.com/f@rums/showthread....trình-xung-quanh&p=176941&posted=1#post176941[/FONT]

[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]Cộng với các thông tin về các dự án do anh Hùng và Thầy Trung cung cấp thì có thể nhận thấy rằng dạng sự cố này vẫn cứ xảy ra lặp lại và theo Quang lý do là việc công bố chia sẻ các thông tin, cùng các phân tích về nguyên nhân và cac phòng tránh hoặc xử lý này đã không được thực hiện, ít ra là trong giới chuyên môn (Chủ đầu tư, Tư vấn Thiết kế, TVGS, Nhà thầu thi công).[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]Ở bên ketcau.com, bác Trần Đình Ngọc đã công bố bài viết rất hay và chuyên sâu về sự cố cọc nhảy Disco ở Nhà máy Xi măng Thăng Long, với các phân tích khoa học, và các hình ảnh và thực nghiệm chứng minh khá thuyết phục. [/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]https://www.google.com/url?q=www.ke...ds-cse&usg=AFQjCNEnXo1XyYm6TBHsCZ3tRnby2GNyAg
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]Tuy nguyên nhân dịch chuyển cọc ở Thăng Long hơi khác với sự cố của bên cầu đường trong các trường hợp kể trên, nhưng giá mà các chuyên gia Cầu đường được đọc bài này sớm hơn thì chắc số lượng sự cố tương tự sẽ ít hơn :), và tiền thay vì xử lý sự cố để chia cho anh em nhậu chắc cũng mệt nghỉ :)[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]Thấy cái tiêu đề của bác Ngọc đưa ra là ngăn chặn...., nhưng hiện nay ta mới chỉ ra được hiện tượng, và xử lý sau khi sự cố đã xảy ra chứ chưa đưa ra được giải pháp ngăn chặn tối ưu nhất. [/FONT]Mời cả nhà cùng thảo luận thêm ạ.
[FONT=Open Sans, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=Open Sans, sans-serif]www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=65747
[/FONT]