[Chém gió] - Cải thiện hiệu suất và hiệu quả lao động của người Việt dưới góc độ hoạt động xây dựng

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Mấy hôm trà dư tửu hậu, mọi người lại lôi cái chủ đề năng suất lao động của Việt Nam ra chém, đặc biệt vấn đề về hiệu suất lao động- Thể hiện ở chỗ là tăng trưởng quá dựa vào thâm dụng lao động, hiệu suất lao động trên đầu người không cao, trên thực tế là đang giảm ... nghĩa là có cái gì đó sai sai. Nói chung là các doanh nghiệp đang ở trạng thái tốn tài nguyên của cải xã hội, hoạt động kém và làm hư người lao đông (vật chất quyết định ý thức ... ý thức gì thì mọi người tự suy ngẫm).

Tuy đâu đó vẫn có những gương sáng, nhưng có vẻ là thực trạng chung của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hiệu suất kém. Tất nhiên thì trong môi trường doanh nghiệp thì 80% năng suất thấp là do “ trình độ người quản lý”... Lý do chủ quan này nhiều lắm, ví dụ ở góc độ sản xuất trực tiếp thì liên quan đến nguyên vật liệu thiếu hay không phù hợp, máy móc thiết bị hư hỏng bất tử, nhiều khung thời gian trống ... ở góc độ gián tiếp thì kế hoạch kém, thay đổi thường xuyên, xây dựng định mức kém ...

Nhưng thực trạng hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp tìm cách cải tiến cải lùi và xác định rằng tiền công không thúc đẩy được ... vì làm việc không năng suất, không hiệu quả thì thì trả lương cao đồng nghĩa tự sát trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp thay vì trả lương cao, đã gắn lương theo năng suất ... nhưng lại rơi vào bài toán quản lý, vì năng suất mà tính theo khoán có cái lợi và hại nếu không kiểm soát tốt. Ví dụ người giám sát thay vì làm đúng nhiệm vụ thì họ lao vào tác chiến cùng người lao động sau đó gửi sản phẩm cho người lao động để lãnh thêm tiền. Kết quả là không có giám sát thì chất lượng bỏ ngỏ, công ty lãnh đủ. Rõ ràng là muốn năng suất lao động tăng không phải như chỉnh cái máy cho chạy nhanh hơn, nghĩa là ép người lao động làm nhiều hơn để có nhiều sản phẩm hơn là được. Nhiều doanh nghiệp hạng TOP đang giảm sản xuất vì ngày càng phát sinh nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí liên quan đến người lao động, càng làm nhiều càng lỗ vì đơn giản là bài toán năng suất không phải là làm nhiều hơn nhanh hơn mà là tiết kiệm tối đa chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

Nói trên lý thuyết thì ai cũng biết rằng đây là bài toán quản trị nguồn nhân lực, rằng cần phải có báo cáo đánh giá và phân loại người lao động để khi lên kế hoạch sản xuất thì phải xác định được tiền công người lao động, đẻ biết chính xác cần bao nhiêu lao động và những lao động như thế nào theo mỗi hợp đồng .... nhưng .... nhưng

Hóng mọi người bay vào chém gió
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Đầu tiên xác định rằng năng suất lao động phụ thuộc vào chất lượng lao đông. Cái phần gốc này là giáo dục và đào tạo nghề thì ở Việt Nam từ ngành giáo dục đến doanh nghiệp còn tệ và rất tệ

Tiếp theo thì xác định rằng môi trường hoạt động xây dựng Việt Nam thì lê thuộc nhiều vào đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, mà nhà nước thì hiện nay có một mô hình sử dụng lao động khá đặc thù - lương thấp.

Do vậy doanh nghiệp phải giữ mức chi phí lao động thấp để cạnh tranh dẫn đến phải sử dụng lao động trình độ thấp, ít kinh nghiệm, ưu tiên các ngành nghề sử dụng lao động chân tay cơ bản. Dẫn đến năng suất lao động thấp, không tái sử dụng được lao động khi trình độ tay nghề nâng lên, kết quả dây chuyền là thu nhập thấp, không thể tái đầu tư cho các thế hệ lao động tiếp theo.

Vòng xoáy lặp lại đã qua 4-5 thế hệ lao động (5 năm/thế hệ) và sẽ tiếp tục lặp lại. Những lao động có năng suất cao (kỹ sư, thợ bậc cao, kinh nghiệm 5-7 năm) hoặc phải tự làm riêng, hoặc đi xuất khẩu lao động.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Biết rồi, khổ lắm nói mãi, cứ lo chăm chỉ kiếm tiền đi các thánh.
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Ví dụ đối với người ngoại đạo họ sẽ thắc mắc, tại sao người ta lót nền sử dụng hồ (vữa) khô vậy trong khi ở Việt Nam người ta làm hồ (vữa) toàn chảy nước, thấy người ta lót rất đơn giản sao ở Việt Nam làm cực khổ vậy.




Rồi lúc họ chà bột chà ron, nhìn đơn giản và nhanh quá. Họ làm khe 3-5mm nên chà ron rất khỏe, không như bên mình càng khít càng đẹp nhưng bột vào đâu được bao nhiêu đâu. .... Tại sao không dán bằng keo ? tại sao phải đi tưới hồ dầu (vữa xi măng lỏng) ?

Rõ ràng là một bên là keo một bên là hồ dầu, một bên là thợ chuyên nghiệp có đầu tư chất xám và dụng cụ chuyên nghiệp, một bên là nông dân làm theo thói quen vừa thiếu kiến thức vừa lười lại cố chấp. Công của người thợ trong clip đầu ko dưới $25/h. Họ làm nhanh vì một phần nền hạ chuẩn, thường bằng tấm cemboard.

Thông thường một bao keo dán này 190k VNĐ dán được 7m2. Keo đắt gấp 5-6 lần xi măng. Thách như trong clip dán 3usd/1m2 hoàn thiện xem sao? Rõ ràng giá xây thì đòi 3 tr/m2 mà vật tư đòi ở mức 4tr/m2 thì không thể được rồi. Vậy là liên quan đến cái này thì có một phần từ yếu tố chủ đầu tư nữa, nhà thầu nào không muốn chủ đầu tư cho phép lót bằng keo ... miễn là kéo theo tăng tiền. Nếu công trình suất đầu tư như hiện nay tại Việt Nam thì chỉ sử dụng công nhân dép tổ ong và làm theo kiểu siêu cổ điển.

Bên Việt Nam cũng có nhiều nhà thầu đã áp dụng kỹ thuật như Tây, dùng keo, dùng cỡ chữ thập .... nhưng lại gặp ngay vấn đề chất lượng gạch không đều - cái này hiện đang là chuyện đau đầu của các nhà thầu.

Vậy đánh giá hiệu suất năng suất như thế nào?
 
27/10/16
94
4
So sánh sau đây mới sốc này

Vì sao cùng một căn nhà, ở Việt Nam xây nửa năm, còn người Đức chỉ xây trong...2 ngày

Nhắc đến chuyện xây nhà, người ta thường nghĩ đến việc tính thời gian xây bằng tháng, thậm chí bằng năm nếu là những ngôi nhà lớn, cần sự cầu kỳ. Thế nhưng ở Đức, chỉ cần đến vài công nhân, người ta cũng có thể xây được một căn nhà hai tầng bằng tường gạch thông thường với tốc độ kỉ lục: chỉ trong vòng 2 ngày.


:cool::cool::cool::cool:

Tất nhiên ai cũng nói là nhà ở bên đó thuộc dạng lắp ráp bằng vật liệu nhẹ, sản xuất có thể hàng loạt. Khác với Việt nam vật liệu là bê tông cốt thép. Mỗi nhà là một căn duy nhất. Làm sao so sánh được. Xây và Lắp hai việc khác nhau.

Dẫu biết ý bài báo là tại sao không sử dụng vật liệu nhẹ , sản xuất hàng loạt mà cứ chăm chăm xài vật liệu truyền thống. Nhưng khổ nỗi là đất đai ở Việt Nam có rộng rãi đâu để xây nhà rập khuôn, ở Việt Nam chẳng có miếng đất nào giống miếng nào. Với lại nhà này không cơi nới hay đục đẽo được, có thời hạn sử dụng, rẻ hơn chẳng được bao nhiêu (do nhân công mình rẻ) mà người Việt mình có tính ăn chắc mặt bền. Nên không thể khả thi.
 
  • Like
Reactions: quanghuy

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15


Mua 4 cái từ cùng một chỗ, lấy một cái làm cữ để khoan lỗ bắt vít. Khoan xong, lắp vừa cái cữ, còn 3 cái kia không vừa, xem lại thì thấy 4 cái nó đục lỗ 4 kiểu. Năng suất kiểu gì nổi với cách làm ăn chụp giựt, cẩu thả

Một người Đức ở châu Á hơn 20 năm nói rằng với người Nhật rất tỉ mỉ, chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như thế này. Khoan lỗ thì họ làm sạch ba via cẩn thận, hàn thì phải hàn vẩy cá, mối hàn rất đẹp, vv. Còn người Trung Quốc với người Việt Nam chỉ làm lấy được, làm cho xong, chứ không bỏ hết tâm trí vào công việc mình làm .... nên lại chuyện con gà và quả trứng, người Nhật được trả lương xứng đáng với công sức của mình, còn người Việt Nam làm dối và ăn đồng lương chết đói hoặc ăn đồng lương chết đói nên làm dối, luẩn quẩn !!?!!??
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Những năm 1930s, 1940s, nước Nhật còn nghèo lắm, nhưng người Nhật vẫn làm việc hết mình với đồng lương chết đói. Hơn 1 nửa công nhân Nhật thời đó chết vì bệnh lao trước tuổi 60, do làm việc quá sức dưới những điều kiện khắc nghiệt. Vậy đây là văn hóa, là truyền thống chứ không hẳn chỉ vì đồng lương. Coi phim Know Your Enemy - Japan ở dưới, từ phút 49:00


Tại thời điểm đó thì trí thức Việt Nam đang say sưa với thuyết "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" ... rõ ràng với sản phẩm trên thì người công nhân và người chủ cái xưởng eke làm ẩu, họ chẳng coi trọng sản phẩm của họ, cũng như không coi trọng khách hàng... nhân rộng ra thì đa số ở Việt Nam như vậy.
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Mảng tổ chức quản lý sản xuất kém thì phải chịu thôi, các doanh nghiệp FDI hầu hết là lực lượng lao động Việt Nam, nếu so sánh trong tập đoàn của họ thì hiệu quả của lao động Việt Nam không lúc nào đứng thấp. Tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam năng suất thấp, vì phương thức tổ chức sản xuất kém dẫn đến năng suất lao động thấp.

Nếu đưa người Singapore sang Việt nam làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thì có khi năng suất lao động của họ có khi còn thấp hơn lao động Việt Nam. Muốn so sánh năng suất lao động cao/thấp thì còn phụ thuộc vào chính sách quản lý, môi trường lao động, công cụ hỗ trợ ...
 

xaydungbeboi12

Thành viên cơ bản
6/7/17
3
0
Thấy gì từ nghịch lý năng suất lao động thấp và thâm dụng vốn cao của doanh nghiệp Việt Nam?
Thực tế, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu. Phần lớn doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Trong đó, 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% thiết bị là đồ tân trang. Số các doanh nghiệp tham gia hoạt động liên quan đến sáng tạo còn thấp.
http://cafef.vn/thay-gi-tu-nghich-l...a-doanh-nghiep-viet-nam-20171214111438512.chn
 

vu van anh

Thành viên cơ bản
26/4/17
5
0
Thấy bài này cũng hay, Việt Nam thì toàn tăng ca
Nghỉ mát càng nhiều, năng suất làm việc càng tăng
Ở Na Uy, thuật ngữ "fellesferie" ra đời để chỉ khoảng thời gian từ hai đến ba tuần mà người lao động dành riêng cho việc nghỉ ngơi trong tháng 7. Các doanh nghiệp sẽ tạm thời đóng cửa hoặc chỉ hoạt động trong một vài giờ cố định.
Tại Hà Lan, nhân viên trong ngành xây dựng cũng được nghỉ phép vài tuần mỗi năm. Và cách đây khoảng 2 năm, một đạo luật đã ra đời ở Pháp, yêu cầu các thợ làm bánh Paris phải luân phiên nghỉ hè để đảm bảo tiệm bánh luôn mở cửa phục vụ khách hàng trong suốt kỳ nghỉ.
https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-...ieu-nang-suat-lam-viec-cang-tang-1079823.html
 

hicon55

Thành viên cơ bản
20/9/16
9
0
Để tăng năng suất lao động ở Việt Nam, cần áp dụng triết lý KHOÁN - vấn đề lớn nhất đối với KHOÁN là có thể chất lượng giảm nếu không giám sát kỹ.

Kiểu Nghỉ Mát Càng Nhiều, Năng Suất Làm Việc Càng Tăng chẳng khác gì Sẽ Có Một Xã Hội Làm Theo Năng Lực, Hưởng Theo Nhu Cầu

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Cuối cùng ông tổng kết:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !”
“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”
 

hoahuynh2502

Thành viên cơ bản
25/4/16
6
2
Các anh chị cho rằng như thế nào đây ? Môi trường làm việc khắc nghiệt hay do người lao động Việt yếu kém
1N3JLX6.jpg


Người sử dụng lao động offer một cái giá khá tốt so với mặt bằng và họ có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp với số tiền họ bỏ ra? Cấp manager mà còn có "tinh thần thử việc mãi mãi" và luôn sẵn sàng cho cơ hội mới thì cấp dưới sao gắn bó lâu dài nổi .
 
  • Like
Reactions: 01626576219

tranngocdang

Thành viên cơ bản
6/10/17
5
1
Mình không dám bàn rộng, mình chỉ co hẹp về V thôi
Lương nhân 3 công việc nhân 4.

Ko phải vì cực mà vì không kiếm ra được người.

Lý do rất đơn giản style của anh V là cột hết 1 group vào 1 trái bom, bật công tắc thời gian và cho cả đám chạy.

Giải quyết được thưởng cho 1 đống setup lại 1 team mới to hơn và lại gắn bom và lại chạy.

Còn nếu nổ thì đi hết nguyên dàn.

Chính vì ăn chung và chết chung và có tiền nên ai đầu tàu luôn chọn cách an toàn bằng cách chọn chiến hữu partner thân thiết và để rút em nó ra thì sẵn sàng phá giá.

Chịu thì nhào vào không chịu thì đứng nhìn. Vì công nhận giải pháp quản trị kiểu anh V đã giải quyể được rất nhiều vấn đề gốc của dân Việt. Chắc nhờ thế mà anh grow siêu nhanh như hiện nay.
 
  • Like
Reactions: 01626576219

hoahuynh2502

Thành viên cơ bản
25/4/16
6
2
Nếu làm việc theo team thì cũng phù hợp với khuynh hướng chung! Các công ty nước ngoài giờ cũng theo khuynh hướng team, group, đi nó đi chung nguyên 1 băng, kéo về cũng nguyên 1 băng, lợi thế là đã làm việc với nhau lâu dài, hiểu phương cách làm việc của nhau, nên công việc vận hành khá hiệu quả.

Thành thật mà nói, tinh thần làm việc của lao động Việt Nam mình rất thấp. Không tự giác và ý thức, lúc nào cũng phải chăn như vịt mớI chịu làm.
Công việc cực ok, nhưng nó phải hiệu quả. Còn cực mà như đổ sông đổ biển thì dễ nản lắm...!
 
  • Like
Reactions: 01626576219

tranngocdang

Thành viên cơ bản
6/10/17
5
1
@hoahuynh2502 - mình ngang qua vô tình thấy chuyện về V thì chỉ lạm bàn về V thôi - chuyện về V khi nào cũng hấp dẫn.... y như sách giáo khoa về kinh doanh đối nhân xử thế vậy.

Mình có ông anh, cũng làm kha khá cho V, lương nghe bảo cỡ 200, tất nhiên là đẳng cấp cao. Làm được vài tháng ông ý gửi cái email kiến nghị gì đó cho a V, sáng hôm sau thì được HR gọi lên thanh lý hợp đồng và cuốn gói luôn. Nhưng đền bù, tiền bạc thì đàng hoàng, chẳng có gì phải kêu ca cả.

Nhưng tóm lại với bên bên V, họ bỏ tiền và họ vắt ra nước, không hợp thì cho đi, không có khái niệm ổn định lâu dài, chỉ là thuận mua vừa bán !

Giới làm thuê cao cấp đều biết tiếng V hết rồi

Lương cao, làm cực và phải làm được việc thì ........sẽ tồn tại

Ngoài ra thì trên biểu dưới phải răm rắp tuân theo .......không thì cũng đuổi ngay

Thuận mua vừa bán thôi, V vẫn mướn được người giỏi và vẫn phát triển.
 

hoailinh

Thành viên cơ bản
20/11/17
2
0
Ai giỏi mà không chịu được nhiệt thì đi làm công ty nước ngoài, nơi muốn sa thải nhân viên cũng phải cân lên đặt xuống, không phải muốn đuổi là đuổi.

Còn thích thử thách lương gấp 3, công việc gấp 4 thì đâm đầu vào.

Mình thì chưa biết chỗ khác chỗ nào, khó so sánh . .. nhưng từng nghe anh em làm V kể rằng, nếu vào vị trí head của 1 bộ phận hay project nào đó, thì có quyền ra giá, giá bao nhiêu V cũng OK.

Dĩ nhiên V trả vậy thì cũng fair thôi, cviệc tính chất ngắn hạn/không ổn định, rủi ro cho phía người lao động nhiều quá... a.V thuê người kiểu này lợi cho V nhiều chứ không thiệt hại gì .

Nhưng đâu có ai dí súng vào đầu bắt phải làm cho V.

Nghĩa là xác định làm cho V thì chẳng biết cống hiến bao nhiêu cho đủ (để giữ job), nhưng lại có thể bị cho ra đi bất cứ lúc nào , dĩ nhiên môi trường này chỉ phù hợp cho 1 nhóm rất ít người đi làm thuê (unique).
 

tranngocdang

Thành viên cơ bản
6/10/17
5
1
@hoailinh thông thường mô hình là anh V hoặc lính trực tiếp anh V sẽ tuyển một big guy. Big guy này khi được chiêu dụ sẽ được đánh trúng điểm họ muốn: có người là tiền nhưng có người chỉ thích make some dent in the history. Big guy đó sẽ có 1 budget phủ phê chỉ để thoả mãn một target anh V đề ra thông thường gần như là super difficult but within control target và với super short time.

Anh V để họ thoải mái spend budget chính vì vậy sẽ có những cách khác nhau để spend. Người thì build nhiều team làm cùng 1 thứ khác hướng nhau để backup và failsafe solution, kẻ thì dùng tiền mướn siêu sao để bảo đảm mọi thứ đúng thứ mình muốn.

Gặp dạng thứ 2 thì deal sẽ tuyệt vời nếu đúng yêu cầu.
 

hoailinh

Thành viên cơ bản
20/11/17
2
0
@tranngocdang thì cũng đã nói rồi - chỉ phù hợp cho 1 nhóm rất ít người đi làm thuê (unique) - là nhóm người không quan tâm nhiều tới luật lao động. Các công ty global ở VN họ care về việc kiện cáo lằng nhằng (luật Việt Nam bảo vệ người lao động khá tốt - note: rất nhiều người lao động ở Việt Nam lại không hiểu rõ quyền/quyền lợi của mình khi bị công ty sa thải, họ không biết công ty sa thải mình sai luật, họ mà kiện là công ty đuối luôn), công ty họ care về global reputation, họ còn bị govern bởi code of ethics/ values của cty họ, rồi speak-up, unfair dismissal...Công ty Việt Nam thì coi nhẹ những thứ này .
 

tranngocdang

Thành viên cơ bản
6/10/17
5
1
Bám theo chủ đề của thớt - năng suất hiệu quả lao động - cảm nhận Vin mua chất xám cực hay, vì người mới luôn đóng góp 90-100% các ý kiến, kỹ năng trong thời gian Propation (từ 3-6 tháng), khi đã "hết bài tẩy" thì cho nghỉ .

Nhưng các ông chủ khác không thể đua theo được vì không mấy người ở Việt Nam đạt đến đẳng cấp bán giấy ở VN. Chỉ cần 1 investment của anh V thành công, vài trăm chai tiền giấy tung ra, anh lại lượm hàng về. Vfast và sắp tới Vsmart là minh chứng của chuyện đó. Công thức đơn giản mờ.
 

hoahuynh2502

Thành viên cơ bản
25/4/16
6
2
Mình luôn nghĩ, chả có doanh nghiệp lớn nào đã tồn tại trên 15 năm mà lại có cách hành xử tìm cách thay nhân viên cốt cán như thay áo cả
 

tranngocdang

Thành viên cơ bản
6/10/17
5
1
Mình luôn nghĩ, chả có doanh nghiệp lớn nào đã tồn tại trên 15 năm mà lại có cách hành xử tìm cách thay nhân viên cốt cán như thay áo cả
V cũng chẳng muốn thay nhân viên cốt cán đâu.
Làm không được việc thì họ tự nghỉ thôi
Môi trường V, làm được việc hay không chỉ 3-6 tháng là biết liền.
 

hoahuynh2502

Thành viên cơ bản
25/4/16
6
2
Bạn cùng khóa với mình đều trên 40, đang làm cho V trên 6-8 năm, lương khoảng 90tr++. Kể về cách triển khai công việc và quản lý dự án đều theo những khung nguyên tắc và rất rành mạch, giao nhận nhiệm vụ rõ ràng, đề cao trách nhiệm của các nhóm trưởng trở lên, đánh giá kết quả làm việc kịp thời, độc lập và khá công bằng, nhưng phải làm việc với cường độ khá cao.
Trước đây các bạn cũng đã qua nhiều công ty, doanh nghiệp ... nhưng khi làm cho V một thời gian thì thay đổi thái độ và tác phong khá nhiều, dù đã qua tuổi 40.
 

FBCN

Thành viên cơ bản
30/1/16
17
15
Người Việt không phải kém và làm hiệu suất thấp, chỉ là môi trường làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra "kiểu làm Việt". Một số doanh nghiệp bứt phá ra khỏi nhóm chung này để phát triển vượt bậc như Vin, Thaco, Vietjet...đã chứng tỏ hiệu quả của họ và cũng rất khắc nghiệt. Tóm lại, đó là tư duy quản trị của ông chủ đã định hướng cả hệ thống phát triển. Nếu được 1 lần gia nhập và thử thách qua các doanh nghiệp đó, sẽ thấy tư duy khác biệt của họ.
 
  • Like
Reactions: 01626576219
Người Việt không phải kém và làm hiệu suất thấp, chỉ là môi trường làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra "kiểu làm Việt". Một số doanh nghiệp bứt phá ra khỏi nhóm chung này để phát triển vượt bậc như Vin, Thaco, Vietjet...đã chứng tỏ hiệu quả của họ và cũng rất khắc nghiệt. Tóm lại, đó là tư duy quản trị của ông chủ đã định hướng cả hệ thống phát triển. Nếu được 1 lần gia nhập và thử thách qua các doanh nghiệp đó, sẽ thấy tư duy khác biệt của họ.
Nhiều người nói năng suất lao động của công nhân xây dựng Trung Quốc gấp 2 gấp 3 công nhân Việt, công nhân Trung Quốc làm việc thật sự như trâu luôn, không ngơi tay, không lề mề và hoàn toàn tự giác, đứng trên công trường từ xa cũng thấy .... đơn giản nhiều người không biết rằng đấy là do áp lực cuộc sống.

Khi mà áp lực cuộc sống đè anh sụm bà chè thì hiệu suất của anh tự khắc nâng cao thôi, bên Trung Quốc 4 mùa rõ nét, đông không có đồ ăn hay sưởi ấm là chết cmn lúc nào không hay; 1 tháng không lương thì đủ thứ tiền bủa vây cũng đủ để đi nhảy 8 tầng lầu thì chỉ còn biết làm, làm và làm để kiếm thêm thật nhiều tiền. Hoàn toàn khác so với bên Việt Nam là làm vừa đủ thôi, còn hưởng thụ nữa, kêu tăng ca hay làm thêm thì cũng say no mà đi về.

Văn hóa doanh nghiệp tạo một môi trường khắc nghiệt phải đi kèm với lương cao, vậy rõ ràng là tư duy quản trị của ông chủ rồi. Những ai không có khả năng làm chủ nên giải tán công ty, nhường sân cho người khác.
 
Mình không biết nói sao nữa, nếu được phép tuyển công nhân xây dựng người Trung Quốc thì có lẽ các công trường xây dựng ở Việt Nam tràn ngập người Trung Quốc. Phải rất công bằng khi nói về công nhân xây dựng người này, không phải tự nhiên mà thầu Trung Quốc họ đưa nhân công từ Trung Quốc sang đâu. Lao động Trung Quốc làm rất khoẻ và kỷ luật. Một lao động Trung Quốc vác 3 tuýp thép mà công nhân ta 2 ông hai đầu vừa đi vừa nghỉ. Xếp bảo làm gì là làm, không cãi hay càu nhàu làm ẩu như dân ta.

Cứ thử xuống công trường có nhiều lao động Trung Quốc sẽ thấy họ dùng 1 tiếng buổi trưa để đi ra nhà ăn lấy cơm cho vào cái bát to như cái nồi, vừa đi vừa ăn là về đến lán rồi quẳng bát ra ngủ đến sát giờ làm là mò ra hùng hục như trâu. Không có chuyện nghỉ tay uống cốc nước chè hay hút thuốc giữa giờ. Lương gấp 2-3 lần nhưng ở ta khó kiếm được nhiều người đáp ứng được cái cường độ ấy.

Về ý thức, người lao động Trung Quốc có ý thức hơn hẳn người lao động Việt Nam, chỉ cần nhìn họ lúc nào cũng khăn cuốn mồ hôi, chai nước gài thắt lưng, nắng cũng làm, còn lao động Việt Nam chỉ xốc lên được 2 tiếng, tiếng thứ 3 là lẩn vào chỗ mát.

Có lần mình xuống công trường theo dõi đổ bê tông sàn, kết hợp đổ một số cột cấy bổ sung ở tầng dưới. Chắc ăn cử 3 công nhân Việt với một kỹ thuật công trình đảm trách, bê tông rót từ trên sàn xuống nhưng dù kỹ thuật đứng trực tiếp nhắc nhở, vẫn nghe tiếng đầm dùi, vẫn nghe tiếng búa gõ lóc cóc xung quanh thành ván khuôn ... nhưng vài hôm sau dỡ ván khuôn cột thì hóa ra các công nhân chỉ bật máy đầm kêu cho vui, chứ không có dùi đầm, kết cục là cái cột kích thước 600x300 phải đập bỏ vì lỗi quá nặng. Trên sàn, thì đến mẻ bê tông cuối cùng khi đổ phần ban công, các công nhân cũng không thèm đầm luôn, kết cục đà ban công rỗ luôn, phải xử lý bằng Sika. Nói thật là ý thức lao động và gian lận của lao động Việt Nam mà không cải thiện được, thì không tài nào tăng năng suất lên được. Có người nói vui là khi nào các quán cà phê vỉa hè trà chanh chém gió tán phét ở Việt Nam bị giải tán thì may ra năng suất lao động của người lao động Việt Nam tăng lên.
 
chuyện thật 100%, những năm 2006-2008 , có phong trào thanh niên hăng hái sáng tạo cải tiến máy móc của bọn tây sau khi mua về ( ngu hết phần thiên hạ chỗ này)

Có 1 chú công nhân hay trung cấp đứng máy cái máy dập khuôn kim loại của Đức cmjd ở kcx Linh Trung hay Amata gì đó, cải tiến cái máy này: nguyên gốc cái máy người ta làm bắt buộc 2 tay và cái chân phải đồng thời thao tác thì cái nút ra lệnh cho bộ phận dập ( thật ra đó là cục kim loại rất nặng) rơi xuống; thế là phong trào cải tiến ngu xuẩn theo tư duy đi tắt đón đầu: chú đó hăng hái đấu 3 cái công tắc đó thành 1 công tắc ở chân, 2 tay lúc này rảnh ( chắc để sóc lọ?)

Làm thành công, chú đó được khen thưởng là thanh niên xung phong tiên tiến điển hình cải tiến cải tạo máy móc thời đại công nghiệp HCM rực rỡ cmjd

Thế là 1 ngày, cu cậu này đứng máy này, buồn ngủ hay quên, 2 tay cũng rảnh mà, để tay ngay chỗ dập kim loại, chân đạp 1 phát ra lệnh cho máy chạy, thế là 2 tay thành món thịt bầm, mất máu cấp suýt chết

Bọn Đức cốp bằng cách nào đó, nhận thông tin cái máy chúng nó bán gây tai nạn nghiêm trọng, thế là 4 ,5 chú cấp tốc bay qua, phát hiện vụ công tắc: chửi thẳng, stupid!! tụi tao làm cho nó bận hết tứ chi, mục đích là an toàn


p/s: đây là lời kể của 1 anh đi kèm bọn đức nói trên, phiên dịch trong suốt quá trình
 
  • Haha
Reactions: HuyKhuongConsultant