Đồng bằng sông Cửu Long - mối liên hệ với Mekong Committee - có thể có những điều mà nhiều người chưa biết

ngocanh1908

Thành viên cơ bản
9/8/19
5
8
Lược sử Ủy ban sông Mekong - 1957 Mekong Committee , nếu chỉ là thông tin chung chung


Đúng là năm 1957 Mekong committee (Uỷ Ban Mekong) được thành lập với 4 thành viên : Thailand, Vietnam, Lao và Cambodia. Nhưng điều ít người biết là Mekong committee không những được sự bảo trợ của LHQ mà ngay cả chính phủ Mỹ cũng giúp đỡ. Trường ĐH Cần Thơ thành lập năm 1968 cũng nằm trong chương trình này.
PeCkvx0.jpg


Mục đích của Mekong committee là thiết lập các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật ràng buộc các nước vùng hạ lưu từ Myanma, Lào, Thailand, và Vietnam cùng khai thác nguồn lợi sông Mekong phải có sự đồng thuận của các thành viên để bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên của sông Mekong.

Sau 1975, Vietnam tự thành lập một tổ chức khác lấy tên là Uỷ Ban sông Mekong (Mekong River commission) gồm 3 nước là Vietnam, Cambodia và Lao, sau đó mở rộng ra thêm Thailand, Myanmar. Khi chiến tranh biên giới Tây - Nam (Polpot) nổ ra thì uỷ ban nầy cũng không còn hoạt động. Đến 1995 thì MRC khôi phục lại và tồn tại cho đến nay.

Nguyên tắc đồng thuận không được tôn trọng trong hoạt động của MRC, đầu tiên là Vietnam khai thác thuỷ điện trên dòng sông Serepok ở Tây Nguyên là một phụ lưu của sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Buôn Mê Thuột chảy qua Lào, Cambodia và đổ ra sông Mekong. Các thành viên MRC sau đó đã không còn tôn trọng nguyên tắc này và TQ nhảy vào lợi dụng xây hàng loạt các đập thuỷ điện trên thượng lưu sông Mekong ở Lào và Myanmar... dẫn đến hệ luỵ hôm nay.
Cũng cần nói thêm dự án cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ với chiều cao thông thuyền khi triều Max 45m là do tuân thủ nguyên tắc đồng thuận của MRC nhằm bảo đảm tàu lớn có thể đi từ biển Đông lên Cambodia hay Lào, Myanma.

Vai trò của Ủy ban sông Mekong như thế nào với ĐBSCL thì ai cũng đã rõ
 
Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị hạn hán và mặn xâm nhập nghiêm trọng. Khả năng này có thể tiếp tục xảy ra cho những năm sau này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và việc kiểm soát nước từ những đập thủy điện thượng nguồn.

Cần có một giải pháp dài hạn cứu nguy cho vùng châu thổ sông Cửu Long. Trong đó, quan trọng là tìm mọi cách lưu giữ và hấp thụ nguồn nước mùa mưa lũ, đặc biệt tập trung cho 2 vùng trũng lớn nhất ĐBSCL là vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười.

Vai trò của Ủy Ban Sông Mê Kông là rất cần thiết

Một tin vui là Campuchia tạm hoãn xây đập trong 10 năm


Campuchia sẽ không phát triển đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong trong 10 năm nữa, theo lời của Victor Jona, Tổng Giám đốc Cty Năng lượng tại Bộ Khoáng sản và Năng lượng Cambodia, nói với hãng tin Reuters.

Hy vọng đến năm 2030, các nguồn năng lượng mới sẽ thay thế các dự án thủy điện gây tác hại đến môi sinh vùng hạ lưu, đặc biệt là châu thổ sông Cửu Long.

Mừng là anh hàng xóm Khmer bên cạnh biết nghe tư vấn khuyến cáo, chẳng đâu như anh bạn Lào!
 
  • Like
Reactions: minhduclh

gakho

Junior Member
7/11/16
25
3
ĐBSCL nguy cơ đã hiện rõ.

Là người từng tham gia xây dựng các dự án ở Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang ...tôi yêu con người và vùng đất nầy. Từ anh nông dân hiền lành đến chị tiểu thương xóm chợ... tất cả họ đều rất chân chất và thật thà. Từ cảnh ngập lụt mùa nước nỗi đến những cánh đồng lúa chín vàng ngày mùa, theo chân người quen tát mương, tát đìa mùa khô... tôi nhận ra giá trị to lớn của vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và chất chứa nhiều tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng.

Thế nhưng chúng ta sắp phải mất món quà tặng quý giá của thiên nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với nguy cơ khô hạn và nước biển xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, vựa lúa nuôi sống hơn 60% dân Việt Nam đứng trước nguy cơ mất trắng.

1/ Ngược dòng thời gian để tìm hiểu:

Sau hiệp định Gionève 1954, từ vĩ tuyến 17 trở vô miền nam VN thuộc chính phủ VNCH, các nhân sĩ, các quan chức đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc gìn giữ và khai thác bền vững vùng hạ lưu sông Cửu Long, con sông còn có tên gọi quốc tế là Mekong, được xếp hạng vào một trong 20 con sông dài nhất thế giới. VNCH là quốc gia ở cuối nguồn, toàn bộ đồng bằng nam phần đều nằm trong lưu vực của sông Mekong, vì vậy mọi tác động từ con người đến lưu lượng của sông Mekong phía thượng lưu đều ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi nông nghiệp, thuỷ sản và đời sống của đồng bào vùng hạ lưu ở ĐBSCL.

Được sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ về việc bảo vệ môi trường, khai thác bền vững nguồn lợi sông Mekong, năm 1957 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc , Uỷ Ban Mekong ra đời gồm các quốc gia : Việt Nam, Cambodia, Thailand và Lào. Tên quốc tế là Mekong committee. Uỷ ban Mekong đã hoạt động và tồn tại cho đến 1975.


Ngay từ sau khi được thành lập, các thành viên của ủy ban Mekong đã gặp gỡ thường xuyên bất chấp sự khác biệt về văn hóa, chính trị và ngay cả sự thù địch, thiếu quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Sự sẵn sàng và cam kết của đại diện Ủy ban của bốn quốc gia ven sông lúc đó được gọi là "Tinh Thần Mekong". Hơn nữa, điều đáng chú ý là Ủy ban Mekong đạt được một số kết quả tích cực và cụ thể trong bầu không khí chiến tranh, bất ổn và bất an đặc trưng cho 18 năm tồn tại và hoạt động . Tính đến tháng 1 năm 1972, tám dự án nhánh sông Mekong đã được hoàn thành hoặc đang hoạt động và hai lần con số đó đang được điều tra hoặc xây dựng. Một thỏa thuận giữa Lào và Thái Lan để cung cấp năng lượng thủy điện được tạo ra bởi các dự án phụ lưu đã được ký kết bởi tất cả các thành viên Ủy ban Mekong vào năm 1965. Việc kiểm kê các nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá và lập kế hoạch báo cáo được mở rộng hàng năm. Các nguồn lực hoạt động của Ủy ban đã đạt tổng số 294 triệu đô la Mỹ vào cuối năm 1974, với sự đóng góp của 25 quốc gia, 17 cơ quan của Liên Hợp Quốc, 5 cơ sở tư nhân và một số công ty.


Điều quan trọng để uỷ ban Mekong hoạt động, có những thành công nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được nguồn lợi lâu dài của sông Mekong là dựa trên nguyên tắc : mỗi thành viên uỷ ban Mekong đều có quyền phủ quyết (veto power) và bình đẳng. Một dự án thuỷ điện của Thailand trên phụ lưu sông Mekong gây ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng sông Mekong, chỉ 1 trong 3 quốc gia thành viên còn lại bỏ phiếu chống , Thailand sẽ không được xây dựng. Chỉ khi tất cả các thành viên uỷ ban Mekong cùng đồng ý thì quốc gia đề xuất dự án mới được thực hiện.

Theo người viết bài nầy thì đây là một thành tựu tuyệt vời và thông minh của uỷ ban Mekong, có thể ví sông Mekong và các sông nhánh phụ lưu... là những mạch máu chằng chịt đã và đang nuôi sống cơ thể 4 quốc gia ven sông, bất kỳ một mạch máu nào bị tổn thương hay tắt nghẻn ...cũng đều làm cơ thể đang khoẻ mạnh trở thành bịnh nhân. Do đó nguyên tắc "phủ quyết" dù có gây ra khó khăn, tốn kém cho các quốc gia thành viên trong việc quy hoạch, xây dựng...ở quốc nội nhưng lại là một nguyên tắc rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ và gìn giử nguồn lợi chung lâu dài của sông Mekong.

Sau 1975, thống nhất VN, mọi thứ thay đổi theo cách quản lý và điều hành mới của chính quyền VNDC. Trong bối cảnh chính quyền tại Campuchia, Lào cũng tương tự Việt Nam nên Ủy ban Mekong tê liệt, không còn bất kỳ hoạt động nào. Năm 1978 họ cùng lập ra cái uỷ ban Mekong lâm thời, không có Campuchia do lãnh đạo Khmer đỏ không có thiện ý hợp tác. 18/9/1978 uỷ ban lâm thời sông Mekong ra đời gồm Việt Nam, Lào, Thailand và cũng không nhận được sự bảo trợ của LHQ.


Điều cần chú ý là uỷ ban lâm thời sông Mekong 1978 vẫn giữ lại các điều lệ từ uỷ ban Mekong 1957, trong đó có quyền phủ quyết của các thành viên.

Và ngay sau khi thành lập, mùa khô 1978 - 1979 nổ ra chiến tranh Việt Nam - Campuchia còn gọi là chiến tranh biên giới Tây - Nam, Uỷ ban sông Mekong lâm thời cũng không còn hoạt động. Các dự án thuỷ lợi tại ĐBSCL như đào kênh, ngăn đập... đều do phía Việt Nam tự giải quyết và thực hiện, không còn phải thông qua các nước thành viên ven sông như trước 1975.

Năm 1995 sau khi chiến tranh biên giới Tây - Nam kết thúc và Việt Nam được bỏ cấm vận, một lần nữa, không thể bỏ qua tầm quan trọng của sự hợp tác cùng khai thác bền vững của các quốc gia ven sông Mekong, các nước ven sông lại cùng ngồi xuống để ký kết một hiệp định mới thay cho cái uỷ ban lâm thời sông Mekong 1978.

Ngày 5/4/1995 bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã ký hiệp định "HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG" gồm 4 nước thành viên Việt Nam, Lào , Campuchia, Thailand.

http://vnmc.gov.vn/Upload/Documents/4. Hiep dinh Me Cong 1995_ Vietnamese.pdf

Hiệp định cho ra đời Uỷ ban sông Mekong (Mekong River Commisson) gọi tắt là MRC.

Cần chú ý rằng MRC 1995 không còn được sự bảo trợ của LHQ, MRC chỉ là tổ chức kinh tế độc lập trên diễn đàn thế giới.


Theo The Diplomat, một tạp chí thời sự quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, văn phòng tại Washington DC nhận xét về MRC :

"Hiệp định Mekong 1995 còn gọi là MRC không cho các quốc gia hạ lưu quyền phủ quyết đối với các dự án phát triển ở thượng lưu và không có cơ chế pháp lý nào để trừng phạt các quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc hoặc thủ tục của MRC".

Nguyên văn bản tiếng Anh :

" The 1995 Mekong Agreement that created the MRC does not give downstream states veto power over upstream development projects and no legal mechanism exists to punish states that fail to follow through with the MRC’s principles or procedures."



Theo một nhà nghiên cứu cho rằng :

Trích :

"KHỞI ĐI TỪ MỘT SAI LẦM CHIẾN LƯỢC

Qua ngót một phần tư thế kỷ, kể từ ngày 5 tháng 4 năm 1995 khi Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Việt Nam đặt bút ký Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong, Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược là từ bỏ quyền phủ quyết / Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đã có trong Hiệp Định Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee) vì Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn. Người viết cách đây ngót 2 thập niên đã đưa ra nhận định là Ủy Hội Sông Mekong 1995 (Mekong River Commission) là một “biến thể và xuống cấp” so với Ủy Ban Sông Mekong 1957 thời VNCH trước đây" Hết trích.

2/ Tình trạng khô hạn của ĐBSCL và nguyên nhân.

Về tình trạng khô hạn, không còn hiện tượng lũ tràn về như nhiều năm trước đây hiện đang là vấn đề lớn, không chỉ là mất nguồn lợi nông nghiệp, thuỷ sản, môi sinh... mà còn là thảm hoạ cho khoảng 20 triệu cư dân ĐBSCL mà đa số sinh sống bằng nghề nông, đánh bắt thuỷ sản. Báo chí trong nước cũng đã lên tiếng và cảnh báo. Rất nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động ...đều phản ảnh hiện tương khô hạn và nhiễm mặn của ĐBSCL trong vài năm gần đây, thiết nghĩ không cần phải đi vào chi tiết thêm, ở đây người viết chỉ muốn phân tích : Nguyên nhân dẫn đến đại nạn nầy.

Trước hết cần phân biệt rõ sự khác nhau căn bản giữa Mekong Comittee (MC) được thành lập 1957 và Mekong River Commission (MRC) được thành lập 1995. Theo đó, có hai yếu tố rất quan trọng cho các quốc gia trong lưu vực Mekong bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá nầy

Mekong Committee 1957 Mekong River Commission 1995

-Hoạt động trên nguyên tắc : Phủ quyết. - Hoạt động trên nguyên tắc: Đồng thuận.

- Là tổ chức kinh tế xã hội đươc LHQ bảo trợ. - Là tổ chức kinh tế xã hội đôc lập, không

liên quan đến LHQ.

Trung Quốc với mưu đồ khống chế và từng bước thôn tính các quốc gia Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia đã sớm nhìn ra 2 lổ hổng lớn của hiệp định MRC. Họ một mặt tăng cường đầu tư vào tất cả các hoạt động kinh tế hạ tầng tại Campuchia và Lào như đường giao thông, sân bay, bến cảng...mặt khác TQ liên tục lập ra các dự án năng lượng thủy điện trên sông Mekong từ phía Nam Campuchia lên phía Bắc nước Lào.

Khi đầu tư dự án thuỷ điện Serepok ở Tây Nguyên là VN đã phá vỡ nguyên tắc "đồng thuận" đã ký kết trong MRC. Dòng Serepok bắt nguồn từ Tây Nguyên và đổ xuống đồng bằng phía Campuchia, 1996 khi Vn chặn dòng Serepok, một số làng mạc phía hạ lưu ở Campuchia phải dời đi khu vực khác sinh sống vì khô hạn. Cũng từ thời điềm nầy TQ đã đánh hơi được lổ hổng trong MRC và đầu tư ào ạt vào Lào, Myanmar cũng như Campuchia nhằm mục đích khống chế các quốc gia Đông Dương bằng quyền giử van xã nước của dòng Mekong.
 

NgocDongWRU

Thành viên cơ bản
Trách cứ hậu quả kinh tế XHCN mù quáng ngày xưa cũng không thể thay đổi được thực tại, giờ bắt buộc phải thay đổi, trước đây sống chung với lũ nay thêm sống chung với hạn mặn. Không chịu sống chung với hạn mặn thì ly hương, không còn cửa nào nữa.

Mời mọi người đóng góp ở bài viết này ạ

 
  • Like
Reactions: TuanHungCE