KTS đâu nhất thiết phải cần vẽ giỏi ? Lạm bàn về tư duy KTS

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Năm 2016 khi đại học FPT chính thức tuyển sinh 150 chỉ tiêu ngành Kiến trúc. Điểm mới trong tuyển sinh ngành Kiến trúc tại Đại học FPT đó là thí sinh không thi môn năng khiếu là môn Vẽ, mà được đánh giá khả năng tư duy hình ảnh theo đề thi riêng của Đại học FPT gồm Trắc nghiệm Toán, Tư duy logic và Khả năng sáng tạo.

Nhận tiện nhớ có đọc 2 bài cũ trước đó rất lâu


Học kiến trúc: Nhiều điều cần bàn luận
https://kienviet.net/2012/02/02/hoc-kien-truc-nhieu-dieu-can-ban-luan/
Nếu không kể hiện tượng đại học FPT, trước nay muốn thi đỗ vào các trường kiến trúc nước ta thì môn vẽ được coi như môn quyết định. Nó trở thành tiền đề quá rõ ràng cho những học sinh muốn học ngành này. Ai vẽ dở thì không bao giờ hy vọng đặt chân tới nơi đây. Đành răng khi chọn ngành kiến trúc thì những người chọn ngành là những người có những “cảm nhận” thiên hướng về nghệ thuật, nhưng kiến trúc là sự tổng hợp giao hoà của nghệ thuật và kỹ thuật.

Đây có lẽ là sự sai lầm lớn nhất cho ngành kiến trúc của nước ta hàng chục năm nay. Kiến trúc là một trong những ngành học phải có được sự tư duy cao nhất. Chúng ta không thể lấy vẻ đẹp của hình vẽ là mức thang giá trị khi chọn lựa một sinh viên kiến trúc. Có biết bao nhiêu học sinh yêu thích ngành này nhưng có lẽ chỉ vì mặc cảm vẽ không được đẹp nên đành phải từ bỏ giấc mơ. Và cũng rất nhiều người khác có thể vẽ đẹp nhưng tư duy lại không có gì sâu sắc cả. Không thể coi kiến trúc sư là những người thợ vẽ! Chỉ cần lấy một ví dụ nhỏ, Le Corbusier là kiến trúc sư vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, nhưng những hình vẽ của ông không hề đẹp tí nào. Chúng chỉ vừa đủ truyền tải ý tưởng của người thiết kế.

Với kiến trúc cổ điển ở thế kỷ 19, công trình được tập trung chủ yếu vào hình thức, cho một vật thể riêng biệt. Nhưng ngày nay kiến trúc nói tới văn hoá toàn cầu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của xã hội thay đổi từng ngày, phải giải được bài toán nan giải của đô thị và sự thay đổi nhiệt độ của trái đất. Nó ngày càng phụ thuộc rất lớn trong nước cờ chính trị và bài toán kinh tế của từng quốc gia. Hơn nữa, người kiến trúc sư còn phải trau dồi cho bản thân những kiến thức bổ trợ từ nhiều ngành nghệ thuật, kỹ thuật cũng như design. Chưa kể còn phải am hiểu về triết học và tâm lý học. Chưa bao giờ kiến trúc trở nên phức tạp và đa dạng như vậy. Hình thái của một công trình kiến trúc nhiều khi chỉ là “hệ quả” đến từ những yếu tố đó. Học sinh muốn học kiến trúc là phải hiểu sâu sắc những điều đó chứ không chỉ hài lòng thấy mình vẽ đẹp là có thể học được ngành này. Hơn nữa, ngày nay với sự trợ giúp của máy tính thì vấn đề vẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, nó trở thành một thứ rất phụ.

KTS Vũ Hoàng Sơn: “Trước khi cầm bút, hãy học cách tư duy”
https://kienviet.net/2014/07/07/kts-vu-hoang-son-truoc-khi-cam-but-hay-hoc-cach-tu-duy/


Hôm nay có một người quen hỏi về cải tạo một ngôi nhà cũ khá khang trang, có thuê công ty tư vấn thiết kế đàng hoàng thì công ty tư vấn đề xuất hai phương án: đâp bỏ xây mới hoàn toàn hoặc đập bỏ một số kết cấu (cột đà sàn) thay vào đó là kết cấu mới. Cà hai phương án đều có bản vẽ rất đẹp, nhưng đều tạ tốn. Liền hỏi người bạn tại sao không nhờ KTS thiết kế lại công năng trên nền kết cấu hiện trạng cũ mà đập bỏ kết cấu Tư duy của KTS là tư duy tổng hợp, tại sao không tính đường thay đổi công năng để kết cấu( hiện trạng) trở nên hợp lý ... mà phải cứ đập phá chỉnh sửa? Đó mới là cái tâm, cái tầm của KTS .

Thực trạng hiện nay KTS đang quan niệm sản phẩm của mình là những bản vẽ có thể thi công được hơn là công trình mỹ thuật ứng dụng
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Chuyện KTS đâu cần phải vẽ giỏi hay không hẵng bàn sau, nhưng FPT không đào tạo KTS nhá ... mà đào tạo Cử Nhân Kiến Trúc
dù FPT quảng bá là
Triển vọng nghề nghiệp:
Cử nhân ngành Kiến trúc có thể làm việc ở các vị trí sau:
• Thiết kế công trình kiến trúc công cộng, dân dụng và công nghiệp
• Thiết kế đô thị
• Tư vấn, giám sát dự án kiến trúc
• Quản lý xây dựng
• Bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ



Nhưng Cử Nhân Kiến Trúc thì không được cấp chứng chỉ hành nghề

Như vậy ai thích đâm đầu vào FPT thì vào, xong cầm cái bằng Cử Nhân Kiến Trúc đi chém gió ... chứ muôn đời không được ký vào bản vẽ với tư cách là thiết kế viên .... họa viên thì không ai cấm, nhưng mà chức danh họa viên không có trong khung tên bản vẽ.
 

ViecLamXayDung

Junior Member
12/12/15
53
14
Kiến Trúc Sư Bill Bensley không biết vẽ tay nhé ... còn các công việc:
• Thiết kế công trình kiến trúc công cộng, dân dụng và công nghiệp
• Thiết kế đô thị
• Tư vấn, giám sát dự án kiến trúc
• Quản lý xây dựng
• Bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ
Không cần học cũng có thể làm việc ở lĩnh vực này, nhưng lưu ý là cần phân biệt architect với designer​

Đúng là ngày nay phần mềm đã giúp các KTS khá nhiều ... nhưng việc sử thành thạo các phần mềm này để 3D các kiểu, thiết kế các công trình đơn giản, thiết kế nội thất .... vẽ bằng máy tính thì chỉ tạo được dăm cái bản vẽ cad vô hồn .... cũng không cần phải học chuyên sâu kiến trúc, chỉ cần học theo GS Google là đủ
21.gif
21.gif
21.gif
21.gif
21.gif
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
huynhtran;n2241 nói:
Chuyện KTS đâu cần phải vẽ giỏi hay không hẵng bàn sau, nhưng FPT không đào tạo KTS nhá ... mà đào tạo Cử Nhân Kiến Trúc
dù FPT quảng bá là
Triển vọng nghề nghiệp:
Cử nhân ngành Kiến trúc có thể làm việc ở các vị trí sau:
• Thiết kế công trình kiến trúc công cộng, dân dụng và công nghiệp
• Thiết kế đô thị
• Tư vấn, giám sát dự án kiến trúc
• Quản lý xây dựng
• Bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ



Nhưng Cử Nhân Kiến Trúc thì không được cấp chứng chỉ hành nghề

Như vậy ai thích đâm đầu vào FPT thì vào, xong cầm cái bằng Cử Nhân Kiến Trúc đi chém gió ... chứ muôn đời không được ký vào bản vẽ với tư cách là thiết kế viên .... họa viên thì không ai cấm, nhưng mà chức danh họa viên không có trong khung tên bản vẽ.

1. Đồng ý chuyện KTS đâu cần phải vẽ giỏi hay không hẵng bàn sau
2. Tuy nhiên KTS hay Cử nhân là cơ hội hành nghề ngang nhau, đều là những cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc cấp đại học.
3. Căn cứ vào Luật Xây Dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD để hành nghề kiến trúc cần có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Theo các văn bản trên thì người có bằng Cử nhân ngành kiến trúc hay người có bằng Kiến trúc sư đều có cơ hội được và không được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư như nhau
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
OK cứ xem như hoangdung đúng mục 2,3 đi ... vậy xem thử cái
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------
Số: 19/2011/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2011

THÔNG TƯ
BAN HÀNH MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC​

Điều 2. Bằng tốt nghiệp đại học gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm
2. Cách ghi trên bằng tốt nghiệp đại học được quy định như sau:
a) Phía dưới tên cơ sở giáo dục tại trang 3 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Việt, cụ thể:
Đối với ngành kỹ thuật ghi “BẰNG KỸ SƯ”.
Đối với ngành kiến trúc ghi “BẰNG KIẾN TRÚC SƯ”.
Đối với ngành y ghi “BẰNG BÁC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”.
Đối với ngành dược ghi “BẰNG DƯỢC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”.
Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “BẰNG CỬ NHÂN”.
Đối với các ngành còn lại ghi “BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”.
b) Phía dưới dòng chữ “has conferred” tại trang 2 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Anh, cụ thể:
Đối với ngành kỹ thuật ghi “THE DEGREE OF ENGINEER”.
Đối với ngành kiến trúc ghi “THE DEGREE OF ARCHITECT”.
Đối với ngành y ghi “THE DEGREE OF DOCTOR OF MEDICINE” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”.
Đối với ngành dược ghi “THE DEGREE OF PHARMACIST” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”.
Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”.
Đối với các ngành còn lại ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”.
c) Phía dưới dòng tên văn bằng quy định tại điểm a khoản này, ghi tên ngành đào tạo bằng tiếng Việt;
Phía dưới dòng tên văn bằng quy định tại điểm b khoản này, ghi tên ngành đào tạo bằng tiếng Anh.
d) Cách ghi các nội dung trên bằng tốt nghiệp đại học quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Liệu các sở Xây dựng hay bộ Xây Dựng có đồng ý với cụ là Cử Nhân Kiến Truc là có trình độ đại học ngành kiến trúc ?
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Cử Nhân Kiến Trúc đang đoán là lỗi của người làm website - vì mã ngành đào tạo Kiến Trúc của FPT là 52580102 là mã ngành tuyển sinh KTS - các trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM ... được bộ Giáo Dục Đào Tạo cấp

Vào webiste của FPT thì thấy có vẻ FPT chơi chiêu vì thay vì xét tuyển môn vẽ thì chơi môn Năng khiếu đồ họa

Bằng tốt nghiệp đại học theo cách hiểu phổ thông nhất chính là bằng cử nhân và mang ý nghĩa chứng nhận đã tốt nghiệp đại học !
Việc trên bằng tốt nghiệp Ngành Kiến Trúc Đại Học FPT ghi chữ Bằng Cử Nhân hay Bằng Kiến Trúc Sư sẽ căn cứ theo quy định của nhà nước tại thới điểm cấp bằng !

Điểm quan trọng là Đại học FPT được nhà nước cho phép đào tạo đại học ngành Kiến Trúc - cụ thể là mã ngành đã nêu trên ... do vậy không có lý do gì để nói là tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc FPT không đủ điều kiện để tham gia xét cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.

Thực sự những ai đã làm việc với những cá nhân tốt nghiệp đại học từ FPT phải thừa nhận rằng ăn đứt những cá nhân tốt nghiệp cùng chuyên ngành từ các trường Đại Học khác - lý do là Thực Học trong môi trường Học Thực
 

conando

Thành viên cơ bản
22/12/17
2
0
mm2.vn
em học kiến trúc ngu ngu mà cũng được làm cho công ty nổi tiếng milimet vuông đấy thôi :(
 

ghesatnet

Junior Member
24/5/18
2
0
ghesat.net
Những người thiết kế giỏi trong lĩnh vực nội thất hay lĩnh vực thiết kế bàn ghế sắt luôn được khá nhiều doanh nghiệp săn đón cũng như thu hút sự chú ý của nhiều giám đốc, nhu cầu của việc thiết kế khá quan trọng, chính vì thế nên nếu có được học về thiết kế thì nên tìm những địa chỉ buôn bán ghế sắt để xin việc nhé. Hoặc liên hệ với website bán ghế sắt để được tư vấn nhé.
 
Vâng đại học FPT đang đào tạo kỹ thuật kiến trúc


Tốt nghiệp ngành Kiến Trúc, nhưng Duy Thành (Hà Nội) đã mất mấy ngày trời để giải quyết một bài toán tưởng như đơn giản – thiết kế đường điện, nước cho ngôi nhà nhỏ mà gia đình cậu xây dựng ở vùng quê. Kết cục, Thành không thể làm được công việc “nho nhỏ” này, mà phải nhờ đến một người thợ trong làng, trước sự ngỡ ngàng xen lẫn thất vọng của người thân. Tình huống dở khóc, dở cười của những kỹ sư kiến trúc như Thành không hiếm. Nhiều người sau khi ra trường không hiểu và không đáp ứng được những nhu cầu rất đơn giản của đời sống. Sản phẩm của họ đôi khi chỉ dừng ở những bản vẽ, mô hình khó áp dụng, khó triển khai. Không những vậy, một số người thường “bay bổng” với những ý tưởng thiết kế “trên trời” hoặc quá xa lạ với đời thực. Vì vậy, thật dễ hiểu khi có một lượng lớn sinh viên Kiến trúc thất nghiệp hoặc chấp nhận làm trái ngành, nghề sau khi ra trường.

Đại học FPT mong muốn tạo ra thế hệ kiến trúc sư mới, không phải là thợ vẽ, thợ xây dựng mà là thế hệ kiến trúc sư giỏi ngoại ngữ, am hiểu công nghệ, vật liệu xây dựng, thành thạo việc thực hành trên mô hình 3D, hiểu xu hướng kiến trúc trên thế giới và bối cảnh Việt Nam để tạo ra những công trình kiến trúc vừa đảm bảo thẩm mỹ, công năng sử dụng và khả thi.

Kẻ viết bài trên không hiểu kiến trúc là tròn hay méo mà bi bô loạn xị.

Mấy KTS thực sự đã làm việc với anh Bình đều thừa nhận là anh ấy không biết gì về kiến trúc cả, nội cái showroom bán điện thoại mở miệng ra là phải độc đáo, phải có bản sắc, nhưng thực hiện thì cứ Thegioididong họ làm gì thì mình làm vậy, nay đòi mang cái tư tưởng 4.0 để biến máy tính thành kiến trúc sư.


Vâng bọn KTS là thợ vẽ chỉ biết ngồi nguệch ngoạc mà chả biết cái mẹ gì

0c19daf4-1bca-4520-a0f2-129a2d894cdb-jpeg-1865387.jpg


e12e3fa5-a353-4026-b85d-0da2d1f70d0f-jpeg-1865388.jpg


a8ee8587-6ffb-4003-933f-a2ce35912d51-jpeg-1865389.jpg


ea8d5b27-392b-4969-91cc-faa280701300-jpeg-1865390.jpg


7b178d08-8ef4-48e6-b7e5-4840386992f5-jpeg-1865391.jpg


ec175c2f-5edc-48a3-9318-776335ca8024-jpeg-1865392.jpg


eec8de0e-ac70-45ed-a4f7-626c688452b1-jpeg-1865393.jpg


909df893-0193-4220-8a26-8c56bb778fe5-jpeg-1865394.jpg


3a3c3c68-b84e-43fc-ab35-ba30c7f5f87f-jpeg-1865395.jpg


a3e6de0a-fd6e-4181-8a16-f3a01b6d6984-jpeg-1865396.jpg


c494e955-8dfa-4a02-85e7-39ba75f15c6d-jpeg-1865397.jpg


e79d4ffd-e49b-484b-8d56-5f43a48ce872-jpeg-1865398.jpg


04328ed1-c5f8-4e43-abcf-926e48a2a9fc-jpeg-1865399.jpg


814b2605-e72c-43d1-98f0-dd1c373f7b06-jpeg-1865400.jpg


f7b51f8f-0483-47df-a0a9-fa6f1c7d26df-jpeg-1865401.jpg


ff96391d-06e0-4f79-a153-c40d11ca5b4f-jpeg-1865402.jpg



Nguồn ảnh sưu tầm
 

LeeYoWon

Thành viên cơ bản
9/1/20
4
5
EBDFCEBE-5528-4590-B119-58D456ED3F7A.jpg


Báo cáo này do một hội đồng thuộc Hiệp hội KTS San Francisco – Hoa kỳ, phòng vấn 2.289 KTS ( trong đó 66% là nam KTS, 34% là nữ KTS) với 85% tổng số người được phỏng vấn vẫn là đang hành nghề, được hỏi về những thách thức của nghề nghiệp.

Theo báo cáo này có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi quyết định từ bỏ nghề nghiệp của các KTS, đó là:
  1. Lương thấp : nguyên nhân này chiếm 48,5% (nam 49%, nữ 48%)
  2. Ngày làm việc bị kéo dài : chiếm 40,5% (nam 44%, nữ 37%)
  3. Không có cơ hội, thiếu khích lệ : chiếm 37% (nam 38%, nữ 36%)
  4. Thiếu người hướng dẫn, hình mẫu : chiếm 29% (nam 26%, nữ 32%)
  5. Hành vi bắt nạt, phi chuyên môn : chiếm 22% (nam 21%, nữ 23%)
Như vậy , hai nguyên nhân chủ yếu cho việc tử bỏ nghề kiến trúc chính là vì: Lương thấp và Vất vả.

Cũng theo báo cáo này thì có 2 thời điểm thường xảy ra quyết định thay đổi nghề nghiệp của KTS, đó là :
  1. Ít hơn 3 năm: tỷ lệ này là khá cao, chiếm 30% cho cả KTS nam và nữ.
  2. Từ 10-15 năm cho nữ KTS và 20 – 25 năm cho nam KTS.
Điều này cho thấy, các công ty tư vấn cần lưu ý rằng, sự ra đi trong những năm đầu của các KTS là xu hướng chung, rất khó kiểm soát. Và họ phải rất chú ý chăm sóc với các KTS đã có hơn 10 năm công tác nếu muốn giữ chân nguồn nhân lực mang tính trọng yếu này.

Vậy nên, trước khi đưa ra được lựa chọn cho bản thân cần phải xem xét, cân nhắc kỹ và theo đuổi con đường mà mình đã chọn lựa.
 
Nói chung là tình hình chung ở Việt Nam ai cũng có thể làm được KTS. Mình có đứa bạn, hồi nhỏ nó học rất xoàng, học xong lớp 9 là bỏ học, đi ra làm phụ thợ nề . Bẳng đi 20 năm sau, gặp lại thì thấy nó làm phó GĐ một công ty xây dựng , trong phòng nó có treo cái bằng tốt nghiệp KTS hẳn hoi , dù mình biết nó chả đi học trường kiến trúc ngày nào cả . Cho nên nó "ai cũng có thể là KTS" là không sai. Có cái lạ là đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp KTS , đi làm rồi thì lại không khuyến khích hay nói đúng ra là không muốn con mình lớn lên làm KTS .
 
  • Haha
Reactions: LeeYoWon

LeeYoWon

Thành viên cơ bản
9/1/20
4
5
KTS.jpg

KTS một trong những nghề nghe thì sang, để làm được nghề này phải học tập rất vất vả và bắt buộc có bằng cấp chuyên môn .... nhưng thu nhập bèo bọt, tuy nhiên nếu ở Mỹ thì KTS vẫn thu nhập cao hơn các GS dạy ở các trường ĐH, tuy nhiên lương thấp nhất trong phân khúc kỹ thuật xây dựng.
 

kts.ducthanh

Thành viên cơ bản
Đức Thanh muốn bàn về tư duy kiến trúc hiện nay, có vẻ nhiều KTS trẻ Việt Nam bế tắc về sáng tác, nên bắt đầu thiên hướng về Kiến Trúc vị Kiến Trúc, xa rời Kiến Trúc vị Nhân Sinh, hay là Kiến Trúc vì Con Người hay Kiến Trúc Nhân Bản.

Mặc dù bên này đã có bàn, nhưng lại bàn về tính Đại Chúng


Đức Thanh thì muốn đi thẳng vào vấn đề Kiến Trúc vì Con Người

KTS người Áo Peter Borenz đã nhấn mạnh “Chúng ta thường suy nghĩ nhiều về nền tảng triết học nghề nghiệp của mình. Và tôi tin rằng, khi chúng ta quan tâm đến Kiến trúc và sứ mạng xã hội, hay chủ nghĩa nhân văn trong kiến trúc – cũng đồng nghĩa với việc cần đặt con người ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động thiết kế ”.

Mỗi người có một quan điểm hành nghề, vật vã để cho người khác sướng là quan điểm ĐẠI CHÚNG, quan điểm kiến trúc sư là một nhà kỹ thuật dân dụng có tâm hồn nghệ sĩ và biết làm cách làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng là quan điểm ĐẠI CHÚNG .... giống giáo trình dạy trong trường kiến trúc .... kiến trúc là một ngành nghệ thuật xây dựng, kiến trúc sư là người vẽ lên những tác phẩm nghệ thuật ..... bằng bê tông cốt thép, gạch đá xi măng .... nên kiến trúc sư không thể quên công năng của cái vật thể mà mình có trách nhiệm thể hiện.

Tuy nhiên phần lớn KTS tự hào có người thuê họ vẽ, nhưng cũng có những người hiếm hoi đem cái tôi của mình áp đặt ra thế giới và tự hào cả thể giới phải làm theo anh ta. Đó lànhững người chọn lối sống dấn thân. Đó là những người luôn thách thức các chuẩn mực, giới hạn chung của xã hội .... làm các công trình không giống ai cũng là đóng góp cho xã hội theo cách của họ, mà chắc chiếm tỷ lệ 1% trong giới KTS và có thể chỉ có 0,1% thành công, còn 0,9% thất bại và bị đánh giá là khùng ... nhưng biết đâu 10 năm, 50 năm, 100 năm hoặc lâu hơn thế nữa mới được xã hội thừa nhận.

Nghệ thuật vị nghệ thuật thay vị nhân sinh cũng đều là nghệ thuật hết, mỗi loại nghệ thuật đều phục vụ cho một nhóm đối tượng nào đó, cũng như thế Kiến trúc vị Kiến trúc hay Kiến trúc là Nghệ thuật cũng thế thôi. Nói thật lòng, nhiều KTS sẽ rất buồn, khi cuộc đời vì mưu sinh, chuyện cơm áo gạo tiền .... chỉ đi gia công những tác phẩm bình dân ( từ nôm na gọi là "hàng chợ") theo ý khách hàng, mà không được làm những tác phẩm biểu diễn thỏa sức sáng tạo và ý tưởng của bản thân, thậm chí còn được khách hàng bỏ tiền để mình sáng tạo.

Hoạt động kiến trúc (từ tạo ra ý tưởng, thiết kế đến xây dựng và sử dụng) là phục vụ con người, nếu tách sử dụng con người ra khỏi kiến trúc thì khi đó chỉ là một tác phẩm nghệ thuật

Nào hãy ngắm 13 tòa nhà nổi bật của Zaha Hadid


Hãy ngắm thư viện các công trình


....

Và nhìn lại những truyền thông tán dương thời gian vừa qua và công trình gần đây thì quả là thất vọng


nha-tre-bo-mon-15892785436601923247518.jpg










Phải chăng vì mục tiêu trình diễn tấm lợp sinh thái Onduline anh, tấm lợp này ở miền Nam dùng sau mấy năm bị lão hóa vì nắng quá, không biết vùng cao phía Bắc ổn không, được cái tiện là tấm này mang vác dễ,thay thế nhanh,làm nhanh,đỡ tốn nhân công

Một màu sắc u ám, hoàn toàn không thích hợp với mầm non và không tốt cho tâm hồn trẻ thơ

dji0170-1535.jpg


Sử dụng vật liệu là tole cho toàn bộ phần mái và vách dù đã làm 2 lớp thì vẫn nóng và bí vào mùa hè, mùa đông thì lại quá lạnh. Đặc biệt là ánh sáng, thiếu sáng và bí dù đã chừa 1 khoảng hở giữa vách và mái

C237C0B8-C965-476C-AF50-401EEE5D9D7B.jpg
 
  • Wow
Reactions: CuongArchitect

CuongArchitect

Thành viên cơ bản
10/6/16
3
2
39
Đà Nẵng
Haha CuongArchitect lại đánh giá khá cao về thiết kế nhà trẻ Bó Mon này - hiện đại nhưng mang dấu ấn của một ngôi nhà truyền thống của cư dân bản địa - tổng quan rất đẹp, thiết kế phá cách vượt tư duy lối mòn về kiến trúc trường học. Áp dụng kiến trúc nhà sàn rất phù hợp với điều kiện vùng cao. Sử dụng vật liệu giá thành rẻ .

3-section-and-plan-3599.jpg


Mái lượn sóng ấn tượng và được thiết kế để ngăn nắng nóng một cách hiệu quả, đồng thời tạo nên hiệu ứng ánh sáng thẩm mỹ thay đổi theo từng thời gian trong ngày.


Đây là công trình làm từ thiện, từ thiết kế cho tới thi công, mỗi người làm một ít, do chi phí rất hạn chế nên không thể tránh được lỗi vật liệu. Tuy nhiên vẫn đồng ý là có mấy cái lỗi thiết kế và thi công sơ đẳng

MamNon01.jpg


Khi mưa sẽ ướt sân dù mưa nhỏ nên các bé sẽ khó mà sinh hoạt ngoài sân.

Mamnon02.jpg


dầm I dưới sàn không được sơn bảo vệ, một thời gian sẽ mục

chứ KienTruc O không phải tay ngang



 
  • Like
Reactions: tuvanxaydungonline