Đáng buồn cho cho loại sự cố công trình đã lặp lại do đốt cháy giai đoạn thi công và các biện pháp an toàn đã bị bỏ qua

  • Người khởi tạo Người khởi tạo VoHungCE
  • Ngày gửi Ngày gửi

VoHungCE

Thành viên cơ bản
Đáng buồn cho cho sự cố công trình đã lặp lại do đốt cháy giai đoạn thi công và các biện pháp an toàn đã bị bỏ qua

Sap-Cong-Trinh-Cover.jpg


Sap-Cong-Trinh.jpg


Sap-Cong-Trinh-Dn.jpg


022b8261e2220b7c5233.jpg






Lý do duy nhất là xây tường trước khi dựng khung kèo.
 
Nhà xưởng 1 tầng thông thường có 2 loại, loại có tường bao che bằng vách tole

I8rZgNK.jpg


và loại bao che bằng tường gạch xây

ZR6dUWO.jpg


Một quy trình thi công thông thường thứ tự như sau
  1. Thi công nền móng
  2. Lắp dựng khung thép và phụ kiện
  3. Thi công vỏ bao che
  4. Thi công hạ tầng
  5. Thi công hệ thống kỹ thuật
  6. Hoàn thiện
  7. Vệ sinh và đưa vào sử dụng
Nhưng thực tế thì các nhà thầu thường triển khai bước 3 trước bước 2 vì lý do không thể chờ bê tông đủ tuổi để lắp dừng khung thép trước, đây là hình ảnh thường thấy sau khi xong san lấp mặt bằng

san-lap-nen.jpg


sẽ triển khai bước 1 - bản thân quá trình san lấp mặt bằng đã chưa đựng rủi ro lún cho bước 1, 2, 3

dinh-vi-tim-truc.jpg


dao-mong-hang-rao.jpg


triển khai bước 3, và có thể 4,5 luôn

Gia-cong-theo-mong.jpg


xay-tuong.jpg


lu-len-nen-dat.jpg


lu-nen-da-cho-xuong.jpg


lap-ong-thoat-nuoc.jpg


lu-nen-duong.jpg


rồi xong mới quay lại bước 2 - một quy trình ngược chứa đầy rủi ro và nguy hiểm

lap-dE1BBA5ng-khung-thep.jpg


lap-dung-xa-go.jpg


lu-da-nen-duong.jpg


Cứ xem như bên thiết kế đã bố trí kết cấu đầy đủ để tường bao có thể tự lực, không cần có liên kết vào cột thép, thì như đã nói trên:
- Việc làm móng trên nền san lấp đã chứa đựng rủi ro
- Quá trình lu lèn chắc chắn sẽ có tải trọng rung động và móng sẽ có hiện tượng lún lệch
- Trong quá trình lắp dựng cột thép, chỉ cần va nhẹ vào tường là đã ăn cho hết rồi.
- .....
 
Khi không có hồ sơ thiết kế trong tay, rồi sau khi xảy ra sự cố chưa có kết luận của cơ quan chức năng, mọi bình luận đều võ đoán

Chia sẻ mọi người có thể ôn lại kiến thức cơ bản từ thời còn mài đít trên giảng đường

Cấu tạo Kiến trúc công nghiệp
Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Biên soạn tập bản vẽ chi tiết cấu tạo Kiến trúc công nghiệp" Mã số: B2001-34-06; năm 2002.
Chủ nhiệm đề tài: GS. TSKH. Ngô Thế Thi
Thực hiện đề tài: Bộ môn Kiến trúc công nghiệp

Phần 1 - Kết cấu chịu lực - giới thiệu các dạng kết cấu chịu lực nhà công nghiệp, gồm kết cấu khung phẳng chịu lực; một số dạng kết cấu không gian.


Phần 2 - Kết cấu bao che - giới thiệu các kết cấu bao che: Tường, cửa, mái.


Phần 3 - Các kết cấu khác - giới thiệu cấu tạo một số bộ phận khác của nhà công nghiệp như trần giả, điều không, sàn công tác, thang, cầu cạn, hệ thống chống ồn, chống rung động...


file đính kèm nếu link trên bị xóa file đính kèm


Kết cấu bao che là bộ phận rất quan trọng trong kiến trúc nhà công nghiệp. Nó có nhiệm vụ chính là ngăn cách khoảng không gian bên trong và bên ngoài nhà. Trong nhà xưởng nó là vỏ ngoài của nhà, che chở cho người và thiết bị, máy móc khỏi sự tác động của môi trường như nắng, gió, mưa, bão,… Cho nên yêu cầu của kết cấu bao che nhà công nghiệp nói chung là phải phù hợp với đặc điểm của sản xuất bên trong, thích ứng với điều kiện khí hậu của từng vùng và phải thể hiện được một phong cách kiến trúc nhất định.

Với tường bao che là tường gạch thì có thể là tường chịu lực hoặc tường tự mang lực. Tường tự mang lực là chỉ chịu tải trọng bản thân nó để truyền lực xuống đất qua móng hay giằng móng, không truyền lực vào khung nhà.

Móng của tường tự mang thường bố trí dọc theo phía bên ngoài khung nhà (cột). Để bảo đảm giá trị độ lún của tường và khung không ảnh hưởng lẫn nhau, nên thiết kế các kết cấu dầm móng đỡ tường. Dầm móng có thể gác lên trên móng khung hoặc gác lên trên các vai côt ở phía ngoài cột. Phương án này tương đối đơn giản thi công dễ dàng.

Khi độ cao của tường tự mang quá lớn, cần thiết kế bảo đảm độ ổn định liên kết giữa tường và khung nhà nên làm liên kết mềm. Liên kết này không ảnh hưởng đến khả năng lún độc lập của tường và khung nhà. Điểm liên kết cứ khoảng 0,8 ÷ 1,2m thiết kế một cái. Do vậy khi thông thường dựng khung nhà xong mới xây tường bao.

Tuy nhiên nếu xây tường bao trước thì phải xem xét sự ổn định và chịu lực của tường trong quá trình thi công như đổ, đầm bê tông cột; giằng xây và trát tường. Đặc biệt là rung động do xe chở vật liệu và lu nền xung quanh (hoặc trong phạm vi nhà xưởng) cũng chịu tác động khá lớn. Các nguyên nhân thi công chất lượng kém hoặc sai kỹ thuật cũng cần phải quan tâm thấu đáo như chất lượng bê tông cột không đồng đều và cốt thép chịu lực cột ở một số vị trí không đồng đều; một số vị trí tường xây thiếu vữa chèn mạch dọc ,…

Nói chung là không nên xây tường trước, nếu xây thì cũng chỉ xây đến chiều cao 2-3m. Nếu là nhà thầu thi công khi nhận thầu xây dựng cần lưu ý xem kỹ hồ sơ thiết kế, nếu không có chuyên môn có thể nhờ người khác xem:
- Sơ đồ kết cấu có hợp lý hay không ? Có khả năng chịu lực hay không nếu tường đứng độc lập như độ mảnh theo phương ngoài mặt phẳng vượt quá giới hạn cho phép hay không, có bị mất ổn định dưới tác dụng của các tải trọng tác động trong quá trình thi công…
- Cho dù sơ đồ kết cấu hợp lý cũng phải có biện pháp chống đỡ trong quá trình thi công do có thể bị lốc hay gió mạnh

Vài dòng múa rìu qua mặt thợ
 
Tin chính thống cho mọi người hóng



Theo đó, vào khoảng 14h15' ngày 14/5/2020 tại Nhà máy Công ty Cổ phần AV HEALTHCARE (100% vốn Hàn Quốc sản xuất băng vệ sinh, tả lót, bình sữa), địa chỉ: Lô số 18 đường số 18, Khu công nghiệp Giang Điền huyện Trảng Bom xảy ra vụ sập bức tường đang thi công cao khoảng 8m, dài 109m.
 
Xem trên

https://geomaps.vn/

(hình như của đồng chí @geomaps @geomapsvn )

Thấy địa chất KCN Giang Điền như sau

G46012406.1.jpg


G46012405.1.jpg


hoặc

8.8 Huyện Trảng Bom
8.9 Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2006 Sét pha màu vàng sậm
Sét pha màu vàng lẫn ít sạn laterit
Cát hạt mịn lẫn bột màu xám vàng
8.10 Xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2004 Sét lẫn bụi màu xám vàng
Đá sét bột kết phong hóa
8.11 KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2005 Sét pha màu xám nâu
Dăm, tảng laterit lẫn sét pha màu nâu đỏ
Cát sạn kết
Cát hạt trung lẫn bột màu nâu vàng
Sét màu xám nâu, nâu đỏ
Đá sét bột kết phong hóa mạnh
8.12 Xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 2006 Đất sét lẫn bột màu nâu đỏ
Đất sét lẫn bột màu đỏ, xám xanh
9 Huyện Vĩnh Cửu


Nguồn


Đồng chí nào chuyên về đất có thể tham khảo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi


3.5. Đất lún ướt (collapsible soil)

Là đất có sự lún phụ thêm đáng kể và xảy ra nhanh chóng khi nó bị làm ướt nước dưới tải trọng đang xét, có hệ số lún ướt tương đối lớn hoặc bằng 0,01. Thường thì các đất hạt mịn (đất sét, đất bụi) và đất cát pha sét vừa ít ẩm vừa ít chặt, có cấu trúc lỗ hổng lớn thì rất có thể có tính lún ướt (điển hình là đất đỏ bazan tầng phủ, đất hoàng thổ và đất dạng hoàng thổ). Lún ướt tác hại không chỉ là gây ra lún sụt, lún không đều quá mức, mà còn có thể gây nên các khe nứt trong đất nền và trong công trình đất đắp trên đó. Đối với đập đất hồ chứa, đê sông, đê biển, dòng thấm có thể tập trung tại các khe nứt đó và sẽ là ẩn họa khó lường.

CHÚ THÍCH: Lún ướt không phải là tính chất phản ánh bản chất của đất, mà là tính chất hình thành có điều kiện khi đất dính ở trạng thái vừa ít chặt, vừa ít ẩm. Do đó, có thể loại trừ tính lún ướt của đất bằng các giải pháp thích hợp để làm cho đất có được độ chặt cần thiết trong quá trình xây dựng công trình.




Tại khu vực xây dựng Đại học Quốc Gia TP.HCM cũng có loại dạng hoàng thổ - là lớp đất trên mặt có màu vàng-xám vàng, thành phần bột cát rất cao, có nhiều lỗ rỗng

Do hàm lượng sét trong mẫu đất rất nhỏ khoảng 2,7%, thành phần hạt chủ yếu là hạt cát và bụi nên lực liên kết giữa các hạt với nhau tạo ra chủ yếu là do lực dính kết giữa các hạt sét và một phần do các hạt cát có độ góc cạnh nên cũng tạo lực dính giả với nhau khi ở trạng thái khô. Kết quả làm cho cường độ chịu lực của đất tăng cao. Nhưng khi thấm ướt, nước sẽ lấp đầy lỗ rỗng, đồng thời sẽ hoà tan muối kết tinh, những liên kết giả giữa các hạt cát cũng bị phá vỡ; hạt sét trở nên linh động hơn và tạo nên thể vẫn tồn tại trong lỗ rỗng, đặc biệt khi lượng nước gia tăng cao. Kết quả, phá vỡ liên kết giữa các hạt làm đất mất đi kết cấu cứng chắc ban đầu. Đặc biệt khi chịu một ứng suất, thể tích lỗ rỗng sẽ giảm nhanh chóng và tạo nên lún sụp đột ngột. Lưu ý đặc điểm biến đổi của C, Phi trong quá trình sau khi đầm nện trong tính toán và điều khiển tốc độ thi công.


Nếu móng đơn đặt trên lớp đất này thì lún sụt sau một trận mưa là chuyện bình thường, xem xét KCN Giang Điền thì có vẻ có loại đất này

ZiRGBO3.jpg




Lưu ý là không ngụy biện cho đơn vị thiết kế hay thi công nhé
 
Nguyên nhân hiện nay cơ quan chức năng vẫn chưa kết luận,

Khẩn trương giám định, tìm nguyên nhân vụ sập tường, chết người tại KCN Giang Điền

Thứ trưởng Bộ Xây dựng lấy làm tiếc vì vụ tai nạn xảy ra là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người. Cũng theo Thứ trưởng, vụ tai nạn này có nhiều điểm tương đồng với vụ tai nạn xảy ra tại một khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long cách đây 1 năm, làm 7 người chết.

Bộ Xây dựng hiện đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND tỉnh Đồng Nai để giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc tại Công ty cổ phần AV Healthcare. Trong đó, Bộ phải xác định rõ sự cố, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vi phạm liên quan.

Sau khi cùng với các cơ quan chức năng và tỉnh Đồng Nai khảo sát hiện trường vụ tai nạn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết đã thống nhất được 4 nội dung cơ bản: Một là giải quyết sự cố, phong tỏa hiện trường, giải quyết quyền lợi của người lao động. Tỉnh Đồng Nai bước đầu đã rất khẩn trương và kịp thời tiến hành thực hiện các bước liên quan để xử lý vụ việc.

“Chúng tôi cũng đã thống nhất với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai dừng thi công ngay lập tức các hạng mục công trình của chủ đầu tư này cho đến khi xác định được nguyên nhân, trách nhiệm và sẽ xem xét các bước tiếp theo. Riêng đối với các chủ đầu tư của những công trình tương tự tại khu công nghiệp này cũng phải tạm dừng xây dựng ít nhất một tuần để Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, Sở Xây dựng rà soát lại toàn bộ quy trình thi công, xem có vấn đề gì không, sau đó mới cho thi công lại” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan điều tra của Bộ Công an có chỉ định về mặt chuyên môn để giám định sự cố sập tường. Nguyên nhân sự cố ban đầu thì chưa thể chia sẻ được, vì có rất nhiều yếu tố liên quan. Thông thường, để giám định nguyên nhân sự cố sẽ phải mất vài tuần, phải lấy mẫu vật liệu thi công, thẩm tra lại thiết kế thi công, xác định các điều kiện tự nhiên, chẳng hạn như: vận tốc gió, tải trọng gió tại thời điểm xảy ra sự cố…

Để ngăn ngừa các sự cố tương tự xảy ra trong tương lai, Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với Cục Quản lý an toàn lao động (Bộ LĐ-TBXH) nghiên cứu, có chỉ thị nhanh về những điều cần đặc biệt lưu ý khi thi công những mảng tường lớn, dễ sụp đổ trong quá trình thi công khi chưa đạt hoàn chỉnh thiết kế ...



Nhân tiện chia sẻ bài viết của đồng nghiệp, không lại mang tiếng đi rao vặt trên diễn đàn



Những hình ảnh hiện trường nhìn rất là thảm thương khi mà công trình kết cấu thép 5.000m² đang ở những công đoạn cuối cùng của thi công khung kết cấu là lắp ráp nốt sà gồ tại Đồng Nai.

45011772-162971667991793-6083086851340500992-n.jpg
45095136-162971504658476-6064743144803532800-n.jpg


Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân vì sao một công trình to lớn như vậy mà lại bị sập trong chớp mắt.

Giả thiết được đặt ra nguyễn nhân sập từ rất nhiều yếu tố như: Năng lực thi công nhà thép tiền chế yếu kém của đơn vị thi công, Công trình bị rút lõi giảm khối lượng thép làm phá vỡ kết cấu của thép, Động đất, bão lũ....vv

+ Nguyên nhân chủ quan: là do quy trình thi công nhà thép tiền chế chưa được thực hiện đúng. Thông thường, công ty xây dựng nhà thép tiền chế sẽ tiến hành lắp dựng toàn bộ cột trước, sau đó mới lắp kèo, xà gồ và giằng. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm, bởi lúc này cột kèo chỉ được neo giữ bằng bu lông móng nên khi gặp gió lớn bu lông neo rất dễ bị nhổ lên và làm đổ hết các cột. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp nhà thép đã lắp dựng cả cột, kèo và xà gồ nhưng vẫn bị gió lớn làm sập đổ. Nguyên nhân chính là do công ty xây dựng nhà thép tiền chế chưa lắp hệ giằng khung cứng và tay chống xà gồ. Lúc này, hệ khung thép tiền chế vẫn là một biến hình nên khi gặp gió to cả hệ sẽ bị nghiêng mạnh khiến cho kết cấu tại điểm yếu nhất bị gãy và dẫn đến cả hệ bị sập.

+ Nguyên nhân khách quan: gió lớn, gió giật mạnh khi có bão là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sập đổ nhà thép tiền chế. Tuy nhiên, khi công trình đã được lắp đặt hoàn chỉnh thì ít khi sập đổ, bởi nó đã trở thành một hệ kết cấu cứng cáp. Nếu như được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn thì công trình chỉ có thể sập đổ trong trường hợp xảy ra cháy nổ hoặc các va chạm mạnh phá vỡ kết cấu.

Nhưng chúng ta xét một cách tổng thể nguyên nhân chính dẫn tới sập là do năng lực đơn vị thi công và rút lõi công trình. Hiện nay thị trường nhà thép tiền chế, kết cấu thép cạnh tranh rất là lớn các đơn vị thi nhau cạnh tranh nhau đua nhau giảm giá ...giảm giá... giảm giá và giảm luôn lượng sắt trong kết cấu. Như vậy điều hiển nhiên lượng sắt không đủ để giúp khung nhà xưởng đứng vững sẽ bị sập.


Khi nào thì phẩm giá người làm nghề xây dựng được nâng cao, khi nào chủ đầu tư biết quý trọng những người hành nghề đủ năng lực, chứ hiện nay chủ đầu tư đâu quý trọng người làm nghề xây dựng, đạp được giá bao nhiêu thì đạp, hỏi làm sao nhà thầu bỏ qua các yếu tố an toàn. Đành rằng không ai dí súng vào đầu bắt phải nhận thầu bằng mọi giá, nhưng nói thì ai nói cũng hay, chỉ những ai đã từng tham gia trực thi công mới hiểu nỗi khổ nhà thầu.

Đối với quy mô nhà xưởng này thì tiến độ thi công tầm 4 tháng, số lượng công nhân huy động cao điểm khoảng 200 người trong giai đoạn đầu, nhưng đến tháng thứ 3 thì rút khoảng 80% để các thợ lắp đặt vào.

Như chủ thớt phân tích thì không có gì sai, đáng lẽ là thì phải làm móng nền trước, bơm bê tông mác 250R3 chờ 7 ngày khô rồi lắp kèo xong mới xây tường. Tuy nhiên khổ nỗi giai đoạn này thì kèo chưa gia công xong, công nhân xây dựng đâu phải dễ huy động, nếu cho họ đi làm chỗ khác không dễ gọi về, mặt khác bị thúc ép tiến độ, nên gần như chọn xây tường trước.

Tuy nhiên khi chọn xây tường trước, đáng lẽ chỉ xây cao tầm 2m và có biện pháp chống đỡ để phòng đổ ngang (gió lốc, cẩu, rung động bởi thiết bị thi công ...) rồi mới xây tiếp, thường thì cũng chỉ xây tối đa 5m-6m. Đến khi dựng khung đến đâu thì tháo giằng đến đó, nhưng biện pháp này cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Thôi thì chia buồn với đồng nghiệp, cũng vì miếng cơm mà quá liều lĩnh.
 
Thông tin trên báo chí cũng không chính xác là sao nhỉ


4 người bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi “Vi phạm các quy định về xây dựng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là: ông Hà Duy Hải (56 tuổi, Giám đốc Công ty Hà Hải Nga), Nguyễn Quang Đoái (37 tuổi, nhân viên đo đạc công trình), Hà Huy Vĩnh Trình (24 tuổi, nhân viên chấm công) và Lê Xuân Trường (giám sát công trình).


Gồm ông Hà Duy Hải (SN 1964, thường trú tại phường Tân Hiệp, Biên Hoà, Đồng Nai), Giám đốc Công ty TNHH Hà Hải và là người trực tiếp giám sát thi công; Kỹ sư Nguyễn Quang Đoái (SN 1982)- Giám sát thi công; Kỹ thuật viên Lê Xuân Trường, (SN 1968) - Giám sát kỹ thuật; Giám sát công nhân: Hà Huy Vĩnh Trường (SN 1996), con ông Hà Duy Hải.


Đến chiều cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp, đang tạm giữ hình sự bốn đối tượng đều thuộc Công ty TNHH Hà Hải Nga, gồm: Hà Huy Hải (SN 1964), Giám đốc; Nguyễn Quang Đoái (SN 1983), nhân viên đo đạc công trình; Lê Xuân Trường (SN 1968), giám sát công nhân và Hà Huy Vĩnh Trường (SN 1996), nhân viên chấm công.

Vụ này đâu liên quan gì vụ này mà báo chí đưa tin - sập tường chết người tương tự ở Đồng Nai 'từng được cảnh báo'

bo-xay-dung-da-tung-canh-bao-trong-thi-cong-tuong-nha-xuong-1.jpg





CONGTRUONG_zing3.JPG


CONGTRUONG_2.JPG


CONGTRUONG_zing4.JPG


CONGTRUONG_zing6.JPG


Nền nhà xưởng cũng đã xong cơ bản rồi ===> gió gây sập là nguyên nhân chính
buc%20tuong.jpg


 
ACE có thể xem qua và bói sự cố qua clip
Nói về an toàn thi công xây dựng, ai đang còn làm công trình thì vui lòng đừng thánh tướng, không thể nói trước điều gì về sự cố công trường, từ thầu dép lào đến thầu chuyên nghiệp. Từ chuyện kỷ luật công trường, vì đơn giản là giờ tìm được nhân công xây dựng chuyên nghiệp là điều khá khó khăn: công nhân đánh nhau vì những xích mích đôi vì những nguyên nhân khá nực cười, từ chuyện công nhân nghiện hút, công nhân không tuân thủ quy định an toàn lao động.... đặc biệt là nhân lực của nhà thầu phụ. Từ những yếu tố bất ngờ gió lốc, sét đánh, mưa lớn... Từ những chuyện nhỏ nhặt như quên xiết một con ốc, đóng thiếu một cây đinh, một chân giàn dáo lung lay.... có thể làm sụp đổ hoàn toàn sàn bê tông đang trong quá trình thi công... đến như cầu Cần Thơ chẳng hạn. Từ chất lượng bê tông thương phẩm của nhà cung cấp ... không nêu tên tuổi cụ thể, có công trình chuẩn bị đổ tầng thứ ba rồi thì có kết quả nén bê tông các phần bên dưới chỉ đạt mác 150 (mác thiết kế 300), may mắn chưa kịp tháo giàn cáo. Từ xe công trình gây tai nạn, từ cẩu lắp rơi đồ hoặc gạt sập công trình, từ vận thang .....

Không phải nêu lên để ngụy biện, dù có biện pháp phòng tránh và quản lý rủi ro, nhưng có những yếu tố bất ngờ không thể nói trước được.

Xuống công trường, ngoài người chuyên trách thì những người có liên quan luôn phải chú ý và để ý đến an toàn lao động , tuy vậy không phải rời khỏi công trường là xong, đêm về đôi khi còn phải vắt óc suy nghĩ những công việc, những hạng mục đã triển khai, sắp triển khai ... liệu có những gì bị lủng về an toàn hay không? Đêm khuya nghe điện thoại cứ phải là là giật mình .... chỉ khu nghe biết cuộc gọi không liên quan đến công việc thì mới dám thở phào.

Cái nghề cái nghiệp, chỉ khi nào nghỉ hưu hay bỏ nghề thì mới biết được đã thoát khỏi an toàn lao động xây dựng.
 
  • Like
Reactions: ChauThanhCons
Năm 1996, Taisei Nhật Bản thi công Nhà máy Fujitsu Biên Hòa 2, đã đổ sập cả khung nhà thép 10.000m2 xưởng trong 2 phút , nguyên nhân chỉ là không tuân thủ đầy đủ trình tự lắp dựng kết cấu thép.

Hãng thầu Nhật Taisei phải nói cực kỳ chuyên nghiệp và tinh thông kỹ thuật, nhưng chính họ đến khi giao cho thầu phụ cầu Cần Thơ tiếp tục sự cố sập tiếp - với nguyên nhân oái ăm lún lệch đài móng trụ tạm.

Rất rõ ràng Nâng cao Chất lượng Nguồn nhân lực ngành Xây dựng là yêu cầu khẩn thiết, chia sẻ ý kiến của bác Toản

Nâng cao Chất lượng Nguồn nhân lực ngành Xây dựng

Bài này hay quá, quan trọng quá, nhất là trong ngữ cảnh vụ Sập cầu Cần Thơ 4 ngày trước đây 26.09.2007; và trong bối cảnh vận động thành lập Hội Kỹ sư Việt Nam hiện nay.

Xin trích ra đây thông tin của một kỹ sư chuyên nghiệp đang ở Canađa, anh Vũ Quang Hưng, tiến sỹ, kỹ sư địa kỹ thuật, công ty Golder Associates:

“Rủi ro bao giờ cũng tồn tại trong xây dựng bất cứ công trình gì, nhưng mức độ rủi ro như đã xảy ra với cầu Cần Thơ thật đáng tiếc. Hy vọng vụ sập cầu Cần Thơ sẽ là một bài học để người thiết kế, thi công và các nhà quản lý nhớ lại và có trách nhiệm hơn trong xây dựng công trình.

Một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Hội kỹ sư Canađa cũng là một vụ sập cầu khi đang thi công, nhưng xảy ra cách đây 100 năm, năm 1907 tại Quebec, Canada. Cầu kết cấu thép xây dựng trên sông St. Lawrence, nhịp 550 m, 46 m trên mức nước sông. Đây là cây cầu thép có nhịp dài nhất thế giới lúc bấy giờ, và vụ sập cầu này cũng là tại họa sập cầu thảm khốc nhất trong lịch sử lúc đó. Cầu sập trong khoảng 15 giây, gây 75 tử vong trong số 86 người đang làm việc trên cầu, 11 người sống sót. Cầu sập do tính toán không được kiểm tra lại sau khi thiết kế, tải trọng của cầu lớn hơn rất nhiều so với khả năng chịu tải.

Vụ sập cầu này gây ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến việc thắt chặt quản lý và đào tạo kỹ sư ở Canada.

Các kỹ sư tốt nghiệp Đại học ở Canađa luôn đeo một chiếc nhẫn bằng thép ở ngón tay út bàn tay thuận, chiếc nhẫn vừa là niềm tự hào vừa mang tính linh thiêng. Mọi người nói những chiếc nhẫn thép này được làm từ thép của cây cầu bị sập trên sông Lawrence năm 1907. Chiếc nhẫn này được đeo như để nhắc nhở người kỹ sư khi thiết kế, thi công.





Với vụ sự cố này, dân kỹ thuật nói phải là đúng, chứ không thể dự đoán được, chỉ nói khi biết chính xác, ngay cả mặt tại hiện trường khi xảy ra sự cố cũng không dám khẳng định ngay lúc đó.

Vài dòng chia sẻ thật lòng
 
  • Like
Reactions: ChauThanhCons
Xem clip, chắc 9/10 là do móng bị lật với 2 nguyên nhân: lún móng hoặc móng quá nhỏ.
Nền san lấp, nền trương nở và nền lún ướt không quá ảnh hưởng, vì chỉ đất có tải 1kG/cm2 là móng chỉ cần 2m2 là gánh được rồi.
Dĩ nhiên chỉ là dự chơi, không đảm bảo chính xác được
 
Khi nào nghề xây dựng được xem trọng, chứ bây giờ ai cũng làm thầu được mà.
Giờ nhà nước quy định công ty và kỹ thuật bắt buộc phải có chứng chỉ, chứng nhận
Công nhân cũng thế, phải có chứng nhận, chứng chỉ về ATLĐ - bắt buộc phải học hành và thi đàng hoàng giống như thi sát hạch chứng chỉ hành nghề kỹ sư, kiến trúc sư.
Thì lỗ hổng an toàn thi công mới được bịt phần nào
Đa phần chủ đầu tư giờ tham rẻ, các nhà thầu muốn đàng hoàng cũng khó sống khi thẳng lưng giữa đám gù lưng.
 
  • Like
Reactions: AcisSmartHome
Theo bài báo - Sập tường như ở Đồng Nai 'từng được cảnh báo'


Hình cắt từ clip

VjK4u1N.jpg


N7IPv7c.jpg


Đâu có gì đặc biệt - tường đầu hồi độc lập 14m

GzH2Xex.jpg


4n8PLyO.jpg


Tường độc lập cao 8,5m

oBqGxLj.jpg


xây tường độc lập đơn phương cao 9,5m - trong hình là đang bơm bê tông giằng đỉnh tường

gaCbWhJ.jpg


tường độc lập cao 12m - đang bơm bê tông giằng đỉnh tường

XljIpax.jpg


Nhưng không dám dự đoán nguyên nhân của sự cố khi mình chưa bao giờ đến hiện trường
 
ACE nào đã tham khảo TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 5573 : 2011 KẾT CẤU GẠCH ĐÁ VÀ GẠCH ĐÁ CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ chưa ?

4.2.3. Các đặc trưng của vật liệu và kết cấu
lh là độ mảnh của cấu kiện có tiết diện chữ nhật;
li là độ mảnh của cấu kiện có tiết diện bất kì;
lh1n, li1n là độ mảnh của phần chịu nén của cấu kiện tại các tiết diện chịu mô men uốn lớn nhất;

8. Tính toán các cấu kiện của kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ nhất (theo khả năng chịu lực)

10. Các chỉ dẫn thiết kế
 
Nghề lắp dựng nhà xưởng nó bèo dạt mây trôi lắm các anh chị ơi, mình đã dẹp hết, giờ chuyển sang môi giới khung xưởng cũ cho lành. GiangHoangLinh chỉ chia sẻ hình ảnh để chứng minh rằng chủ thớt nói phải lắp dựng khung xưởng trước mới được xây tường.

WdMdiQ2.jpg


HE1HGal.jpg


WzHGC6z.jpg


CbiW44P.jpg


hwFoxOQ.jpg


Sẽ có người nói rằng mượn khung đầu hồi giữ kèo đầu tiên thì nguy cơ sập rất cao, xin thưa có cẩu giữ phụ, lên đầy đủ xà gồ dồi mới gằng cáp giữ lại, mất 1 buổi sáng cho cái kèo này.

Sẽ có người nói rằng quan điểm xây tường trước lắp kèo sau thì công trình này không sập thì sẽ có công trình khác sập, ai giỏi cứ làm, kiểu gì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà.

Biết làm sao bây giờ ? Xây tường trước rủi ro cao hơn, nhưng thi công có lời chút đỉnh.

Lý do đơn giản là giá thì chủ đầu tư trả rất rẻ mà yêu cầu an toàn cao thì làm sao mà sống nổi, chỉ cần bỏ công đoạn cọc cứu sinh và lưới an toàn là giá lắp dựng giảm được 50k/m2, chứ có ai muốn ẩu đâu, không làm gì người khác nhảy vào làm,

Đành rằng không ai dí súng vào đầu, thôi thì tạm bỏ nghề cho nó lành, chờ đợi BXD ban hành qui định xây dựng các mảng tường lớn trong khu CN, khi đó ai cũng phải bắt buộc thi công theo đúng quy định, chứ như bây giờ cá mè một lứa

Ai cần mua khung nhà xưởng cũ liên hệ Giang Hoàng Linh: 0903.161.769
 
  • Like
Reactions: AcisSmartHome
Khi nào nghề xây dựng được xem trọng, chứ bây giờ ai cũng làm thầu được mà.
Giờ nhà nước quy định công ty và kỹ thuật bắt buộc phải có chứng chỉ, chứng nhận
Công nhân cũng thế, phải có chứng nhận, chứng chỉ về ATLĐ - bắt buộc phải học hành và thi đàng hoàng giống như thi sát hạch chứng chỉ hành nghề kỹ sư, kiến trúc sư.
Thì lỗ hổng an toàn thi công mới được bịt phần nào
Đa phần chủ đầu tư giờ tham rẻ, các nhà thầu muốn đàng hoàng cũng khó sống khi thẳng lưng giữa đám gù lưng.
Đồng ý, trong một thế giới toàn gù lưng, mình thẳng lưng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
 

Mỗi lần theo vận thang lên cao là mỗi lần quan sát cáp .... còn run rẩy, không hiểu cái công ty này chắc thuê cẩu đồng nát không kiểm định.
 
Vụ này là sao đây ?

anh%202.jpeg

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 5/8/2016 cầu bắc qua sông Ô Rô dài 20m tại xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau thuộc dự Dự án Tuyến lộ về trung tâm xã Đất Mũi do UBND huyện Ngọc Hiển làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Sử Thành Phú (cũng do ông Sử Thành Phú làm đại diện pháp luật) xây dựng từ nguồn vốn ngân sách cũng đã bị sập hoàn toàn sau khi thông xe mới đầu 2016. Trong sự cố cầu Xẻo Rô, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân do sông sâu, nước chảy mạnh nên đường dẫn cầu có nguy cơ mất ổn định cao.

tieudung.vn/doi-song/ca-mau:-cau-hon-50-ty-dong-tu-von-ngan-sach-dang-thi-cong-bong-dung-sup-do-xuong-song-60515.html[/URL]



Cau.jpg

Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy, trụ nhịp giữa bị lún sâu khoảng 4m, kéo theo sập 2 nhịp giữa. Trong đó, có một nhịp giữa rơi xuống nước, chắn ngang dòng sông Cái Đôi Vàm

laodong.vn/xa-hoi/cau-54-ti-dong-o-ca-mau-chua-kip-thong-xe-bat-ngo-do-sap-986975.ldo
 
Mời các thánh dự đoán

WH4DP7UAEROH3FDDLZGUKKDM7Y.jpg

W5SVKAT5BRNF5PWKF7SEMJWONM.jpg


Four people killed in expressway bridge collapse in China's Hubei province

reuters.com/world/china/four-people-killed-expressway-bridge-collapse-chinas-hubei-province-2021-12-19/
 
Mời các thánh dự đoán

WH4DP7UAEROH3FDDLZGUKKDM7Y.jpg

W5SVKAT5BRNF5PWKF7SEMJWONM.jpg


Four people killed in expressway bridge collapse in China's Hubei province

reuters.com/world/china/four-people-killed-expressway-bridge-collapse-chinas-hubei-province-2021-12-19/


featured_image.png


thestructuralengineer.info/news/four-people-killed-in-after-ramp-bridge-partially-collapses-in-chinas-hubei-province?
do phương tiện ẩu
 
Vụ này là sao đây ?

anh%202.jpeg

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 5/8/2016 cầu bắc qua sông Ô Rô dài 20m tại xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau thuộc dự Dự án Tuyến lộ về trung tâm xã Đất Mũi do UBND huyện Ngọc Hiển làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Sử Thành Phú (cũng do ông Sử Thành Phú làm đại diện pháp luật) xây dựng từ nguồn vốn ngân sách cũng đã bị sập hoàn toàn sau khi thông xe mới đầu 2016. Trong sự cố cầu Xẻo Rô, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân do sông sâu, nước chảy mạnh nên đường dẫn cầu có nguy cơ mất ổn định cao.

tieudung.vn/doi-song/ca-mau:-cau-hon-50-ty-dong-tu-von-ngan-sach-dang-thi-cong-bong-dung-sup-do-xuong-song-60515.html[/URL]



Cau.jpg

Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy, trụ nhịp giữa bị lún sâu khoảng 4m, kéo theo sập 2 nhịp giữa. Trong đó, có một nhịp giữa rơi xuống nước, chắn ngang dòng sông Cái Đôi Vàm

laodong.vn/xa-hoi/cau-54-ti-dong-o-ca-mau-chua-kip-thong-xe-bat-ngo-do-sap-986975.ldo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi chỉ đạo lập tổ đánh giá sự cố sau khi khảo sát hiện trường vụ cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập.


Bản chất nghe nói oải lắm
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi chỉ đạo lập tổ đánh giá sự cố sau khi khảo sát hiện trường vụ cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập.


Bản chất nghe nói oải lắm
Xem file bản vẽ


chụp sơ bộ bên dưới
kX8NDL3.png

NPSYVoQ.png


và file báo cáo sơ bộ


MYMADbh.png

wjLisee.png


Với bản vẽ bố trí chung (chưa đầy đủ) cầu Cái Đôi Vàm ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau bị sự cố sập cầu ngày hôm qua 21/12/2021 để mọi người tham khảo thêm, theo báo cáo sự cố xây dựng cầu của Ban QLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau lập sáng ngày 22/12/2021.
Qua các hình ảnh trên internet, bản vẽ bố trí chung này và cập nhật báo cáo của Ban QLDA, chúng ta biết được kết cấu của cầu như sau:
1. Sơ đồ nhịp: 7x18m + 1x33m + 7x18m (nhịp thông thuyền 33m), tổng chiều dài cầu: 286,13m (tính từ mép sau tường đỉnh mố)
2. Kết cấu phần trên: Mặt cắt ngang gồm 5 dầm BTCT DƯL chữ I, L=18m (riêng nhịp thông thuyền 4 dầm L=33m), bề rộng mặt cầu 6,5m.
3. Kết cấu phần dưới:
- Mố cầu: Dạng mố chữ U bằng BTCT đặt trên hệ cọc ống BTCT DƯL D350 dài 36-38m/cọc
- Trụ cầu: Trụ đặc, thân hẹp bằng BTCT, tiết diện hình chữ nhật, hai đầu tròn. Bệ trụ đài thấp, mỗi trụ 12 -15 cọc ống BTCT DƯL D350 dài 36-38m cọc.
4. Tổng mức đầu tư: 70,76 tỷ đồng, trong đó:
- Chi phí GPMB: 20,71 tỷ đồng
- Giá trị xây lắp 34,92 tỷ đồng
- Chi phí QLDA, TVXD và chi phí khác: 8,41 tỷ đồng
- Dự phòng phí: 6,72 tỷ đồng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kết cấu cầu Cái Đôi Vàm.


Xem địa chất là biết lỗi khảo sát và thiết kế rồi,
1. Mũi cọc trong lớp 4 = lớp dẻo mềm, SPT chỉ có 9, lún 4m là chuyện bình thường
2. Cọc D35, chiều dài quá dài, vượt quá giới hạn độ mảnh
3. Khoan địa chất cũng chưa hết lớp bùn
 
Không lẽ nào dân miền Tây Nam Bộ có vấn đề về tính toán nền móng ?

 
Không lẽ nào dân miền Tây Nam Bộ có vấn đề về tính toán nền móng ?

View: https://youtu.be/wrDiaKX3O90

Khả năng lớn nhất là nền đất ở mũi cọc bị xuyên thủng
=> đặt trên thấu kính xen kẹp
=> khảo sát địa chất ko đủ sâu
=> Nhiêm vụ khảo sát lập không hợp lý.
=> Ai lập Nhiệm vụ khảo sát?
=> Có lẽ do tỉ lệ chiết khấu HĐ KSĐC lớn quá nên có ai đó giành quyền lập NVKS và ký HĐ đó thôi?!!
=> Khoan kiểm chứng lại tại vị trí trụ là biết có phải tại địa chất sai hay đúng ?
 
"LÚN hay SẬP" ???
Vô LÝ: Cầu dẫn Cần Thơ gọi "SẬP khi Lún 12 mm". Cầu Cà Mau gọi "LÚN chứ không Sập" khi Lún 6.300 mm, gấp 525 lần cầu dẫn Cần Thơ.
Lún bao nhiêu được kể là Sập?
Sập được cho do Lún, khi lún bao nhiêu???
-- Cầu Cà Mau không thể gọi "LÚN", phải gọi "SẬP". Không có công trình nào lún 6,3m đột ngột cả, chỉ sập thôi như : cầu dẫn Cần Thơ bị "SẬP vì lún 12 mm", nhà phố Lào Cai mới đây.
-- Vậy bỏ qua yếu tố địa chất đi.
-- Tập trung: Đóng cọc không đủ chiều dài , nối cọc sai, cọc bị lệch gãy, đài cọc bị thủng, gãy cột..
-- Nhớ lại hơn 14 năm trước, vụ SẬP cầu dẫn Cần Thơ vì "Lún 12 mm"!!