Mấy hôm trà dư tửu hậu, mọi người lại lôi cái chủ đề năng suất lao động của Việt Nam ra chém, đặc biệt vấn đề về hiệu suất lao động- Thể hiện ở chỗ là tăng trưởng quá dựa vào thâm dụng lao động, hiệu suất lao động trên đầu người không cao, trên thực tế là đang giảm ... nghĩa là có cái gì đó sai sai. Nói chung là các doanh nghiệp đang ở trạng thái tốn tài nguyên của cải xã hội, hoạt động kém và làm hư người lao đông (vật chất quyết định ý thức ... ý thức gì thì mọi người tự suy ngẫm).
Tuy đâu đó vẫn có những gương sáng, nhưng có vẻ là thực trạng chung của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hiệu suất kém. Tất nhiên thì trong môi trường doanh nghiệp thì 80% năng suất thấp là do “ trình độ người quản lý”... Lý do chủ quan này nhiều lắm, ví dụ ở góc độ sản xuất trực tiếp thì liên quan đến nguyên vật liệu thiếu hay không phù hợp, máy móc thiết bị hư hỏng bất tử, nhiều khung thời gian trống ... ở góc độ gián tiếp thì kế hoạch kém, thay đổi thường xuyên, xây dựng định mức kém ...
Nhưng thực trạng hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp tìm cách cải tiến cải lùi và xác định rằng tiền công không thúc đẩy được ... vì làm việc không năng suất, không hiệu quả thì thì trả lương cao đồng nghĩa tự sát trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp thay vì trả lương cao, đã gắn lương theo năng suất ... nhưng lại rơi vào bài toán quản lý, vì năng suất mà tính theo khoán có cái lợi và hại nếu không kiểm soát tốt. Ví dụ người giám sát thay vì làm đúng nhiệm vụ thì họ lao vào tác chiến cùng người lao động sau đó gửi sản phẩm cho người lao động để lãnh thêm tiền. Kết quả là không có giám sát thì chất lượng bỏ ngỏ, công ty lãnh đủ. Rõ ràng là muốn năng suất lao động tăng không phải như chỉnh cái máy cho chạy nhanh hơn, nghĩa là ép người lao động làm nhiều hơn để có nhiều sản phẩm hơn là được. Nhiều doanh nghiệp hạng TOP đang giảm sản xuất vì ngày càng phát sinh nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí liên quan đến người lao động, càng làm nhiều càng lỗ vì đơn giản là bài toán năng suất không phải là làm nhiều hơn nhanh hơn mà là tiết kiệm tối đa chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Nói trên lý thuyết thì ai cũng biết rằng đây là bài toán quản trị nguồn nhân lực, rằng cần phải có báo cáo đánh giá và phân loại người lao động để khi lên kế hoạch sản xuất thì phải xác định được tiền công người lao động, đẻ biết chính xác cần bao nhiêu lao động và những lao động như thế nào theo mỗi hợp đồng .... nhưng .... nhưng
Hóng mọi người bay vào chém gió
Tuy đâu đó vẫn có những gương sáng, nhưng có vẻ là thực trạng chung của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hiệu suất kém. Tất nhiên thì trong môi trường doanh nghiệp thì 80% năng suất thấp là do “ trình độ người quản lý”... Lý do chủ quan này nhiều lắm, ví dụ ở góc độ sản xuất trực tiếp thì liên quan đến nguyên vật liệu thiếu hay không phù hợp, máy móc thiết bị hư hỏng bất tử, nhiều khung thời gian trống ... ở góc độ gián tiếp thì kế hoạch kém, thay đổi thường xuyên, xây dựng định mức kém ...
Nhưng thực trạng hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp tìm cách cải tiến cải lùi và xác định rằng tiền công không thúc đẩy được ... vì làm việc không năng suất, không hiệu quả thì thì trả lương cao đồng nghĩa tự sát trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp thay vì trả lương cao, đã gắn lương theo năng suất ... nhưng lại rơi vào bài toán quản lý, vì năng suất mà tính theo khoán có cái lợi và hại nếu không kiểm soát tốt. Ví dụ người giám sát thay vì làm đúng nhiệm vụ thì họ lao vào tác chiến cùng người lao động sau đó gửi sản phẩm cho người lao động để lãnh thêm tiền. Kết quả là không có giám sát thì chất lượng bỏ ngỏ, công ty lãnh đủ. Rõ ràng là muốn năng suất lao động tăng không phải như chỉnh cái máy cho chạy nhanh hơn, nghĩa là ép người lao động làm nhiều hơn để có nhiều sản phẩm hơn là được. Nhiều doanh nghiệp hạng TOP đang giảm sản xuất vì ngày càng phát sinh nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí liên quan đến người lao động, càng làm nhiều càng lỗ vì đơn giản là bài toán năng suất không phải là làm nhiều hơn nhanh hơn mà là tiết kiệm tối đa chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Nói trên lý thuyết thì ai cũng biết rằng đây là bài toán quản trị nguồn nhân lực, rằng cần phải có báo cáo đánh giá và phân loại người lao động để khi lên kế hoạch sản xuất thì phải xác định được tiền công người lao động, đẻ biết chính xác cần bao nhiêu lao động và những lao động như thế nào theo mỗi hợp đồng .... nhưng .... nhưng
Hóng mọi người bay vào chém gió