Ý kiến của bạn về việc phân chia vùng miền lần này ?!

Đọc báo thấy cái đề tài này cũng vui vui , đề tài vùng miền



Ngày 4/6, tại cuộc họp về phương án phân vùng trên cả nước giai đoạn 2021-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hai phương án.

Thứ nhất, giữ nguyên hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trung du và miền núi phía Bắc được tách thành Đông Bắc và Tây Bắc. Duyên hải miền Trung tách thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Nam Trung Bộ; tỉnh Bình Thuận sang Đông Nam Bộ.

Bốn tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông gộp vào Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới gồm các tỉnh hiện nay, bổ sung Lâm Đồng và Bình Thuận.

Phương án này được một bộ, 4 địa phương đồng thuận.

Thứ hai, tách Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung Bộ). Đồng bằng sông Hồng được mở rộng thêm tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang và đổi tên thành vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Như vậy, các vùng mới trên cả nước gồm: miền núi phía Bắc có 10 tỉnh; đồng bằng và trung du Bắc Bộ có 15 tỉnh; Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế); Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Ba vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố); đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) giữ nguyên như hiện nay.

Phương án này được 10 bộ và 49 địa phương đồng tình. Đây cũng là phương án được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất, chỉ đạo nghiên cứu, do có tính kế thừa việc phân vùng trước đây, ít xáo trộn. Cách này cũng giúp đồng bằng sông Hồng được mở rộng không gian phát triển mới, một số tỉnh ở trung du miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.

phuong-an-6209-1591276959.jpg


Theo wikipedia thì


VietnameseRegions_vn.png

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ bắc xuống nam từ hơn ba trăm năm nay đã hình thành 3 miền địa lý là Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Cách gọi này có từ thời Đế quốc Việt Nam năm 1945; trước đó ba miền được gọi là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ.

Trong lịch sử, ba miền còn được gọi là Bắc Phần, Trung Phần, và Nam Phần từ năm 1948 tới năm 1955 thời Quốc gia Việt Nam, cũng như sau đó từ 1955 tới 1975 theo cách gọi của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày nay phần lớn các nghiên cứu và ứng dụng vào các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý đều chia từng vùng miền thành các khu vực nhỏ hơn.

Hiện nay toàn lãnh thổ Việt Nam được tổ chức thành 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Mỗi vùng có từ 1 đến 2 đơn vị hành chính được chọn làm thành phố trực thuộc trung ương.

Phân loại các vùng miền hiện nay

1. Bắc Bộ (còn gọi là miền Bắc) gồm các tỉnh thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Vùng Tây Bắc (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Vùng Đông Bắc (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
  • Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh): Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.
2. Trung Bộ (còn gọi là miền Trung) bao gồm các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương.
  • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
3. Nam Bộ (còn gọi là miền Nam) gồm các tỉnh nằm phía sau các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.
  • Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành): Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (13 tỉnh): Tp. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
Như vậy cho thấy các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên hiện nay chưa có thành phố trực thuộc trung ương.

Vậy việc phân chia mới có vẻ không phù hợp với địa hình, các tỉnh miền núi phía Bắc bị chia cắt quá, ngược lại các tỉnh trung du Bắc Bộ lại được hưởng lợi quá lớn.

800px-Vietnam_Topography.png
 
Dưới góc độ dân thường thì không nhìn thấy được đâu, mục đích phân vùng để có chính sách và chương trình đầu tư riêng cho từng vùng. Đúng là hơi áy náy việc gộp chung vùng miền núi phía Bắc vào. Đáng lẽ:
- Vùng Đông Bắc Bộ nhập chung vào vùng Sông Hồng
- Vùng Tây Bắc nhập chung vào Bắc Trung Bộ

Lý do

- Vùng Sông Hồng và Đông Bắc Bắc Bộ là miền nằm phía Bắc của sông Hồng và tới tận phía Nam của Ninh Bình. Miền này lại được chia thành ba khu tự nhiên là khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu đồng bằng Bắc Bộ. Đặc điểm cơ bản của vùng này là: có quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về mặt địa chất - kiến tạo và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình karst khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng. Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (có nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh qua thiên nhiên theo mùa.

- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là phần phía Nam của sông Hồng tới phía Bắc dãy núi Bạch Mã. Miền này cũng chia làm ba khu, gồm khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hòa Bình - Bắc Trung Bộ.

Nếu có ý kiến cá nhân nữa thì: Long An và Tiền Giang đưa vào vùng Đông Nam Bộ.