Thông báo Các nghị định mới cập nhật theo luật Xây dựng sửa đổi 2020: quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý dự án ....

HenHoXayDung

Thành viên cơ bản
29/1/16
11
7
ACE đã thảo luận ở các topic dưới đây





Vui lòng qua đây đi

Ngày 26/01/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
- Nghị định số 06 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định gồm 54 điều và 09 Phụ lục:
- Phụ lục I Phân loại công trình theo công năng sử dụng
- Phụ lục II Nhật ký thi công và bản vẽ hoàn công
:
+ Phụ lục IIa Nhật ký thi công xây dựng công trình
+ Phụ lục IIb Bản vẽ hoàn công

- Phụ lục III Kế hoạch tổng hợp về an toàn

- Phụ lục IV Báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:

+ Phụ lục IVa. Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.
+ Phụ lục IVb. Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Phụ lục V mẫu Thông báo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng

- Phụ lục VI Hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

+ Phụ lục VIa. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
+ Phụ lục VIb. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình

- Phụ lục VII Thông báo cáo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Phụ lục VIII Danh mục công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp
- Phụ lục IX Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình


Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.

Theo Nghị định này công trình xây dựng được phân loại dựa trên căn cứ về tính chất kết cấu và công năng sử dụng của công trình, cụ thể như sau:

- Căn cứ tính chất kết cấu, công trình xây dựng được phân thành các loại (tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP không quy định phân loại theo căn cứ này):
+ Nhà, kết cấu dạng nhà;
+ Cầu, đường, hầm, cảng;
+ Trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè;
+ Kết cấu dạng đường ống;
+ Các kết cấu khác.

- Căn cứ công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại:
+ Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng;
+ Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp;
+ Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình phục vụ giao thông vận tải;
+ Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

Việc phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021.

Tại Nghị định, Chính phủ quy định rõ, các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày 26/01/2021 thì quy định về loại và cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư.

Đối với các công trình xây dựng khởi công trước ngày 26/01/2021 thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì không tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi.

Đối với các công trình xây dựng khởi công trước ngày 26/01/2021 thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày 26/01/2021 đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực.

Nghị định nêu rõ, nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
1- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
2- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
3- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
4- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
5- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
6- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình

Theo Nghị định, trình tự quản lý thi công xây dựng công trình như sau:
1- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
2- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
3- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
4- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
5- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
8- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
9- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
10- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
11- Hoàn trả mặt bằng.
12- Bàn giao công trình xây dựng.

Nghị định nêu rõ, nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.

Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công.

Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này.

Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu…

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng

Nghị định nêu rõ, Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau: 1- Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng; 2- Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.

Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.

Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014/QH13.
 

thuvienxaydung

Thành viên cơ bản
18/4/16
67
15
Điều 14. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng

h) Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

Điều 37. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng

d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);

Đây là nội dung tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ.

 
  • Like
Reactions: XayDungDep
Đập hộp Nghị định 50/2021/NĐ-CP, xin chia sẽ một số điểm mới của Nghị định 50/2021/NĐ-CP kèm theo đó là sự nhìn nhận riêng dựa trên quá trình theo dõi từ Nghị định 48/2010/NĐ-CP.

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:


Phác thảo lại phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng theo đúng tinh thần các các Luật Đầu tư công, Luật đầu tư, Luật Xây dựng sửa đổi… bằng cách chuyển hóa là các thuật ngữ truyền thống sang các thuật ngữ mới như: “vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công”; “dự án PPP”; “đối tác công tư” …

Từ đó, cho thấy hệ quy chiếu để xác định phạm vi áp dụng sẽ là “nguồn vốn”, việc điều chỉnh này cùng với các Nghị định 06/2021; 10/2021 và 15/2021; sẽ tạo một bộ khung đồng bộ đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

2. Khái niệm lại và định lượng lại một chút về loại “Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ” thành “Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị” & Và sự “ưu ái” dành cho hợp đồng EPC.

Từ đó, sẽ khái niệm lại các loại hợp đồng EP (Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị), hợp đồng PC (Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình), Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (EPC).

Riêng đối với hợp đồng EPC, Nghị định 50 có “ưu ái” hơn, khi quy định thêm một số vấn đề mà lâu nay, các CĐT phải làm văn bản gửi Bộ Xây dựng để xin hướng dẫn áp dụng:

• Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ.

• Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.

Bên cạnh đó, quy định về Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng, quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, nghĩa vụ của bên giao thầu/bên nhận thầu EPC cũng sẽ quy định rõ hơn về EPC.

3. Xuất hiện loại hợp đồng mới – “Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ”.

Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu (Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng), đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.

Trên tinh thần là đơn giản, quy mô nhỏ và giảm bớt thủ tục không cần thiết, Nghị định quy định rất mở về vấn đề tạm ứng, cụ thể:

• Việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu.

• Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng.

Theo tôi, cái này hay cực kỳ. Chắc là Bộ Xây dựng sẽ có hướng dẫn thêm về nội dung hoặc mẫu của hợp đồng này!

4. Theo hình thức giá hợp đồng, Nghị định 50 bổ sung 02 loại “Hợp đồng theo chi phí cộng phí” và “Hợp đồng xây dựng khác”.

Cái này, thì không có gì mới, thật ra 02 loại hợp đồng này đã quy định tại điều 140 của Luật Xây dựng 2014, tuy nhiên trên Nghị định 37/2015 lại không thấy đề cập, cho nên có thể hiểu nôm na, Nghị định 50 đang khắc phục sai xót này của Nghị định 37.

Từ đó, quy định về Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng cũng sẽ bổ sung 02 loại hợp đồng này.

Chứ không có gì mới mẻ cả!

5. Điều chỉnh hợp đồng & Điều chỉnh giá hợp đồng. Những quan điểm hoàn toàn khác biệt.

Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách.

“việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách” – Nó có thể can thiệp bất kỳ loại hợp đồng nào nếu như không có phạm vi và ranh giới rõ ràng. Tôi cho rằng sẽ tranh cãi suốt tuổi thọ Nghị định 50.

Bên cạnh đó, cùng với quy định phương pháp điều chỉnh giá các loại hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng đơn giá điều chỉnh. Công tác quyết toán hợp đồng cũng như quyết toán dự án hoàn thành sẽ gặp rất nhiều tình huống trớ trêu, khó phân định, tranh cãi và mất rất nhiều thời gian.
 
  • Like
Reactions: CecomJsc

CecomJsc

Thành viên cơ bản
21/3/21
1
0
www.cecom.vn
Đúng là các quy định mới (sửa đổi, bổ sung) về hợp đồng xây dựng của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP mang lại nhiều thay đổi so với trước đây

Đầu tiên là món căn cứ, do thời điểm ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đến nay đã có nhiều sự thay đổi về luật pháp, nhiều luật mới được bổ sung và có nhiều quy định mới:
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
  • Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
  • Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
  • .v.v.
Khoản 1 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP như sau:

“Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án PPP với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP).

Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Nghị định này để xác lập và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn khác”.

Đưa phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng theo đúng tinh thần các các Luật Đầu tư công, Luật đầu tư, Luật Xây dựng sửa đổi… bằng cách chuyển hóa các thuật ngữ truyền thống trước đây sang các thuật ngữ mới như: “Vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công”; “dự án PPP”; “đối tác công tư”… Từ đó, cho thấy hệ quy chiếu để xác định phạm vi áp dụng sẽ là “nguồn vốn” sử dụng của các dự án đầu tư xây dựng. Việc điều chỉnh này cùng với các quy định mới tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quản lý chất lượng thi công xây dựng sẽ tạo nên khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ đối với các dự án đầu tư xây dưng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

Quan điểm mới và khác biệt về điều chỉnh hợp đồng & điều chỉnh giá hợp đồng

Thay đổi quy định về hợp đồng xây dựng dẫn đến thay đổi nhiều quan điểm cũ trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trước đây. Sắp tới, các thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ hướng dẫn, cụ thể nhiều điểm mới để tạo nên hành lang pháp lý đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn.

Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định rõ hơn cho nội dung điều chỉnh khi có thay đổi chính sách: “… Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách”. Quy định này khá rộng, đọc như vậy thôi, nhưng vào thực tế áp dụng có thể còn những vướng mắc. Vì vậy, có thể Bộ Xây dựng sẽ có Thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc điều chỉnh này để tránh sự tranh cãi và vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh các quy định về phương pháp điều chỉnh giá các loại hợp đồng (hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) trong thực tế công tác quyết toán hợp đồng cũng như quyết toán dự án hoàn thành còn gặp nhiều tình huống vướng mắc, khó phân định, gây tranh cãi và mất nhiều thời gian so với các quy định cũ. Thông tư số 07/2016/TT-BXD chắc chắn sẽ phải sửa đổi, do nhiều điểm mới nêu trên và dưới đây.

Về loại hợp đồng mới “Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ”, có thể hiểu là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu (ví dụ: gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng,…), đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện .... nhưng có vẻ thiếu gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ mà chỉ có gói thầu dịch vụ tư vấn đơn giản theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, chỗ này ban căng vì liên quan đến tạm ứng.

6. Bổ sung một điểm vào khoản 4 và một khoản vào sau khoản 5 của Điều 18 như sau:
a) Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 4 như sau:
“a1) Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.”

b) Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 như sau:
“5a. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết.”

Căn cứ vào văn bản này thì


Việc xác định gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn có phải đơn giản hay không do chủ đầu tư quyết định căn cứ vào quy mô, tính chất cụ thể của gói thầu.

Hehe nghị định số 50/2021/NĐ-CP cũng sửa tên Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) thành hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị.


Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng cũng có nhiều quy định rất mới

Nghị định số 50/2021/NĐ-CP có những sửa đổi, bổ sung rất mới vào Nghị định số 37/2015/NĐ-CP:

1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

3. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

4. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
 

DungCivilIndustrial

Thành viên cơ bản
22/6/21
5
2
31
Khi xem một số một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định tại các Nghị định: số 06/2021/NĐ-CP, số 10/2021/NĐ-CP và số 15/2021/NĐ-CP

Điều 35. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở ((Nghị định 15/2021/NĐ-CP)
1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định (trong trường hợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định) theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
2. Việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

Điều 36. Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng (Nghị định 15/2021/NĐ-CP)
1. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109

Sau khi xem
Mẫu thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, theo mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
- Căn cứ hồ sơ trình thẩm định;
- Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của tổ chức tư vấn, cá nhân;
- Các căn cứ khác có liên quan ………………………………………..


Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
- Căn cứ Thông báo kết quả thẩm định số....
- Theo đề nghị của .... tại Tờ trình số... ngày... tháng... năm... và Thông báo kết quả thẩm định số... ngày... tháng... năm ... của...


Thì đá quả bóng phê duyệt thiết kế được đá về chủ đầu tư, các cơ quan chuyên ngành siêu sướng nhẹ tội, được ăn được nói được gói mang về ... và một điều chắc chắn là tiến độ vẫn chậm trễ khủng khiếp bởi chính các cơ quan chuyên ngành.