[Chém gió] - "Những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô"

27/10/16
94
4
Nhân tiện có bài viết về TS Lê Bá Khánh Trình, một thần đồng toán

Lê Bá Khánh Trình - con người đa tài, nhiệt huyết
Đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979, Lê Bá Khánh Trình chọn làm thầy giáo.


Mình chợt nhớ có bài nổi sóng thời GS Ngô Bảo Châu đoạt giải

Người giỏi làm Toán: Rất phí!

ấn tượng nhất là đoạn trích sau, nhưng mình thấy hay copy nguyên bài lên luôn

"Những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô" (Nguyễn Trung Hà)
Bài báo sau đây nằm trong loạt phóng sự về những cựu học sinh giỏi Toán thành danh của báo điện tử Vietnamnet. Bài báo có nhan đề: "Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!" đăng ngày 21/02/2006.

Từ một học sinh giỏi Toán quốc tế, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư “có máu mặt” của Việt Nam. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh về Toán có thể sẽ gây ra tranh cãi hay dư luận trái chiều.

Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng... Nguyễn Trung Hà hiện đang sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy...


Nói về mình, Nguyễn Trung Hà “vạch” mấy dòng: “Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm”.

Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?

Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.

Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì.

Vì sao?

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.

Anh có nghĩ rằng nói ra điều này sẽ động chạm?

Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ “trần trụi” hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng. Vô nghĩa!

Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ?

Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.




Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia.

Người giỏi làm Toán là sự lãng phí

Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo?

Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn. Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ.

Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán.

Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi “dính dáng” đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán.

Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau?

Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

Anh có mạnh miệng quá không?

Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán thực sự không có gì.

Vậy, anh nói thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các nhà Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải chăng xã hội nhầm lẫn hết?

Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.

Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa.

Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?

Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.

Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?

Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích hơn nhiều lần.

Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?

Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng.

Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.
Theo Hoàng Lê
Vietnamnet
 
Thực trạng dạy toán hiện nay như thế lào? Cứ chém gió là toán học là “chìa khóa” cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong sau tối thiểu 12 năm để ứng dụng cho ra tấm ra món trong đời sống thường ngày. Thay vì dẫn dắt đâm đầu zô những bài toán đánh đố, sao không lồng ghép toán vô giải quyết những thực tiễn thường nhật ... có phải ai cũng đâm đầu đi thi IMO đâu ... tốt nghiệp phổ thông xong toàn lơ ngơ như bò đội nón ... nếu không đâm đầu đi học tiếp lớp 13,14,15,16,17 ... thì chỉ ứng dụng cộng trừ nhân chia của toán tiểu học là hết cỡ.

Vào trường ĐH thì lại bị nhồi nhét tiếp ba thứ toán hàn lâm, nhiều nội dung không hiểu học để làm gi vì không liên quan gì đến chuyên ngành, rôi còn có nội dung trùng lắp với thời học THPT nữa ... tại sao không đào tạo chỉ cần biết cốt lõi hay bản chất rùi hướng tới những bài toán giải quyết các thực tế của chuyên ngành ... để đến khi vào chuyên ngành lại lọ mọ tìm hiểu mấy cái công thức từ phân này sang phân khác ...

Nhiều tay cứ nghĩ rằng giỏi toán cao cấp sẽ nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng toán vào những đề tài cụ thể vì kiểu chi cũng đã giỏi logic rồi ... xin thưa nhầm con mịa nó rùi. Muốn ứng dụng toán vào thực tế thì phải biết nhiều thứ dưới đất, phải có hiểu biết đủ tốt về lĩnh vực đó ... đâu phải chỉ đơn thuần là việc áp dụng những kết quả có sẵn trong lý thuyết vào việc giải quyết một vấn đề gì đó đặt ra trong thực tiễn, mà không biết rằng cái kết quả lý thuyết ấy chỉ là cái “phần nổi của tảng băng chìm”.

Mấy tay học cao sau học đại, trừ tiếp tục đi dạy chứ phần lớn vô thực tế hầu hết "ngọng việc vì học nhiều" vì potay trước giải pháp, thuật toán, lược đồ ...

Tất nhiên đây chỉ là góc nhìn hạn hẹp của thằng kỹ sư chân đất mắt toét
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Thật ra thì thế giới có hàng vạn ngành nghề, có ngành thì mục tiêu là phục vụ đại chúng, có ứng dụng ngay thực tiễn, thí dụ như: kinh doanh, bác sỹ, xây dựng,vv.... Có ngành thì chuyên sâu hơn, nghiên cứu kiến thức ở một khía cạnh hẹp và thường là không phục vụ cho đời sống vật chất một cách trực tiếp. Không chỉ có toán lý thuyết mà còn có thể kể nhiều ngành khác như: vũ trụ hay thiên văn học, nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã, triết học, văn học, (tinh thần, không phải đời sống vật chất), vv... Cái này khỏi phải bàn, toán lý thuyết cao cấp nói thẳng đúng ra là chẳng đóng góp trực tiếp gì cho đời sống vật chất. Ai có đam mê gì thì làm ghề đó và thành công trong lĩnh vực hạn hẹp của nghề đó là tốt cho bản thân người ta.

Tuy nhiên UNESCO cũng đã nêu rõ 4 trụ cột của học tập là
The four pillars of learning
The four pillars of learning are fundamental principles for reshaping education:
Learning to know: to provide the cognitive tools required to better comprehend the world and its complexities, and to provide an appropriate and adequate foundation for future learning.
Learning to do: to provide the skills that would enable individuals to effectively participate in the global economy and society.
Learning to be: to provide self analytical and social skills to enable individuals to develop to their fullest potential psycho-socially, affectively as well as physically, for a all-round ‘complete person.
Learning to live together: to expose individuals to the values implicit within human rights, democratic principles, intercultural understanding and respect and peace at all levels of society and human relationships to enable individuals and societies to live in peace and harmony.


Cho nên giáo dục Việt Nam cần đi nhanh không cần thắng (phanh) vào thực học. Chính vì thế vai trò của các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học toán là không thể không đề cập đến. Vai trò của toán học ngày càng quan trọng và tăng lên không ngừng thể hiện ở sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội, đặc biệt là với máy tính điện tử, toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hoá trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Toán học có vai trò quan trọng như vậy không phải là do ngẫu nhiên mà chính là sự liên hệ thường xuyên với thực tiễn, lấy thực tiễn làm động lực phát triển và là mục tiêu phục vụ cuối cùng. Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn lao động sản xuất của con người và ngược lại toán học là công cụ đắc lực giúp con người chinh phục và khám phá thế giới tự nhiên. Để đáp ứng được sự phát triển của kinh tế, của khoa học khác, của kỹ thuật và sản xuất đòi hỏi phải có con người lao động có hiểu biết có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành tựu của toán học trong những điều kiện cụ thể để mang lại hiệu quả lao động thiết thực. Chính vì lẽ đó sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời kì đổi mới hiện nay phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho tiềm năng trí tuệ, tự duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh trí thức, năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng được với thực tế cuộc sống .