Năm 2016 khi đại học FPT chính thức tuyển sinh 150 chỉ tiêu ngành Kiến trúc. Điểm mới trong tuyển sinh ngành Kiến trúc tại Đại học FPT đó là thí sinh không thi môn năng khiếu là môn Vẽ, mà được đánh giá khả năng tư duy hình ảnh theo đề thi riêng của Đại học FPT gồm Trắc nghiệm Toán, Tư duy logic và Khả năng sáng tạo.
Nhận tiện nhớ có đọc 2 bài cũ trước đó rất lâu
Hôm nay có một người quen hỏi về cải tạo một ngôi nhà cũ khá khang trang, có thuê công ty tư vấn thiết kế đàng hoàng thì công ty tư vấn đề xuất hai phương án: đâp bỏ xây mới hoàn toàn hoặc đập bỏ một số kết cấu (cột đà sàn) thay vào đó là kết cấu mới. Cà hai phương án đều có bản vẽ rất đẹp, nhưng đều tạ tốn. Liền hỏi người bạn tại sao không nhờ KTS thiết kế lại công năng trên nền kết cấu hiện trạng cũ mà đập bỏ kết cấu Tư duy của KTS là tư duy tổng hợp, tại sao không tính đường thay đổi công năng để kết cấu( hiện trạng) trở nên hợp lý ... mà phải cứ đập phá chỉnh sửa? Đó mới là cái tâm, cái tầm của KTS .
Thực trạng hiện nay KTS đang quan niệm sản phẩm của mình là những bản vẽ có thể thi công được hơn là công trình mỹ thuật ứng dụng
Nhận tiện nhớ có đọc 2 bài cũ trước đó rất lâu
Học kiến trúc: Nhiều điều cần bàn luận
https://kienviet.net/2012/02/02/hoc-kien-truc-nhieu-dieu-can-ban-luan/
Nếu không kể hiện tượng đại học FPT, trước nay muốn thi đỗ vào các trường kiến trúc nước ta thì môn vẽ được coi như môn quyết định. Nó trở thành tiền đề quá rõ ràng cho những học sinh muốn học ngành này. Ai vẽ dở thì không bao giờ hy vọng đặt chân tới nơi đây. Đành răng khi chọn ngành kiến trúc thì những người chọn ngành là những người có những “cảm nhận” thiên hướng về nghệ thuật, nhưng kiến trúc là sự tổng hợp giao hoà của nghệ thuật và kỹ thuật.
Đây có lẽ là sự sai lầm lớn nhất cho ngành kiến trúc của nước ta hàng chục năm nay. Kiến trúc là một trong những ngành học phải có được sự tư duy cao nhất. Chúng ta không thể lấy vẻ đẹp của hình vẽ là mức thang giá trị khi chọn lựa một sinh viên kiến trúc. Có biết bao nhiêu học sinh yêu thích ngành này nhưng có lẽ chỉ vì mặc cảm vẽ không được đẹp nên đành phải từ bỏ giấc mơ. Và cũng rất nhiều người khác có thể vẽ đẹp nhưng tư duy lại không có gì sâu sắc cả. Không thể coi kiến trúc sư là những người thợ vẽ! Chỉ cần lấy một ví dụ nhỏ, Le Corbusier là kiến trúc sư vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, nhưng những hình vẽ của ông không hề đẹp tí nào. Chúng chỉ vừa đủ truyền tải ý tưởng của người thiết kế.
Với kiến trúc cổ điển ở thế kỷ 19, công trình được tập trung chủ yếu vào hình thức, cho một vật thể riêng biệt. Nhưng ngày nay kiến trúc nói tới văn hoá toàn cầu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của xã hội thay đổi từng ngày, phải giải được bài toán nan giải của đô thị và sự thay đổi nhiệt độ của trái đất. Nó ngày càng phụ thuộc rất lớn trong nước cờ chính trị và bài toán kinh tế của từng quốc gia. Hơn nữa, người kiến trúc sư còn phải trau dồi cho bản thân những kiến thức bổ trợ từ nhiều ngành nghệ thuật, kỹ thuật cũng như design. Chưa kể còn phải am hiểu về triết học và tâm lý học. Chưa bao giờ kiến trúc trở nên phức tạp và đa dạng như vậy. Hình thái của một công trình kiến trúc nhiều khi chỉ là “hệ quả” đến từ những yếu tố đó. Học sinh muốn học kiến trúc là phải hiểu sâu sắc những điều đó chứ không chỉ hài lòng thấy mình vẽ đẹp là có thể học được ngành này. Hơn nữa, ngày nay với sự trợ giúp của máy tính thì vấn đề vẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, nó trở thành một thứ rất phụ.
và
KTS Vũ Hoàng Sơn: “Trước khi cầm bút, hãy học cách tư duy”
https://kienviet.net/2014/07/07/kts-vu-hoang-son-truoc-khi-cam-but-hay-hoc-cach-tu-duy/
Hôm nay có một người quen hỏi về cải tạo một ngôi nhà cũ khá khang trang, có thuê công ty tư vấn thiết kế đàng hoàng thì công ty tư vấn đề xuất hai phương án: đâp bỏ xây mới hoàn toàn hoặc đập bỏ một số kết cấu (cột đà sàn) thay vào đó là kết cấu mới. Cà hai phương án đều có bản vẽ rất đẹp, nhưng đều tạ tốn. Liền hỏi người bạn tại sao không nhờ KTS thiết kế lại công năng trên nền kết cấu hiện trạng cũ mà đập bỏ kết cấu Tư duy của KTS là tư duy tổng hợp, tại sao không tính đường thay đổi công năng để kết cấu( hiện trạng) trở nên hợp lý ... mà phải cứ đập phá chỉnh sửa? Đó mới là cái tâm, cái tầm của KTS .
Thực trạng hiện nay KTS đang quan niệm sản phẩm của mình là những bản vẽ có thể thi công được hơn là công trình mỹ thuật ứng dụng