Công nghệ của Đức về cào bóc tái sinh nguội lớp bê tông nhựa để sửa mặt đường hư hỏng có gì nổi trội

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Xem bài báo công nghệ của Đức về cào bóc tái sinh nguội lớp bê tông nhựa để sửa mặt đường hư hỏng, rồi Cận cảnh dàn máy làm đường hơn 80 tỷ đồng Hà Nội thử nghiệm công nghệ tái chế nguội trong bảo trì đường bộ mình thấy có vẻ Công ty cổ phần Hoàng An này làm truyền thông tốt,


Chợt nhớ từ thời 2014, anh Trần Văn Duy Tường sau khi từ ghế quan, sáng lập ra Công Ty Cổ Phần Roadco - ROADCO JSC cũng để làm món này, cũng đã làm khá nhiều rồi, không hiểu sao không lên báo nhỉ ?


công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng là gì? Và có những ưu điểm gì?

* Về ưu điểm :
  • Là một giải pháp kỹ thuật hoàn hảo, xử lý triệt để các vết nứt và biến dạng của lớp mặt đường cũ để tạo ra một lớp hỗn hợp vật liệu mới có tính đồng nhất, ổn định và có khả năng chịu lực cao.
  • Tổ chức dây chuyền gọn, đảm bảo vừa thi công, vừa khai thác ở làn bên cạnh. Không gay cản trở giao thông, kẹt xe. Đồng thời những làn tái sinh nguội, được đưa vào lưu thông ngay sau thi công 3 giờ.
  • Tiến độ vì thế nhanh hơn phương án truyền thống nhiều lần.
  • Xử lý sâu được lớp áo đường, tạo lớp BTN dày đến 22cm ngay dưới lớp mặt. Lớp tái sinh nguội làm tăng Modul đàn hồi, tăng cường độ kéo uốn. Nên cường độ và độ ổn định của áo đường tăng lên đáng kể . Chất lượng kết cấu áo đường đảm bảo. Tuổi thọ bền từ 10-12 năm.
  • Chi phí ít hơn với phương án truyền thống.
  • Ít nâng cao độ mặt đường, nên vẫn đồng bộ với các công trình xung quanh.
  • Có lợi về vấn đề tài nguyên và môi trường :
  • Sử dụng thêm vật liệu mới ở mức ít nhất. Bảo vệ được nguồn tài nguyên.
  • Tận dụng hoàn toàn vật liệu cũ, nên không bị vấn đề về ô nhiễm ở bãi thải Phế liệu. Không bị hư hỏng các con đường xung quanh do vấn đề chở vật liệu mới đến và chở vật liệu thải đi.
2.png


* Các vấn đề cần lưu ý :
  • Công nghệ này thích hợp thi công vào mùa khô, không thích hợp cho mùa mưa
  • Đòi hỏi thiết bị thi công đặc chủng
Có thể kết luận rằng công nghệ cào bóc tái chế nói chung và tái chế nguội tại chỗ bằng Bitum bọt và xi măng nói riêng, để làm móng mặt đường cấp cao là hoàn toàn khả thi và phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ mới của thế giới vào điều kiện Việt Nam nói chung và vào các đô thị nói riêng.

_DSC0075.jpg


Picture1.jpg


Hỗn hợp đồng nhất của vật liệu sau khi cào bóc

Yêu cầu về thiết bị thi công

1 – Xe rải xi măng;

2 – Xe bồn nước 16m[SUP]3[/SUP];

3 – Ô tô bồn chở nhựa dung tích 10-15m[SUP]3[/SUP];

4 – Máy cào bóc tái sinh nguội mặt đường có hệ thống tạo Bitum bọt;

5 – Máy lu rung chân cừu rung tự hành trọng lượng ≥ 19T;

6 – Máy san tự hành 3 cần trục, công suất ≥ 60 mã lực, trọng lượng ≥ 9-10T;

7 – Máy lu rung 1 bánh thép trọng lượng ≥ 19T;

8 – Máy lu bánh hơi tự hành trọng lượng ≥16T;

9 – Máy lu bánh thép trọng lượng 10T-12T.

1.jpg


Sơ đồ dây chuyền thiết bị thi công cào bóc tái chế mặt đường bê tông nhựa

Quá trình thi công tái chế mặt đường bê tông nhựa:
  • Phân luồng đảm bảo giao thông và xác định phạm vi cào bóc;
  • Rải xi măng theo tỷ lệ thiết kế bằng máy rải chuyên dụng;
  • Cào bóc mặt đường theo chiều dày quy định bằng máy cào chuyên dụng để tạo hỗn hợp bao gồm: Vật liệu mặt đường cũ + Bitum bọt + Xi măng;
  • Lu lèn và san gạt tạo phẳng theo hồ sơ thiết kế.
  • Bảo dưỡng 4h-5h có thể cho thông xe bình thường và sau tối thiểu 48h mới được rải lớp mặt đường mới lên trên. Nếu điều kiện thời tiết xấu (nắng ít, mưa nhiều…), phải bảo dưỡng bằng cách tưới nhũ tương từ 0,6kg/m2 đến 0,8kg/m2 và phủ thêm một lớp cát mỏng lên trên bề mặt và bảo dưỡng trong 2-3 ngày.
_DSC0083.jpg


Công tác kiểm tra vật liệu sau khi cào bóc lớp mặt đường bê tông nhựa cũ


Hay là công nghệ của Đức có gì hay hơn ?
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Có gì mới đâu, chắc khoe máy móc thiết bị
chứ về Quy trình thi công và nghiệm thu tái sinh nguội mặt đường bằng Bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường Ôtô đã ban hành từ năm 2014 rồi

Thông tin tiêu chuẩn số: 3552/QĐ-BGTVT
Số/ Ký hiệu 3552/QĐ-BGTVT
Tên tiêu chuẩn Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ô tô
Nhóm tiêu chuẩn Tiêu chuẩn thiết kế
Ngày ban hành 22/09/2014


Mới đây nhất có văn bản về năm 2016 đã ban hành Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương nhựa đường trong kết cấu áo đường ô tô

Cứ theo đây mà chiến
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Chịu khó google đi , công nghệ làm mới mặt đường bằng cào bóc tái chế lại mặt đường cũ, có 3 công nghệ tái sinh nguội cũa các hãng: Wirtgen (Đức), Hall Brothers (Mỹ), và Sakai (Nhật Bản) được đưa vào Việt Nam :

Công nghệ tái sinh nguội sử dụng chất kết dính là bitum bọt, xi măng của hãng Wirtgen (Đức), áp dụng tại gói thầu số 10 (Km82 - Km94) QL5, sau 6 tháng thi công, mô đun đàn hồi mặt đường cao hơn thiết kế (>220MPa), bề mặt tương đối bằng phẳng, không có hiện tượng nổi nhựa hay bong bật cốt liệu, không xuất hiện vệt hằn bánh xe. Theo GS. TS. Trần Đình Bửu, đây là công nghệ cho kết quả kết cấu rất hữu hiệu, để cải thiện những con đường cũ của ta, chịu được lưu lượng xe với tải trọng lớn như hiện nay. Thế giới làm công nghệ tái chế này tiết kiệm được 30% so với làm mới, với điều kiện của ta ít nhất cũng giảm được 15 - 20% giá thành.

Và cuối cùng bộ Giao Thông ban hành các Khung tiêu chuẩn trên