Xin kinh nghiệm về giải thể công ty

Acons

Thành viên cơ bản
26/12/13
2
0
Anh chị nào có kinh nghiệm về giải thể công ty không ạ, bên mình đang vướng quá, có nên thuê dịch vụ không nhỉ ?
 

ketoanxaydung

Thành viên chính thức
9/6/13
25
1
Muốn làm thủ tục giải thể công ty cần:
1. Coi sổ sách kế toán xem thành phẩm, hàng hóa, 142,242, 211 còn hay hểt, nếu còn thì tìm cách xử lý cho hết, có thể xuất hóa đơn, tất toán vào chi phí…, để cho hết tồn kho vì nguyên tắc khi giải thể còn tồn kho thì cơ quan thuế truy thu lại thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với hàng tồn kho, công cụ dụng cụ, tài sản cố định còn lại. mặc khác nếu để lại hàng tồn kho giải thể sẽ rắc rối hơn nhiều.
2. Làm quyết toán+ sổ sách kế toán đến thời điểm giải thể để lên quyết toán đến thời điểm giải thể.
3. Sau khi thanh lý xong tài sản cố định+ hàng tồn kho+ 142+242 thì làm thông báo hủy hóa đơn luôn
4. Chuẫn bị tiền để nộp hết thuế còn nợ nếu có vì khi nộp hồ sơ giải thể phải nộp xong thuế
5. Tiền nợ khách hàng thuế không quan tâm, còn nợ khách hàng Chi cục thuế vẫn cho giải thể chỉ có nợ tiền thuế chưa nộp là không được giải thể mà thôi.
6. Nộp hồ sơ giải thể: ( tùy nơi sẽ yêu cầu khác nhau nhưng thông thường quyết định giải thể+ thông báo hủy hóa đơn+ Văn thư trách nhiệm pháp lý sau giải thể+ bản sao giấy phép kinh doanh+ bản gốc đăng ký thuế+ Cam kết không hoàn thuế nộp dư nếu doanh nghiệp không có nhu cầu xin hoàn..)+ Quyết toán giải thế( Qưyết toán thuế TNDN+TNCN+ Báo Cáo Tài Chính đến thời điẻm giaỉa thể)
7. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ thuế nhận hồ sơ sẽ đối chiếu tờ khai thuế các năm xem còn thiếu không, nếu thiếu thì bổ sung, còn nợ tiền thuế thì bắt đi nộp tiền thuế xong mới nhận quyết định giải thể.
8. Hồ sơ chuyển cho cán bộ quản lý thuế: Thông thường hồ sơ sẽ ngâm ở đây. Vì người nộp thuế chờ đợi hoài mà bên thuế không phản hồi nên doanh nghiệp tưởng giải thể xong rồi. Mới có khái niệm giải thể treo. Thực ra giải thể treo là chưa giải thể mới treo hồ sơ tại cán bộ quản lý thuế.
9. Cán bộ quản lý thuế giải quyết, nếu không phát sinh và phát sinh ít sẽ ra quyết định giải thể luôn. Còn nếu phát sinh nhiều cần kiểm tra và quyết toán thì sẽ ra quyết định quyết toán doanh nghiệp
10. Sau khi quyết toán xong hoặc không quyết toán cán bộ quản lý ra tờ quyết định đóng mã số thuế và cho phép trả giấy phép tại sở kế hoạch đầu tư.
11. Tới bước này gần như 90% đã xong, doanh nghiệp làm hồ sơ trả giấy phép kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư.
12. Sau khi hồ sơ đúng tại sở kế hoạch, bên sở kế hoạch ra quyết định cho phép trả con dấu.
13. Trả con dấu tại PQLHC và TTXH xong, bên Công an ra cho Biên nhận hoàn thành trả con dấu
14. Đem biên nhận về nộp tại Sở kế hoạch và Đầu tư
15. Bên sở kế hoạch đầu tư ra quyết định giải thể.
 
Bên mình căng quá, không giải thể được, đang làm thủ tục sát nhập cho nó nhẹ nhàng hơn.
Chuẩn, nếu công ty "sạch", việc gì phải làm thủ tục đóng cửa, làm thủ tục sát nhập vào bất kỳ công ty nào đó nhẹ nhàng hơn nhiều, đâm đầu vào làm thủ tục giải thể chỉ béo cho hội làm dịch vụ. Tiền dịch vụ hay bôi trơn đám cave thuế quan liêu, gửi bồi dưỡng cho kế toán doanh nghiệp dự kiến sẽ sát nhập.

Báo chí đề cập phản ánh vấn đề này mãi " khai sinh doanh nghiệp thì quá dễ, khai tử doanh nghiệp thì quá khó".

Tất nhiên không thể trách được cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan, vì thành lập doanh nghiệp rất dễ vì nó khởi đầu cho cái quyền tự do kinh doanh của bất kỳ công dân nào, đã thành lập là phải có trách nhiệm với doanh nghiệp, đồng nghĩa sẽ có hàng loạt thứ nghĩa vụ và quyền lợi với nhà nước, với người lao động, với đối tác, với khách hàng,... làm sao cơ quan thuê hay cơ quan quản lý có liên quan nắm được. Do vậy muốn giải thể phải giải quyết sạch sẽ ân oán nợ nần thì mới được, việc hoàn thành các thủ tục này sẽ mất nhiều thời gian.

Anh chị nào có kinh nghiệm về giải thể công ty không ạ, bên mình đang vướng quá, có nên thuê dịch vụ không nhỉ ?

Nếu lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến đấu thầu hoặc chứng minh năng lực trước khi được tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hoá thì liên hệ bên mình nếu chưa giải thể xong.