Kịch bản cập nhật về biến đổi khí hậu

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Theo kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật chi tiết mới nhất, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 2 - 30C, lượng mưa năm tăng từ 2 - 7%, mực nước biển dâng từ 57 - 73cm trên phần lớn diện tích cả nước.

Kịch bản nước biển dâng chi tiết hơn

So với kịch bản công bố năm 2009, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật năm 2012 được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam đến năm 2010 và sản phẩm các mô hình khí hậu, công cụ thống kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam.Trong kịch bản lần này, việc phân chia thành 7 khu vực ven biển giúp cho việc tính toán mực nước biển dâng chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời thuận lợi để phối hợp xây dựng giải pháp ứng phó mang tính liên tỉnh.Bên cạnh đó, kịch bản cập nhật mới cũng bổ sung tính toán và trình bày các bản đồ nguy cơ ngập cho khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu). Diện tích có nguy cơ ngập cũng được tính toán chi tiết cho các vùng và tỉnh.Theo kịch bản này, về nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, ở ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng từ 57 - 73cm. Riêng khu vực Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển tăng cao hơn so với các khu vực khác, trong khoảng 62 - 82cm; thấp nhất ở Móng Cái là 49 - 64cm.Trong khi đó, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng 2 - 30C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với các nơi khác. Số ngày có nhiệt độ cao trên 35 độ C tăng từ 15 - 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.Về lượng mưa, xu thế chung là lượng mưa giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa. Mức tăng lượng mưa từ 2% - 7%, khu vực Tây Nguyên có mức tăng thấp hơn. Điều đáng lưu ý là có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng cao gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề

Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, phát thải khí nhà kính ngày càng nhiều hơn khiến nhiệt độ tăng nhanh là nguyên nhân khiến tốc độ biến đổi khí hậu nhanh hơn so với dự báo. Chính vì vậy, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày một nặng nề hơn.Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, từ năm 2008 đến năm 2012, thiệt hại do thiên tai về tài sản ước tính gần 74.000 tỷ đồng, tăng trên 19.300 tỷ đồng so với 5 năm trước đó.Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật lần này đã tính toán chi tiết hóa mức độ ngập lụt cho 40 tỉnh, thành có nguy cơ nước biển dâng. Kết quả tính toán cho thấy, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, 2,5% diện tích ven biển miền Trung bị ngập. Với mức độ nước biển dâng và ngập lụt như vậy, 35% dân số đồng bằng sông Cửu Long, 9% dân số đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp. Riêng khu vực TPHCM có đến 20% diện tích ngập và 7% dân số bị ảnh hưởng...

Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong việc đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực địa phương với các tiêu chí; tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính bền vững; tính khả thi và khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Nguy cơ toàn tỉnh Cà Mau sẽ... biến mất hoàn toàn

Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm. Miền Nam Việt Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục.


Cảnh báo trên được Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) đưa ra tại Hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 – sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau”, diễn ra tại TP. Cần Thơ vào ngày 17.6, do Bộ NNPTNT phối hợp với NGI tổ chức.
18062013_thoisu_camau2.jpg

Từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ NNPTNT và những chuyến đi thực địa, NGI đã đưa ra kết luận miền Nam Việt Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục.
Riêng tại Cà Mau, theo NGI, trong 20 năm qua tỉnh Cà Mau đã mất đất hoặc bờ biển bị thụt vào từ 100m đến 1,4km. Đánh giá sơ bộ, sụt lún ở Cà Mau có thể đã lên đến từ 30 - 70cm ở nhiều nơi. Nếu không hạn chế và dừng ngay việc bơm nước ngầm thì tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới.
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm mất từ 300-500 ha đất vì sạt lở


Hàng chục ngàn hộ dân vùng ĐBSCL mất nhà do sạt lở


Xử lý sạt lở đồng bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long


Khắc phục sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long - Bài 1: Vùng châu thổ đang biến dạng


Khắc phục sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Giải pháp cứu “vựa lúa”


Có khi nào chai sạn trước sạt lở miền Tây ... vì đọc hoài đọc mãi, năm nào cũng có tin như thế
 

atruthuynong

Thành viên cơ bản
29/11/17
13
5
Có khi nào chai sạn trước sạt lở miền Tây ... vì đọc hoài đọc mãi, năm nào cũng có tin như thế
Nói thật là các anh chị làm nghề xây dựng thì nên dùng cái đầu, đi tin ba tên phóng viên khối C viết lăng nhăng làm gì

Ví dụ hôm nay trên Facebook và các Forum lại bàn sôi nổi về cái bài viết của lá cải Zing

Nature: Năm 2050, gần như cả miền Nam ngập dưới nước ở đỉnh triều


nào là nghiên cứu do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên chuyên san Nature hôm 29/10
btqtEBl.jpg


Nhưng hãy tìm về bài báo gốc


thì nếu người hiểu biết sẽ biết rằng tác giả ất ơ, nghiên cứu ất ơ

hy vọng rằng anh em làm nghề đừng đu theo thông tin lá cải
 

haihakttl

Thành viên cơ bản
31/12/15
11
5
Khoan đã phủ nhận lá cải Zing đăng linh tinh, hãy đọc


Với cách tiếp cận vấn đề cũng là một cách đáng để tham khảo


Giải thích về cách đo cao độ bằng vệ tinh của hai nhà khoa học Scott A. Kulp và Benjamin H. Strauss (Giám đốc điều hành Climate Central), ông Tuấn cho biết các kịch bản ngập trước đây thường dựa vào mốc cao độ quốc gia để đo mức độ lún và dự báo ngập.

Tuy nhiên, các chuyên gia sau này phát hiện bản thân các mốc cao độ cũng lún theo thời gian, mang lại kết quả không chính xác. Phương pháp mới áp dụng dùng vệ tinh đo nhiều góc khác nhau giúp hiệu chỉnh các sai số của phương pháp cũ.

"Cụ thể, các vệ tinh phóng tia sáng xuống mặt đất, tia này sau đó phản hồi. Từ vận tốc của tia sáng và thời gian tia sáng phản hồi sẽ cho ra kết quả khoảng cách nhanh và chính xác hơn nhiều so với phương pháp cũ. Tôi nhận thấy so với các kết quả trước đây, ĐBSCL thấp hơn trước (so với mực nước biển) rất nhiều", PGS.TS Tuấn lý giải.

Nguyên nhân gây lún được nhận định do mật độ xây dựng ngày càng nhiều, đặc biệt ở các TP lớn cùng với tình trạng khai thác cát và nước ngầm tràn lan. Thêm vào đó là nguồn phù sa trên biển bị giữ lại ở các đập thủy điện làm cho các vùng đồng bằng lún từ từ.

Tại diễn đàn cũng đã có chủ đề bàn về mốc quốc gia bị lún do bề mặt tự nhiên bị lún, cho nên dữ liệu triều khu vực ở TP.HCM 1,7m là dữ liệu cần phải xem lại


PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng là người nghiên cứu sâu đề tài này

 
  • Haha
Reactions: thuanpham

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Hóa ra ông PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng thường thôi, thà không lên tiếng


Dựa trên 3 điểm bất hợp lý này, bà Hương cho rằng nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa thông điệp cảnh báo, chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra nhận định khi áp dụng.