Theo kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật chi tiết mới nhất, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 2 - 30C, lượng mưa năm tăng từ 2 - 7%, mực nước biển dâng từ 57 - 73cm trên phần lớn diện tích cả nước.
Kịch bản nước biển dâng chi tiết hơn
So với kịch bản công bố năm 2009, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật năm 2012 được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam đến năm 2010 và sản phẩm các mô hình khí hậu, công cụ thống kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam.Trong kịch bản lần này, việc phân chia thành 7 khu vực ven biển giúp cho việc tính toán mực nước biển dâng chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời thuận lợi để phối hợp xây dựng giải pháp ứng phó mang tính liên tỉnh.Bên cạnh đó, kịch bản cập nhật mới cũng bổ sung tính toán và trình bày các bản đồ nguy cơ ngập cho khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu). Diện tích có nguy cơ ngập cũng được tính toán chi tiết cho các vùng và tỉnh.Theo kịch bản này, về nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, ở ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng từ 57 - 73cm. Riêng khu vực Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển tăng cao hơn so với các khu vực khác, trong khoảng 62 - 82cm; thấp nhất ở Móng Cái là 49 - 64cm.Trong khi đó, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 2 - 30C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với các nơi khác. Số ngày có nhiệt độ cao trên 35 độ C tăng từ 15 - 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.Về lượng mưa, xu thế chung là lượng mưa giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa. Mức tăng lượng mưa từ 2% - 7%, khu vực Tây Nguyên có mức tăng thấp hơn. Điều đáng lưu ý là có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng cao gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, phát thải khí nhà kính ngày càng nhiều hơn khiến nhiệt độ tăng nhanh là nguyên nhân khiến tốc độ biến đổi khí hậu nhanh hơn so với dự báo. Chính vì vậy, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày một nặng nề hơn.Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, từ năm 2008 đến năm 2012, thiệt hại do thiên tai về tài sản ước tính gần 74.000 tỷ đồng, tăng trên 19.300 tỷ đồng so với 5 năm trước đó.Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật lần này đã tính toán chi tiết hóa mức độ ngập lụt cho 40 tỉnh, thành có nguy cơ nước biển dâng. Kết quả tính toán cho thấy, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, 2,5% diện tích ven biển miền Trung bị ngập. Với mức độ nước biển dâng và ngập lụt như vậy, 35% dân số đồng bằng sông Cửu Long, 9% dân số đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp. Riêng khu vực TPHCM có đến 20% diện tích ngập và 7% dân số bị ảnh hưởng...
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.
Kịch bản nước biển dâng chi tiết hơn
So với kịch bản công bố năm 2009, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật năm 2012 được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam đến năm 2010 và sản phẩm các mô hình khí hậu, công cụ thống kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam.Trong kịch bản lần này, việc phân chia thành 7 khu vực ven biển giúp cho việc tính toán mực nước biển dâng chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời thuận lợi để phối hợp xây dựng giải pháp ứng phó mang tính liên tỉnh.Bên cạnh đó, kịch bản cập nhật mới cũng bổ sung tính toán và trình bày các bản đồ nguy cơ ngập cho khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu). Diện tích có nguy cơ ngập cũng được tính toán chi tiết cho các vùng và tỉnh.Theo kịch bản này, về nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, ở ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng từ 57 - 73cm. Riêng khu vực Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển tăng cao hơn so với các khu vực khác, trong khoảng 62 - 82cm; thấp nhất ở Móng Cái là 49 - 64cm.Trong khi đó, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 2 - 30C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với các nơi khác. Số ngày có nhiệt độ cao trên 35 độ C tăng từ 15 - 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.Về lượng mưa, xu thế chung là lượng mưa giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa. Mức tăng lượng mưa từ 2% - 7%, khu vực Tây Nguyên có mức tăng thấp hơn. Điều đáng lưu ý là có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng cao gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, phát thải khí nhà kính ngày càng nhiều hơn khiến nhiệt độ tăng nhanh là nguyên nhân khiến tốc độ biến đổi khí hậu nhanh hơn so với dự báo. Chính vì vậy, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày một nặng nề hơn.Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, từ năm 2008 đến năm 2012, thiệt hại do thiên tai về tài sản ước tính gần 74.000 tỷ đồng, tăng trên 19.300 tỷ đồng so với 5 năm trước đó.Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật lần này đã tính toán chi tiết hóa mức độ ngập lụt cho 40 tỉnh, thành có nguy cơ nước biển dâng. Kết quả tính toán cho thấy, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, 2,5% diện tích ven biển miền Trung bị ngập. Với mức độ nước biển dâng và ngập lụt như vậy, 35% dân số đồng bằng sông Cửu Long, 9% dân số đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp. Riêng khu vực TPHCM có đến 20% diện tích ngập và 7% dân số bị ảnh hưởng...
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.