Khi các thành viên HĐQT đấu súng với nhau ? Vai trò của các quỹ khi đầu tư vào doanh nghiệp ?

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
Muốn mở thớt mới, dù có các thớt có liên quan




Mục đích bàn vào 2 việc
- Khi các thành viên HĐQT đấu súng với nhau, và
- Vai trò của các quỹ khi đầu tư vào doanh nghiệp

Nói riêng về Kusto khi đầu tư vào Coteccons, rõ ràng họ có đã giúp Coteccons vươn lên

 

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
Rõ ràng, nhìn vào 2 biểu đồ này

ZDssgpO.jpg


Zdc7dEI.jpg


Thì Kusto có vẻ sốt ruột khi kết quả kinh doanh đi xuống, trong lúc đó thì anh Dương sau vụ đưa công ty con Unicons , nay muốn đưa Ricons tiếp tục vào Coteccons, một giải pháp tăng doanh thu dễ nhất - nhưng khi đó thì Kusto buộc phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống

Theo thông cáo



Vậy đây đơn thuần trở về cuộc đấu súng giữa các thành viên HĐQT chứ không phải như nhiều thông tin cho rằng Kusto muốn rút ruột Coteccons
 
Xâu chuỗi nào

Cổ phiếu lao dốc


Hàn Quốc chuột rút


Kusto (gián tiếp) nhảy vào


Luôn phản đối sát nhập Ricons



chắc không thống nhất được phương án pha loãng cổ phiếu như lần trước


Và kết cục là anh Dương và chiến hữu sẵn sàng chơi sát ván với Kusto


Kết luận - kẻ cắp gặp bà già, bên nào cũng tìm cách rút ruột nhau cả

Hết
 
  • Like
Reactions: Long Bui

Long Bui

Thành viên cơ bản
20/10/16
5
1
Đồng ý, anh Dương không phải tay vừa .... với việc đưa Thụy là cháu rể gia nhập đội ngũ đệ tử là biết rồi
 
  • Like
Reactions: hoangphongnguyen
7/4/17
126
5
Theo đây


Coteccons (Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons) - Mã chứng khoán HOSE: CTD - là công ty xây dựng được thành lập ngày 24/08/2004 từ quá trình cổ phần hóa một công ty thành viên thuộc Tổng công ty Fico. Từ số vốn điều lệ ban đầu chỉ 15,2 tỷ đồng, sau hơn 5 năm, khi Coteccons niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đầu năm 2010), vốn điều lệ đã tăng lên tới 307,5 tỷ đồng, tức gấp 20 lần. Hiện tại, sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ của Coteccons đã đạt 783.5 tỷ đồng.

Quá trình hoạt động
  • 2004: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần Xây dựng (Cotec) theo quyết định số 1242/QĐ-BXD ngày 30/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
  • 2006: Hợp tác xây dựng nhiều dự án lớn: Trường Đại học RMIT, The Manor, Grand View
  • 2007: Thu hút đầu tư từ các quỹ lớn: Dragon Capital, Indochina Capital, Tainan Spinning. Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
  • 2008: Chinh phục thị trường bất động sản cao cấp với các dự án tiêu biểu: Hồ Tràm Sanctuary, River Garden, The Centre Point…
  • 2009: Ngày 10/5/2009 khởi công xây dựng trụ sở cao ốc văn phòng Coteccons do Coteccons làm chủ đầu tư 100% vốn.
  • 2010: Ngày 20/01/2010 mở ra một trang mới trong lịch sử hoạt động với việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu Coteccons (mã CTD) tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
  • 2011: Ngày 08/9/2011 ký hợp đồng tổng thầu dự án khu phức hợp Casino - The Grand Hồ Tràm có quy mô lớn và hiện đại nhất khu vực do Asian Coast Development Ltd. (ACDL) làm chủ đầu tư.
  • 2012: Ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Kustocem Pte. Ltd. (Singapore) phát hành 10.430.000 cổ phiếu (tương đương 25 triệu USD).
  • 2013: Nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Coteccons tại Unicons lên 51,24% và chính thức hoạt động theo mô hình tập đoàn.
  • 2014: Bước đầu thành công trong mô hình Design & Build (D&B). Nhiều hợp đồng D&B được ký kết với các chủ đầu tư lớn: Masteri Thảo Điền, Regina…
  • 2015: Triển khai nhiều hợp đồng D&B lớn, năm đánh dấu mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục.
  • 2016: Thi công dự án The Landmark 81, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới.[7]
  • 2017: Tháng 8/2017, Coteccons khởi công dự án Casino Nam Hội An với tổng giá trị gần 7.000 tỷ đồng.
Nếu như bài báo này


Vươn tầm đến các dự án ngàn tỷ

Một sự ngẫu nhiên, mã chứng khoán CTD trùng với cụm từ “Coteccons To Diamond Island” (Coteccons tiến đến Đảo Kim cương). Diamond Island là một dự án trị giá hơn 350 triệu USD nằm ở phía Tây của khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2, TPHCM do Tập đoàn quốc tế Kusto Group làm chủ đầu tư. Tại đây, Coteccons đã vượt qua các nhà thầu ngoại hàng đầu thế giới để được lựa chọn là đối tác chiến lược và là nhà thầu chính cho dự án. Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HQĐT kiêm Tổng Giám đốc Coteccons cho biết: “Trước mắt chúng tôi có hợp đồng khoảng 200 tỷ đồng làm phần móng nhưng toàn bộ hàng ngàn tỷ đồng giá trị xây lắp của dự án đã nằm trong tầm tay và sẽ được công bố khi có những hợp đồng cụ thể trong tương lai”.

Được biết, Coteccons có kinh nghiệm tham gia thi công xây lắp rất nhiều dự án quy mô lớn, nổi tiếng với tổng trị giá hàng ngàn tỷ đồng trong những năm qua, tiêu biểu như Cao ốc The Everrich (350 tỷ đồng), River Garden (320 tỷ đồng), VP Central Point (390 tỷ đồng), Carina Plaza (355 tỷ đồng), The Kenton (474 tỷ đồng), Nhà xưởng Cargo Warehouse (450 tỷ đồng), Nhà máy Bia Saigon - Củ Chi (350 tỷ đồng), Nhà máy ODIM (428 tỷ đồng), Nam Hải Resort (210 tỷ đồng), Santuary Hồ Tràm Resort (243 tỷ đồng), Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế (380 tỷ đồng)…

Bước vào năm 2010, ban lãnh đạo cho biết công ty đang đảm bảo kế hoạch doanh thu thuần 2010 tỷ đồng chắc chắn đạt được với 1.700 tỷ đồng giá trị đã được ký kết và hàng loạt dự án lớn khác mà công ty có khả năng trúng thầu rất cao như Indochina Plaza, Tricons, Trường Quốc tế Unit… Có thể nói, vài năm qua, không một nhà thầu xây lắp trong nước nào đã và đang thi công số lượng dự án lớn (trị giá vài trăm tỷ đồng/dự án) nhiều và thành công như Coteccons.




Tiến sĩ Trần Vinh Dự, Tổng Giám đốc Công ty TNK Capital - nhà tư vấn chiến lược và M&A cho Coteccons, cho biết: kinh nghiệm và thương hiệu Coteccons được đánh giá cao, song nhân tố quan trọng nhất tạo giá trị cho công ty này là con người. Nói cụ thể là ban lãnh đạo. Ông Dự tiết lộ: trong quá trình đàm phán, đại diện Kusto luôn nhấn mạnh hai giá trị lớn của Coteccons là: (i) ban lãnh đạo có năng lực và văn hóa đoàn kết, dân chủ; và (ii) năng lực chuyên môn đã được chứng tỏ ở nhiều công trình. Kusto đánh giá cao hai yếu tố này và luôn cam kết không can thiệp đáng kể vào công việc hàng ngày của Coteccons mà để ban lãnh đạo Coteccons tự điều hành. Lý do Kusto không muốn can thiệp vào việc điều hành là bởi họ nhận ra đây chính là những bí quyết tạo nên một tên tuổi lớn trong ngành xây dựng. Quan trọng hơn, ban lãnh đạo Coteccons do ông Nguyễn Bá Dương làm Tổng giám đốc và các cộng sự luôn định hướng cho Coteccons mục tiêu dẫn đầu thị trường. Công ty này nằm trong số ít những doanh nghiệp Việt Nam có khả năng vươn ra tầm khu vực và ban lãnh đạo công ty đang có những kế hoạch rất cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu đó.

Thì có thể nói các quỹ đầu tư họ chỉ quan tâm lợi nhuận - rõ ràng là với Kusto họ dùng tiền và các dự án của họ để tạo đòn bẫy cho Coteccons, không có Kusto thì không có Coteccons như ngày nay.

Qua liệt kê trên, ngay từ những công trình lớn đầu tiên, vai trò "bà đỡ" của các chủ đầu tư với Coteccons là khá lớn, các chủ đầu tư thì cũng mượn Coteccons để kinh doanh tài chính và huy động vốn, nói chung là mối quan hệ cộng sinh.

Giờ Kusto hết giá trị để lợi dụng, những người chủ chốt của Coteccons "trở mặt", giống như vụ Ba Huân với VinaCapital thôi. Kusto thừa biết điều này, nên lập kịch bản giống như vụ Eximbank với chuyện ông Lê Hùng Dũng yêu cầu triệu tập ĐHCĐ bất thường Sacombank - đánh động để được nhận được thêm ủy quyền biểu quyết từ các nhà đầu tư ủy quyền để đẩy ông Thành ra đi - khi Kusto đang từng bước gom đủ phiếu rồi nên mới chơi lớn dùng truyền thông để chuẩn bị cho ĐHCĐ.

Hiện Kusto đang ở kèo trên, nhưng anh Dương và bộ sậu cũng không ngồi yên vị đâu. Bộ sậu cũng đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho kịch bản ĐHCĐ tháng 7 tới đây. Lobby giữ ghế không được thì cũng phải chuẩn bị hậu kỳ cho tốt.

Như đã nói trên, anh Dương lại chiêu trò giống như chị Ba Huân - khi làm đơn cầu cứu thủ tướng trước nguy cơ bị VinaCapital thôn tính 51% cổ phần, khi ra phản bác và ra thông báo cũng cài thêm cái câu CTD là con sếu đầu đàn, nhắc lại chủ trương của thủ tướng không để doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài thâu tóm qua mua bán & sát nhập, Contecons đang tạo ra việc làm 30.000 người... Nên thật ra, ngay cả khi CTD và a Dương ở thế yếu hơn (không có đủ quyền biểu quyết) thì phải xem ông lớn ở trên ý kiến như thế nào ? Không biết thế nào, chứ vụ ngài Trầm Bê cướp Sacombank là gương nhãn tiền - bị đập cho tanh bành - cuối cùng anh Minh xoài Him Lam lại âm thầm hưởng lợi.

Rõ ràng là anh Dương chơi xấu Kusto rồi, nhưng biết sao được, thương trường là chiến trường, còn rượu còn mồi còn huynh đệ, hết mồi hết rượu hết anh em.
 
Quỹ và các cổ đông chính của doanh nghiệp luôn tận dụng ưu thế của nhau để thu lợi ích, ví dụ như Kusto thì tạo điều kiện cho Coteccons nhận thầu các công trình Kusto đang làm chủ đầu tư, nôm na là Kusto chuyển tiền từ túi quần phải sang túi quần trái, đổi lại thì nhờ những bệ phóng như thế này mà Coteccons nhận được nhiều hợp đồng hơn, đặc biệt là The Landmark 81.

Nghĩa là mối quan hệ giữa Kusto và Coteccons không đơn thuần là tiền mặt, đâu phải cứ tiền mặt là vua - nhiều công ty dư tiền mặt, không nợ nần ai, chỉ số EPS (Earning Per Share) khủng, lợi nhuân chia cho cổ đông bằng tiền mặt cao, tài sản cố định cũng lớn nhưng doanh thu tới hạn, và đôi khi nói thẳng là bế tắc tăng doanh thu.

Kusto khi quăng tiền cho Coteccons thì ngoài thu được IRR cao, cái quan trọng là giá trị tài sản của Coteccons ngày càng tăng cao ( giá trị cổ phiếu và tài sản của doanh nghiệp góp vốn), dĩ nhiên trước đó thì anh Dương và chiến hữu thì bán được phần hùn trong công ty với giá cao cùng với yêu cầu không được can thiệp vô quyền điều hành, đây là hở sườn của Kusto. Lợi dụng chuyện này, anh Dương và chiến hữu chơi chàng hảng, tuồn hợp đồng cho các công ty sân sau.
 
  • Wow
Reactions: XayDungNagopa
Về lý thuyết, các công ty hay tập đoàn lớn đẻ ra các công ty con hay góp vốn vào công ty khác là hợp lý, nhưng cần phải minh bạch rõ ràng, các công ty có liên quan được đối xử ngang hàng như các đối tác khác. Nếu tuồn hàng cho sân sau là chơi sai luật.

Nghĩa là ngay hàng thẳng lối thì khi lêu gọi quỹ rót vốn vào công ty, ai cũng có chiến lược kinh doanh của mình, hợp thì làm, nhưng phải theo luật chơi.
 
Trong kinh doanh ai nói tiền mặt không quan trọng nhỉ ? Còn ai nói quỹ Kuto muốn rút ruột Kotex ý quên Kusto muốn đá bay anh Dương ra khỏi Coteccons thì cũng xem lại, vì không quỹ nào ngu đi gom cổ phiếu giá cao để đủ tỷ lệ phủ quyết, xong rồi để ôm cái công ty không biết để làm gì cả.

Ưu thế hiện nay của Coteccons là tiền mặt dư là tiền lời chưa chia và tiền thặng dư cổ phiếu trong các đợt phát hành tăng vốn điều lệ .. do vậy Coteccons luôn dư và không phải vay ngân hàng. Có giai đoạn anh Dương làm ăn ngon lành chia 30% mỗi năm mà cổ đông không muốn lấy tiền mặt mà muốn quy ra cổ phiếu.

Nhưng phát hành thêm cổ để sát nhập Ricons thì căng à, vì công ty chỉ có giá trị 1000 tỷ chẳng hạn, nhưng giờ đòi bán 5000 ngàn tỷ giai đoạn này ... rồi anh Dương lại ôm mớ tiền này mở tiếp các công ty khác cạnh tranh lại với ngay chính Coteccons mới thì ai chịu cho nổi.

Coteccons đủ để nắm cả thị trường xây dựng Việt Nam lúc 2005 đến 2010, việc đẻ mấy ông Unicons, Ricons chắc chắn là để chuyển giá, gửi giá. Miếng bánh tự nhiên thơm quá, không thể để cổ đông lụm hết được. Nếu để gọi là hỗ trợ thì anh Dương phải mở các công ty con chuyên về ME, chuyên về gia công, chuyên về sản xuất VLXD.

Mình thì ủng hộ Coteccons chìm, vì anh Dương đứng trên đỉnh cũng quá lâu rồi, đến lúc để người khác thôi
 
Cũng nói luôn là nhiều người tưởng chia cổ tức 30% là oai, nhầm lẫn vì 30% tương đương 3k/CP trong khi giá thị trường có lúc 100k có lúc 200k/CP, cổ đông mà đợi cổ tức thì chỉ có húp cháo.

Tại sao Kusto để yên cho anh Dương, tại sao anh Dương luôn có đàn em vây quanh, đơn giản là anh giữ được giá cổ phiếu giá cao trong khoảng thời gian đủ rộng. Đàn em của anh Dương thay vì lấy tiền mặt thì giá 1 đồng, nhưng vẫn chấp nhận lấy giấy lộn, nhưng giấy lộn này đàn em của anh Dương lại tuồn ra thị trường với gía 3 đồng, cho nên ai nào mà chả khoái, không dính chặt với anh Dương.

Nhưng đời mà, vì chính vì việc trả công bằng giấy như vậy mà hiện nay Kusto tuy về mặt chính thức có 17% nhưng sau lưng đã nắm được 58%, vậy số sau lưng kia là gì .... phải chăng chính là anh em của anh Dương đã tuồn ra phía sau để cho đối thủ.

Xem hiệu quả kinh doanh mà Coteccons nào

V63gM3X.png


Cả năm công ty xây dựng số một Việt Nam đạt doanh thu 23.733 tỉ đồng và lãi sau thuế 711 tỉ đồng; giảm lần lượt 17% và 53%. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của Coteccons kể từ năm 2015. Tài sản tại thời điểm kết thúc năm 2019 của Coteccons gần 16.200 tỉ đồng. Trong đó các khoản mục lớn bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn hơn 4.000 tỉ đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giá trị hơn 8.400 tỉ đồng, trong đó có Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An 1.050 tỉ đồng. Giá trị hàng tồn kho của Coteccons cũng hơn 1.600 tỉ đồng, tăng 13%. Tổng nợ phải trả cuối kì của công ty là 7.730 tỉ đồng, đã nhỏ hơn vốn chủ sở hữu. Trong đó hai khoản mục lớn nhất là phải trả người bán ngắn hạn gần 4.600 tỉ đồng và phải trả các công trình xây dựng 2.100 tỉ đồng.

Chung hoàn cảnh với Coteccons, “người anh em” CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons cũng có một năm kinh doanh kém sắc. Doanh thu đạt 8.144 tỉ đồng, giảm 12%; lợi nhuận sau thuế 300 tỉ đồng, giảm 29%. Ricons có mức lợi nhuận gộp biên tốt hơn so với Coteccons, khoảng 6%, tuy nhiên cũng giảm nhẹ so với năm ngoái.

NY1QQaF.png


fBYB9Mg.png


Tổng tài sản cuối kì của Ricons ở mức gần 5.800 tỉ đồng, với cơ cấu có nhiều điểm tương đồng so với Coteccons. Chiếm tỉ trọng lớn là các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, lên tới 63% tổng tài sản.


Ha oai nhỉ ? chỉ bằng 1/20 lần doanh thu Samsung C&T, 1 trong 4 công ty con của SS trong mảng xây dựng (đơn vị tỷ KRW, nhân thêm 20 ra tỷ VND). Riêng quý I-2020 doanh thu nó đã 6 tỷ đô rồi. Ngoài ra còn vô số ông lớn xây dựng khác của Hàn Quốc doanh thu khủng hơn.

YTy71dN.jpg
 
  • Wow
Reactions: XayDungQuocThanh
Hồi xưa cũng có tham gia mua ít cổ cánh Kotex, nghe cánh lái trâu nói giai đoạn 2014 - 2017 là giai đoạn Kotex có lượng tiền mặt dữ trự khá - lý do là các chủ đầu tư rộng rãi trong việc tạm ứng. Sau này các chủ đầu tư lớn rút kinh nghiệm toàn diện trong việc áp giá, cung ứng vật tư, tạm ứng .... nên cửa lợi nhuận của các công ty xây dựng lớn giai đoạn 2017-2019 bị thu hẹp. Các dự án sau này có cơ chế giao thầu khác hẳn nên Kotex mất thế thượng phong, Kotex phải hạ mình đi nhận các dự án xương xẩu là biết thời của Kotex đã qua.
 
  • Like
Reactions: NamLongEquipment
Hồi xưa cũng có tham gia mua ít cổ cánh Kotex, nghe cánh lái trâu nói giai đoạn 2014 - 2017 là giai đoạn Kotex có lượng tiền mặt dữ trự khá - lý do là các chủ đầu tư rộng rãi trong việc tạm ứng. Sau này các chủ đầu tư lớn rút kinh nghiệm toàn diện trong việc áp giá, cung ứng vật tư, tạm ứng .... nên cửa lợi nhuận của các công ty xây dựng lớn giai đoạn 2017-2019 bị thu hẹp. Các dự án sau này có cơ chế giao thầu khác hẳn nên Kotex mất thế thượng phong, Kotex phải hạ mình đi nhận các dự án xương xẩu là biết thời của Kotex đã qua.
Cũng đã có ý kiến bên này
Ngành xây dựng standardize lâu rồi, 2 yếu tố lớn nhất của ngành này là vốn và quan hệ với chủ đầu tư, đảm bảo được 2 yếu tố này thì sẽ có giá thành hợp lý với chủ đầu tư lẫn cổ đông - kể cả là ngân sách nhà nước. Chuyện khoe D&B hay BIM này nọ chỉ là phông nền, vì có giá hợp lý thì thiếu gì đối tác nhảy vào ôm.

Vốn nhiều dĩ nhiên là yếu tố cần, nhưng đủ phải có quan hệ tốt (bao gồm feedback cả dưới gầm bàn, chuyển giá, gửi giá ....), cứ nhìn ngày xưa Kumho E&C, Posco E&C... vào Việt Nam mạnh thế, giỏi thế, tiền nhiều thế nhưng không quan hệ được với các chủ đầu tư trong nước thì không thể trúng thầu được, cũng có thể là luật pháp của họ không cho phép những chuyện âm binh, ví dụ như bọn Nhật qua vụ đại lộ Đông Tây, chứ như các dự án BOT ai không biết nhà thầu được gửi giá không dưới 20% - 20% này mang lại các yếu tố quan trọng cho chủ đầu tư, đầu tiên là giá trị công trình được đẩy lên chủ đầu tư đi vay ngân hàng được nhiều hơn, tiếp nữa thì rút một cục giao lại cho chủ đầu tư làm việc khác.

Ví dụ như CentralCons mới thành lập 3 năm giờ cũng sắp có danh mục sắp đuổi kịp những công ty ra đời 10-15 năm trước. Ai bảo HBC, CentralCons không xây được những toà như Landmark 81? Chờ xem sắp tới họ thắng thầu thì xây Empire 88 tầng Thủ Thiêm hay Domino Tower 99 tầng ở Hạ Long cho mà coi.

Quan trọng là quan hệ với chủ đầu tư, chưa có kinh nghiệm những hạng mục đặc biệt thì chủ đầu tư cho phép thuê thầu phụ đặc biệt, chưa từng làm các tòa nhà skyscraper 300-500m thì thuê chuyên gia ngoại từ những công ty đã từng triển khai, về tư vấn cho là xong

Ai làm trong ngành này không cần phải khoe mình giỏi, và cũng đừng vội vỗ ngực 'không có tôi thì không có...'. ai cũng có thể bị thay thế, từ vai trò làm thầu cho đến là chuyên gia, quan trọng là giá nào thôi.

Với trường hợp CTD lên thì khi tác hợp với Kusto đã có những ma trận ma giáo, tiếp nữa thì được anh Vượng giao gần như độc quyền hầu hết các dự án từ Nam chí Bắc (giai đoạn 2014-2017), Vin còn ứng tiền trước cho làm nên không phải đi vay ngân hàng nặng nợ như HBC, chưa nói là thay vì chia tiền mặt cho cổ đông thì phát hành giấy cho họ.

Các anh lớn (nhóm về từ Đông Âu như anh VinGroup, Sun Group, Masterise - Techcombank, MIK - VPBank, Eurowindow ..) cho anh nào lên anh đó được lên. Mấy năm nay các anh ấy không còn thoáng trong vụ tạm ứng nữa, đặc biệt là các anh ấy bắt đầu chia đều, cứ nhìn dự án VGR, VGP ... bắt đầu chia đều cho cho cả CTD, Ricons, HBC, Central, Delta... CTD cũng chẳng còn ăn trọn miếng bánh từ các dự án của Vin nữa.

Nội bộ đoàn kết là điều cực kỳ quan trọng, trong đó có nhiều nhân sự chủ chốt làm việc lâu dài là điều tuyệt vời, càng tạo thiện cảm cho chủ đầu tư. Còn nội bộ mất đoàn kết đấu tố với cổ đông, lừa lọc đối tác, thiếu trách nhiệm với khách hàng .... đặc biệt là đưa nhau lên mặt báo thì bán danh 3 đồng ngay và luôn, các chủ đầu tư ghét không giao việc nữa là đương nhiên rồi. Bình thường thôi, đời thường không ai thích kết bạn giao du với những thành phần có cuộc sống cá nhân phức tạp - trừ bắt buộc phải giao du để đi buôn ma túy, ăn cướp, hiếp dâm thôi.

Thương hiệu đấy chính là danh tiếng trên thị trường (với đối tác, với nhà đầu tư, với nhân viên...) càng tốt bao nhiêu thì càng được chủ đầu tư mới tín nhiệm.
Anh Dương cứ nghĩ rằng Coteccons là của ảnh và bộ sâu, các cổ đông chỉ là ăn bám, vì các cổ đông có mang lại hợp đồng cho công ty đâu, nên chơi trò rút ruột nhau là không được. Việc các ông là lãnh đạo lại sở hữu 2 hay nhiều công ty có cùng chung ngành nghề cạnh tranh trực tiếp với nhau là chuyện không thể không tạo nghi ngờ cho người khác là các ông đang rút ruột. Nếu ngon thì tập trụng vào một đơn vị thôi!

Bài cũ diễn mãi, biết bao Tổng Cty XD bị rút ruột kiểu đó rồi, từ Fico, Dic, Handico, các thể loại Cienco, Bạch Đằng, Sông Đà, Vinaconex ... cũng đều rỗng ruột vì có những công ty con lại kiểu thằng Ricons, nên chuyện Ricons bỗng một ngày trở thành nhà thầu hay nhà đầu tư năng lực mạnh là chuyện bình thường.
 

hiensphantlc

Thành viên cơ bản
Các anh chị doanh nghiệp nên chuột rút, đừng tham gia mấy cái đề tài này, đụng chạm lắm. Nói chung thông tin doanh nghiệp, bối cảnh và lịch sử phát triển doanh nghiệp và mâu thuẫn nội tại của doanh nghiệp ... những thông tin thì toàn thông tin công khai được viết trên cafef, website của doanh nghiệp và một số trang website tài chính khác cùng với kinh nghiệm cá nhân cũng đủ để chém gió rồi.

Nhìn nhận chung thì khi cơm không lành canh không ngọt thì tỉ chuyện sinh ra, khi bắt tắt với quỹ mà ở mâm dưới - không nắm đủ quyền chi phối - thì phải có võ thôi. Với quỹ thì họ chỉ quan tâm lợi nhuận, họ đâu cần biết công sức gầy dựng của các sáng lập viên, họ đâu quan tâm người lao động ... đặc biệt là những doanh nghiệp mà thương hiệu gắn liền với sáng lập viên họ cũng cóc đếm xỉa.

Chiều ngược lại, nếu cảm thấy không giữ được thì nên theo luật chơi, chứ chăm chăm cut cost thế này thì không hay lắm.
 

hainxtb

Thành viên cơ bản
Không biết nội tình giữa Coteccons với Kusto như thế nào, chứ thấy CEO Công phát biểu hơi lởm khởm
  1. Tố thành viên đại điện Kusto trong HĐQT Coteccons ít khi dự họp mà chỉ ủy quyền cho các cá nhân tại Việt Nam, mà quên mất rằng Bộ luật Dân sự và luật Doanh Nghiệp cho ủy quyền.
  2. Dựa hơi câu nói của Thừa tướng ngắn chặn nước ngoài thôn tính doanh ngịp Việt Nam thông qua M&A. Muốn ngăn muốn chặn gì thì cũng phải chặn bằng luật, nước ngoài thôn tính cũng dựa vào luật. Tranh chấp thì ra Trọng tài hoặc Toà án chứ kêu gọi chính quyền hành pháp can thiệp hành chính quá là ấu trĩ, sau này ai dám chơi với các anh doanh nghiệp Việt Nam nữa.
Nói chung là chuyện quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư đơn giản thôi. Doanh nghiệp cần vốn kinh doanh, quỹ bỏ vốn vào với kỳ vọng cổ tức và giá trị cổ phiếu tăng. Tuy nhiên có một số trường hợp thì người góp vốn chỉ bỏ vào một ít nhưng muốn chi phối hoặc sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ muốn vốn nhưng không muốn bị chi phối hay bị thâu tóm. Vậy là có mâu thuẫn, bất cứ doanh nghiệp cổ phần nào, ngành nghề nào đều vậy.
 
Chuyện kêu góp vốn xong choén luôn vốn là chuyện rất bình thường ở thương trường, ăn thua là lúc bắt đầu góp vốn ăn ở với nhau như thế nào, thường thì ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Chuyện rút ruột thì đâu phải mới mẻ gì, từ ngày có luật doanh nghiệp, đủ chiêu trò ở các thể loại công ty với đủ các thể loại ngành nghề. Để doanh nghiệp bị rút ruột lỗi chung của bộ máy điều hành, để mỡ treo miệng mèo ngu gì không xơi.

Bắt tay với quỹ hay bắt tay với ai đơn giản cũng chỉ là cũng vì người này cần một hay vài thứ của người kia, quan trọng là người nào cần người nào hơn thôi. Phần lớn thì quỹ đầu tư rót tiền vào để đưa doanh nghiệp lớn mạnh rồi khi đó cổ phiếu lên họ bán lại lấy lời, chứ chia cổ tức không phải là mục đích của quỹ.
 
Đầu tiên phải khẳng định là NgocNhanConsult không liên quan gì đến Coteccons và Kusto, không có bất kỳ lợi ích xung đột nào cả cũng như không có lợi ích nào gắn bó với 2 người này cả.

Lướt qua hàng loạt bài báo quá trình từ ngày tách ra khỏi Fico, từ mối lương duyên với các quỹ đầu tư trước Kusto thì phải khẳng định rằng vài trò của các quỹ đối với Coteccons là khá lớn, cũng nhờ bán được cổ phần Coteccons giá cao - nhất là thời điểm chứng khoán mới hình thành sốt xình xịch thì anh Dương và bộ sậu mới có rất nhiều tiền để phát triển các công ty con cũng như Coteccons. Thời điểm đó thì rất nhiều người giàu rất nhanh nhờ chứng khoán, chứ không phải mỗi anh Dương và bộ sậu ... phải nói là nhiều lắm, cho dù là cổ phiếu OTC, và đôi khi là cổ phiếu rác ..... khi mọi người đang say máu với chứng khoán.

Khủng khoảng 2007-2008 rõ ràng là không tha ai cả, nhưng cũng tại thời điểm này phải công nhận là anh Dương và bộ sậu vẫn chèo lái được con tàu Coteccons và đám thuyền thúng mủng đi theo đã chứng minh năng lực quá đỉnh rồi, từ thời điểm trước 2007 con tàu Conteccons đã kéo theo cá mớ há mồm để rỉa rồi

COTECCONS GROUP được hình thành từ Công ty Xây dựng trực thuộc Tổng công ty FICO - Bộ Xây Dựng. Hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 4103002611 do Sở Kế Hoạch Đầu tư cấp ngày 24/08/2004, với vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỷ đồng đến nay đã tăng lên 120 tỷ đồng.
Với năng lực và tài chính vững mạnh, COTECCONS hướng đến một tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực: thiết kế, thi công xây lắp, thi công cơ - điện lạnh, đầu tư và kinh doanh bất động sản.
Các đơn vị trực thuộc COTECCONS GROUP bao gồm:
- UNICONS
- Phú Hưng Gia
- Việt Liên Á - Phú Hưng Gia
- Phú Gia An- FDC
- Và sẽ tiếp tục thành lập thêm các công ty thành viên mới để điều hành các dự án bất động sản và quản lý Khu Công Nghiệp.

Ngay từ khi thành lập, COTECCONS đã xác định rõ nguồn nhân lực và hệ thống quản lý chuyên nghiệp là hai yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

COTECCONS tự hào có một đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, Chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm, tinh nhuệ và sáng tạo. Mỗi cán bộ nhân viên công ty luôn nỗ lực học tập, không ngừng sáng tạo để tự hoàn thiện mình.

Trang thiết bị thi công tiên tiến, đa số được nhập khẩu từ nước ngoài, COTECCONS luôn làm thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của khách hàng vể tiêu chuẩn chất lượng và tiến độ.

"Công trình sau phải tốt hơn công trình trước" COTECCONS GROUP sẽ không ngừng phát triển để nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường trong Nước và Quốc tế.



COTECCONS - VIETCAPITAL - VIETLAND CAPITAL CÙNG THOẢ THUẬN HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC

Bất chấp sự biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian qua nhưng cổ phiếu của COTECCONS vẫn được các Tổ chức và Cá nhân quan tâm. Ngày 03/ 07/ 2007 và ngày 12/07/2007 tại văn phòng COTECCONS, số 34 Trần Quốc Thảo, Phường 7. Quận 3. Tp. HCM đã diễn ra Lễ ký kết chính thức thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Công ty COTECCONS với các nhà Đầu tư chiến lược VietCapital, VietLand Capital, Dragon Fund Limited và FEFICO. Theo đó, các nhà đầu tư được nhượng quyền mua cổ phần trị giá 12 tỷ đồng để trở thành Cổ đông chiến lược của COTECCONS.


Trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, Nhà đầu tư sẽ dành sự ưu tiên cho COTECCONS là nhà Thầu Xây dựng hoặc đối tác liên doanh đối với các dự án Nhà Đầu tư có được. Ngược lại COTECCONS cũng dành sự ưu tiên hợp tác cho Nhà Đầu tư thông qua việc đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn vào các dự án của COTECCONS.


Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, COTECCONS đã ký được 19 hợp đồng với tổng giá trị là 1.150 tỷ đồng, công trình gần đây nhất là Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn do Công ty Liên doanh Hội chợ Triễn lãm Sài gòn làm chủ đầu tư với giá trị trúng thầu là 257 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 06/07/2007 và Nhà máy sợi Thế Kỷ - Giai đoạn III, giá trị trúng thầu 29.3 tỷ khởi công vào ngày 14/07/2007 do Công ty Cổ phần sợi Thế Kỷ làm chủ đầu tư. Cùng với 607 tỷ đồng giá trị hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2006, đội ngũ nhân lực COTECCONS đang ngày đêm tăng tốc thực hiện khối lượng công việc khổng lồ để hoàn thành xuất sắc kế hoạch 1.200 -1.500 tỷ đồng đặt ra cho năm 2007.


Việc tăng vốn điều lệ từ 59.5 tỷ lên khoảng 120 tỷ đồng đã được ĐH đồng Cổ đông thông qua theo 3 phương án; chào bán cho cổ đông chiến lược; chia cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:2 và bán 4,9 tỷ đồng giá trị cổ phần ưu đãi cho CB.CNV Công ty. Bên cạnh việc chào bán cổ phần cho các Nhà Đầu tư chiến lược trong nước COTECCONS sẽ tiếp tục đàm phám để quyết định chọn thêm đối tác chiến lược là Nhà Đầu tư Nước ngoài nhằm tăng năng lực tài chính, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị phần? đưa COTECCONS phát triển ngày càng vững mạnh, mang lại quyền lợi tốt nhất cho các cổ đông của COTECCONS.


COTECCONS mang tên đầy đủ bằng tiếng Anh là COTEC Construction Joint Stock Company. Sau 4 năm hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ tiền thân của Khối Xây lắp Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (COTEC). Đến nay, COTECCONS đã phát triển đúng định hướng trở thành tập đoàn mạnh, độc lập với COTEC, hoạt động trong các lĩnh vực như: Xây dựng; Đầu tư kinh doanh bất động sản; Đầu tư kinh doanh trang thiết bị, vật liệu xây dựng. Đồng thời, COTECCONS cũng góp vốn thành lập 5 công ty thành viên gồm: Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư XD Uy Nam (UNICONS); CTCP Đầu tư XD Địa ốc Phú Hưng Gia; CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Gia An; CTCP Đầu tư Xây dựng Việt Liên Á – Phú Hưng Gia; CTCP Đầu tư Xây dựng FDC. Những công thành viên này cung cấp dịch vụ khép kín cho COTECCONS như quản lý và đầu tư trang thiết bị, cung cấp vật liệu xây dựng, kinh doanh các sản phẩm bất động sản v.v… Có thể nói, thương hiệu COTECCONS đã khẳng định mình bằng những công trình mang chất lượng quốc tế, trên khắp vùng miền Việt. Điểm khác biệt của công ty này trên thương trường chính là khả năng đảm nhận công trình có ”giá trị trăm tỷ”, những dự án cao ốc đòi hỏi kỹ thuật cao và chất lượng thi công cũng như thời hạn hoàn tất chính xác.


Kusto đã nhận ra điều này khi 2010 đã bắt đầu tìm kiếm sự hợp tác Coteccons, từ nhá hàng cho đến hợp tác thực sự vào 2012 với 25 triệu USD (520 tỷ) đồng đổi lấy 25% cổ phần với mức giá 50.000 đồng/cp vào Coteccons để trở thành cổ đông chiến lược của công ty này , dù Kusto cũng biết tỏng hệ thống chân rết rút ruột Coteccons của anh Dương và bộ sậu, nhưng cái quan trọng là thời của anh Dương đang phất ... quỹ nào không muốn cổ phiếu tăng.

Điều đặc biệt quan trọng là ai mà không biết Kusto là ai, nhờ mối lương duyên với Kusto, bắt đầu từ đây và trước đó nữa các đại gia Đông Âu giao việc cho Coteccons, đỉnh của nhọn là được anh Vượng thương yêu, ở đây là diễn đàn công khai nên không nên bàn đến các góc khuất của các mối lương duyên này mà không có chứng cứ.


Cắt ra khỏi dài quá
 
Đến bài báo này thì hiểu được bản chất vấn đề hơn, lưu ý là đừng đừng đánh đồng kỹ thuật vs quản trị kinh doanh, nhiều người để cảm xúc về anh Dương lấn án, rằng lãnh đạo CTD , anh Dương la người giỏi, có tầm, có đạo đức .... cho nên không có chuyện mở sân sau tuồn lợi nhuận

Câu trả lời có lẽ nằm ở khái niệm mù mờ về “Coteccons Group”.

Có thể thấy, trong suốt nhiều năm qua, Coteccons Group đã được marketing như là một hệ sinh thái bao gồm Coteccons và một số các công ty khác có quan hệ mật thiết với Coteccons. Một số cái tên thường gặp khác nằm trong hệ sinh thái Coteccons Group bao gồm Unicons, Ricons, FDC (Newtecons), BM Windows, Boho Décor, Dcons, SMART…

Hiện nay, Coteccons chỉ sở hữu 14,3% cổ phần tại Ricons và không sở hữu cổ phần nào trong các công ty còn lại (trừ Unicons đã được sáp nhập 100%). Điều mà ít người để ý là bản thân cái tên Coteccons Group chỉ để mô tả một nhóm các công ty có liên hệ mật thiết với Coteccons mà thôi.

Nhìn lại toàn bộ những công ty trong hệ thống Coteccons Group, không khó để nhận thấy dấu ấn của Chủ tịch Nguyễn Bá Dương cùng một số cộng sự của ông tại Coteccons trong mọi mặt từ sở hữu tới hoạt động của mỗi công ty. Toàn bộ các công ty trong “Coteccons Group” đều nằm trong cùng tòa nhà Coteccons.

Nhiều nguồn tin nội bộ cho hay, các công ty trong “Coteccons Group” hoạt động như một thể thống nhất, nhiều cán bộ được điều chuyển từ Coteccons tới các dự án của các công ty khác, bao gồm cả việc giữ vị trí điều hành. Điều này cho thấy, nguồn lực và uy tín của Coteccons được sử dụng một cách thoải mái cho các công ty mạo nhận là thành viên của Coteccons, nhưng thực tế Cotecons cũng như cổ đông không nhận được lợi ích gì.

Không thể không đặt nghi vấn liệu Cottecon có bị rút ruột để nuôi lớn cá công ty này không? Dấu ấn của gia đình Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và các cộng sự trong cơ cấu cổ đông của các công ty trong “Coteccons Group” còn lớn hơn nữa. Mặc dù cá nhân ông Dương không công khai sở hữu một cổ phần nào tại các công ty trong “Coteccons Group”, thì những người thân của ông Dương lại nằm trong danh sách các cổ đông sáng lập của hầu hết các công ty này. Ông Nguyễn Xuân Đạo (em ruột) đứng tên cổ đông sáng lập của BM Windows, Newtecons, SMART, Dcons. Ông Huỳnh Nhật Minh (em rể) là cổ đông sáng lập của BM Windows, trong khi bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (vợ) là cổ đông sáng lập của BM Windows và nắm cổ phần lớn trong Ricons.

Bên cạnh đó, cũng có thể thấy những cái tên khác như Ngô Thanh Phong, Trần Quang Quân hay Hà Tiểu Anh, những lãnh đạo cao cấp lâu năm của Coteccons xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn và giữ vị trí quan trọng tại các công ty nói trên trong hệ thống Coteccons Group.

Một điểm đáng chú ý, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons Group mới chỉ được đăng ký vào ngày 15/8/2019 bởi ông Nguyễn Văn Hệ, Võ Phùng Thanh Phú, và Nguyễn Thanh Tuấn, đều là các cá nhân có liên quan tới Ricons.




Mọi người có thể tìm hiểu tiếp từ diễn đàn lâu đời về chứng khoán


Rõ ràng là chỉ não trạng có vấn đề mới không nhìn thấy vấn đề. Chuyện CTD đẩy việc, chuyển việc, chuyển giá... cho đám công ty "sân sau" nhằm hút máu CTD thì ai làm nghề xây dựng chẳng nhìn thấy. Những người trong cuộc đều biết ở những công trình mà CTD mà tổng thầu thì không lọt ra ngoài khỏi bàn tay anh Dương bất kì việc gì, từ thiết kế, thầu phụ cung cấp và thi công từ cái nhỏ nhất. Lính ruột ảnh qua quản lý đám công ty Ricons, Phú Hưng Gia, FDC và một đống công ty con nữa mà bọn lều báo đâu biết hết. .... nhưng chắc chắn là Kusto biết, nhưng không rõ kịch bản của Kusto muốn gì? Chứ nếu như để diệt anh Dương thì quá dễ

Luật Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019


Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018, xung đột lợi ích là tình huống mà lợi ích của một người có chức vụ, quyền hạn trong công ty hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đó. Người có chức vụ, quyền hạn của công ty có thể phải tuân theo các quy tắc về xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 bao gồm:
· Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, thành viên Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc, thành viên Ban Kiểm Soát và những người nắm giữ các vị trí quản lý khác mà có thẩm quyền thay mặt Công Ty tham gia ký kết giao dịch của Công Ty theo điều lệ công ty; hoặc
· Những người khác được giao một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện các nhiệm vụ đó.

được quy định rõ hơn tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP


Một công ty cổ phần đại chúng, hoặc một tổ chức tín dụng phải dựa trên các điều khoản này để cung cấp một danh sách các ví dụ về xung đột lợi ích. Những trường hợp này bao gồm:
· Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
· Sử dụng nhưng thông tin có được từ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ tổ chức hoặc cá nhân khác;
· Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của họ ký hợp đồng với Công Ty của mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ký kết hợp đồng cho Công Ty;
· Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình; và
· Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của Công Ty, vì lợi ích cá nhân.

Ông Nguyễn Xuân Đạo (em ruột) đứng tên cổ đông sáng lập của BM Windows, Newtecons, SMART, Dcons. Ông Huỳnh Nhật Minh (em rể) là cổ đông sáng lập của BM Windows, trong khi bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (vợ) là cổ đông sáng lập của BM Windows và nắm cổ phần lớn trong Ricons.


Thôi chuyện hiên trước sân sau thì qua rõ rồi, nhưng anh Dương và bộ sậu không thoát khỏi tiền lệ xưa nay, với tiền lệ này Việt Nam rất ít doanh nghiệp mạnh, bền vững và lâu dài, anh chủ nào sau thời gian cật lực xây dựng kiếm tiền rồi cũng tìm đường rút hoặc phân tán, anh Dương chắc đã tính nước cờ này rồi, chỉ có cổ đông là nạn nhân.
 
  • Like
Reactions: VanVinhScraffold
VanVinhScraffold hoạt động khá gọi là lâu trong ngành nghề xây dựng, phải nói là cực ghét kiểu làm của anh Dương và bộ sậu, ủng hộ cổ đông lớn The 8th yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố điều tra hành vi tham nhũng, xung đột lợi ích tại Cotecons

4565772-9cdb3cc76fe6ce350eb1e1b02005f5a6.png



Đi làm ăn ghét nhất là giám đốc có cổ phần trong công ty nào chặn ăn mảnh riêng hoặc kênh giá ăn tiền như quan chức nhà nước, lưu ý là bồi dưỡng cho anh em bên dưới lại là khác - họ giúp mình, mình gửi họ tiền cà phê là chuyện bình thường trong cuộc sống.
 
Vụ đấu súng này coi bộ căng thẳng quá


báo này làm quả hình minh họa giống như CEO Conteccons đang cố thủ trên đỉnh cao

coteccons-the8th-kusto-vnf.webp


và sẵn sàng chuyển giao vị trí cho ứng viên xứng đáng


101905483-3027099334021956-849-9280-2275-1591771862.jpg


Cá nhân ScaffoldingVixca hóng Kusto và đồng bọn nên tìm cách đưa anh Dương và chiến hữu ra tòa, có án lệ để dằn mặt các anh CEO chuyên rút ruột và ăn cướp của cổ đông, chứ cãi nhau trên mặt báo như thế này cổ phiếu lao dốc, không có lợi cho đám lòng tong. Lờ mờ thì anh Dương cũng đang rút ruột đúng bài của anh Thành Sacombank.

Sáu năm trước bộ sậu cũ của Gỗ Trường Thành có cái tồn kho trên sổ sách là 1k tỷ nhưng thực tế thì bằng 0, anh Vượng quả đó mà sắt máu làm tới cùng thì chắc cha con ông Thành đã xộ khám, cuối cùng thì gia đình ông Thành chỉ phải nộp hết CP và ra đi an toàn.
 
Vụ Coteccons (CTD) chắc Kusto tìm cách cho anh Dương bật bãi rồi mới đưa anh Dương ra tòa, vốn nhà nước thì còn quan trọng người đứng đầu, chứ vốn tư nhân chưa hẳn. Không có anh Dương ở CTD thì cổ đông lớn có thể thuê ông khác điều hành, cái người mà không tham nhũng ăn cắp của cổ đông nhé. Vắng mợ thì chợ vẫn đông, tư duy như của bác thì chả lẽ anh Dương (hay bất cứ ông chủ nào chết) thì công ty cũng ngỏm theo à? Steve Jobs chết còn Apple vẫn phát triển.

CTD vốn là công ty xây dựng làm ăn khấ tốt, dự án nhiều .... Do ham mở rộng thì phải có thêm vốn và bán ra rồi thêm đối tác, nhưng bên cạnh lại lập ra mấy thằng con tương tự mà lại có tên các bố của Coteccons hoặc người thân, ai ở hoàn cảnh nhà đầu tư trong tình hình kiểu như thế cũng làm sao chịu ngồi im được. Thương trường là chiến trường, họ vào đầu tư, thậm chí có âm mưu thôn tính công ty đúng pháp luật đó đâu có sai. Thương trường mà, nếu anh xây dựng lên tên tuổi đó thì anh ráng mà giữ nó bằng cổ phần, chứ anh xây dựng nó mà rồi cuối cùng nắm có mấy phần trăm thì nói ai nghe. Ai biểu anh ham bán giấy làm chi. Cứ khư khư ôm 51% bố thằng nào làm gì được anh.

Vụ CTD này cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ đều vô cùng bất bình, CTD nhờ tích lũy lợi nhuận nhiều năm, và cả vốn của cổ đông ngoại, những quỹ như Kusto này mới được như ngày hôm nay, mà không cần phải vay nợ ngân hàng để làm vốn lưu động, và tất nhiên phần lớn hơn nhờ việc IPO và lên sàn chứng khoán sớm, huy động được nguồn lực tài chính từ thị trường. Đặc biệt là rất nhiều hợp đồng đến từ các cổ đông và quan hệ của cổ đông.

Trong đó với HBC tăng trưởng nóng quá nhanh từ nguồn vốn vay ngân hàng làm vốn lưu động, nên chi phí vay vốn nuốt hết lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, mà cái ngành xây dựng này biên lợi nhuận thấp, quay vòng vốn chậm cái là dễ toang, anh Dương không biết quý công lao của các quỹ của nhà đầu tư.
 
Đầy công ty đại chúng mà ban điều hành lập các công ty sân sau để rút ruột công ty mẹ. Nhiều ngân hàng mà chủ lập hàng loạt công ty con để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng với giá cao kinh hoàng nhằm rút lõi, cổ đông chỉ có ăn cám, keke... rồi ví dụ như anh Trần Bảo Minh ngày xưa khi có cơ hội là "rút ruột" . Các quỹ thì cũng có cái điếm ở ban điều hành quỹ, cũng rút ruột quỹ thôi mà.



Vụ này có nét hơi giống vụ anh Thành Sacombank, nhưng có lẽ hơi khập khiễng khi đem anh Dương cạnh anh Thành, quá khập khiễng vì công lao của anh Thành với Sacombank là quá lớn, anh Dương và bộ sậu chưa dù là người gây dựng Coteccons nhưng chưa đủ tầm ảnh hưởng như anh Thành.

Thương trường là chiến trường, trên chiến trường chỉ có kẻ thắng người thua, chứ không có kẻ tốt người xấu, việc vận dụng pháp luật để bắn tỉa, để hạ bệ đối tác đối thủ cũng là một hình thức chiến đấu trên thương trường.

Trước đây anh Thành cũng có điều tiếng rằng có mưu đồ với các công ty sân sau, lúc đầu thì anh Thành cũng phản ứng quyết liệt và đấu khẩu với bên kia, mặt khác cũng tìm cách có sự ủng hộ của các cổ đông khác để ủy quyền cho anh Thành chiến đấu .... và như thường lệ phần thưởng luôn thuộc về kẻ chiến thắng, anh Thành buộc phải vội vã viết đơn từ chức mà không kịp ghi ngày tháng luôn.

Dự là vụ Coteccons rồi cũng thế thôi, quyết liệt để tìm cách thua trong thế thắng :) , kiểu gì cũng anh Dương và bộ sậu cũng phải chuột rút, đọc "...sẵn sàng chuyển giao..với điều kiện...." mà thấy hài hước.

Nhà đầu tư và các cổ đông sáng lập các công ty đại chúng đều là kẻ cắp bà già gặp nhau, đều đầu đầy sạn lắc không kêu, khi cùng chí hướng thì nâng bi nhau lên mây xanh, nào là chúng tôi/ta hướng đến sự hợp tác bền vững, lâu dài, tận dụng thế mạnh, sở trường của mỗi bên, bla bla.... nhưng bên nào cũng thủ sẵn súng sẵn dao trong người ....

bad.jpg

Tâm lý chung khi hợp tác với các nhà đầu tư thì các cổ đông hiện hữu luôn có tâm thế cạnh tranh giữ ghế, không biết ngày nào bị đá đít hoặc bị rút ruột.

tieu-nhan-1488685540148.jpg

Đặc biệt khi hợp tác với quỷ thì khi nào cũng phải thủ sẵn dao súng trong người, còn bạc còn tiền còn hợp tác, hết tiền hết bạc cắn xé nhau ngay, rất đơn giản thôi mà, vì giữa 2 bên chả tốt đẹp gì khi gặp nhau.
 
Khi có cơ hội, bí quyết hay quan hệ kinh doanh .... nghĩa là có cơ hội để đẻ ra tiền nếu có có vốn, thì gọi hùn vốn làm ăn. Cũng có trường hợp nhưng hiếm khi xảy ra là một kẻ vừa có vốn vừa có cơ hội và quan hệ kinh doanh, nhưng không tiện làm hoặc không biết làm hoặc chưa đủ năng lực để làm, bỏ vốn hùn vô công ty khác.

Thông thường thì quan hệ đôi bên như thế này:
- Với bên đói vốn/gọi vốn: khi no đủ, dư dả lại chơi trò vây cánh quản lý gần như tuyệt đối, xung đột lợi ích, tuồn hàng sân sau, pha loãng cổ cánh để vô hiệu cái thòng lọng của Quỹ.
- Với nhà đầu tư/Quỷ đầu tư: rình rình để nắm được nhân lực chủ chốt, bí quyết hay quan hệ kinh doanh ... , đá đít bên đói vốn hay gọi vốn khi không còn sinh lời ngon hay cổ cánh giảm giá.

Hầu như bất kỳ đâu, quốc gia nào, doanh nghiệp nào, gửi giá, kênh giá, rút ruột .... nghĩa là "tham nhũng:, nghĩa là xung đột lợi ích ... đều xảy ra cả. Tại sao nhà đầu tư/ quỹ đầu tư vẫn để xảy ra thì chịu, nói chung là ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Với công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn có đặc trưng cơ bản là loại hình công ty đối vốn tuyệt đối, nghĩa là tự do chuyển nhượng vốn (cổ phần) tất nhiên là theo quy trình chào bán, chào mua nếu bán nhiều và vốn nhiều thì quyền nhiều. Còn cổ đông sáng lập và CEO điều hành ư? Các anh còn xài được thì người ta xài, không còn xài được thì sẽ có cổ đông tạo vốn đa số hoặc liên kết tạo vốn đa số loại các anh ra khỏi cuộc chơi - theo luật rất là sòng phẳng - đừng đòi hỏi chuyện đạo đức hay tình cảm trong điều hành doanh nghiệp đại chúng - nhân đạo là tự sát.

Muốn gọi vốn bền vững thì có cách lập công ty TNHH, tuy cũng là vốn nhiều thì quyền nhiều nhưng chỉ được chuyển nhượng vốn ra bên ngoài sau khi đã chào bán cho bên trong theo đúng thủ tục và bên trong không muốn mua.

Còn có cách nữa là lập công ty Hợp Danh, trong đó vai trò của bên hợp danh sáng lập (góp tên và góp vốn ban đầu) và bên hợp vốn (góp vốn thêm sau đó) là gần như là bằng nhau về quyền biểu quyết. Riêng bên hợp danh có quyền quản lý điều hành cao hơn.
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Anh Dương và bộ sậu tuy là dân kỹ thuật, nhưng làm giàu nhờ chứng khoán... một phiên bản xịn sò huyết hơn FLC. Vai trò tham gia của quỷ là tất yếu và không tránh khỏi, giờ thì tiền hết tình tan