Kinh doanh tại Việt Nam: 'Nếu bạn không biết uống bia, bạn sẽ gặp vấn đề' - góc nhìn của doanh nhân nước ngoài về văn hóa uống bia của người Việt

congdongxaydungthuhai

Thành viên cơ bản
10/11/14
1
0
Làm kinh doanh ở Việt Nam có thể nói là sự pha trộn tốt nhất của hai nền văn hóa. Người Việt Nam có tính chăm chỉ cần cù (gần giống người Trung Quốc) nhưng cũng biết hưởng thụ cuộc sống giống như các quốc gia Đông Nam Á khác ví dụ như In-đô-nê-si-a. Sau đây là bài phỏng vấn của tờ báo điện tử www.z24.nl với ông Gabor Fluit - tổng giám đốc De Heus Việt Nam, về 4 lời khuyên chiến lược kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Trân Trọng Văn Hóa Uống Bia Của Người Việt

“Ở Việt Nam bạn phải chấp nhận phát triển mối quan hệ cá nhân trước khi làm ăn với đối tác. Đừng hy vọng là bạn có thể làm ăn với khách hàng hoặc đối tác của mình sau lần gặp đầu tiên. Khách hàng ở Việt Nam muốn tìm hiểu bạn kỹ trước khi ký hợp đồng.” Do đó bạn nên dành thời gian dùng bữa tối với khách hàng. Ví dụ khi chủ nhà mời bạn cụng ly, thường là bia, họ sẽ uống cạn ly bia. Và để tỏ sự tôn trọng, bạn cũng nền mời lại và uống cạn ly bia của bạn. Tiếp theo bạn cũng nên chủ động nâng cốc chúc mừng ngược lại và cạn ly. Điều này lặp lại thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Làm việc ở Việt Nam bạn phải uốngnhiều bia. Thường người Việt Nam uống bia với đá do đó lượng bia cũng bị loãng bớt khi đá tan. Để thành công bạn phải là người thích uống bia, nếu không thì sẽ khó thành công.

Nên Nhờ Công Ty Tư Vấn Hỗ Trợ Các Vấn Đề Liên Quan Đến Thủ Tục Giấy Tờ

Chúng tôi hiện có 4 nhà máy và nhà máy thứ năm và thứ sáu sắp có mặt. Các giấy tờ liên quan đến xây dựng và môi trường chúng tôi thường làm việc với công ty tư vấn. Chúng tôi thường nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ. Họ thường đưa rà một số nhà tư vấn có thể hỗ trợ chúng tôi và thường thì trong khoảng 3 tháng giấy tờ sẽ hoàn thành. Khi làm việc với các công ty tư vấn chúng tôi có thể làm đúng theo pháp luật và các quy định trong tập đoàn của chúng tôi. Và thông thường các công ty tư vấn cũng có nhiều mối quan hệ với chính quyền do đó mọi thủ tục sẽ nhanh và gọn hơn.

Các mối quan hệ cá nhân rất quan trọng ở Việt Nam. Và Việt Nam cần thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài do đó ở Việt Nam có rất nhiều khu công nghiệp. Các doanh nghiệp nên đầu tư tại khu công nghiệp vì mọi thứ sẽ được tổ chức tốt hơn và nhanh hơn.

Huấn Luyện Và Đào Tạo Các Quản Lý Người Việt Việt Nam có dân số trẻ.

Những người có trình độ dân trí cao và được đào tạo bài bản thì rất ít. Còn lại là lao động phổ thông vì học vấn không cao. Do đó mức lương giữa người quản lý và công nhân chênh lệch rất cao. Một người quản lý có thể có mức lương từ 1500 euro tới 3000 euro một tháng, còn lao động bình thường thì khoảng 100 đến 150 euro một tháng.

Các quản lý người Việt thích làm cho các công ty Hà Lan và cũng vì Việt Nam và Hà Lan có mối quan hệ tốt. Các công ty Việt Nam thường có các cấp bậc nhiều và thủ tục rườm rà. Trong khi đó chúng tôi rất thoải mái trong việc để các quản lý tự chịu trách nhiệm trong mức độ và quyền hạn của mình, miễn sao là chất lượng công việc được đảm bảo. Cùng lúc các quản lý người Việt cũng muốn tự phát triển bản thân. Chúng tôi rất quan tâm đến các chính sách cho nhân viên. Ví dụ để phát triển kỹ năng tiếng Anh và để làm việc và trao đổi với các đồng nghiệp Hà Lan chúng tôi cho các quản lý đi Hà Lan để học hỏi và phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Cách làm này rất hiệu quả. Tùy theo ngành mà bạn chọn hoặc không chọn làm việc với các quản lý người Việt. Tại De Heus chúng tôi tập trung vào thị trường Việt Nam rất nhiều. Nếu chúng tôi chọn các quản lý nước ngoài thì có vẻ không phù hợp lắm. Tuy nhiên, nếu bạn sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thì việc chọn người nước ngoài vào các vị trí quản lý thì cũng hợp lý.

Tạo Nên Môi Trường Làm Việc Như Trong Gia Đình

Gia đình rất quan trọng. Ở môi trường làm việc tại Việt Nam nếu tạo nên không khí như một gia đình thì họ sẽ làm việc rất chăm chỉ cho bạn. Do đó mỗi năm chúng tôi tổ chức một chuyến đi chơi với toàn bộ công ty, chúng tôi đi biển với 600 người. Tôi cho các nhân viên ở miền Bắc bay vào miền Nam. Đối với một số người đây là lần đầu tiên họ đi máy bay. Nhân viên không chỉ cảm thấy được trân trọng mà họ còn cảm thấy họ quan trọng, điều này vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Các hoạt động này tạo động lực cho nhân viên rất nhiều. Ngoài việc vui chơi cùng nhau, ăn uống cũng làm tăng mối quan hệ và sự hợp tác lẫn nhau. Người Việt Nam rất thích điều này. Đó là những lý do vì sao tôi nói người Việt Nam có tính chăm chỉ cần cù (gần giống người Trung Quốc) nhưng cũng biết hưởng thụ cuộc sống giống như các quốc gia Đông Nam Á khác ví dụ như In-đô-nê-si-a. Bởi vì sau mỗi lần vui chơi, bất kể là kết thúc lúc mấy giờ, sáng hôm sau mọi người lại có mặt đúng giờ làm việc.

Dịch: Lê Ngọc Trà My từ bài phỏng vấn

Nguồn: http://www.z24.nl/ondernemen/onder nemen-in-vietnam-houd-je-niet-van-bi er-dan-heb-je-een-probleem-398052#!